BÁO cáo THỰC tập CỘNG ĐỒNG xã TAM HIỆP HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ hà nội

66 1.1K 13
BÁO cáo THỰC tập CỘNG ĐỒNG xã TAM HIỆP    HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO cáo THỰC tập CỘNG ĐỒNG, xã TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ ,THÀNH PHỐ hà nội

ĐỊNH HƯỚNG DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG XÃ TAM HIỆP - HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: CN. Dương Minh Đức Hà Nội, 1/2013 Nhóm 3: 1 Dương Thị Giang K8A 2 Đinh Thị Thùy Linh K8A 3 Nguyễn Văn Tuấn K8A 4 Viết Thị Thảo K8B 5 Nguyễn Thị Thanh Hương K8C 6 Hoàng Thị Minh Thùy K8C Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CBYT Cán bộ y tế CC/T Chiều cao/tuổi CN/CC Cân nặng/chiều cao CN/T Cân nặng/tuổi CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CTV Cộng tác viên ĐTĐ Đái tháo đường GVHD Giáo viên hướng dẫn PNMT Phụ nữ mang thai SDD Suy dinh dưỡng THA Tăng huyết áp TTYT Trung tâm y tế TYT Trạm y tế UBND Ủy ban nhân dân YTCC Y tế công cộng YTCC & QLCBXH Y tế công cộng và quản lý các bệnh xã hội i Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii LỜI CẢM ƠN iv PHẦN 1: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TỚI YÊU CẦU TẠI THỰC ĐỊA 1 1.Các hoạt động tại huyện 4 2.Kết quả hoạt động, thuận lợi và khó khăn 4 Bảng 1: Các chỉ số cơ bản chiều cao trung bình, cân nặng trung bình, Z-score của trẻ 0 – 12 tháng tuổi (N= 214 trẻ) 6 Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 0 – 12 tháng tuổi 6 Bảng 3: Thông tin ATVSTP người chế biến chính muốn tìm hiểu thêm 18 PHỤ LỤC 1: BỘ CÔNG CỤ HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN CÁC ĐỐI TƯỢNG 33 B.PHIẾU HỎI GHI TẦN XUẤT TIÊU THỤ LTTP 40 PHỤ LỤC 5: MẪU NỘI DUNG TƯ VẤN 44 PHỤ LỤC 7: BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐIỀU KIỆN ATVSTP CỦA CHỢ 47 PHỤ LỤC 8: BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐIỀU KIỆN ATVSTP CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG48 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Các chỉ số cơ bản chiều cao trung bình, cân nặng trung bình, Z-score của trẻ 0 – 12 tháng tuổi (N= 214 trẻ) 6 Bảng 2: Mặt hàng kinh doanh tại các cửa hàng ăn tại xã Tam Hiệp 17 Bảng 3: Thông tin ATVSTP người chế biến chính muốn tìm hiểu thêm 18 Bảng 4: Các bệnh không được tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm 19 Bảng 5: Kiến thức về tiêu chí ATVSTP dành cho người chế biến chính 20 Bảng 6: Kiến thức về các loại bát đĩa không an toàn khi chứa đựng thực phẩm 21 Bảng 7: Thực hành của người chế biến chính 23 ii Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp LỜI CẢM ƠN Chương trình thực địa của cử nhân Y tế công cộng định hướng Dinh dưỡng – An toàn vệ sinh thực phẩm năm thứ 4 kéo dài 10 tuần (từ ngày 05/11/2012 – 11/01/2013) là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm mục đích nâng cao kiến thức thực tế, kỹ năng thực hành của sinh viên. Trong thời gian thực địa tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội nhóm đã hoàn thành các chỉ tiêu mà bộ môn và nhà trường đề ra. Đợt thực địa vừa qua là cơ hội để nhóm tiếp cận với thực tế và áp dụng kiến thức được học (dinh dưỡng cơ bản, ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, phương pháp nghiên cứu,…) tại trường Đại học Y tế công cộng để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa điểm nhóm đã thực tập. Qua đó, chúng tôi đã học được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong công việc và trong cuộc sống. Để hoàn thành nhiệm vụ của chương trình thực địa, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm nhiệt tình của các thầy cô bộ môn Dinh dưỡng – An toàn vệ sinh thực phẩm trường Đại học Y tế công cộng, Uỷ ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể xã Tam Hiệp, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn và các cán bộ Trạm y tế xã Tam Hiệp. Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường đã tổ chức đợt thực địa có ý nghĩa và bổ ích, chúng tôi xin cảm ơn CN. Dương Minh Đức đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến thiết thực giúp chúng tôi hoàn thiện báo cáo này. Chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Uỷ ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể xã Tam Hiệp, đặc biệt là Trạm y tế xã Tam Hiệp, đã tạo điều kiện làm việc, cung cấp thông tin và liên hệ công việc cho chúng tôi trong suốt đợt thực địa. Bản báo cáo này mặc dù đã được chỉnh sửa nhiều lần nhưng không tránh khỏi còn nhiều hạn chế, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để bản báo cáo hoàn thiện hơn. Sau khi được chỉnh sửa, báo cáo sẽ được gửi lại phía trạm y tế để có thể giúp ích một phần nào đó nhằm cải thiện công tác Dinh dưỡng – An toàn vệ sinh thực phẩm tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Một lần nữa chúng tôi chân thành cảm ơn nhà trường và địa phương đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực địa này./. Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp iv Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp PHẦN 1: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TỚI YÊU CẦU TẠI THỰC ĐỊA A. CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TỚI ĐỊA BÀN THỰC ĐỊA I. Thông tin chung 1. Huyện Thanh Trì Thanh Trì là huyện nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, với diện tích tự nhiên 6.292,7ha, dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn. Huyện là đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô, với trục đường Quốc lộ chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam. Thanh Trì là một địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng với 56 cụm di tích và 2 làng khoa bảng. Hiện nay, huyện đang chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ với nhiều làng nghề truyền thống như mây tre đan, bánh chưng, bánh dày và nhiều nhà máy và khu công nghiệp hiện đại. Huyện có 27 trường học đạt chuẩn quốc gia, 100% xã có trạm cấp nước sạch và đường thảm nhựa, bê tông hóa… có nhiều đặc sản nổi tiếng như: bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Ngâu, Về y tế, huyện Thanh Trì đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2012, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) dưới 5 tuổi là 10,5% [1]. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng đạt nhiều kết quả tốt: 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được giám sát, trong đó 80% cơ sở đạt tiêu chuẩn điều kiện ATVSTP được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP [2]. Toàn huyện không có trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm. Tại huyện có 1 phòng khám đa khoa khu vực (xã Đông Mỹ) và 16 trạm y tế (TYT) xã, thị trấn, 100% TYT xã đạt chuẩn quốc gia. 2. Trung tâm y tế Thanh Trì Trung tâm y tế (TTYT) Thanh Trì có 230 cán bộ nhân viên làm việc tại 5 khoa (Y tế công cộng và quản lý các bệnh xã hội (YTCC & QLCBXH); Kiểm soát dịch bệnh và HIV/AIDS; An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP); Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS); và Xét nghiệm) và 3 phòng (Kế hoạch nghiệp vụ; Hành chính – Tổ chức – Tài vụ; Truyền thông giáo dục sức khỏe). TTYT huyện thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, đặc biệt triển khai tốt các chương trình liên quan tới dinh dưỡng và ATVSTP. Trong thời gian hai tuần tại TTYT huyện, nhóm được thực tập tại ba khoa sau:  Khoa YTCC và QLCBXH: có 10 nhân viên và thực hiện nhiều mảng chuyên môn khác nhau như: Vệ sinh học đường, Vệ sinh môi trường, Quản lý các bệnh xã hội và tham gia các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia; Dự án Dinh dưỡng và Nước sạch trên địa bàn.  Khoa CSSKSS: gồm 7 nhân viên. Khoa đang triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về chăm sóc SKSS; Phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi và bảo vệ sức khỏe trẻ em.  Khoa ATVSTP: có 4 nhân viên triển khai thực hiện chương trình ATVSTP tại huyện. Khoa quản lý 4 nội dung chính: • Thông tin giáo dục truyền thông • Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm 1 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp • Quản lý chất lượng ATVSTP • Kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP 3. Xã Tam Hiệp Tam Hiệp là một xã phía Tây thuộc huyện Thanh Trì. Xã có 3 thôn chia làm 6 cụm dân cư với dân số 12.174 người, trong đó số trẻ dưới 5 tuổi là 1.159 trẻ chiếm 9,5% dân số. Về kinh tế, 70% dân số làm nông nghiệp. Ngoài ra, xã cũng phát triển nhiều về công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất các đồ dùng inox. Bên cạnh đó, người dân tập trung vào hoạt động kinh doanh dịch vụ như bán hàng ăn và cho thuê phòng trọ. Về giáo dục, trên địa bàn xã có 9 trường Mầm non (3 trường công lập, 6 trường tư thục), 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở [3]. Về y tế, trên địa bàn xã, bên cạnh các hoạt động khám chữa bệnh, triển khai các hoạt động y tế, chương trình mục tiêu quốc gia của TYT còn có hoạt động của bệnh viện K (cơ sở 2) và bệnh viện tư nhân Thăng Long. Tỷ lệ trẻ SDD 6 tháng đầu năm 2012 ở thể nhẹ cân là 8,9%, thể thấp còi là 10,7% [4]. Công tác ATVSTP được triển khai có hiệu quả, cụ thể là trên địa bàn xã không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra; Tam Hiệp là một trong 3 xã có tỷ lệ các cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cao nhất huyện (96,8%) [2]. 4. Trạm y tế Tam Hiệp TYT Tam Hiệp nằm ở thôn Huỳnh Cung với diện tích 769 m 2 , đạt chuẩn Quốc gia năm 2005. Cơ sở vật chất của trạm gồm 11 phòng ban: 5 phòng chuyên môn và 6 phòng chức năng. Trạm có 7 cán bộ (1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 y tá, 2 điều dưỡng, 1 dược sĩ trung học, 1 nữ hộ sinh), đảm bảo đủ số cán bộ hoạt động tại trạm. Mạng lưới cộng tác viên (CTV) y tế gồm 3 cán bộ y tế (CBYT) tại 3 thôn và 10 CTV cụm dân cư. Hoạt động chủ yếu của TYT bao gồm khám chữa bệnh thông thường (bao gồm cả khám bảo hiểm và không bảo hiểm), sơ cấp cứu ban đầu, quản lý thai nghén, phòng chống dịch bệnh và triển khai các chương trình y tế quốc gia. Theo báo cáo của TYT, 9 tháng đầu năm 2012, bệnh đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất (chiếm 79,5%), trong đó, bệnh viêm họng cấp là hay gặp nhất (chiếm 26,4%) [5]. II. Các chương trình liên quan tới dinh dưỡng – ATVSTP đang triển khai 1. Tuyến huyện Trong năm 2012, TTYT huyện Thanh Trì đã triển khai một số chương trình liên quan tới dinh dưỡng – ATVSTP như sau: − Chương trình Phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi và Bảo vệ sức khỏe trẻ em. Chương trình này do khoa CSSKSS chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và quản lý. Một mảng hoạt động chính là công tác truyền thông giảm SDD thể thiếu cân cho nữ thanh niên, phụ nữ mang thai (PNMT), truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ và cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Mảng hoạt động về chuyên môn cũng được triển khai tích cực bao gồm hoạt 2 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp động tổ chức khám sức khỏe học đường hàng năm và cân đo toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi 1 lần/năm và nhiều hoạt động khác. Chương trình đã đạt được nhiều mục tiêu theo kế hoạch đề ra như: tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân (CN/T) là 10,9%; tỷ lệ SDD trẻ em dưới 2 tuổi thể nhẹ cân (CN/T) là 10,1%; tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam là 2,2% [1]. Chương trình phòng chống SDD đã được triển khai nhiều năm trên địa bàn huyện và có nhiều thuận lợi như nhận được sự quan tâm của các ban ngành trong huyện và TTYT, sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, chương trình còn một số hạn chế do kĩ năng thực hành tư vấn của CTV chưa tốt, chưa có thù lao hỗ trợ cho các CTV, còn một bộ phận nhỏ người dân chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ đúng cách và hợp lý. − Chương trình Phòng chống rối loạn do thiếu hụt i ốt: do khoa CSSKSS lập kế hoạch và triển khai. Chương trình này đã hoạt động nhiều năm có hiệu quả, đi vào nề nếp và khoa học. Tỷ lệ bao phủ muối i ốt đạt 99,6%. − Chương trình dinh dưỡng quốc gia: do khoa YTCC & QLCBXH triển khai với nhiều thành tựu, cụ thể là kết quả uống Vitamin A tại 16 xã, thị trấn đều đạt mục tiêu đề ra với độ bao phủ trên 99,96% và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao được uống Vitamin A dự phòng đạt 100%. − Chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm: do khoa ATVSTP chịu trách nhiệm triển khai với nhiều hoạt động khác nhau và tập trung vào các hoạt động kiểm tra, giám sát ATVSTP các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn kiến thức cho cán bộ phụ trách ATVSTP và nhân viên các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; triển khai các hoạt động, mô hình mẫu về chất lượng ATVSTP. 2. Tuyến xã Năm 2012, TYT Tam Hiệp đã thực hiện đầy đủ các chương trình theo kế hoạch của TTYT về dinh dưỡng và ATVSTP. Báo cáo của TYT cho thấy nhiều kết quả khả quan: tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi ở mức thấp (thể nhẹ cân là 8,9%, thể thấp còi là 10,7%), không có người chết do ngộ độc thực phẩm và 87% hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt 10 tiêu chí cơ sở đủ điều kiện ATVSTP [4]. Bên cạnh đó, TYT còn triển khai một số chương trình, hoạt động khác liên quan tới dinh dưỡng, bao gồm: • Chương trình “Mặt trời bé thơ”: tư vấn việc nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung cho trẻ • Hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho PNMT lồng ghép trong hoạt động khám thai. • Chiến dịch “Ngày vi chất dinh dưỡng”: tuyên truyền phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu vitamin A • Tuần lễ “Nuôi con bằng sữa mẹ” • Tuần lễ “Dinh dưỡng và phát triển” • Giám sát một số bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng trong cộng đồng dựa vào kết quả khám chữa bệnh tại TYT, các cuộc điều tra tại hộ gia đình • Tuyên truyền về dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, loãng xương, ung thư 3 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp B. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN I. Tuyến huyện 1. Các hoạt động tại huyện Nhóm có 6 thành viên, chia làm 3 nhóm nhỏ, trong đó có hai người phụ trách chính của một khoa thực tập tại 3 khoa: YTCC & QLCBXH; CSSKSS; ATVSTP. Cuối ngày làm việc, nhóm tiến hành họp lại, trao đổi thông tin để mọi thành viên đều nắm bắt được hoạt động của các khoa và rút kinh nghiệm. Sau ba ngày, 3 nhóm nhỏ cũng tiến hành thay đổi và chuyển khoa. Trong hai tuần thực tập tại TTYT, nhóm đã thực hiện các hoạt động sau: • Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động và tìm hiểu rõ các văn bản hiện hành của các khoa, phòng và tham gia vào các công việc tại các khoa được phân công, đặc biệt là các chương trình giám sát về DD và ATVSTP: Tham gia giám sát chương trình “Chiến lược quốc gia dinh dưỡng và phòng chống thiếu Vitamin A” tại 3 xã (Ngũ Hiệp, Yên Mỹ, Đông Mỹ) và họp giao ban mạng lưới về ATVSTP: trong quá trình tham gia, nhóm đã được cán bộ phụ trách chương trình hướng dẫn chi tiết về quy trình thực hiện và các báo cáo, sổ sách liên quan. Bên cạnh đó, nhóm cũng được tìm hiểu thêm về tình hình dinh dưỡng và ATVSTP tại huyện. • Phân tích số liệu và xây dựng kế hoạch hành động năm 2013 cho các chương trình liên quan tới dinh dưỡng và ATVSTP: Thông qua thu thập số liệu qua sổ sách, báo cáo và phỏng vấn sâu các cán bộ phụ trách chương trình, nhóm đã tiến hành phân tích và phiên giải hoạt động của các khoa và kết quả của các chương trình được triển khai. Từ đó, dựa trên biểu mẫu kế hoạch của TTYT và sau nhiều lần góp ý, chỉnh sửa của Giám đốc TTYT, các trưởng khoa và giảng viên hướng dẫn (GVHD), nhóm đã xây dựng được 4 bản kế hoạch hành động năm 2013 cho các chương trình. Các bản kế hoạch này được Giám đốc TTYT đánh giá cao do bám sát vào bản kế hoạch tại huyện và số liệu thực tế ở địa phương. Theo cán bộ TTYT, các bản kế hoạch sẽ được sử dụng để tham khảo cho việc lập kế hoạch năm sau của các khoa. 2. Kết quả hoạt động, thuận lợi và khó khăn Trong hai tuần thực tập tại TTYT huyện, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của cán bộ TTYT, nhóm đã bám sát được các hoạt động như kế hoạch đề ra. Các thành viên trong nhóm đều nhiệt tình tham gia các hoạt động theo phân công. Trong hai tuần, nhóm đã cố gắng tìm hiểu kỹ thông tin của các chương trình, tổng kết các nội dung cần thiết thông qua báo cáo và hướng dẫn của trưởng khoa. Thời gian các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành linh hoạt nhằm tận dụng tối đa thời gian các cán bộ có mặt tại khoa. Có nhiều cán bộ được nhóm phỏng vấn rất nhiều lần. Về cơ bản nhóm đã đạt được các mục tiêu hoạt động tại TTYT như yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên, nhóm cũng gặp phải một số khó khăn trong thời gian hai tuần tại đây. Về mặt khách quan, thời điểm thực địa trùng với thời điểm giao ban cuối năm nên các CBYT phải rất bận rộn với hoạt động tổng kết chương trình, phân tích số liệu từ sổ sách và viết báo cáo, đặc biệt là hoạt động khám sức khỏe học sinh trên toàn huyện. Thời điểm thực địa cũng không phải là thời điểm triển khai các hoạt động chuyên môn như hoạt động kiểm tra, thanh 4 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp tra các chương trình dinh dưỡng và ATVSTP của TTYT. Thời gian thực tập tại đây tương đối ngắn (2 tuần) nên nhóm chưa có đủ thời gian tham gia vào nhiều công việc tại các khoa. II. Tuyến xã Trong 8 tuần tại xã, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ TYT, nhóm đã thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch thực địa. Cán bộ TYT đã hỗ trợ nhóm qua hướng dẫn chi tiết về chuyên môn, tập huấn về kỹ năng và cung cấp kế hoạch, báo cáo, giải đáp những thắc mắc. Phần sau đây là báo cáo chi tiết các hoạt động của nhóm tại xã: 1. Cân, đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi 1.1. Quy trình thực hiện 1.2. Kết quả thực hiện Thông qua sổ tiêm chủng và sổ theo dõi dân số của ủy ban nhân dân (UBND) xã, nhóm lên danh sách 218 trẻ dưới 1 tuổi có hộ khẩu thường trú trên địa bàn. Hoạt động cân đo trẻ được thực hiện vào ngày tiêm chủng (5/12) và ngày uống vitamin A (6/12). Sử dụng dụng cụ cân đo sẵn có của TYT gồm 2 cân 15 kg, 2 thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 2 tuổi, từng thành viên trong nhóm thực hành điều chỉnh cân và cân đo trẻ dưới 1 tuổi. Cụ thể là 1 thành viên thực hiện cân trẻ, 2 thành viên đo trẻ, 2 thành viên hỗ trợ ghi chép sổ sách, 1 thành viên phát phiếu và hướng dẫn người nhà cho trẻ vào cân đo. Vào ngày 6/12 kết hợp với chương trình uống vitamin A, nhóm tiến hành đi đến từng thôn để cân đo trẻ. Tổng hợp lại 2 ngày cân đo, tổng số trẻ dưới 1 tuổi được cân đo là 214/218 (đạt 99%) trẻ. Sau đó, số liệu sẽ được nhập vào phần mềm Anthro và phần tích bằng SPSS 16.0 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi tại xã Tam Hiệp. 5 BƯỚC 5 Phân tích số liệu và nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ BƯỚC 1 Lập danh sách trẻ em dưới 1 tuổi tại xã BƯỚC 2 Lên kế hoạch cân đo trẻ vào 2 ngày 5/12 và 6/12 BƯỚC 3 Chuẩn bị: cân đo, thước đo BƯỚC 4 Tiến hành cân đo trẻ vào ngày 5/12 và ngày 6/12 [...]... ở các cửa hàng ăn tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì năm 2012 − Mô tả thực hành về ATVSTP của người chế biến chính ở các cửa hàng ăn tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì năm 2012 14 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP II Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH 1 Địa điểm: xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 2 Thời gian: Tháng 12 năm 2012 3 Đối tượng: Người chế biến chính ở các cửa hàng ăn đang... TẢ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN CHÍNH Ở CÁC CỬA HÀNG ĂN TẠI XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ NĂM 2012 13 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP I Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua công tác đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều thành tựu Năm 2012 huyện đã tiến hành được 5818 lượt kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong đó... điều kiện ATVSTP theo báo cáo của TYT xã Tam Hiệp 24 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP V Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp KHUYẾN NGHỊ 1 Đối với xã Tam Hiệp • Trong buổi tập huấn cho người chế biến nên kèm việc phát poster với nội dung cập nhật cung cấp các kiến thức ATVSTP cơ bản cho tất cả các học viên để dán tại cửa hàng ăn • Nội dung tập huấn có thể bổ sung thêm kiến thức về cách lựa chọn thực phẩm an toàn và cách... bên cạnh đó có 65% người chế biến chính trả lời chỉ đạt < 16/32 điểm của bộ câu hỏi điều tra 21 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp Biểu đồ 4: Kiến thức chung của người chế biến chính 22 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp 3 Thực hành về ATVSTP người chế biến Bảng 7: Thực hành của người chế biến chính Có Các yêu cầu vệ sinh Không Tần số Trang phục khi tiếp xúc với TP... thành viên cần chủ động trong công việc, chú ý quan sát, học hỏi kinh nghiệm của CBYT Từ đó góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế 29 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp PHẦN 3 KẾT LUẬN VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA I Kết quả thu được sau thực địa Trong đợt thực địa dành cho cử nhân YTCC năm thứ tư nhóm chúng tôi được phân công thực tập tại TYT xã Tam Hiệp. .. chế biến chính thực hành đúng đạt hơn 90%, tỷ lệ người chế biến chính sử dụng riêng dụng cụ là 37,5% Số người chế biến chính tại các cửa hàng ăn được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về ATVSTP chiếm 87,5% 23 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP IV Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp KẾT LUẬN Điều tra được thực hiện tại 32 cửa hàng ăn trên địa bàn xã Tam Hiệp, các cửa hàng ăn thuộc diện quản lý của UBND xã và TYT Nhóm... học 2 TYT 2.1 Hướng dẫn thực hành tô màu bát bột Quy trình thực hiện BƯỚC 1 Công tác chuẩn bị: Nội dung tư vấn Tập thực hành tư vấn BƯỚC 2 Thực hiện hướng dẫn thực hành tô màu bát bột cho các bà mẹ BƯỚC 3 Đánh giá và tổng kết chương trình Kết quả của chương trình Trong công tác chuẩn bị, sau khi thống nhất chương trình với CBYT, nhóm xây dựng nội dung tư vấn và có 2 buổi thực hành thử tô màu bát bột... được cắt sạch sẽ; ) tại các cửa hàng ăn chưa đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế Do vậy nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thực hành của người chế biến chính tại các cửa hàng ăn tại xã và đưa ra những khuyến nghị phù hợp, nhóm tiến hành đánh giá nhanh tại xã về vấn đề “Mô tả kiến thức, thực hành của người chế biến chính ở các cửa hàng ăn tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì năm 2012” với 2 mục tiêu: −... kĩ năng thuyết phục cộng đồng hợp tác với nhóm, kĩ năng giao tiếp với các nhóm đối tượng (ĐTĐ THA, PNMT, bà mẹ có con bị SDD) Một điều thú vị trong đợt thực địa lần này là nhóm được thực hành kĩ năng tư vấn dinh dưỡng cho cộng đồng Qua quá trình xây dựng nội dung tư vấn và việc thực hành tư vấn, các thành viên trong nhóm áp dụng được những lý thuyết đã học vào thực tế tại cộng đồng và đúc rút được... được thực hành một số test – kit nhanh; tìm hiểu luật, thông tư, nghị định về ATVSTP hiện đang được áp dụng để từ đó thiết kế các công cụ thu thập thông tin tại cộng đồng (bảng kiểm, bộ câu hỏi); kỹ năng giám sát, phong cách của người đi kiểm tra và quy trình kiểm tra khi tham gia đoàn kiểm tra liên ngành và biết được 30 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp quy mô thực tế các bếp ăn tập . HƯỚNG DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG XÃ TAM HIỆP - HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: CN. Dương Minh Đức Hà Nội, 1/2013 Nhóm 3: 1 Dương Thị. 23 ii Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp LỜI CẢM ƠN Chương trình thực địa của cử nhân Y tế công cộng. huyện Thanh Trì năm 2012. − Mô tả thực hành về ATVSTP của người chế biến chính ở các cửa hàng ăn tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì năm 2012. 14 Báo cáo thực tập DD - ATVSTP Nhóm 3 – K8 – Tam Hiệp

Ngày đăng: 19/08/2015, 00:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • LỜI CẢM ƠN

  • PHẦN 1: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TỚI YÊU CẦU TẠI THỰC ĐỊA

    • 1. Các hoạt động tại huyện

    • 2. Kết quả hoạt động, thuận lợi và khó khăn

    • Bảng 1: Các chỉ số cơ bản chiều cao trung bình, cân nặng trung bình, Z-score của trẻ 0 – 12 tháng tuổi (N= 214 trẻ)

    • Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 0 – 12 tháng tuổi

    • Bảng 3: Thông tin ATVSTP người chế biến chính muốn tìm hiểu thêm

      • PHỤ LỤC 1: BỘ CÔNG CỤ HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN CÁC ĐỐI TƯỢNG

        • B. PHIẾU HỎI GHI TẦN XUẤT TIÊU THỤ LTTP

        • PHỤ LỤC 5: MẪU NỘI DUNG TƯ VẤN

        • PHỤ LỤC 7: BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐIỀU KIỆN ATVSTP CỦA CHỢ

        • PHỤ LỤC 8: BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐIỀU KIỆN ATVSTP CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan