Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

51 1.1K 20
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293

Trang 1

PHẦN I

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

I- KHÁI NIỆM KẾT CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN LƯU ĐỘNG TRONGHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH :

1 Khái niệm về vốn lưu động :

Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất nấy Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện.

ĐTLĐ trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận : Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ) Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động sản xuất.

Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông TSLĐ trong quá trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động.

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.

Có thể định nghĩa vốn lưu động theo cách khác : VLĐ của doanh nghiệp là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm.

2 Đặc điểm của vốn lưu động :

Trang 2

Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ, sản xuất, vật tư hàng hoá và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục Vì vậy vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn.

3 Vai trò của vốn lưu động :

- Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh, do đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động trong cùng một lúc phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Để có tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản và quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư cũng như có được mức tồn hợp lý và đồng bộ, nếu không quá trình sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

- Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận đọng của vật tư Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư Vốn lưu động nhiều hay ít, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm sẽ phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không Vậy thông qua tình hình luận chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấp sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.

- VLĐ là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể không gặp những rủi ro mất mát, hư hỏng, giá cả biến động, nếu qui mô và khả năng VLĐ lớn sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ được quá trình kinh oanh, đứng vững trong nền kinh tế thị trường khi có tính cạnh tranh trong kinh doanh rất gay gắt.

II- KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHQUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ :

1) Khái niệm :

Phân tích tình hình quản lý, sử dụng VLĐ là việc sử dụng những thông tin kế toán cần thiết, áp dụng những phương pháp phân tích thích

Trang 3

hợp nhằm tìm hiểu đánh giá quản lý và sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp, qua đó kiến nghị các biện pháp để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những mặt còn chưa tốt của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho quá trình phát triển.

2) Sự cần thiết của việc phân tích tình hình quản lý và hiệu quảsử dụng VLĐ :

VLĐ là yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào hay bất kì một nhà đầu tư nào khi muốn bỏ vốn ra để đầu tư vào doanh nghiệp vì thông qua VLĐ, có thể đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại doanh nghiệp Tuy nhiên, để có được thông tin chính xác đó thì không chỉ đơn thuần căn cứ vào các bảng báo cáo tài chính mà phải tiến hành quá trình phân tích những thông tin có liên quan đến VLĐ Vì vậy việc tiến hành phân tích tình hình quản lí và sử dụng VLĐ là đòi hỏi khách quan Mỗi đối tượng quan tâm ở những góc độ khác nhau và có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng phục vụ cho mục đích của họ Chính vì thế tạo ra sự phức tạp của việc phân tích nhưng đồng thời việc phân tích này đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau đối với mỗi đối tượng :

+ Đối với nhà quản lý doanh nghiệp : Một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ là làm thế nào để quản lý VLĐ đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng VLĐ Thông qua việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng VLĐ, họ có thể trả lời được những câu hỏi sau.

Doanh nghiệp nên dự trữ một lượng tiền mặt là bao nhiêu ? Có nên bán chịu hay không ? Nếu có thì chính sách tín dụng bán hàng như thế nào và bán chịu cho những khách hàng nào ? Từ đó có quyết định đúng đắn cho việc lựa chọn các phương án kinh doanh, huy động vốn.

+ Đối với nhà cho vay (Ngân hàng, tổ chức tín dụng) hay nhà cung cấp thì những đối tượng này đặc biệt chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình công nợ, hiệu quả sử dụng vốn để có quyết định nên cho doanh nghiệp vay hay bán hàng chịu không ?

Do những lợi ích trên nên trong quá trình kinh doanh phải xác định đúng đắn qui mô, cơ cấu của lượng vốn này, tránh tình trạng thiếu hụt hay lãng phí Mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về sử dụng VLĐ trong những thời gian khác nhau, có như vậy quá trình SXKD mới đem lại hiệu quả cao.

III- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH :

1) Tài liệu sử dụng để phân tích ;

Trang 4

Tài liệu sử dụng để phân tích là những số liệu, dữ liệu, chứng từ, sổ sách có liên quan mà nhà phân tích cần phải dựa vào đó làm cơ sở để phân tích.

Ý nghĩa của những tài liệu này là nhằm cung cấp những thông tin chính xác về tình hình của doanh nghiệp cho nhà phân tích nhằm phục vụ cho việc phân tích được thuận lợi.

1.1 Bảng cân đối kế toán :

a Nội dung của bảng cân đối kế toán ;

BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định Thời điểm đó thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm Gồm hai phần :

- Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hoá tài sản thành tiền.

- Phần nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.

b Ý nghĩa của BCĐKT :

BCĐKT có ý nghĩa về mặt kinh tế và pháp lý Về mặt kinh tế : số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát qui mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp lý : số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi Phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :

a Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện

Trang 5

nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần chính :

Phần I : Lãi, lỗ : Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp theo 3 hoạt động :

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh + Hoạt động tài chính

+ Hoạt động bất thường

Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Phần này phản

ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (phí, lệ phí).

Phần III : Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn

giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa Phần này phản ánh số thuế GTGT dược khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ.

b Ý nghĩa của Bảng kết quả hoạt động kinh doanh :

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền, dự báo hoạt động trong tương lai Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp : Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc biệt là thanh quyết toán thuế GTGT, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

1.3 Các thông tin khác :

Bên cạnh việc sử dụng các BCTC cần được sử dụng thêm các sổ chi tiết, các hợp đồng kinh tế .v.v để phân tích tình hình quản lý sử dụng VLĐ được cụ thể hơn, hoàn thiện hơn.

Chẳng hạn, dựa vào sổ chi tiết công nợ ta biết được các khoản phải thu của doanh nghiệp đối với từng khách hàng, từ đó có biện pháp thích

Trang 6

hợp đối với mỗi khách hàng, hoặc khi hàng tồn kho tăng thì dựa vào sổ chi tiết thành phẩm tồn kho, ta biết được loại hàng nào còn tồn đọng, loại nào thích ứng trên thị trường, từ đó ta quyết định đúng đắn, phù hợp

- Tuy nhiên, khi phân tích không chỉ giới hạn trong phạm vi các BCTC hay sổ chi tiết mà mục tiêu của phân tích là đưa ra những dự báo giúp việc ra quyết định về vốn trong tương lai của doanh nghiệp Vì vậy, cần quan tâm đến các thông tin chung như :

- Những thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:

Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá tình hình tài chính, nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm :

+ Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, gồm cả chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh.

+ Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh.

+ Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, và các đối tượng khác.

+ Các chính sách hoạt động khác + v.v

- Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế :

+ Thông tin về tăng trưởng kinh tế, suy thoái kinh tế.

+ Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ + Thông tin về lạm phát.

+ Các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính trị, ngoại giao của Nhà nước

- Những thông tin theo ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như :

+ Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành + Mức độ cạnh tranh và qui mô của thị trường.

+ Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng.

+ Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng + v.v

2) Các phương pháp sử dụng để phân tích :

2.1 Phương pháp so sánh :

Trang 7

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kĩ thuật so sánh.

- Tiêu chuẩn so sánh : là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh Khi phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau :

+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính Thông thường, số liệu phân tích được tổ chức từ 3 đến 5 năm liền kề.

+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt dodongj tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành Số liệu trung bình ngành thường được các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng cơ quan thống kê cung cấp theo nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong trường hợp không có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để căn cứ phân tích.

+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạt được các mục tiêu tài chính trong năm Thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức mình.

- Điều kiện so sánh : Yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dụng kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau.

- Kĩ thuật so sánh : trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp sau :

+ Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua 2 hay nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu (tăng, giảm) khi phân tích báo cáo tài chính dạng so sánh cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết minh số liệu chặt chẽ hơn.

+ Trình bày báo cáo tài chính theo quy mô chung : Với việc so sánh này một chỉ tiêu báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm tiêu chỉ tiêu quy mô chung đó + Thiết kế chỉ tiêu có dạng tỷ số Một tỉ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỉ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế Với nguyên tắc thiết kế các tỉ số như thế nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Các tỉ số còn lại là công cụ hỗ trợ công tác dự toán tài chính.

2.2 Phương pháp loại trừ :

Trang 8

Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính xác định các nhân tố còn lại không thay đổi Phương pháp này còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định.

2.3 Phương pháp cân đối liên hệ :

Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối, cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm Dựa vào những cân đối cơ bản đó người ta vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét những tác động ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia như thế nào và ảnh hưởng đến biến động của chỉ tiêu phân tích.

2.4 Phương pháp phân tích tương quan :

Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau Chẳng hạn mối tương quan giữa doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư của các khoản nợ phải thu cũng tăng, hoặc doanh thu dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho kinh doanh tăng Một trường hợp khác là tương quan giữa chỉ tiêu "chi phí đầu tư xây dựng cơ bản" với chỉ tiêu "nguyên giá tài sản cố định" ở doanh nghiệp Cả hai số liệu này đều trình lên Bảng cân đối kế toán Một khi trị giá các khoản xây dụng cơ bản gia tăng thường phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng trong thời gian đến Phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp.

IV- NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG :

1) Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động :

Để khái quát về tình hình quản lý vốn lưu động, ta tiến hành phân tích việc thực hiện phân bổ vốn lưu động, muốn phân tích như vậy thì ta cần phải lập bảng phân tích như sau :

Chỉ tiêu Năm NNăm N + 1Chênh lệch (+ -)Số tiềnTT(%)Số tiềnTT(%)Số tiềnTT(%)

Trang 9

4 Hàng tồn kho5 TSLĐ khác

Với tỷ trọng TSLĐi = GiạtrëTSCÂTSLÂi

Với việc lập bảng phân tích như trên giúp ta biết được tình hình phân bổ vốn lưu động ở doanh nghiệp như thế nào, tỉ trọng từng loại TSLĐ trong tổng tài sản lưu động và việc phân bổ như thế đã hợp lý hay chưa Xem xét xu hướng biến động của các loại tài sản này qua các năm để thấy dược sự biến động đĩ cĩ tốt khơng Từ đĩ cĩ cơ sở để đi sâu phân tích sự biến động của từng bộ phận VLĐ Tuy nhiên để cĩ những đánh giá nhận xét chính xác thì cũng cần xét đến yếu tố loại hình doanh nghiệp Vì cĩ thể việc phân bổ này phù hợp với những doanh nghiệp này nhưng lại khơng phù hợp với những doanh nghiệp khác.Thơng thường ở doanh ngiệp thương mại thì VLĐ lớn hơn ở doanh nghiệp sản xuất Hay tùy thuộc vào quan điểm của từng doanh nghiệp Chẳng hạn, doanh nghiệp cĩ chủ trương nới lỏng chính sách tín dụng thương mại nên làm cho khoản phải thu tăng lên Với việc phân tích như thế, ta cĩ được cái nhìn khái quát được phần nào về tình hình quản lý vốn lưu động.

2 Phân tích VLĐ rịng, nhu cầu vốn lưu động rịng và ngân quỹ rịng.

2.1 Phân tích VLĐ rịng :

Vốn lưu động rịng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn.

- Nếu vốn lưu động rịng < 0 (tức NVTX - TSCĐ & ĐTDH <0) nghĩa là NVTX khơng đủ để tài trợ cho TSCĐ & ĐTDH, sự thiếu hụt này được bù đắp bằng một phần nguồn vốn tạm thời hay nợ ngắn hạn Cân bằng tài chính trong trường hợp này khơng tốt vì Doanh nghiệp luơn chịu áp lực về các khoản nợ ngắn hạn Doanh nghiệp cần phải cĩ những điều chỉnh dài hạn để tạo ra một cân bằng mới theo hướng bền vững.

- Nếu Vốn lưu động rịng bằng 0 (tức NVTX - TSCĐ & ĐTDH = 0) nghĩa là NVTX vừa đủ để tài trợ cho tồn bộ các khoảng TSCĐ & ĐTDH Cân bằng tài chính trong trường hợp này tuy cĩ tiến triển và bền vững hơn so với trường hợp 1 nhưng cũng chưa an tồn, cĩ nguy cơ mất tính bền vững.

Trang 10

- Nếu vốn lưu động ròng > 0 (tức NVTX - TSCĐ & ĐTDH > 0) trong trường hợp này, NVTX không chỉ sử dụng để tài trợ cho TSCĐ & ĐTDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ của Doanh nghiệp, cân bằng tài chính lúc này rất tốt và an toàn.

- Tuy nhiên để đánh giá cân bằng tài chính trong dài hạn, ta cần phải xem xét vốn lưu động ròng trong chuỗi thời gian thì mới dự toán những khả năng triển vọng về cân bằng tài chính trong tương lai Phân tích vốn lưu động ròng quá nhiều kỳ có những trường hợp sau :

+ Nếu VLĐ ròng giảm và âm : đánh giá mức đó an toàn và bền vững tài chính của doanh nghiệp càng giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ TSCĐ Doanh nghiệp sẽ gặp áp lực về thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn và có hiệu quả kinh doanh thấp.

+ Nếu VLĐ ròng dương và tăng qua nhiều năm : đánh giá mức an toàn của doanh nghiệp là tốt vì không chỉ TSCĐ mà cả TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên Tuy nhiên để phân tích kỹ lưỡng cần phải xem xét các bộ phận cấu thành nguồn vốn thường xuyên Để đạt được mức an toàn như thế thì doanh nghệp phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu hay tăng nợ dài hạn Nếu tăng chủ sở hữu thì sẽ tăng tính độc lập về tài chính của Doanh nghiệp nhưng lại giảm đi hiệu ứng đòn bảy nợ Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bảy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng bên cạnh đó lại chịu rũi ro về sử dụng nợ Còn nếu Vốn lưu động dương và tăng do thanh lý liên tục TSCĐ làm giảm quy mô tài sản cố định thì chưa thể kết luận tính an toàn về tài chính có thể doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái, phải thanh lý TSCĐ.

+ Nếu VLĐ ròng có tính ổn định : Nghĩa là VLĐ ròng không tăng, không giảm hoặc có tăng, có giảm nhưng không đúng kế qua nhiều năm, điều đó thể hiện các hoạt động của doanh nghiệp đang trong thái ổn định Tuy nhiên trong trường hợp này cũng cần xem xét đến nguồn tài trợ để có được sự ổn định đó.

Ngoài ra, VLĐ ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn.

VLĐ ròng = TS LĐ & ĐTNH - Nợ ngắn hạn.

Chỉ số cân bằng này thể hiện rõ cách thực sử dụng vốn lưu động ròng: VLĐ được phân bố vào các khoản phải thu hàng tồn kho hay các khoản cao như tiền Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp Do đó mà phân tích theo chỉ tiêu này là nhấn mạnh đến phân tích bên trong của Doanh nghiệp Ngoài ra mối quan hệ giữa các yếu tố TSLĐ & ĐTNH với nợ ngắn hạn còn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trang 11

2.2 Phân tích nhu cầu VLĐ ròng và ngân quỹ ròng :

- Chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng hoạt động kinh doanh một cách tổng quát được tính như sau :

-Dựa vào chỉ tiêu nhu cầu VLĐ ròng và NQR, ta phân tích về cân bằng tài chính như sau :

+ Nếu VLĐ ròng lớn hơn nhu cầu VLĐ ròng thì phần chênh lệch là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vay ngắn hạn khoản này gọi là ngân quỹ ròng Ngân quỹ ròng dương thể hiện một cân bằng tài chính an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp, sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐ ròng, nên không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn.

+ Nếu VLĐ ròng bằng nhu cầu VLĐ ròng, hay ngân quỹ ròng bằng 0, toàn bộ các khoản vốn bằng tiền là đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn Đây là dấu hiệu về tình trạng mất cân bằng tài chính

+ Nếu VLĐ ròng nhỏ hơn nhu cầu VLĐ ròng, hay ngân quỹ ròng là số âm điều này nghĩa là VLĐ ròng không đủ để tài trợ nhu cầu VLĐ ròng và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSCĐ khi VLĐ ròng âm Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp.

3 Phân tích tình hình quản lý các khoản mục cụ thể của vốn lưu động:

Từ việc phân tích cơ cấu vốn lưu động, ta có thể thấy được khái quát tình hình phân bổ VLĐ và sự biến động của VLĐ, cụ thể là tăng lên hay giảm đi qua các năm và việc tăng lên hay giảm đi này của VLĐ chủ yếu là do sự tăng lên hay giảm đi của các bộ phận cấu thành nên VLĐ như tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu hay tài sản lưu động khác Từ đó, ta đi sâu phân tích từng bộ phận của VLĐ để thấy được những nguyên nhân dẫn đến sự biến động này.

3.1 Phân tích việc quản lý vốn bằng tiền :

Để phân tích sự biến động của vốn bằng tiền, trước tiên ta phải phân tích số liệu theo bảng phân tích sau :

BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN

Chỉ tiêuNăm NNăm N + 1Chênh lệch ()

Số tiềnTT (%)Số tiềnTT (%)Số tiềnTT (%)

Tiền

Trang 12

+ Tiền mặt+ Tiền gửi NH

Vốn bằng tiền là một yếu tố cấu thành của vốn lưu động, nên sự biến động của vốn bằng tiền ảnh huởng đến sự biến động của vốn lưu động Trong phần phân tích vốn bằng tiền này ta đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động của vốn bằng tiền từ đó ảnh hưởng đến biến động của vốn lưu động Cụ thể do sự tăng, giảm như vậy tốt hay xấu đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, đến đánh giá chính xác vấn đề này cũng cần xét đến mục đích của doanh nghiệp vì các nhà quản lý tài chính nào cũng dự trữ vốn bằng tiền của doanh nghiệp cho 3 mục đích chính đó là mục đích hoạt động, mục đích dự phòng và mục đích đầu tư.

Việc dự trữ tiền cho mục đích hoạt động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể mua sắm hàng hoá, vật liệu và thanh toán cho các chi phí cần thiết cho hoạt động liên tục của Doanh nghiệp Đối với mục đích này thì tuỳ theo đối tượng doanh nghiệp mà nhu cầu cần thiết về tiền cho từng doanh nghiệp là khác nhau, chẳng hạn như Doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn với sự thay đổi theo mùa vụ thì cần tiền để mua hàng tồn kho nên lượng tiền dự trữ số lớn, các doanh nghiệp thương mại thì hướng tiền thu vào được, phối hợp chặt chẽ với nhu cầu tiền Do đó, trong số tiền trên tổng số tài sản lưu động tương đối thấp.

Đốivới mục đích dự phòng liên quan đến khả năng dự đoán nhu cầu chi tiền Nếu khả năng dự đoán cao thì dự phòng sẽ thấp, hay khả năng vay mượn tiền nhanh chóng thì nhu cầu dự phòng sẽ thấp xuống, điều này phụ thuộc vào uy tín của doanh nghiệp.

Đối với việc dự trữ cho mục đích đầu tư và chuẩn bị sẵn sàng để lợi dụng cơ hội sinh lợi Thông thường thì việc dự trữ tiền cho mục đích này là rất hiếm hoi vì nó tuỳ thuộc vào cá tính của nhà đầu tư.

3.2 Phân tích tình hình quản lý của khoản phải thu :

Tương tự như vốn bằng tiền, khoản phải thu khách hàng cũng là một yếu tố cấu thành nên vốn lưu động và cũng là một yếu tố rất quan trọng trong cơ cấu vốn lưu động Đây là một bộ phận tác động mạnh đến sự biến động của vốn lưu động Để xem xét sự biến động của khoản phải thu ta lập bảng phân tích sau :

BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU

Chỉ tiêuNăm NNăm N + 1Chênh lệch ()

Số tiềnTT (%)Số tiềnTT (%)Số tiềnTT (%)

Khoản phải thu

Trang 13

+ Khoản phải thu khách hàng+ Trả trước cho người bán

Việc phân tích như trên giúp ta thấy được những nguyên nhân dẫn đến biến động của khoản phải thu từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động, mà cụ thể là từng bộ phận trong khoản phải thu tăng, giảm như thế nào, và sự tăng, giảm này là tốt hay xấu, từ đó ảnh hưởng đến vốn lưu động nói riêng và tình hình của doanh nghiệp nói chung Chẳng hạn, những sự biến động của từng bộ phận trong khoản phải thu làm cho khoản này giảm đi so với năm trước, điều này chứng tỏ trong năm này doanh nghiệp có thể thực hiện thành công những biện pháp thu hồi nợ các khoản phải thu nên làm cho khoản phải thu giảm đi nhưng sự giảm đi này chỉ tương đối, nếu giảm mạnh thì điều đó là không tốt vì có thể làm cho một số khách hàng ít có khả năng thanh toán chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp khác, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ, nên ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nói chung.

Nếu những tác động của các bộ phận trong khoản phải thu làm cho khoản phải thu tăng lên só với năm trước, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp là kém hiệu quả, đây là biểu hiện xấu vì khả năng hoán chuyển thành tiền của các khoản nợ phải thu kém nên làm giảm hiệu quả của vốn lưu động của doanh nghiệp Lúc này, đối với bộ phận nào mà tác động mạnh nhất đến sự tăng lên của khoản phải thu thì cần có biện pháp khống chế sự gia tăng này.

Tuy nhiên để phân tích một cách chính xác hơn cũng cần phải xem xét đến các yếu tố như chính sách tín dụng của doanh nghiệp hay đối tượng doanh nghiệp kịnh doanh Chẳng hạn về chính sách tín dụng, thì việc tăng lên hay giảm đi của khoản phải thu có thể là do doanh nghiệp áp dụng chính sách nới lỏng hay thắt chặt tín dụng đối với khách hàng nên sự tăng, giảm này là chủ động từ phía doanh nghiệp, do đó mà không thể kết luận là quản lý kém hiệu quả các khoản phải thu Hay về đối tượng doanh nghiệp, có thể những doanh nghiệp như doanh nghiệp thương mại thường bộ phận khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong vốn lưu động nên sự tăng lên của chỉ tiêu là một biểu hiện tốt vì nó chứng tỏ trong năm nay, doanh nghiệp đạt được mức tiêu thụ rất cao.

3.3 Phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho :

Phân tích hàng tồn kho là việc rất quan trọng bởi lẽ giá trị hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản lưu động nên sự biến động của chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của vốn lưu động Mặt khác, bất kì một doanh nghiệp nào đi nữa cũng muốn có một khoản tồn kho thích hợp, các khoản dự trữ này sẽ đủ đảm bảo cho tính liên

Trang 14

tục của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự an toàn khi có biến cố bất thường xảy rá, hay dự trữ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu thị trường khi cần thiết Nên một lần nữa ta thấy được tầm quan trọng của hàng tồn kho là như thế nào Để phân tích biến động của chỉ tiêu tồn kho ta lập bảng sau :

BẢNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO

Chỉ tiêu Năm n Năm n+1 Chênh lệch () Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)Số tiềnTT (%)

Từ bảng phân tích trên thì ta sẽ thấy được sự biến động của hàng tồn kho như thế nào và biết được nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó, cụ thể là do bộ phận nào trong hàng tồn kho chủ yếu gây nên sự biến động đó và sự biến động này tốt hay xấu Chẳng hạn trong năm n+1, tổng giá trị của hàng tồn kho tăng so với năm n là nao nhiêu, trong đó chủ yếu là bộ phận nào của hàng tồn kho tăng lên Nếu là do nguyên vật liệu thì sự gia tăng này có thể là tốt vì có thể trong năm này doanh nghiệp cần sản xuất một lượng lớn sản phẩm theo đơn đặt hàng hay do năm trước sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ mạnh nên năm nay cần dự trữ thêm NVL để tăng sản lượng sản xuất, còn nếu do thành phẩm tồn kho tăng lên thì có thể đó là một biểu hiện xấu vì chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp kém hơn nên làm cho thành phẩm tồn kho tăng lên, nên có thể dẫn đến ứ động vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cần có biện pháp thích hợp trong khâu tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Ngược lại, hàng tồn kho giảm đi so với năm trước thì chủ yếu là do bộ phận nào, NVL tồn kho, TP tồn kho hay CP SXKD dở dang Tương tự như vậy, sự giảm xuống của các bộ phận này là tốt hay xấu, từ đó có biện pháp thích hợp để quản lý.

Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản lý cần có một lượng tồn kho thích hợp cho doanh nghiệp của mình, chẳng hạn trong ngành sản xuất như các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị có lượng tồn kho rất cao vì thời gian hoàn thành sản phẩm lâu nên không thể đánh giá là không tốt Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường tỉ lệ tồn kho thấp vì không cần nguyên vật liệu tồn kho, hay sản phẩm dở dang tồn kho, do đó cũng không thể đánh giá là tốt được.

4 Phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động

Trang 15

4.1 Phân tích hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động nói chung

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua các chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay bình quân của vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động thể hiện doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả không, hợp lý không Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp.

a) Số vòng quay bình quân của vốn lưu động (hệ số đảm nhiệm vốn

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhận bao nhiên đồng doanh thu Trị giá chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh nên hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng lớn Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ, thanh toán Ngược lại chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ vốn lưu động quay càng chậm nên hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng thấp, cần phải có những biện pháp thích hợp trong việc quản lý hàng tồn kho, phải thu và tiêu thụ để làm tăng số vòng quay vốn lưu động Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng vốn càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

Trang 16

Chỉ tiíu năy đânh giâ khả năng luđn chuyển hăng tồn kho của doanh nghiệp Trị giâ chỉ tiíu năy căng cao thì công việc kinh doanh được đânh giâ lă tốt, khả năng hoân chuyển tăi sản năy thănh tiền cao Tuy nhiín chỉ tiíu năy cao quâ thì cũng không phải lă tốt vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt trong dự trữ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Ngược lại chỉ tiíu năy căng thấp thì chứng tỏ hăng tồn kho bị ứ đọng nhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khđu dự trữ nín lăm cho khả năng hoân chuyển thănh tiền của vốn lưu động thấp, lăm giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

b) Số ngăy của 1 vòng quay hăng tồn kho :

N (số ngăy của 1 vòng quay HTK) = GiátrịGiáhàngvốntồnhàngkhobánbìnhquân x 360 Chỉ tiíu năy cũng thể hiện khả năng luđn chuyển của hăng tồn kho nhanh hay chậm Nó cho biết lă để hăng tồn kho quay được 1 vòng thì mất bao nhiíu ngăy Khâc với chỉ tiíu số vòng quay hăng tồn kho, chỉ tiíu số vòng quay của hăng tồn kho căng nhỏ thì tốt chứng tỏ hăng tồn kho quay nhanh, ngược lại căng lớn thì hăng tồn kho quay chậm.

4.3 Phđn tích hiệu quả quản lý, sử dụng khoản phải thu :

Chỉ tiíu phđn tích :

- Số vòng quay của khoản phải thu khâch hăng (H phải thu)

H phải thu = SốdưDTnợthuầnbìnhquânbánchịucáckhoản ThuếphảiGTGTthukháchđầurahàng

Chỉ tiíu năy phản ânh tốc độ chuyển đổi câc khoản phải thu thănh tiền, trị giâ chỉ tiíu năy căng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu căng nhanh Điều năy được đânh giâ lă tốt vì khả năng hoân chuyển thănh tiền nhanh, do vậy đâp ứng được nhu cầu thanh toân nợ Tuy nhiín nếu hệ số năy cao quâ có thể không tốt vì có thể doanh nghiệp thắt tín dụng bân hăng, do vậy dẫn tới có thể ânh hưởng đến doanh nghiệp của doanh nghiệp Vì vậy khi đânh giâ khả năng chuyển đổi câc khoản phải thu thănh tiền cần xem xĩt đến chính sâch tíndụng bân hăng của doanh nghiệp:

Số ngăy của một chu kỳ nợ (Nn) :

Nn = SốdưDTnợthuầnbìnhbánquânchịucáckhoảnThuếphảiGTGTthuđầukháchrahàng

Trang 17

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của 1 chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu tiền Chỉ tiêu này nếu so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho từng khách hàng thì sẽ đánh giá được tình hình thu hồi nợ và khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh hay chậm.

Trang 18

PHẦN II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNGVỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29 - 3

A ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY:

I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆMVỤ CỦA CÔNG TY:

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

- Sau ngày miền Nam giải phóng, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống mới, 38 nhà công thương, tiểu thương ở Đà Nẵng đã cùng nhau góp hơn 200 lạng vàng để thành lập “Tổ hợp Dệt khăn 29-3” Ngày 29/3/1976 Tổ hợp đã chính thức đi vào hoạt động với số công nhân ban đầu là 58 người

- Từ năm 1976 đến năm 1978 là giai đoạn làm quen với công nghệ Dệt, sản phẩm trong giai đoạn này chỉ là khăn mặt và chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước Để có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất Ngày 28/11/1978 UBND Tỉnh QNĐN (cũ) cho phép Tổ hợp chuyển thành “Xí nghiệp Công ty hợp doanh 29-3”.

- Từ năm 1979 - 1984: Xí nghiệp từng bước phát triển sản xuất với những bước đi vững chắc, mặt bằng xí nghiệp được mở rộng lên 10.000m2

trong đó có 3.000m2 nhà xưởng được xây dựng Ngày 29/3/1984 Xí nghiệp được phép chuyển thành Đơn vị quốc doanh có tên gọi là “Nhà máy Dệt 29/3”.

- Từ năm 1984 - 1989: Nhà máy liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch với sản lượng năm sau cao hơn năm trước trên 20% Trong thời gian này nhà máy được Tỉnh bầu là lá cờ đầu và được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng III.

- Từ năm 1989 - 1992: Nhà máy gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ chính là Liên Xô (cũ) và Đức bị mất Trong tình hình đó Nhà máy cố gắng mở rộng thị trường đa dạng hoá sản phẩm và thành lập một xưởng may mặc xuất nhập khẩu.

- Ngày 3/11/1992 theo quyết định số 3156/QĐ-UB của UBND Tỉnh QNĐN (cũ) Nhà máy Dệt 29/3 đổi tên thành Công ty Dệt may 29-3 với tên giao dịch HACHIBA với tổng kinh doanh trên 7 tỷ đồng Việt Nam.

- Từ năm 1992 đến nay Công ty không ngừng mở rộng sản xuất, trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị mới với năng suất và chất lượng cao, đào tạo tay nghề cho công nhân Từ đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã ổn định trở lại và từng bước phát triển

2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Trang 19

Công ty Dệt may 29-3 là một doanh nghiệp quốc doanh hoạt động dưới sự quản lý của Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng, Công ty Dệt 29-3 có nhiệm vụ chức năng chủ yếu như:

+ Sản xuất và kinh doanh mặt hàng kinh doanh gồm: khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, khăn trải giường phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa.

+ Gia công các mặt hàng may mặc như: áo Jacket, áo sơ mi, quần Short và các mặt hàng dệt kim.

+ Góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đề ra + Duy trì và phát triển sản xuất ổn định

II- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TYDỆT MAY 29-3:

Công ty Dệt may 29-3 là một đơn vị quốc doanh trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng thực hiện những chức năng của mình là sản xuất kinh doanh mặt hàng khăn bông các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đồng thời công ty nhận thực hiện gia công các mặt hàng may mặc theo đơn đặt hàng của mọi khách hàng trong và ngoài nước Vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty được phân định rõ ràng với 2 ngành chính là ngành dệt may và may mặc.

1 Ngành dệt:

Dệt khăn bông là ngành truyền thống của Công ty Dệt may 29-3 Hoạt động này đã đưa công ty từng bước khởi đầu (1976 - 1978) đến lúc hưng thịnh (1984 1989), rồi gặp khó khăn trong những năm (1990 -1992) Sau đó ổn định và phát triển như ngày nay.

Sản phẩm ngành dệt của công ty gồm nhiều loại từ khăn mặt, khăn tắm đến áo choàng tắm với các kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc khác nhau Với nguyên vật liệu dùng cho sản xuất khăn bao gồm: sợi, hoá chất, màu in lấy từ một số nhà cung cấp trong nước như Công ty Dệt Hoà Thọ, Công ty Dệt Huế , Công ty Sợi Nha Trang và ngoài ra công ty còn nhập sợi từ một số nước khác như Ấn Độ, Pakistan bằng đường biển qua Cảng Đà Nẵng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt của công ty bao gồm cả trong lẫn ngoài nước, trong đó thị trường nước ngoài là chủ yếu, bao gồm các nước như: Nhật Bản, EU, Nga Đây là thị trường đòi hỏi tương đối khắc khe và chất lượng song lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty Chứng tỏ công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững và phát triển thị trường này.

SƠ ĐỒ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ HIẾU TIÊU THỤ KHĂN BÔNG

Trang 20

Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá rộng nhưng trong tình hình cạnh tranh hiện nay, để giữ vững và mở rộng thị trường là điều hết sức khó khăn Do ngày càng xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn với quy trình công nghệ mới, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng phong phú, chất lượng cao Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty như: Công ty Dệt Khai Minh Hà Nội (Miền Bắc), Công ty Dệt Phong Phú và Công ty Dệt Sài Gòn (Miền Nam) là 2 đối thủ mạnh với Công ty Dệt Phong Phú lớn mạnh về mọi mặt với thiết bị hiện đại, nhiều bộ phận công nghệ dệt điều khiển bằng điện tử nên mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm cao, thích hợp với nhu cầu trong và ngoài nước, còn ở Miền Trung, là Công ty Dệt Hải Vân cũng là một đối thủ lớn Còn trên thị trường Châu Á phải kể đến những công ty dệt lâu đời của Trung Quốc Do đó, đòi hỏi công ty phải nổ lực hết mình để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến để có thể duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ

2 Ngành may mặc:

Nhành này ở công ty được bắt đầu hình thành từ năm 1992 với hình thức gia công hành xuất khẩu cho các đơn vị trong và ngoài nước Doanh thu ngành may mặc chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu nhưng lợi nhuận chiếm 25% trong lợi nhuận toàn công ty Sản phẩm của ngành may mặc của công ty bao gồm áo Jacket các loại, áo sơ mi, quần thể thao, bộ đồ thể thao

Trang 21

Hầu hết toàn bộ sản phẩm của ngành may mặc của công ty đều được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, trong đó chủ yếu là ở các nước như: Đài Loan, Nhật Bản và EU Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phát triển tốt, việc giao lưu quốc tế được mở rộng trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá Bên cạnh đó nước ta có những chính sách tích cực đối với việc sản xuất hàng xuất khẩu (áp dụng thuế suất 0% thuế GTGT cho hàng xuất khẩu) nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt may 29-3 nói riêng những cơ hội tốt để phát triển

III- TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY DỆT MAY 29-3:

1 Cơ cấu tổ chức sản xuất:

Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ SẢN XUẤT CÔNG TY

Công ty Dệt may 29-3 thực hiện chức năng chính là sản xuất mặt hàng khăn bông các loại phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời công ty nhận ký hợp đồng gia công nhiều loại mặt hàng may mặc, sản phẩm sản xuất ra theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước Song với chức năng của công ty, nhiệm vụ của bộ phận sản xuất là tiến hành chỉ đạo và giám sát chặt chẽ các hoạt động của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức sản xuất của mình, thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mục tiêu của công ty đề ra

Trang 22

- Xưởng dệt: trực tiếp chế biến sợi (nguyên vật liệu chính) thành sản phẩm khăn thôgn qua việc nấu, tẩy, nhuộm và dệt để tạo ra thành phẩm khăn

- Xưởng may: phần lớn nhận nguyên vật liệu của khách hàng, bộ phận này sẽ tiến hành gia công theo yêu cầu của khách hàng để tạo ra thành phẩm theo đúng quy định của đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký kết giữa công ty với khách hàng

2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Dệt may 29-3:

Khái quát chung sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

Giám đốc xí nghiệp may

Trang 23

Tại mỗi phòng ban của công ty đều có những chức năng, nhiệm vụ tương đối độc lập

- Giám đốc: là người quản lý điều hành tất cả các hoạt động của

công ty

+ Phó Giám đốc I: (Phụ trách kinh doanh)

Trợ lý cho Giám đốc về kinh tế và chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất thống kê lao động.

+ Phó Giám đốc II: (Phụ trách công tác nội chính)

Thay mặt Giám đốc ký phát các văn bản, chứng từ thông báo, phụ trách về mặt đời sống đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty

+ Phó Giám đốc III: (Phụ trách về mặt kỹ thuật)

Chuyên kỹ thuật, tổ chức sản xuất đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật.

- Phòng tổ chức hành chính (TC-HC): Tổ chức dân sự, giải quyết

chính sách.

- Phòng kế toán: lập kế hoạch tài chính, tính giá thành sản phẩm và

lập báo cáo tài chính, tổ chức bảo quản và lưu trữ dữ liệu kế toán

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (KD-XNK): xây dựng kế hoạch

sản xuất, tham mưu cho Giám đốc, ký kết hợp đồng kinh tế, quản lý kho, mua vật tư.

- Ban quản lý công trình (phòng điều hành sửa chữa): đầu tư xây

dựng, sửa chữa và nâng cao dự án.

- Phòng kỹ thuật: lập kế hoạch khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất

sản phẩm, thiết kế mẫu mã, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

- Phòng cơ nhiệt điện: đảm bảo hệ thống mạng lưới điện các phòng

ban trong công ty đều vận hành tốt

- Phòng quản trị đời sống: chịu trách nhiệm về giữ phúc lợi, khen

thưởng và các chính sách khác cho cán bộ công nhân viên

Ngoài ra công ty còn có 2 Xí nghiệp may và dệt đứng đầu là Giám đốc xí nghiệp, dưới 2 Giám đốc là các xưởng, bộ phận phụ thuộc có chức năng và nhiệm vụ cụ thể tương đương với tên gọi.

Trang 24

IV- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29-3:

Để thực hiện tốt công tác kế toán với đầy đủ các chức năng về thông tin kiểm tra và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mô hình tổ chức hạch toán kế toán được áp dụng là mô hình kế toán tập trung Mọi công tác kế toán đều tập trung ở phòng tài vụ, các phân xưởng chỉ có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp các số liệu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đưa vào sản xuất, tính ngày công và định kỳ chuyển sốliệu đó cho phòng kế toán giúp việc xử lý thông tin một cách kịp thời cũng như bộ máy kế toán gọn nhẹ.

1 Tổ chức bộ máy kế toán:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức kế toán tại công ty, chịu trách

nhiệm trước công ty về toàn bộ công tác hạch toán kế toán, đồng thời điều hành mọi hoạt động chung cho phòng

- Kế toán tổng hợp: tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, kế toán tổng hợp kiêm luôn phần công nợ với khách hàng.

- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ lập các chứng từ thu chi tiền mặt,

tiền gởi và thanh toán công nợ.

Trang 25

- Kế toán tài sản cố định kiêm luôn kế toán tiêu thụ: là người theo

dõi sự biến động tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ, đồng thời theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm

- Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi nguồn vốn XDCB và các quỹ

của công ty.

- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, cung

cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tính giá thành, đồng thời kế toán vật tư kiêm luôn phần công nợ với nhà cung cấp

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi bảo quản tiền mặt.

2 Hình thức kế toán:

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” với kỳ hạch toán là quý Hệ thống sổ sách bao gồm: Sổ cái, các sổ kế toán chi tiết, Nhật ký chứng từ, bảng kê và báo cáo kế toán

Ngày đăng: 24/09/2012, 17:22

Hình ảnh liên quan

IV- NỘI DUNG PHĐN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VĂ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG : - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc
IV- NỘI DUNG PHĐN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VĂ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG : Xem tại trang 8 của tài liệu.
Với việc lập bảng phđn tích như trín giúp ta biết được tình hình phđn bổ vốn lưu động ở doanh nghiệp như thế năo, tỉ trọng từng loại TSLĐ trong  tổng tăi sản lưu động vă việc phđn bổ như thế đê hợp lý hay chưa - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

i.

việc lập bảng phđn tích như trín giúp ta biết được tình hình phđn bổ vốn lưu động ở doanh nghiệp như thế năo, tỉ trọng từng loại TSLĐ trong tổng tăi sản lưu động vă việc phđn bổ như thế đê hợp lý hay chưa Xem tại trang 9 của tài liệu.
BẢNG PHĐN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc
BẢNG PHĐN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN Xem tại trang 12 của tài liệu.
BẢNG PHĐN TÍCH KHOẢNPHẢI THU - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc
BẢNG PHĐN TÍCH KHOẢNPHẢI THU Xem tại trang 13 của tài liệu.
3.3. Phđn tích tình hình quản lý hăng tồn kho: - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

3.3..

Phđn tích tình hình quản lý hăng tồn kho: Xem tại trang 14 của tài liệu.
Nhănh năy ở công ty được bắt đầu hình thănh từ năm 1992 với hình thức gia công hănh xuất khẩu cho câc đơn vị trong vă ngoăi nước - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

h.

ănh năy ở công ty được bắt đầu hình thănh từ năm 1992 với hình thức gia công hănh xuất khẩu cho câc đơn vị trong vă ngoăi nước Xem tại trang 20 của tài liệu.
- Kế toân vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, cung cấp số liệu cho kế toân tổng hợp để tính giâ thănh, đồng thời kế toân vật tư  kiím luôn phần công nợ với nhă cung cấp - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

to.

ân vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, cung cấp số liệu cho kế toân tổng hợp để tính giâ thănh, đồng thời kế toân vật tư kiím luôn phần công nợ với nhă cung cấp Xem tại trang 25 của tài liệu.
Ta có bảng phđn tích như sau: - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

a.

có bảng phđn tích như sau: Xem tại trang 28 của tài liệu.
BẢNG PHĐN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc
BẢNG PHĐN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN Xem tại trang 29 của tài liệu.
Nhìn lại bảng trín ta thấy tiền của công ty chủ yếu lă tiền gởi ngđn hăng, khoản mục năy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền của công ty - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

h.

ìn lại bảng trín ta thấy tiền của công ty chủ yếu lă tiền gởi ngđn hăng, khoản mục năy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền của công ty Xem tại trang 29 của tài liệu.
BẢNG PHĐN TÍCH HĂNG TỒN KHO - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc
BẢNG PHĐN TÍCH HĂNG TỒN KHO Xem tại trang 31 của tài liệu.
3.3. Phđn tích tình hình quản lý, sử dụng hăng tồn kho: - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

3.3..

Phđn tích tình hình quản lý, sử dụng hăng tồn kho: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Dựa văo công thức ở phầ nI vă sốliệu trín bảng cđn đối kế toân của công ty trong 1 năm, ta lập bảng phđn tích sau:  - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

a.

văo công thức ở phầ nI vă sốliệu trín bảng cđn đối kế toân của công ty trong 1 năm, ta lập bảng phđn tích sau: Xem tại trang 34 của tài liệu.
BẢNG PHĐN TÍCH TỐC ĐỘ LUĐN CHUYỂN CỦA HĂNG TỒN KHO - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc
BẢNG PHĐN TÍCH TỐC ĐỘ LUĐN CHUYỂN CỦA HĂNG TỒN KHO Xem tại trang 35 của tài liệu.
BẢNG CĐN ĐỐI KẾ TOÂN NĂM 2002 - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

2002.

Xem tại trang 50 của tài liệu.
1. TSCĐ hữu hình 211 53.043.595.866 54.009.446.961 - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

1..

TSCĐ hữu hình 211 53.043.595.866 54.009.446.961 Xem tại trang 51 của tài liệu.
BẢNG CĐN ĐỐI KẾ TOÂN NĂM 2002 - Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty dệt may 293.doc

2002.

Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan