NGHIÊN cứu CĂNG THẲNG CHỨC NĂNG hệ TIM MẠCH của CÔNG NHÂN lái XE bưu CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG

2 175 0
NGHIÊN cứu CĂNG THẲNG CHỨC NĂNG hệ TIM MẠCH của CÔNG NHÂN lái XE bưu CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 150 - Kỹ thuật thu thập thông tin: Theo phương pháp của Baevxki (1984) người ta ghi lại 100 nhịp tim liên tiếp ở trạng thái tĩnh trong tư thế nằm, tính các chỉ số thống kê toán học nhịp tim như sau [9]: + x (giây) = RR tối đa – RR tối thiểu; + M o (giây): giá trị của khoảng RR gặp nhiều nhất trong 100RR; + AM o (%): số lượng khoảng RR có giá trị gặp nhiều nhất (M o ) trong 100RR; + X = RR/100; + TSN trung bình (nhịp/phút) = 60/X; + δ (giây): độ lệch chuẩn của 100RR; + V: hệ số dao động của 100RR = δ/X; + CSCT: chỉ số căng thẳng = AM o /2x . M o . Trong nghiên cứu này, các chỉ số thống kê toán học nhịp tim (TKTHNT), bao gồm: TSN, δ, CSCT được so sánh trước – sau ca lao động để tìm sự khác biệt trong quá trình lao động. - Đo huyết áp theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường 2002: huyết áp động mạch được đo ở tay trái bằng huyết áp kế của Nhật, đo ở tư thế nằm ở thời điểm trước ca và sau ca lao động. - Phương pháp thống kê xử lý số liệu: trên Epi- Info 6.4. và SPSS. - Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu tuân thủ theo quy định và được Hội đồng đạo đức của Bệnh viện Bưu điện thông qua trước khi tiến hành. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Huyết áp Bảng 1: Huyết áp tâm thu của CNLXBC và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trước ca Sau ca p x  x  Chủ cứu (n=40) mmHg 119,50 10,00 124,00 12,00 < 0,01 Đối chứng (n=40) mmHg 127,50 22,21 127,00 26,07 > 0,05 p < 0,01 > 0,05 Nhận xét: Tại thời điểm trước ca lao động, huyết áp tâm thu của CNLXBC thấp hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Sau ca lao động, huyết áp tâm thu của CNLXBC tăng cao hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó chúng ta không thấy sự khác biệt này ở nhóm đối chứng. Bảng 2: Huyết áp tâm trương của CNLXBC và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trước ca Sau ca p x  x  Chủ cứu (n=40) mmHg 73,50 7,00 78,40 6,00 < 0,05 Đối chứng (n=40) mmHg 85,37 12,36 86,11 11,91 > 0,05 p < 0,01 > 0,05 Nhận xét: Tại thời điểm trước ca lao động, huyết áp tâm trương của CNLXBC thấp hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Sau ca lao động, huyết áp tâm trương của CNLXBC tăng cao hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó chúng ta không thấy sự khác biệt này ở nhóm đối chứng. 2. Các chỉ số toán học nhịp tim Bảng 3: Tần số nhịp tim của CNLXBC và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trư ớc ca Sau c a p x  x  Ch ủ cứu (n=40) CK/p hút 77,26 13,85 75,78 11,48 > 0,05 Đ ối chứng (n=40) CK/p hút 76,53 12,63 73,83 13,11 > 0,05 p > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Tại thời điểm trước ca lao động, tần số nhịp tim của CNLXBC thấp hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kê. Sau ca lao động, tần số nhịp tim của CNLXBC cao hơn so với trước ca, trong khi đó tần số nhịp tim của nhóm đối chứng lại giảm thấp hơn trước nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Bảng 4: Độ lệch chuẩn 100RR của CNLXBC và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trư ớc ca Sau ca p x  x  Ch ủ cứu (n=40) Giây 0,038 0,012 0,031 0,010 < 0,05 Đ ối chứng (n=40) Giây 0,041 0,011 0,039 0,0 13 > 0,05 p > 0,05 < 0,05 Nhận xét: Tại thời điểm trước ca lao động, độ lệch chuẩn 100RR của CNLXBC thấp hơn so với nhóm đối chứng nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Sau ca lao động, độ lệch chuẩn 100RR của CNLXBC giảm thấp so với trước ca và thấp hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, độ lệch chuẩn 100RR của nhóm đối chứng cũng giảm thấp hơn so với trước ca nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. 3. Chỉ số căng thẳng Bảng 5: Chỉ số căng thẳng của CNLXBC và đối chứng. Nhóm nghiên cứu ĐV tính Trư ớ c ca Sau ca p x  x  Ch ủ cứu (n=36) ĐVĐK 270,34 55,10 379,45 56,90 < 0,01 Đ ối chứng (n=34) ĐVĐK 269,56 59,73 281,47 63,67 > 0,05 p > 0,05 < 0,01 Nhận xét: Tại thời điểm trước ca lao động, chỉ số căng thẳng của CNLXBC cao hơn so với nhóm đối chứng nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. Sau ca lao động, chỉ số căng thẳng của CNLXBC tăng cao hơn so với trước ca và cao hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, chỉ số căng thẳng của nhóm đối chứng cũng tăng cao hơn so với trước ca nhưng chưa có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu bảng 1&2 cho thấy, tại thời điểm trước ca lao động, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của CNLXBC thấp hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Sau ca lao động, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của CNLXBC cao hơn so với trước ca có ý nghĩa thống kê. Trong khi Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 151 đó chúng ta không thấy sự khác biệt này của nhóm đối chứng, thể hiện sự căng thẳng chức năng tim mạch trong ca lao động CNLXBC hơn so với nhóm đối chứng mà chúng ta còn đề cập ở phần sau (xem chi tiết bảng 4&5). Điểm đáng chú ý là ở đây là tại các thời điểm trước và sau ca lao động cả huyết áp tâm thu và tâm trương của CNLXBC đều thấp hơn nhóm đối chứng. Theo chúng tôi, CNLXBC cũng thuộc loại lao động có gánh nặng thể lực khá lớn do giao nhận bưu kiện, bưu phẩm và vận cơ tĩnh nhiều trong quá trình lái xe. Vì vậy, huyết áp trạng thái tĩnh của họ có khả năng ổn định hơn nhóm đối chứng (tính chất lao động thiên về trí tuệ, ít vận động). Theo Baevxki, chỉ số δ càng thấp, CSCT càng cao thể hiện tham gia điều khiển ở mức trung ương càng nhiều do căng thẳng. Khi δ < 0,04 giây và CSCT  200 cho thấy mức quá căng thẳng chức năng cơ thể và chức năng tim mạch, đồng thời thể hiện khả năng thích nghi càng kém [9]. Nheverova N.P và cs 1996 cũng cho biết, khi CSCT  200 thì hệ tim mạch chịu mức quá căng thẳng [5]. Kết quả nghiên cứu bảng 4&5 cho thấy, tại thời điểm trước ca lao động, độ lệch chuẩn 100RR của CNLXBC là 0,039s và chỉ số căng thẳng là 270,34 ĐVĐK đều thuộc nhóm căng thẳng chức năng cơ thể và chức năng tim mạch theo tiêu chuẩn của Baevxki. Đặc biệt, tại thời điểm sau ca lao động, độ lệch chuẩn 100RR giảm thấp và chỉ số căng thẳng của CNLXBC tăng cao hơn so với trước ca và cao hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, chúng ta không thấy sự khác biệt này nhóm đối chứng. Như vậy, sau ca lao động, độ lệch chuẩn của 100RR có xu hướng giảm (bảng 4) và chỉ số căng thẳng có xu hướng tăng so với trước ca (bảng 5), đặc biệt các xu hướng giảm và tăng đều nhiều hơn so với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê, thể hiện sự căng thẳng chức năng cơ thể, chức năng tim mạch và giảm khả năng thích nghi của cơ thể trong quá trình lao động của CNLXBC. Nhận định này cũng phù hợp với nhận định của Trịnh Hoàng Hà (2013), khi nghiên cứu biến đổi một số chỉ tiêu tâm sinh lý trong quá trình lao động của công nhân lái xe Bưu chính trong ngành Bưu Điện [8]. Thời gian gần đây các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các chỉ số TKTHNT để nghiên cứu đánh giá căng thẳng chức năng cơ thể, chức năng tim mạch; khả năng thích nghi của người lao động ở một số nghề đặc thù và cho kết quả rất khả quan. Trần Thanh Hà và cs (2003) cho biết, công nhân lái xe khách và xe Bưu chính đều có chỉ số TKTHNT ở ngưỡng căng thẳng 3/4, với δ: 0,030s đến 0,038s và CSCT từ 270 đến 397 [6]. Nguyễn Ngọc Ngà và cs (2005) nghiên cứu sức khoẻ người lao động điều khiển cho biết, lao động điều khiển có chỉ số TKTHNT ở ngưỡng căng thẳng 3/4, với δ: 0,0360,0136; CSCT: 328483,2 Tác giả cũng cho biết, các đối tượng làm ca chiều có biểu hiện căng thẳng nhất [4]. Trần Thanh Hà và cs (2007) cho biết, Cảnh sát giao thông nội đô có biểu hiện căng thẳng hơn so với ngoại đô [7]. Theo chúng tôi, sự căng thẳng chức năng cơ thể và chức năng tim mạch của CNLXBC do điều kiện lao động đặc thù của họ, bao gồm: lao động theo ca kíp trái với nhịp sinh hoạt và làm việc trong trạng thái vận cơ tĩnh, tiêu hao năng lượng gấp 1,5 lần vận cơ động [1]; độ tập chú ý cao trong quan sát tín hiệu giao thông, đặc biệt áp lực thời gian chính xác theo lịch trình định trước và tính trách nhiệm trong đảm bảo thông tin truyền thông, chỉ đạo của chính quyền các cấp. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Tại thời điểm sau ca lao động trên cao, huyết áp tâm thu và tâm trương có xu hướng tăng; độ lệch chuẩn 100RR giảm và chỉ số căng thẳng tăng cao có ý nghĩa thống kê so với trước ca, thể hiện sự căng thẳng chức năng cơ thể và chức năng tim mạch, giảm khả năng thích nghi của CNLXBC trong quá trình lao động. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu khuyến nghị: cần tăng cường các biện pháp chăm sóc sức khoẻ CNLXBC, trước mắt áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi tích cực, khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các bệnh lý có tính chất nghề nghiệp để điều trị kịp thời. Nhưng về lâu dài, nên nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển chọn phù hợp với nghề lái xe bưu chính nhằm để hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp đảm bảo an toàn hơn cho người lao động và người tham gia giao thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế-Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (1997), Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi. NXB Y học, Hà Nội, 220 tr. 2. Đào Văn Dũng (2008), Thiết kế nghiên cứu hệ thống y tế. NXB Y học, Hà Nội, tr 59-65. 3. Nguyễn Văn Oai, Phạm Thị Hiền (2002), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn công nhân cột cao thông tin, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Ngà và cs (2005), Điều tra cơ bản về thực trạng điều kiện lao động và sức khỏe người làm công việc điều khiển, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Y tế, Hà Nội. 5. Nheverova N.P và cs (1996). Biến đổi sức khoẻ của sinh viên đại học sư phạm và giáo viên theo các chỉ số TKTHNT và các chỉ số nhân trắc, tâm sinh lý. Tạp chí sinh lý người, Tập 22, N o 2, tr 104-107. 6. Trần Thanh Hà và cs (2003), Nghiên cứu biến đổi điện tâm đồ trên công nhân lái xe, Báo cáo hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao động toàn quốc lần thứ V, NXB Y học, Hà Nội, Tr.221-228. 7. Trần Thanh Hà, Đào Phú cường và cs (2007), Đánh giá tình trạng căng thẳng chức năng tim mạch của cảnh sát và dân cư do nhiễm môi trường giao thông, Tạp chí sinh lý học, Tập 11-N 0 -1 tháng 4/2007, Hà Nội, Tr 18-25. 8. Trịnh Hoàng Hà (2013), Nghiên cứu biến đổi một số chỉ tiêu tâm sinh lý trong quá trình lao động của công nhân lái xe Bưu chính trong ngành Bưu Điện, Tạp chí Y học thực hành (865) – số 4/2013, Tr 27-31. 9. Baevxki R.M, Kirillov O.I, Kletxkin X.Z (1984), Phân tích toán học sự thay đổi nhịp tim dưới ảnh hưởng của stress. NXB khoa học, M, 220 tr (tiếng Nga). . trước ca, thể hiện sự căng thẳng chức năng cơ thể và chức năng tim mạch, giảm khả năng thích nghi của CNLXBC trong quá trình lao động. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu khuyến nghị:. thể hiện sự căng thẳng chức năng cơ thể, chức năng tim mạch và giảm khả năng thích nghi của cơ thể trong quá trình lao động của CNLXBC. Nhận định này cũng phù hợp với nhận định của Trịnh Hoàng. định của Trịnh Hoàng Hà (2013), khi nghiên cứu biến đổi một số chỉ tiêu tâm sinh lý trong quá trình lao động của công nhân lái xe Bưu chính trong ngành Bưu Điện [8]. Thời gian gần đây các

Ngày đăng: 19/08/2015, 17:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan