Bảo hộ và an toàn lao động tại các công trường xây dựng cầu đường

5 2.5K 37
Bảo hộ và an toàn lao động tại các công trường xây dựng cầu đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội

Chủ đề : Bảo hộ an toàn lao động tại các công trường xây dựng cầu đường ☺☺☺☺☺ mục lục 1 đặt vấn đề 2 hiện trạng vấn đề nghiên cứu 3 các tác nhân 4 giải pháp 5 kết luận 1 đặt vấn đề Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ môi trường . Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm rủi ro . làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Cả nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống giao thông vận tải là vấn đề vô cùng cấp thiết. Các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hiện có khoảng 220 nghìn lao động đang làm việc trên khắp mọi miền tổ quốc. Với đặc thù công việc, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp rất cao, đặc biệt là khối xây dựng cơ bản. Thời gian gần đây, dư luận cả nước đã không ít lần bàng hoàng, xót xa trước các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giao thông. Bên cạnh những yếu tố khách quan, nhiều ý kiến đã nêu rõ sự chủ quan thiếu quan tâm thích đáng tới vấn đề này 2.hiện trạng vấn đề nghiên cứu Tai nạn nối tiếp tai nạn Trên thực tế, những năm qua, ngành GTVT luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao tới công tác bảo hộ lao động, nhưng đáng tiếc, số vụ tai nạn vẫn cao. Theo Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam Tạ Đăng Mạnh, thì tỷ lệ TNLĐ trong ngành thường giữ vị trí thứ 3 sau ngành Công thương Xây dựng. Điều đáng nói là số vụ tai nạn trên các công trường xây dựng giao thông lại có chiều hướng diễn biến phức tạp. Tại hội nghị về công tác an toàn lao động do Bộ GTVT tổ chức mới đây đã có nhiều ý kiến bàn thảo nhằm đánh giá, hạn chế tình trạng TNLĐ hiện nay. Bởi lẽ vài năm qua, trong lĩnh vực xây dựng giao thông này đã xảy ra những tai nạn kinh hoàng. Điển hình nhất là vụ sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 làm 54 người chết, 80 người bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn lao động đau buồn nhất trong lịch sử xây dựng cầu đường Việt Nam cũng như thế giới. Tưởng như sau vụ tai nạn đáng tiếc này, tình hình sẽ được cải thiện, nhưng ngay đầu năm 2009 liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng khi thi công cầu, làm 6 người thiệt mạng. Vụ thứ nhất xảy ra ngày 10/3/2009 tại công trường cầu Chợ Đệm (TP Hồ Chí Minh) do Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long (Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long) thi công làm 1 người chết, 2 người bị thương. Vụ thứ hai nghiêm trọng hơn xảy ra ngày 12/4 tại công trình cầu Trà Ôn (Vĩnh Long) làm 5 người thiệt mạng. Công trình này do Công ty cổ phần cầu 12 (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1) thi công. So với tai nạn giao thông, con số người thiệt mạng còn kém xa, nhưng những vụ tai nạn lao động này thường hết sức thương tâm, khiến dư luận bức xúc. Thiếu ý thức + chủ quan Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) Lê Thanh Hà, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến an toàn lao động trong xây dựng giao thông. Về khách quan, các công trường giao thông vận tải thường trải dài trên nhiều địa bàn, nhiều nơi điều kiện thi công khó khăn, bị ảnh hưởng lớn từ thời tiết, địa chất…Công việc cần thực hiện cũng hết sức đa dạng, phức tạp như: đào đắp, nổ phá, kích kéo…Song ông Hà cũng thẳng thắn chỉ rõ, các nhà thầu (đặc biệt là nhà thầu tư nhân) chưa quan tâm thích đáng đến bảo đảm an toàn lao động, thường cắt giảm chi phí cho công tác này. Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam Tạ Đăng Mạnh tán đồng với đánh giá trên. Ông cho biết, công tác bảo đảm an toàn lao động tại các công trường xây dựng rất kém. Chi phí cho bảo hộ lao động nhìn chung là thấp, thường chưa đến 1% chi phí sản xuất, có nơi chỉ 0,5%. Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức rất bức xúc về những vụ việc đã xảy ra. Theo ông, ngoài những nguyên nhân nêu trên, thiết bị cũ kỹ, sử dụng thợ không đúng cấp bậc, chức danh công việc cùng sự non kém trong thiết kế phương án, tổ chức thi công cũng là nguyên nhân có thể gây ra TNLĐ nghiêm trọng. Không chỉ nhà thầu chủ quan mà chủ đầu tư cũng thiếu trách nhiệm, khoán trắng cho nhà thầu. Sự thiếu quan tâm của chủ đầu tư thể hiện ngay trong hội nghị của Bộ. Khi Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng chỉ định đại diện của hai Ban Quản lý dự án lớn thuộc Bộ là Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận Ban Quản lý dự án Thăng Long phát biểu tham luận thì… đều vắng mặt. Dĩ nhiên, ông Bộ trưởng không thể hài lòng lập tức “phê bình vắng mặt”, đặc biệt là Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, chủ đầu tư 2 dự án xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng (sập cầu dẫn cầu Cần Thơ cầu Chợ Đệm). Sau hội nghị, Bộ GTVT sẽ có chỉ đạo gắt gao hơn về vấn đề này. Một số công việc phải làm ngay là kiện toàn nhân sự tổ chức lực lượng làm công tác bảo hộ lao động, trong đó bố trí cán bộ chuyên trách cho công tác này; bố trí lao động đúng ngành nghề đào tạo. Ban Quản lý dự án ngoài việc chỉ đạo tư vấn, nhà thầu thực hiện nghiêm công tác an toàn lao động, còn phải cử cán bộ giám sát chặt chẽ an toàn lao động, bảo hộ lao động… Hy vọng với những biện pháp quyết liệt đó sẽ được thực hiện quyết liệt trên thực tế, nhằm hạn chế tối đa những vụ TNLĐ đáng tiếc xảy ra. 3.tác nhân Chúng ta cùng điểm qua các tác nhân chính gây tai nạn trên công trường xây dựng cầu đường Qua thanh tra, kiểm tra về an tòan lao động tại một số công trình xây dựng trên địa bàn đã phát hiện: - ở một số công trình vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn kỹ thuật an tòan trong xây dựng, không thực hiện đầy đủ các biện pháp an tòan trong quá trình xây dựng; - người tổ chức thi công lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, người có trách nhiệm không thường xuyên có mặt tại công trình . - theo nhận định nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tại các công trình này là rất cao. Các vi phạm về sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an tòan, chưa kiểm định; làm việc trên cao không đeo dây an toàn; sử dụng lao động không qua đào tạo, không được hướng dẫn các biện pháp an tòan, không trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động v.v . - người lao động không chấp hành tiêu chuẩn an tòan, ý thức chủ quan nên xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc. 4.Giải pháp Biện pháp phòng tránh tai nạn lao động trong thi công xây dựng Thi công xây dựng là một ngành nghề có nhiều yếu tố rủi ro cao, mức độ nguy hiểm tăng theo chiều sâu của tầng hầm chiều cao của toà nhà; trên một công trình có rất nhiều đơn vị cùng tham gia thi công, điều kiện thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến việc gây ra sự cố công trình tai nạn lao động. Để ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động là trách nhiệm của toàn xã hội, đây là một công việc mang tính xã hội nhân văn sâu sắc, công tác an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựngcông việc giữ gìn sinh mạng của người lao động cũng là giữ vững hạnh phúc của gia đình người lao động, ngoài ra khi thực hiện tốt công tác này còn đem lại thương hiệu uy tín cho doanh nghiệp. Để giảm thiểu tai nạn lao động sự cố cháy nổ trong thi công, chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp sau: 1. Đối với chủ đầu tư - Cần xem xét kỹ khi chọn nhà thầu thi công cũng như đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư cần tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để hiểu rõ thêm về các doanh nghiệp mà ta chuẩn bị ký kết hợp đồng. - Yêu cầu nhà thầu thi công báo cáo phương án an toàn cho từng hạng mục công trình, yêu cầu tư vấn giám sát thẩm định các phương án an toàn đó, có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình thi công, cương quyết đình chỉ khi nhận thấy có nguy cơ xảy ra sự cố tai nạn lao động. 2. Nhà thầu thi công - Khi xây dựng phương pháp thi công phải xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn cho từng hạng mục công trình, quy định tại Điều 1.3 của TCVN 5308 - 91. - Tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 37/2005/TT - BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội. Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu thành lập tổ sơ cấp cứu tại công trường. - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 10/1998/TT - BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. - Thành lập Ban An toàn tại công trường khi có nhiều nhà thầu cùng thi công theo quy định tại Điều 1.6 của TCVN 5308 - 91. - Có hồ sơ sức khoẻ người lao động, chỉ được phép phân công người lao động làm việc trên cao khi sức khoẻ đảm bảo không có bệnh lý về tim mạch. - Không khoán trắng việc đảm bảo an toàn cho các cai thầu. - Đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải thực hiện kiểm định đăng ký đúng theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT - BLĐTBXH. Người vận hành phải có chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề, được huấn luyện an toàn cấp thẻ an toàn. - Trang bị đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến công việc hiện có. 3. Đơn vị tư vấn giám sát - Phải tư vấn, xem xét góp ý cho tất cả các phương án an toàn của nhà thầu thi công. - Phải được nâng cao hiểu biết các quy định của nhà nước về công tác an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. - Phải có mặt tại công trường khi đơn vị thi công các hạng mục công trình quan trọng. Kiên quyết đình chỉ khi xét thấy công việc trên có khả năng gây nên sự cố tai nạn lao động. 4. Các cơ quan quản lý nhà nước - Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật. - Nhà nước cần nâng cao chất lượng số lượng thanh tra viên chuyên ngành, sửa đổi luật những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong tình hình hiện nay. - Phải có phẩm chất đạo đức chính trị của người cán bộ nhà nước. - Kiên quyết xử lý những vấn đề vi phạm pháp luật liên quan, kể cả những vấn đề vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm kiên quyết đề nghị các cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. 5.đối với chính bản thân người lao động - thực hiện tốt nội qui công trường - trang bị đầy đủ bảo hộ lao động - nâng cao ý thức trách nhiệm - luôn quán triệt tinh thần : an toàn để lao động, an toàn là trên hết 5.kết luận Trong các ngành kỹ thuật đặc biệt là trong ngành xây dựng vấn đề an toàn lao động trong lúc thi công, sản xuất luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Chỉ có một hoạch định an toàn lao động cụ thể, có hiệu quả cao mới giúp cho người lao động có một tâm lý vững vàng hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Một phần không nhỏ các tai nạn lao động trong ngành xây dựng xuất phát từ sự chủ quan, phó mặc cho số phận của nhân công sự dễ dãi, bỏ qua, không quan tâm của chính các nhà thầu xây dựng. Bởi vậy, các nhà thầu cần chú ý một số lưu ý quan trọng về an toàn lao động mà thường, hoặc vô tình hoặc cố tình, bị lãng quên trong quá trình thi công các công trình

Ngày đăng: 15/04/2013, 20:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan