Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam (TT)

27 876 6
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH NGUYN QUANG ANH HOàN THIệN CƠ CHế PHáP Lý NHÂN DÂN KIểM SOáT QUYềN LựC NHà NƯớC ở VIệT NAM Chuyờn ngnh : Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut Mó s : 62 38 01 01 TểM TT LUN N TIN S LUT HC H NI - 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: GS.TS. Trần Ngọc Đường Phả n biệ n 1: Phả n biệ n 2: Phả n biệ n 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực nhà nước là một yếu tố cấu thành khách quan của hoạt động thực thi quyền lực nhà nước- có quyền lực thì tất phải có kiểm soát quyền lực để quyền lực không trở thành tuyệt đối. Khi mặc nhiên thừa nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân, không để xảy ra việc dân trao quyền rồi mất quyền thì tất yếu phải kiểm soát. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ghi: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Cương lĩnh khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực" và “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện". Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" (Điều 6); "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân" (Điều 8); "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước" (Điều 9); “Công đoàn… tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…" (Điều 10) và các quy định về quyền con người, quyền công dân. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập cơ sở hiến định để xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài "Hoàn thiệ n cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c ở Việ t Nam" để nghiên cứu, viết luận án tiến sĩ Luật học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Luận án có các nhiệm vụ sau: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong và ngoài nước; chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 2 - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Phân tích lịch sử hình thành, phát triển của cơ chế thông qua các thể chế; đánh giá tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các điều kiện bảo đảm vận hành cơ chế; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước này là Nhân dân - chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước. 3.2. Phạ m vi nghiên cứ u Luận án này chỉ nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân với tư cách là người chủ quyền lực nhà nước tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, Luận án có đề cập đến mối quan hệ giữa các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổng thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin. Về phương pháp cụ thể, Luận án sử dụng: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thống kê; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp luật học so sánh; Phương pháp quy nạp và diễn dịch. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án “Hoàn thiệ n cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c ở Việ t Nam" có một số đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, Luận án đã bổ sung, xây dựng được cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam một cách khoa học, hệ thống và toàn diện. Theo đó, Luận án đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm 3 soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế; khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam. Thứ hai, Luận án đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các thể chế từ năm 1945 đến nay; đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, Luận án đã đề xuất được các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam một cách khoa học, khả thi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; - Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bằng việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp năm 2013. - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước - Sách chuyên khảo: "Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do tác giả Trần Ngọc Đường chủ biên. Cuốn sách: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, của tác giả Trần Ngọc Đường. Cuốn sách: Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay do Đào Trí Úc - Võ Khánh Vinh đồng chủ biên. Cuốn sách: Quyền lực nhà nước và quyền công dân của tác giả Đinh Văn Mậu. Cuốn sách “Sự hạn chế quyền lực Nhà nước"của tác giảNguyễn Đăng Dung. Sách chuyên khảo “Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực 4 tiễn ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Trịnh Thị Xuyến. Sách chuyên khảo “Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước" của tác giả Thái Vĩnh Thắng. - Luận án tiến sĩ Luật học của Trương Thị Hồng Hà về Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng Về cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên, cơ bản thống nhất quan điểm quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân, thuộc về nhân dân; để phục vụ nhân dân, chống sự tha hóa thì phải có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các tác giả đều cho rằng đây là vấn đề mới, rộng, phức tạp nhưng là tất yếu, khách quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước - Cuốn sách Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước của Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành. Sách chuyên khảo Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thị Hiền Oanh. Công trình Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Lê Minh Thông chủ biên. Đề tài khoa học cấp cơ sở: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị do Lê Minh Quân làm Chủ nhiệm. Cuốn sách Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước của Nguyễn Đăng Dung. Sách chuyên khảo Cơ sở lý luận và các nguyên tắc cơ bản để hình thành và quản trị các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam của Nguyễn Mạnh Cường. Sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do Đào Trí Úc và Phạm Hữu Nghị (đồng chủ biên). Sách chuyên khảo Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội do Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên). - Cuốn sách Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng và nhà nước-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, do Đào Trí Úc chủ biên. Đề tài Hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta hiện nay do Hoàng Chí Bảo làm Chủ nhiệm. Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Mạnh Bình về Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Huy Phượng về Giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nội dung các công trình nghiên cứu nêu trên đều luận bàn về vấn đề quyền lực nhà nước từ các phương diện khác nhau đề cập vấn đề dân chủ hóa xã hội nằm trong mối quan 5 hệ, tác động của dân chủ hóa quyền lực nhà nước; vấn đề nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; coi dân chủ đời sống chính trị xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nước như là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội. Một số bài viết đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, những yêu cầu của việc kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện ở Việt Nam… 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Hiện nay, hầu hết các nước dân chủ tư sản đều xây dựng mô hình nhà nước theo nguyên tắc phân quyền và cơ chế kiểm soát được xác định ngay trong cơ cấu tổ chức nhà nước. Cơ chế này do chính các nhánh quyền lực kiểm soát lẫn nhau trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp luật, không để nhánh quyền nào được độc chiếm, chi phối quyền lực của các nhánh còn lại. Ngoài ra, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước còn được xác định từ các thiết chế bên ngoài nhà nước. Đó là những hạt nhân hợp lý đã được vận dụng trên thế giới có hiệu quả cần được nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng hợp lý ở Việt Nam. Bên cạnh lý thuyết phân quyền, nhiều nhà tư tưởng cho rằng quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất được tạo lập từ sự ủy quyền của nhân dân do đó, nhân dân phải làm chủ quyền lực nhà nước thông qua cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện để kiểm soát, giới hạn quyền lực nhà nước. Tiêu biểu là các ông trình của các tác giả sau: Cuốn Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu. Cuốn Bàn về khế ước xã hội của Jean jacques Rousseau. Cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill (1806-1873). Dahl, Robert A. (1989), Dân chủ và những hạn chế của nó (Democracy and Critics). Alvin Toffler với: Cú sốc tương lai, Làn sóng thứ ba, Thăng trầm quyền lực và cuốn Sự đụng độ của những nền văn minh của Samuel Huntington. Một số công trình đã nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước từ các thể chế, lực lượng xã hội như: các đảng phái chính trị, hội, hiệp hội, nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội công dân, các phương tiện thông tin đại chúng… Ngoài ra, nhiều công trình đặt vấn đề tạo môi trường cho kiểm soát quyền lực nhà nước như: nhân quyền, tự do, dân chủ, công khai, minh bạch Tiêu biểu là các công trình của Kriegel và Blandine (1995), Nhà nước và nhà nước pháp quyền (The state and the rule of law); Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr (1999), Kiềm chế tham nhũng- Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia (Curbing corruption: Toward a model for building national integrity); Micheal J.Sodaro (2000), Chính trị so sánh- Một giới thiệu mang tính toàn cầu.(Comparative politics- A global introduction). Những luận giải về nguồn gốc, lý do, yêu cầu và mô hình kiểm soát quyền lực nhà nước gắn liền với dân chủ và phát triển xã hội, khẳng định tính cần thiết và chính đáng của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong các công trình rất phong phú, đa dạng và đó là nguồn tư liệu cần thiết để tham khảo và vận dụng ở Việt Nam. 6 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Một là, về mặt lý luận, Luận án phải làm sáng tỏ: - Khái niệm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích và tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam. Hai là, về mặt thực tiễn, Luận án tập trung vào các vấn đề sau đây: - Nghiên cứu lịch sử hình thành và pháp triển của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam qua các thể chế mà trọng tâm là các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013; thực trạng tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các yếu tố bảo đảm vận hành cơ chế; chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Luận án đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Như vậy, trong chương 1, Luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong các công trình khoa học đã công bố; chỉ ra "khoảng trống", những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về đề tài này. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI NIỆM, CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CHẾ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH, TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 2.1.1. Khái ni󰗈m c ch󰗀 pháp lý nhân dân ki󰗄m soát quy󰗂n l󰗲c nhà n󰗜c Đối với khoa học luật học nước ta, khái niệm cơ chế pháp lý mới ra đời nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Theo đó, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng thể của các yếu tố thể chế, thiết chế và các điều kiện bảo đảm có mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau nhằm xác lập những quyền và khả năng để nhân dân là chủ thể thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. 7 Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, là cơ chế "bên ngoài", mang tính chính trị và xã hội, tính đạo lý và tính pháp lý. Thứ hai, chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước trong cơ chế này là nhân dân. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước với vị thế của người chủ quyền lực, do đó không bị ràng buộc bởi ý chí chủ quan của bất kỳ cơ quan, công chức nhà nước nào. Cơ chế do nhân dân trực tiếp vận hành nên đa dạng về chủ thể và phương thức thực hiện. Thứ ba, hiệu quả hoạt động của cơ chế phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các hình thức, phương thức thực thi dân chủ, sự phát triển của xã hội dân sự. Thứ tư, cơ chế này chỉ vận hành có hiệu quả trong môi trường dân chủ, pháp quyền của đất nước và trên cơ sở nguyên tắc công khai, minh bạch của nhà nước Thứ năm, cơ chế này kết hợp với cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một cơ chế pháp lý tổng thể. 2.1.2. Các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước 2.1.2.1. Các yế u tố cấ u thành cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu thành bởi các yếu tố sau: * Yếu tố thể chế Thể chế là yếu tố cơ bản, đầu tiên cấu thành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác lập những quyền, khả năng, phương thức và các điều kiện bảo đảm để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm các quy định của Hiến pháp và các đạo luật về chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. * Yếu tố thiết chế Thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chính là các tổ chức được hình thành và hoạt động trên cơ sở quy định của hiến pháp và pháp luật để nhân dân thông qua đó thực hiện quyền năng kiểm soát quyền lực nhà nước. Hệ thống thiết chế đó ở nước ta bao gồm: tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam); các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp (Hội nhà báo, Hội nhà 8 văn, Hội liên hiệp thanh niên, Liên hiệp hội các hội khoa học kỹ thuật, Liên hiệp hội các hội văn học nghệ thuật, Hội người mù ) các phương tiện thông tin đại chúng; các thiết chế dân chủ ở cơ sở. * Yếu tố bảo đảm vận hành cơ chế Để cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành có hiệu quả cần phải có các bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế- xã hội sau đây: Một là, môi trường dân chủ và pháp quyền là bảo đảm hàng đầu để hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời để cơ chế đó hoạt động có hiệu quả trên thực tế. Hai là, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật là một trong những bảo đảm quan trọng để cơ chế vận hành hiệu quả. Ba là, điều kiện kinh tế xã hội có vai trò bảo đảm để xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Ngoài các điều kiện nói trên, các yếu tố về lịch sử, dân tộc, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán cũng có vai trò nhất định tác động, ảnh hưởng đến từng bộ phận hay toàn thể cơ chế. 2.1.2.2. Mố i quan hệ giữ a các yế u tố cấ u thành cơ chế pháp lý nhân dân kiể m soát quyề n lự c nhà nư ớ c Yếu tố thể chế có vai trò then chốt, là cơ sở, căn cứ pháp lý chi phối việc thiết lập các thiết chế và xác lập các khả năng, điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện và hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Yếu tố thiết chế có vai trò hiện thực hoá quy định của thể chế bằng thiết lập cấu trúc tổ chức và hoạt động tương ứng với cấu trúc hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Yếu tố bảo đảm chính trị, pháp lý, kinh tế- xã hội cho cơ chế hoạt động có vai trò làm căn cứ cho việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, là nguồn lực để các thiết chế duy trì bộ máy và tổ chức hoạt động, đồng thời là cơ sở và điều kiện để thiết lập, vận hành toàn bộ cơ chế nhằm đạt được mục đích kiểm soát quyền lực nhà nước. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cần phải chú ý đến xây dựng và hoàn thiện cả ba yếu tố trên đồng thời tạo điều kiện để các yếu tố có mối liên hệ, tác động tích cực, phù hợp với nhau trong toàn bộ cơ chế. 2.1.3. Vai trò c󰗨a c ch󰗀 pháp lý nhân dân ki󰗄m soát quy󰗂n l󰗲c nhà n󰗜c Thứ nhất, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là công cụ, phương tiện pháp lý cơ bản, hiệu quả nhất góp phần bảo đảm cho nhân dân thực sự là người chủ của quyền lực nhà nước. Thứ hai, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là phương tiện góp phần đảm bảo cho tính pháp quyền của nhà nước được tăng cường, nhân tố làm cho nhà nước mạnh. Thứ ba, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước có vai trò là phương tiện phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, thiết lập mối quan [...]... HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 4.1.1 Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là để xây dựng nhà nước mạnh hơn, vai trò nhà nước rõ hơn và thực sự vì dân 4.1.2 Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải đi đôi với việc phát huy dân chủ, xây dựng môi trường công khai, minh bạch 4.1.3 Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân. .. tình hình nghiên cứu đề tài hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở trong nước và nước ngoài Trên cơ sở đó đặt ra, đi sâu nghiên cứu việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước dưới góc độ khoa học pháp lý, trong đặc điểm, điều kiện ở Việt Nam - Về cơ sở lý luận vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, Luận án đưa ra khái... giữa nhà nước và công dân, tổ chức và cá nhân trước pháp luật, trong nhà nước pháp quyền Thứ tư, cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phối hợp với cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước khác hợp thành sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho quyền lực nhà nước được kiểm soát một cách có hiệu lực, hiệu quả 2.1.4 Mục đích và tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước *... CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Thứ nhất, nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp Thứ hai, nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp Thứ ba, nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp Thứ tư, nhân dân kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương Thứ năm, nhân dân kiểm soát người thực thi quyền lực nhà nước Một là, nhân dân. .. của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam - Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, cả chủ thể lẫn đối tượng trong cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đều chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Thứ hai, tổ chức quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nhất định của mô hình... yêu cầu đối với cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền 4.2.3 Hoàn thiện các yếu tố bảo đảm của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải tập trung vào các yếu tố bảo đảm sau: Một là, xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước cần coi trọng các thể chế quy định... nước đồng nghĩa với việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó có cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 là cơ sở hiến định để tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, thiết chế và các bảo đảm của cơ chế, kết hợp với thực hiện dân chủ trực tiếp, nhân dân có những công cụ, phương tiện... Hoàn thiện thể chế về thực hiện dân chủ ở cơ sở Trước hết cần xây dựng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở bằng việc rà soát, pháp điển hóa các văn bản của Đảng, nhà nước về thực hiện dân chủ và Quy chế dân chủ ở cơ sở Luật này là khung pháp lý cho vận hành cơ chế " nhân dân làm chủ" bằng cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở 4.2.2 Giải pháp hoàn thiện các thiết chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực. .. kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nước, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam Chương 3 NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠ CHẾ PHÁP LÝ NHÂN DÂN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM * Giai đoạ n 1945-1959 Giai đoạn này, các thiết chế mang tính nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước chưa được quy định cụ thể trong hiến pháp và pháp. .. cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trước hết là để nhà nước làm đúng, làm đủ nhiệm vụ, quyền hạn được nhân dân giao quyền, ủy quyền, quản lý xã hội có hiệu lực và hiệu quả 4.1.4 Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước 4.1.5 Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước phải phù hợp với . lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước này là Nhân dân - chủ thể kiểm soát quyền lực nhà. kiểm soát quyền lực nhà nước đồng nghĩa với việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó có cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Cơ chế pháp lý nhân. hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. - Khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan