Nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế

27 1.4K 5
Nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU41. Cơ sở lý luận của nguyên tắc công bằng trong Luật Biển quốc tế.52. Nội dung nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế62.1. Nguyên tắc công bằng đối với các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý62.2. Chủ quyền đối với biển cả112.3 Vùng (Zone) là di sản chung của loài người122.4. Công bằng trong phân định biển173. Ý nghĩa nguyên tắc công bằng204. Thực tiễn áp dụng.224.1. Thực tiễn việc áp dụng nguyên tắc công bằng trên thế giới.224.2. Liên hệ nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế ở Việt Nam234.2.1 Việt Nam và việc ký hiệp định về phân định biển.234.2.2. Nguyên tắc công bằng trong hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000.24KẾT LUẬN27TÀI LIỆU THAM KHẢO28 LỜI MỞ ĐẦUBiển chiếm gần 71 phần trăm bề mặt Trái đất của chúng ta và ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế của các quốc gia, dân tộc trên thế giới nhờ những tài nguyên và giá trị mà nó mang lại. Những thành tựu của khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong việc phát huy, khai thác tiềm năng lớn của biển đã tích cực thúc đẩy các quốc gia tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển không những ở chính các vùng Biển thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia hay là các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán mà còn đối với các vùng biển không thuộc quyền tài phán của các quốc gia. Chính điều này đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, cần phải có trong việc tạo ra một cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tới các lợi ích liên quan đến biển đặc biệt là các khu vực thuộc lãnh thổ quốc tế như biển cả hay Vùng ( Zone – đáy biển và lòng đất dưới đáy biển) nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán của các quốc gia. Và cũng như bất cứ một Ngành luật nào khác trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế, để các quy phạm pháp luật của nó thực sự phát huy hiệu quả như mục đích và ý nghĩa của nó đặt ra thì không thể thiếu những nguyên tắc mang tính chỉ đạo, định hướng. Và bên cạnh những nguyên tắc khác của Luật Biển quốc tế thì nguyên tắc công bằng thực sự là một nguyên tắc cần phải được nhìn nhận, đánh giá và thực thi theo ý nghĩa tốt đẹp của nó. Để mỗi quốc gia có thể đảm bảo cho mình những quyền lợi mà mình được hưởng và hơn hết là để các quốc gia khác tôn trọng và đảm bảo cho họ sự “Công bng” đó. 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc công bằng trong Luật Biển quốc tế.Nhận thức được tầm quan trọng của biển cũng như những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc khai thác, sử dụng, nghiên cứu…các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hay đối với các vùng biển thuộc lãnh thổ quốc tế, thì từ rất sớm các Nguyên tắc lớn của Luật Biển đã hình thành. Nhiều vấn đề pháp lý đã được đặt ra về biển trong thực tiễn quốc tế đã dần dần được giải quyết. Điển hình và tiến bộ nhất là việc thông qua Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển tại Môntêgobay ( Jamaica ), ngày 10 tháng 12 với 320 Điều khoản, 17 Phần và 9 Phụ lục. Với sự kiện này, Công ước thực sự là một bản Hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế khi nó đã đề cập được toàn diện tất cả các vấn đề thuộc pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật , hợp tác và giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đặt ra các nguyên tắc khác như tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển thì nguyên tắc công bằng với đúng như tên gọi của nó đã phần nào tạo ra được một sự công bằng giữa các quốc gia, dù chí ít là trên một tinh thần mang ý nghĩa tốt đẹp và cao cả. Tư tưởng chủ đạo của nguyên tắc này gần như đã được cụ thể hóa một cách đầy đủ và trọn vẹn xuyên suốt các nội dung của Công ước. Từ việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc phân định các vùng biển cho tới việc thực thi quyền hạn và chức năng của các cơ quan quyền lực đều thể hiện được một sự công bằng tương đối rõ ràng. Nhằm đảm bảo cho mỗi quốc gia dù có biển hay không có biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng.2. Nội dung nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tếCông ước của liên hợp quốc về luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực pháp điển hóa luật biển quốc tế. Có thể nói Công ước năm 1982 ra đời đã khắc phục được tất cả các nhược điểm trong quy định của các công ước là sản phẩm của hai lần tổ chức hội nghị quốc tế về biển của Liên hợp quốc trước đây. Công ước năm 1982 là điều ước quốc tế tổng hợp đã quy định cụ thể hóa hơn so với công ước năm 1958 ở việc quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động cơ bản về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương phục vụ cho các điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện đại. Điểm nổi bật ở đây đó là lần đầu tiên trong Công ước năm 1982 có những quy phạm rất đặc biệt như Điều 311 điều chỉnh “ thăng bằng” quyền và lợi ích giữa các quốc gia khác nhau: các quốc gia hùng mạnh, các quốc gia công nghiệp phát triển, các quốc gia đang phát triển, và các quốc gia ven biển qua sự công bằng trong việc áp dụng công ước trong vùng biển chung. Cụ thể Điều 311 về mối quan hệ giữa công ước 1982 với các công ước và điều ước quốc tế khác có quy định “Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng không thể có sự sửa đổi nào đối với nguyên tắc cơ bản về di sản chung của loài người đã được nêu lên ở Điều 136 và các quốc gia này sẽ không tham gia vào một điều ước nào vi phạm nguyên tắc ấy.”Qua những quy định tiến bộ trong Công ước năm 1982 phục vụ cho sự bình đẳng phát triển của các quốc gia đã nêu bật được tính công bằng trong luật biển quốc tế từ đó ta có thể thấy được những khía cạnh của nguyên tắc công bằng được ấn định trong công ước.2.1. Nguyên tắc công bằng đối với các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lýĐầu tiên đó là sự thừa nhận những quyền của các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như các quốc gia có biển ở phạm vi mà Luật biển cho phép và nghĩa vụ không làm gì phương hại đến quyền sử dụng biển cả của các quốc gia khác.Ở đây đề cập đến khái niệm biển cả thì ta có thể thấy được sự khác biệt giữa biển cả và các vùng biển khác qua Điều 86 của Công ước 1982 về phạm vi áp dụng của phần VII công ước về biển cả: “Phần này áp dụng cho tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Điều này không hạn chế về bất cứ phương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng trong vùng đặc quyền về kinh tế theo Điều 58.” Và trong Điều 3 Luật Biển Việt Nam về giải thích từ ngữ có quy định “Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”. Tuy nhiên, trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có khái niệm “vùng biển quốc tế” mà chỉ có khái niệm “Biển cả” được quy định chi tiết tại phần VII của Công ước. Do vậy, thuật ngữ “vùng biển quốc tế” (theo Luật biển Việt Nam) hay “biển cả” (theo Công ước) chỉ là một. Có thể nhận thấy được rằng với việc mở rộng dần dần khả năng khai thác, nghiên cứu của các nước đối với các vùng biển trên thế giới thì diện tích và tần suất sử dụng biển cả đã tăng lên đáng kể nên việc chia sẻ phần biển không thuộc chủ quyền hay quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia này đã trở nên quan trọng và cần thiết. Và việc đặt ra nguyên tắc sử dụng công bằng nguồn tài nguyên chung này là tất yếu để tránh tranh chấp gây mất ổn định, hòa bình trên thế giới. Nhìn chung với việc trao cho những nước có vị trí địa lý kém thuận lợi có quyền khai thác và sử dụng biển là tiền đề tạo nên tính công bằng của luật biển. Cụ thể ở khía cạnh này là tại Điều 17 của công ước về quyền đi qua không gây hại có quy định “Với điều kiện phải chấp hành công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Ngoài ra còn có các quy định về những vấn đề mang tính công bằng như: các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt cáp ngầm, khai thác sinh vật biển … tại vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại thềm lục địa các quốc gia không ven biển được phép lắp đặt dây cáp ngầm, ống dẫn ngầm, thực hiện nghiên cứu khoa học. Ở những vấn đề này ta thấy được có sự liên hệ giữa nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế với nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc này thì được quy định tại Điều 87 Công ước 1982 về tự do biển cả. Với nội dung rằng biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển và khi các quốc gia thực hiện quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến các hoạt động trong Vùng. Và không cho phép bất cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình. Vì biển cả tồn tại khách quan cùng với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển và do không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào nên quy chế pháp lý của biển cả là quy chế tự do, thể hiện trên hai khía cạnh: Thứ nhất, các quốc gia có quyền và lợi ích giống nhau trong khu vực biển cả; Thứ hai, không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia có vị trí và hoàn cảnh địa lý khác nhau khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả. Qua ý nghĩa trên của nguyên tắc tự do biển cả thấy được vài điểm tương đồng về mặt nội dung của nguyên tắc này với nguyên tắc công bằng: tự do trên biển là các nước đều được tự do không chịu sự ràng buộc của chủ thể nào để thực hiện những quyền chính đáng của mình nhưng tự do của quốc gia này phải tôn trọng tự do của quốc gia khác như vậy tự do ở đây là tự do thực hiện quyền một cách công bằng giữa các quốc gia. Nhưng cũng cần phải nói thêm là dù có thể nội dung và tính chất của các quy định của hai nguyên tắc có vẻ tương đồng, giống nhau ở nhiều điểm và hệ quả pháp lý có thể như nhau nhưng đây vẫn là hai nguyên tắc tách biệt mang ý nghĩa và mục đích khác nhau. Nguyên tắc tự do biển cả thể hiện sự tự do trong việc thực hiện các quyền thích đáng của các quốc gia nhưng sự tự do này nằm trong một phạm vi xác định đó là quyền tự do trên biển quốc tế và vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa, vùng nước đặc biệt: eo biển, kênh đào, vùng nước quần đảo, vùng di sản chung của loài người. Và trên các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia thì các quốc gia khác vẫn có những quyền tự do biển cả nhất định và những quyền này thường hạn chế. Còn nguyên tắc công bằng vì tính chất công bằng phải thể hiện trên mọi lĩnh vực liên quan đến biển như phân định biển… thì có phạm vi áp dụng trên mọi vùng biển.Đặc biệt thể hiện tính công bằng ở đây đó là một số quyền ưu tiên đối với những quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý làm cản trở các quyền khai thác, sử dụng thích hợp biển của họ. Thuật ngữ “quốc gia không có biển” được quy định tại Điều 124 Công ước 1982 thì quốc gia không có biển là mọi quốc gia không có bờ biển và thuật ngữ “quốc gia bất lợi về địa lý” có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng như các quốc gia ven biển không thể có một vùng đặc quyền kinh tế riêng được quy định tại Điều 70 công ước. Để đảm bảo phần nào được tính công bằng trong việc sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên biển, bảo tồn các nguồn lợi sinh vật biển với những quốc gia kể trên thì tại Điều 69 và Điều 70 trong phần V vùng đặc quyền kinh tế Công ước 1982 có quy định về quyền của các quốc gia không có biển và quyền của các quốc gia bất lợi về địa lý. Theo đó “Một quốc gia không có biển có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển trong cùng một phân khu vực hoặc khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng điều này và các Điều 61 và 62.” Và “Các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, vào việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển ở cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tếvà địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng điều này và các Điều 61 và 62.” Ở đây cũng đã xem xét đến các yếu tố liên quan đến tình hình phát triển ở từng quốc gia, chừng mực đánh bắt tránh gây ảnh hưởng đến quốc gia ven biển và sự hợp tác tự thỏa thuận về khả năng khai thác đánh bắt cũng như sự thiện chí cùng chia sẻ của những quốc gia ven biển: đó là “Khi khả năng đánh bắt của một quốc gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình thì quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hoặc khu vực một cách công bằng cho phép các quốc gia đang phát triển không có biển trong cùng khu vực hay phân khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển thuộc phân khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các bên.” “Các quốc gia phát triển không có biển (hay bất lợi về địa lý) chỉ có quyền tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật theo điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành việc đánh bắt trong vùng.” Và “Các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia không có biển (hay bất lợi về địa lý) ở cùng phân khu vực hay khu vực đó những quyền ngang nhau, hoặc ưu tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.”Ngoài ra để nhấn mạnh hơn tính công bằng giữa các quốc gia có hay không có biển trong việc thực hiện quyền thì Công ước luật biển 1982 dành hẳn một phần (Phần X) và 9 điều (từ điều 124 đến điều 132) để quy định về quyền của quốc gia không có biển đi ra biển và từ biển vào, và tự do quá cảnh. Theo đó các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và

Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường đại học Kinh tế - Luật Tiểu luận môn: Luật quốc tế Giảng viên: Th.s. Nguyễn Thị Thu Trang Đề tài: Nguyên tắc công bằng trong Luật Biển quốc tế MỤC LỤC 1 /27 NHÓM 9 LỜI MỞ ĐẦU Biển chiếm gần 71 phần trăm bề mặt Trái đất của chúng ta và ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế của các quốc gia, dân tộc trên thế giới nhờ những tài nguyên và giá trị mà nó mang lại. Những thành tựu của khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong việc phát huy, khai thác tiềm năng lớn của biển đã tích cực thúc đẩy các quốc gia tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển không những ở chính các vùng Biển thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia hay là các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán mà còn đối với các vùng biển không thuộc quyền tài phán của các quốc gia. Chính điều này đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, cần phải có trong việc tạo ra một cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tới các lợi ích liên quan đến biển đặc biệt là các khu vực thuộc lãnh thổ quốc tế như biển cả hay Vùng ( Zone – đáy biển và lòng đất dưới đáy biển) nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán của các quốc gia. Và cũng như bất cứ một Ngành luật nào khác trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế, để các quy phạm pháp luật của nó thực sự phát huy hiệu quả như mục đích và ý nghĩa của nó đặt ra thì không thể thiếu những nguyên tắc mang tính chỉ đạo, định hướng. Và bên cạnh những nguyên tắc khác của Luật Biển quốc tế thì nguyên tắc công bằng thực sự là một nguyên tắc cần phải được nhìn nhận, đánh giá và thực thi theo ý nghĩa tốt đẹp của nó. Để mỗi quốc gia có thể đảm bảo cho mình những quyền lợi mà mình được hưởng và hơn hết là để các quốc gia khác tôn trọng và đảm bảo cho họ sự “Công bng” đó. 2 /27 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc công bằng trong Luật Biển quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của biển cũng như những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc khai thác, sử dụng, nghiên cứu…các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hay đối với các vùng biển thuộc lãnh thổ quốc tế, thì từ rất sớm các Nguyên tắc lớn của Luật Biển đã hình thành. Nhiều vấn đề pháp lý đã được đặt ra về biển trong thực tiễn quốc tế đã dần dần được giải quyết. Điển hình và tiến bộ nhất là việc thông qua Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển tại Môntêgobay ( Jamaica ), ngày 10 tháng 12 với 320 Điều khoản, 17 Phần và 9 Phụ lục. Với sự kiện này, Công ước thực sự là một bản Hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế khi nó đã đề cập được toàn diện tất cả các vấn đề thuộc pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật , hợp tác và giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đặt ra các nguyên tắc khác như tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển thì nguyên tắc công bằng với đúng như tên gọi của nó đã phần nào tạo ra được một sự công bằng giữa các quốc gia, dù chí ít là trên một tinh thần mang ý nghĩa tốt đẹp và cao cả. Tư tưởng chủ đạo của nguyên tắc này gần như đã được cụ thể hóa một cách đầy đủ và trọn vẹn xuyên suốt các nội dung của Công ước. Từ việc phân định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc phân định các vùng biển cho tới việc thực thi quyền hạn và chức năng của các cơ quan quyền lực đều thể hiện được một sự công bằng tương đối rõ ràng. Nhằm đảm bảo cho mỗi quốc gia dù có biển hay không có biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng. 2. Nội dung nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế 3 /27 Công ước của liên hợp quốc về luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực pháp điển hóa luật biển quốc tế. Có thể nói Công ước năm 1982 ra đời đã khắc phục được tất cả các nhược điểm trong quy định của các công ước là sản phẩm của hai lần tổ chức hội nghị quốc tế về biển của Liên hợp quốc trước đây. Công ước năm 1982 là điều ước quốc tế tổng hợp đã quy định cụ thể hóa hơn so với công ước năm 1958 ở việc quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động cơ bản về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương phục vụ cho các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện đại. Điểm nổi bật ở đây đó là lần đầu tiên trong Công ước năm 1982 có những quy phạm rất đặc biệt như Điều 311 điều chỉnh “ thăng bằng” quyền và lợi ích giữa các quốc gia khác nhau: các quốc gia hùng mạnh, các quốc gia công nghiệp phát triển, các quốc gia đang phát triển, và các quốc gia ven biển qua sự công bằng trong việc áp dụng công ước trong vùng biển chung. Cụ thể Điều 311 về mối quan hệ giữa công ước 1982 với các công ước và điều ước quốc tế khác có quy định “Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng không thể có sự sửa đổi nào đối với nguyên tắc cơ bản về di sản chung của loài người đã được nêu lên ở Điều 136 và các quốc gia này sẽ không tham gia vào một điều ước nào vi phạm nguyên tắc ấy.” Qua những quy định tiến bộ trong Công ước năm 1982 phục vụ cho sự bình đẳng phát triển của các quốc gia đã nêu bật được tính công bằng trong luật biển quốc tế từ đó ta có thể thấy được những khía cạnh của nguyên tắc công bằng được ấn định trong công ước. 2.1. Nguyên tắc công bằng đối với các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý Đầu tiên đó là sự thừa nhận những quyền của các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như các quốc gia có biển ở phạm vi mà Luật biển cho phép và nghĩa vụ không làm gì phương hại đến quyền sử dụng biển cả của các quốc gia khác. Ở đây đề cập đến khái niệm biển cả thì ta có thể thấy được sự khác biệt giữa biển cả và các vùng biển khác qua Điều 86 của Công ước 1982 về phạm vi áp dụng của phần 4 /27 VII công ước về biển cả: “Phần này áp dụng cho tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Điều này không hạn chế về bất cứ phương diện nào các quyền tự do mà tất cả các quốc gia được hưởng trong vùng đặc quyền về kinh tế theo Điều 58.” Và trong Điều 3 Luật Biển Việt Nam về giải thích từ ngữ có quy định “Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”. Tuy nhiên, trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có khái niệm “vùng biển quốc tế” mà chỉ có khái niệm “Biển cả” được quy định chi tiết tại phần VII của Công ước. Do vậy, thuật ngữ “vùng biển quốc tế” (theo Luật biển Việt Nam) hay “biển cả” (theo Công ước) chỉ là một. Có thể nhận thấy được rằng với việc mở rộng dần dần khả năng khai thác, nghiên cứu của các nước đối với các vùng biển trên thế giới thì diện tích và tần suất sử dụng biển cả đã tăng lên đáng kể nên việc chia sẻ phần biển không thuộc chủ quyền hay quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia này đã trở nên quan trọng và cần thiết. Và việc đặt ra nguyên tắc sử dụng công bằng nguồn tài nguyên chung này là tất yếu để tránh tranh chấp gây mất ổn định, hòa bình trên thế giới. Nhìn chung với việc trao cho những nước có vị trí địa lý kém thuận lợi có quyền khai thác và sử dụng biển là tiền đề tạo nên tính công bằng của luật biển. Cụ thể ở khía cạnh này là tại Điều 17 của công ước về quyền đi qua không gây hại có quy định “Với điều kiện phải chấp hành công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Ngoài ra còn có các quy định về những vấn đề mang tính công bằng như: các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt cáp ngầm, khai thác sinh vật biển … tại vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại thềm lục địa các quốc gia không ven biển được phép lắp đặt dây cáp ngầm, ống dẫn ngầm, thực hiện nghiên cứu khoa học. Ở những vấn đề này ta thấy được có sự liên hệ giữa nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế với nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc này thì được quy định tại Điều 87 Công ước 1982 về tự do biển cả. Với nội dung rằng biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc 5 /27 gia dù có biển hay không có biển và khi các quốc gia thực hiện quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến các hoạt động trong Vùng. Và không cho phép bất cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình. Vì biển cả tồn tại khách quan cùng với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển và do không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào nên quy chế pháp lý của biển cả là quy chế tự do, thể hiện trên hai khía cạnh: Thứ nhất, các quốc gia có quyền và lợi ích giống nhau trong khu vực biển cả; Thứ hai, không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia có vị trí và hoàn cảnh địa lý khác nhau khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả. Qua ý nghĩa trên của nguyên tắc tự do biển cả thấy được vài điểm tương đồng về mặt nội dung của nguyên tắc này với nguyên tắc công bằng: tự do trên biển là các nước đều được tự do không chịu sự ràng buộc của chủ thể nào để thực hiện những quyền chính đáng của mình nhưng tự do của quốc gia này phải tôn trọng tự do của quốc gia khác như vậy tự do ở đây là tự do thực hiện quyền một cách công bằng giữa các quốc gia. Nhưng cũng cần phải nói thêm là dù có thể nội dung và tính chất của các quy định của hai nguyên tắc có vẻ tương đồng, giống nhau ở nhiều điểm và hệ quả pháp lý có thể như nhau nhưng đây vẫn là hai nguyên tắc tách biệt mang ý nghĩa và mục đích khác nhau. Nguyên tắc tự do biển cả thể hiện sự tự do trong việc thực hiện các quyền thích đáng của các quốc gia nhưng sự tự do này nằm trong một phạm vi xác định đó là quyền tự do trên biển quốc tế và vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa, vùng nước đặc biệt: eo biển, kênh đào, vùng nước quần đảo, vùng di sản chung của loài người. Và trên các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia thì các quốc gia khác vẫn có những quyền tự do biển cả nhất định và những quyền này thường hạn chế. Còn nguyên tắc công bằng vì tính chất công bằng phải thể hiện trên mọi lĩnh vực liên quan đến biển như phân định biển… thì có phạm vi áp dụng trên mọi vùng biển. Đặc biệt thể hiện tính công bằng ở đây đó là một số quyền ưu tiên đối với những quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý làm cản trở các quyền khai thác, sử 6 /27 dụng thích hợp biển của họ. Thuật ngữ “quốc gia không có biển” được quy định tại Điều 124 Công ước 1982 thì quốc gia không có biển là mọi quốc gia không có bờ biển và thuật ngữ “quốc gia bất lợi về địa lý” có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng như các quốc gia ven biển không thể có một vùng đặc quyền kinh tế riêng được quy định tại Điều 70 công ước. Để đảm bảo phần nào được tính công bằng trong việc sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên biển, bảo tồn các nguồn lợi sinh vật biển với những quốc gia kể trên thì tại Điều 69 và Điều 70 trong phần V vùng đặc quyền kinh tế Công ước 1982 có quy định về quyền của các quốc gia không có biển và quyền của các quốc gia bất lợi về địa lý. Theo đó “Một quốc gia không có biển có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển trong cùng một phân khu vực hoặc khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng điều này và các Điều 61 và 62.” Và “Các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, vào việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển ở cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tếvà địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng điều này và các Điều 61 và 62.” Ở đây cũng đã xem xét đến các yếu tố liên quan đến tình hình phát triển ở từng quốc gia, chừng mực đánh bắt tránh gây ảnh hưởng đến quốc gia ven biển và sự hợp tác tự thỏa thuận về khả năng khai thác đánh bắt cũng như sự thiện chí cùng chia sẻ của những quốc gia ven biển: đó là “Khi khả năng đánh bắt của một quốc gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình thì quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác hợp tác với nhau để ký kết các thỏa thuận tay đôi, phân khu vực hoặc khu vực một cách công bằng cho phép các quốc gia đang phát triển không có biển trong cùng khu 7 /27 vực hay phân khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển thuộc phân khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và điều kiện thỏa đáng đối với tất cả các bên.” / “Các quốc gia phát triển không có biển (hay bất lợi về địa lý) chỉ có quyền tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật theo điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đã xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành việc đánh bắt trong vùng.” Và “Các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia không có biển (hay bất lợi về địa lý) ở cùng phân khu vực hay khu vực đó những quyền ngang nhau, hoặc ưu tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của mình.” Ngoài ra để nhấn mạnh hơn tính công bằng giữa các quốc gia có hay không có biển trong việc thực hiện quyền thì Công ước luật biển 1982 dành hẳn một phần (Phần X) và 9 điều (từ điều 124 đến điều 132) để quy định về quyền của quốc gia không có biển đi ra biển và từ biển vào, và tự do quá cảnh. Theo đó các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và đi từ biển vào để sử dụng các quyền được trù định trong Công ước, kể cả các quyền liên quan đến tự do trên biển cả và liên quan đến di sản chung của loài người. Vì mục đích ấy, các quốc gia đó được hưởng tự do quá cảnh qua lãnh thổ của các quốc gia quá cảnh bằng mọi phương tiện vận chuyển (khoản 1 Điều 125). Việc vận chuyển quá cảnh không phải nộp thuế quan, thuế hay mọi khoản lệ phí khác, ngoài các khoản thuế trả cho các dịch vụ đặc biệt liên quan đến việc vận chuyển đó (khoản 1 Điều 127). Trong các cảng biển, tàu mang cờ của quốc gia không có biển được hưởng sự đối xử bình đẳng như các tàu nước ngoài khác (Điều 131). Quốc gia quá cảnh là quốc gia có hay không có bờ biển, ở giữa một quốc gia không có biển và biển, mà việc vận chuyển quá cảnh phải đi qua quốc gia đó (điểm mục b, khoản 1 Điều 124). Quốc gia quá cảnh có quyền định ra mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng, các quyền và điều kiện thuận lợi được quy định 8 /27 vì lợi ích của quốc gia không có biển và không hề đụng chạm đến các quyền lợi chính đáng của quốc gia quá cảnh. 2.2. Chủ quyền đối với biển cả Như đã nói ở trên thì biển cả là vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Vì biển cả không thuộc bộ phận của bất kỳ một quốc gia nào nên đòi hỏi đặt ra tính công bằng ở đây đó là biển cả cũng không thuộc chủ quyền riêng biệt của quốc gia nào. Quy định như vậy nhằm bác bỏ mọi yêu sách về chủ quyền đặt ra đối với biển cả và nội dung này được quy định tại Điều 89 Công ước 1982 về tính bất hợp pháp của những yêu sách về chủ quyền đối với biển cả: “Không một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào chủ quyền của mình”. Biển cả không thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào còn được thể hiện ở Điều 95, 96 Công ước 1982 về quyền miễn trừ của các tàu chiến trên biển cả và quyền miễn trừ của các tàu thuyền chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại: “Các tàu chiến (tàu thuyền của Nhà nước hay do Nhà nước khai thác và chỉ dùng cho một cơ quan Nhà nước không có tính chất thương mại trên biển cả) được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ”. Tại mục 2 phần VII về bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của biển cả có thể hiện quan điểm về chủ quyền đối với biển cả ở việc quy định các quyền và nghĩa vụ ở phần này được áp dụng với tất cả các quốc gia. Thể hiện ở Điều 116 về quyền đánh bắt ở biển cả, Điều 117 về nghĩa vụ của các quốc gia có các biện pháp bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả đối với các công dân của mình và Điều 118 về sự hợp tác của các quốc gia trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển và các quyền nghĩa vụ trên biển cả đều được sử dụng vào mục đích hòa bình theo Điều 88 công ước. Và tính công bằng còn thể hiện ở Điều 119 về việc bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả: “Các quốc gia hữu quan chăm lo sao cho những biện pháp bảo tồn và việc áp dụng những biện 9 /27 pháp đó không dẫn đến một sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế đối với bất cứ ngư dân nào, bất kể họ là công dân của quốc gia nào.” 2.3 Vùng (Zone) là di sản chung của loài người “Vùng” (Zone): là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia. Thuật ngữ này được quy định trong Điều 1 Công ước 1982. Và thuật ngữ “tài nguyên” của vùng “là tất cả các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí in situ (ở ngay tại chỗ) trong Vùng, nằm ở đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển này, kể cả các khối đá kim (nodules polymétalliques)” được quy định tại Điều 133 Công ước 1982. Có thể thấy cũng như biển cả tính công bằng trong luật biển ở đây là Vùng cũng không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào và Vùng có chế độ pháp lý là di sản chung của loài người (Điều 136 công ước: “vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người”). Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, để sử dụng vào mục đích hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử, mọi hoạt động trong vùng được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển. Nội dung này được cụ thể hóa tại Điều 137 Công ước 1982 về chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên của nó: “1. Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận. 2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo 10 /27 [...]... nguyên tắc công bằng Phải chăng nguyên tăc công bằng còn cần những điều kiện ràng buộc cụ thể hơn để nguyên tắc này không bị lu mờ bởi sức mạnh kinh tế - chính trị của các nước lớn 25 /27 KẾT LUẬN Ngay từ khi được khai sinh ngày 10/12/1982, bên cạnh những nguyên tắc lớn của Luật biển quốc tế được cụ thể hóa trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 như nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất... thể thiếu trong Luật Biển quốc tế Nguyên tắc này phần nào đã đảm bảo được tính công bằng tương đối cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển Nguyên tắc công bằng cũng đề cao sự thỏa thuận giữa các bên qua việc tôn trọng các điều ước quốc tế song phương và đa phương thể hiện trong Công ước luật Biển 1982 và thực tiễn cho thấy đây cũng là cách giải quyết tranh chấp chủ yếu của các quốc gia... trọng, ý nghĩa, tạo nên một trong những bộ phận hữu cơ của Luật biển quốc tế qua các thời kì, đặc biệt là trong Công ước luật Biển quốc tế 1982 của Liên hợp quốc 19 /27 4 Thực tiễn áp dụng 4.1 Thực tiễn việc áp dụng nguyên tắc công bằng trên thế giới Qua những gì mà Công ước Luật Biển 1982 đặt ra dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia cũng như thực tiễn có tính tập quán quốc tế thì không ai có thể... cơ quan quyền lực quốc tế thực hiện quyền tài phán của mình một cách dễ dàng và công bằng hơn trong việc giải quyết mọi yêu cầu hay tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia – chủ thể quan trọng và chủ yếu của Luật quốc tế Từ đó có thể nhìn nhận một cách tích cực và đúng đắn rằng: Bên cạnh những nguyên tắc quan trọng khác của Luật Biển quốc tế thì nguyên tắc công bằng là một nguyên tắc cực kì quan trọng,... chia công bằng đó là công bằng lệch hướng”.Và một số điều luật rất khó đi vào thực tế như Điều 69 và Điều 70 Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển về quyền của các quốc gia không có Biển và các quốc gia bất lợi về địa lý trong vùng đặc quyền kinh tế Theo đó các quốc gia này có quyền tham gia theo một thể thức công bằng vào việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong. .. cập trong Phán quyết về thềm lục địa biển Bắc ngày 20/02/1969: Công bằng không có nghĩa nhất thiết phải bằng nhau” và trong hàng loạt các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế Cũng trong Phán quyết về thềm lục địa biển Bắc năm 1969 Tòa án Công lý quốc tế cũng đã nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng Lưu ý rằng phải xem xét để đảm bảo các quốc gia sẽ áp dụng các phương thức công bằng. .. các quốc gia trong việc phân định quyền và nghĩa vụ đối với biển 26 /27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 2 Luật biển Việt Nam 2012 3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 4 Lê Văn Bính, Đại dương và luật quốc tế hiện đại, Tạp chí khoa học đại học quốc gia Hà Nội, Luật học 25 (2009) 33-40 5 Nguyễn Việt Long, Lẻ phải luật. .. quyền sở hữu của các cộng đồng quốc tế trong khuôn khổ do luật quốc tế quy định Hơn nữa, một địa vị pháp lý ngang bằng sẽ tránh được tình trạng lạm quyền, mở rộng thẩm quyền để nhằm đưa ra các đơn phương yêu sách những vùng biển rộng lớn hơn, trái với luật quốc tế Nguyên tắc công bằng đã thừa nhận những quyền của các quốc gia không có biển hoặc có điều kiện bất lợi về biển và đây chính là nền tảng pháp... vững chắc để tạo điều kiện cho các quốc gia có thể được hưởng một vùng biển đúng và công bằng Và ý nghĩa hơn hết những lợi ích riêng biệt của mỗi quốc gia thì nguyên tắc công bằng sẽ tạo nên một môi trường Biển hòa bình và ổn định, bởi với nguyên tắc không đặt Biển cả dưới chủ quyền riêng biệt của bất kì quốc gia nào, thì dường như mọi hoạt động trong vùng biển quốc tế sẽ được tiến hành vì mục đích của... khoát trong giai đoạn quá độ này Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng” Để đi đến giải pháp công bằng như đã nói ở trên ta cần hiểu rằng áp dụng công bằng trong phân định biển ở đây không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến hoàn cảnh hữu quan Nguyên tắc công bằng trong phân định biển . tính công bằng trong luật biển quốc tế từ đó ta có thể thấy được những khía cạnh của nguyên tắc công bằng được ấn định trong công ước. 2.1. Nguyên tắc công bằng đối với các quốc gia không có biển. vùng biển đúng và công bằng. 2. Nội dung nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế 3 /27 Công ước của liên hợp quốc về luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 là mốc lịch sử quan trọng trong. liên hệ giữa nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế với nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc này thì được quy định tại Điều 87 Công ước 1982 về tự do biển cả. Với nội dung rằng biển cả được

Ngày đăng: 18/08/2015, 16:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan