ĐÁNH GIÁ cấu TRÚC vốn của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM

45 1.2K 12
ĐÁNH GIÁ cấu TRÚC vốn của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC Môn học : Tài chính tiền tệ Đề tài: ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM  GVHD: TS Nguyễn Anh Tuấn SVTH: Nhóm 3 - TC08-K33 1. Đỗ Như An 2. Hồ Thị Bích Hưng 3. Nguyễn Thu Hiền 4. Đoàn Huỳnh Mai 5. Nguyễn Ngọc Anh Thư 6. Lê Thị Cẩm Tú 7. Đỗ Hồng Vân Tp HCM, ngày 14 tháng 12 năm 2009 MỤC LỤC TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN…………………………1 CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN I. Vốn chủ sở hữu………………………………………………………………………… 3 1. Vốn điều l ệ……………………………………………………………………… 3 2. Các quỹ dự trữ…………………………………………………………………… 3 3. Vay nợ dài hạn…………………………………………………………………… 4 II. Vốn huy động…………………………………………………………………………. 5 1. Vốn huy động từ tiền gửi………………………………………………………… 5 1.1. Tiền gửi không kỳ hạn………………………………………………………. 5 1.2. Tiền gửi có kỳ hạn………………………………………………………… 6 1.3. Tiền gửi tiết kiệm…………………………………………………………… 6 1.4. Tiền gửi khác……………………………………………………………… 6 2. Nguồn vốn đi vay………………………………………………………………….7 2.1. Vay của ngân hàng trung ương……………………………………………… 7 2.2. Vay của các tổ chức tín dụng khác………………………………………… 7 2.3. Vay trên thị trường vốn……………………………………………………… 7 2.4. Vay từ những nguồn khác…………………………………………………… 7 3. Nguồn vốn khác…………………………………………………………………… 7 III. Tài sản có…………………………………………………………………………… 8 1. Khoản mục ngân quỹ……………………………………………………………… 8 2. Khoản mục cho vay……………………………………………………………… 8 3. Đầu tư hoặc chứng khoáng……………………………………………………… 8 4. Tài sản cố định……………………………………………………………………. 9 CHƯƠNG II : NHỮNG ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HIỆN NAY I. Tổng quan thực trạng của các khối ngành ngân hàng trong những năm qua……… .10 II. Đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu của NHTMCP so với toàn ngành………………… .11 1. Sự tăng trưởng của vốn điều lệ………………………………………………… .11 2. Hiệu quả của việc tăng trưởng vốn điều lệ 13 3. Những khó khăn trong việc huy động vốn điều lệ của các ngân hàng hiện nay… 16 III. Đánh giá nguồn vốn huy động của NHTMCP 18 1. Tổng quan nguồn vốn huy động của khối ngân hàng……………………………. 18 2. Đánh giá nguồn vốn huy động của NHTMCP………………………………… 19 2.1. Thực trạng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm qua………………………………………………… . 19 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP qua nguồn vốn huy động…….22 2.3. Rủi ro thanh khoản ……………………………………………………… 23 Kết luận…………………………………………………………………………. 25 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại phát triển rất nóng trên thị trường Việt Nam. Nhiều chi nhánh ngân hàng được mọc lên, các chính sách ưu đãi, các cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi làm nóng cả các trang báo. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính, sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là đương nhiên. Nhưng không phải ở đâu, hệ thống ngân hàng cũng phát triển nhanh đến chóng mặt như ở nước ta. Đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn, ngân hàng thương mại đã giúp cho nguồn vốn được lưu thông một cách dễ dàng, nguồn vốn trong nền kinh tế được sử dụng ngày càng hiệu quả. Xuất phát từ đặc điểm đó, cho nên hoạt động của các ngân hàng thương mại gắn liền với các quá trình huy động và cho vay. Từ đó, muốn xem xét hoạt động của một ngân hàng thương mại, ta có thể xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của một ngân hàng thương mại. Nhìn vào thị trường ngân hàng thương mại ở Việt Nam, sẽ thấy ngay sự chiếm lĩnh thị phần rất lớn của khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Nhưng nếu theo dõi sự tăng trưởng của các ngân hàng trong những năm trở lại đây, đặc biệt là trong 2006-2007, sẽ nhận ra có sự chuyển dịch thị phần khá nhanh từ khối ngân hàng quốc doanh qua khối ngân hàng thương mại cổ phần. Với cơ chế điều hành và quản lý năng động, ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng chiếm thị phần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín dụng. Vậy ngân hàng thương mại cổ phần đã hoạt động như thế nào? Cơ chế hoạt động ra sao? Hiệu quả hoạt động có vượt trội hơn các ngân hàng khác không mà lại được dự đoán là sẽ chiếm lĩnh thị phần tài chính trong tương lai? Như đã nói ở trên, muốn phân tích hoạt động của một ngân hàng, có thể xem xét qua cấu trúc vốn của ngân hàng đó. Vấn đề phát triển của các ngân hàng cũng đang là một trong những vấn đề nóng hổi trên thị trường tài chính ngày nay. Vì vậy, nhóm tiểu luận làm đề tài “ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN” như một cái nhìn, xem xét về cấu trúc vốn của khối ngân hàng này, từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình hoạt động của nó. Vì còn những hạn chế về kiến thức, về thông tin và sự nhận xét còn tương đối chủ quan nên bài viết còn nhiều sai sót. Mong thầy có thể góp ý và gửi nhận xét về cho nhóm để nhóm có thể rút ra những bài học qua bài tiểu luận này. Rất mong nhận được nhận xét của thầy về mail: letu_1107@yahoo.com Nhóm tiểu luận TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN gân hàng thương mại cổ phần là một trong các định chế tài chính trung gian tiêu biểu, nó đóng vai trò quan trọng trong việc khai thông các nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế vận hành nhịp nhàng hữu hiệu. Ngân hàng thương mại cổ phần có loại hình sở hữu hỗn hợp. Vốn điều lệ ngân hàng hình thành trên cơ chế góp vốn cố phần, trong quá trình kinh doanh cần mở rộng quy mô, ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phần mới. Loại hình ngân hàng này phổ biến trong cơ chế kinh tế thị trường phát triển. Cơ chế quản lý và điều hành kinh doanh năng động, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, cho nên hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần rất đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Vì thế các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng chiếm thị phần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín dụng. N Các chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần: ngân hàng thương mại cổ phần có đầy đủ những chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại, đó là: • Chức năng trung gian tín dụng: Đóng vai trò cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại cổ phần hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa là chủ thể cho vay, giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tín dụng về khối lượng và cả thời gian tín dụng, đồng thời biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. • Chức năng trung gian thanh toán: Việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng góp phần tiết giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông và đảm bảo an toàn trong thanh tóan, cho phép khách hàng thanh toán nhanh và hiệu quả, góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Mặt khác, chức năng này cũng giúp ngân hàng thương mại cổ phần thu hút nhiều khách hàng mở tài khỏan tại ngân hành, từ đó thu hút nguồn vốn tiền gửi. • Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính: Sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính tuy ảnh hưởng lớn đến thị phần và quy mô họat động tín dụng của ngân hàng thương mại, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận. Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng có những lợi thế so sáng nhất định trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính, đó là: o Ưu thế về cơ sở vật chất: dễ dàng tiếp xúc với khách hàng. o Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao của đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực tài chính đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp. o Ưu thế về thông tin: có những thông tin lưu trữ về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng tương đối đầy đủ và sâu sắc, cộng thêm khả năng tập hợp và phân tích thông tin nhạy bén và kịp thời về thị trường tài chính tiền tệ; dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp sẽ hiệu quả và giảm thiểu rủi ro đầu tư tài chính. Các chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản, tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt các chức năng sau. CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ được ngân hàng thương mại tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 loại chính: vốn chủ sở hữu/ vốn tự có và vốn huy động/ tài sản nợ và vốn tự có của ngân hàng. I. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là lượng vốn mà chủ ngân hàng phải có để hoạt động, thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại. Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạng, tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Có thể hiểu vốn tự có của ngân hàng theo 2 cách tiếp cận sau: o Về khía cạnh kinh tế: vốn tự có là vốn do chủ sở hữu đóng góp và lợi nhuận tích lũy trong quá trình hoạt động kinh doanh, tức là gồm có vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. o Về khía cạnh quản lý: vốn tự có của ngân hàng lúc này bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn. Luật các tổ chức tín dụng quy định:” Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Một số khoản nợ dài hạn gồm: vay chính phủ dài hạn, phát hành trái phiếu dài hạn… Đây là đặc trưng khác biệt giữa ngân hàng so với doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên khái niệm vốn tự có bao gồm một số khoản nợ dài hạn chỉ áp dụng trong quản lý và kiểm soát rủi ro đối với các ngân hàng, còn phân tích hiệu quả kinh doanh và quản trị tài chính người ta chỉ sử dụng khái niệm vốn tự có theo bản chất kinh tế. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh (thường không quá 10% tổng nguồn vốn), nhưng nguồn vốn tự có của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. Nó được thể hiện qua các nội dung sau: o Là tấm đệm chống lại rũi ro phá sản, vì bộ phận vốn này dùng để trang trải những khoản thua lỗ cho đến khi ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời. o Là khoản vốn tối cần thiết mà ngân hàng phải có để được nhà nước cấp giấy phép hoạt động. o Là cơ sở xác định niềm tin cho việc huy động các nguồn vốn của khách hàng trên thị trường. o Đảm bảo cung cấp ngăn lực tài chính cho sự phát triển và tăng trưởng các loại hình dịch vụ mới. Vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm: 1. Vốn điều lệ: Đây là số vốn của ngân hàng phải có để đi vào hoạt động và được ghi vào điều lệ. Tùy theo loại hình ngân hàng mà nó được hình thành từ những nguồn khác nhau: cụ thể đối với ngân hàng thương mại cổ phần là do cổ đông góp vốn được tính theo mệnh giá cổ phiếu. Là lĩnh vực kinh doanh có ngành nghề, do vậy vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do ngân hàng trưng ương quy định. Vốn điều lệ của ngân hàng cổ phần bao gồm: o Vốn cổ phần phổ thông: là vốn được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu phổ thông đã phát hành. o Vốn cổ phần ưu đãi: là vốn được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu ưu đãi đã phát hành. Có 2 phương pháp để bổ sung vốn điều lệ: o Phương pháp tích tụ: Bắt nguồn từ các quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ phát triền kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng,. Quy mô và tiến độ của quá trình này phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ trích lập các quỹ theo phương án phân phối lợi nhuận trong kỳ. Phương án này phải được thực hiện thường xuyên và thường làm cho trị giá cổ phiếu của ngân hàng tăng lên trên thị trường o Phương pháp tập trung vốn: áp dụng trong những năm cụ thể, cần thiết phải tăng vốn điều lệ theo quy định của ngân hàng trung ương hoặc thực hiện chiến lược phát triển quy mô kinh doanh trong tương lai mà nguồn vốn từ tích tụ, không đáp ứng kịp. Hình thức cụ thể: mở rộng liên doanh, phát hành cổ phiếu …Từ đó cho thấy, giá trị của cổ phiếu có thể bị thay đổi, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Vì vậy ban điều hành công ty cần xem xét kỹ trước mỗi quyết định huy động vốn của mình. 2. Các quỹ dự trữ: Để duy trì hoạt động kinh doanh các NHTM được trích lập các quỹ dự trữ: o Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Hàng năm được trích theo tỷ lệ nhất định từ lợi nhuận sau thuế (ở nước ta, mức trích lập này ở khoảng 5% ). Mức tối đa của quỹ bằng mức vốn điều lệ thực có. Trong đó, phần chênh lệch giá bán cổ phiếu với mệnh giá theo quy định hoạch toán vào quỹ này. o Quỹ dự phòng tài chính: là các khoản dự phòng tổn thất được xem như là một bộ phận của vốn tự có để bù đắp thua lỗ (ở Việt Nam, mức trích này là 10% từ lợi nhuận sau thuế). Số dự trữ này không vuợt quá 25% vốn điều lệ. o Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ phát triển nghiệp vụ …, các quỹ này cũng được trích lập theo quy định của pháp luật 3. Vay nợ dài hạn: Bao gồm cổ phiếu ưu đãi, chứng khoán nợ trái phiếu được chuyển đồi, tín phiếu vốn. Ngoài ra chính phủ còn cho vay dài hạn trong những trường hợp đặc biệt. Chứng khoán nợ chuyển đổi là một dạng trái phiếu nhưng có đặc điểm là xếp hạng ưu tiên sau người gửi và được pháp chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Tín phiếu vốn là một dạng chứng khoán nợ nhưng chỉ được thanh toán khi phát hành được cổ phiếu mới. Các hình thức của vay nợ dài hạn đã trở nên rất quan trọng trong cấu trúc vốn ngày này của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng lớn. Vì chúng có chi phí tương đối thấp để đáp ứng nhu cầu tăng vốn theo quy định của ngân hàng trung ương, đồng thời không làm giảm lợi tức trên mỗi cổ phần khi phát hành thêm cổ phần mới. II. Vốn huy động: Nguồn vốn huy động hay còn được gọi là tài sản nợ ngân hàng, bộ phận nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh. Thông qua huy động mang tính thường xuyên trong quá trình kinh doanh như: tiếp nhận các khoản gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, làm cho ngân hàng thương mại trở thành một trung gian tài chính tiêu biểu có mối quan hệ rộng rãi với đông đảo khách hàng là doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. 1. Vốn huy động từ tiền gửi: Đây là vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân hàng thương mại và đó là mục tiêu tăng trưởng hằng năm của ngân hàng. Có nhiều hình thức huy động khác nhau như: 1.1.Tiền gửi không kỳ hạn: Là số tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ, và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh. Người gửi có thể rút ra bất cứ khi nào và ngân hàng phải có nhiệm vụ đáp ứng kịp thời đầy đủ. Đây là nguồn huy động có chi phí thấp nhất của ngân hàng bởi người gửi sẵn lòng bỏ qua một số tiền lãi để có một tài sản có tính lỏng cao sử dụng cho các hoạt động thanh toán mua hàng. Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và thực hiện tốt các dịch vụ trung gian, thu hút nhiều khách là cá nhân hay doanh nghiệp lớn. Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cơ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi được thực hiện tốt sẽ làm cho mức dư tiền gửi tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. 1.2.Tiền gửi có kỳ hạn: Là những khoản tiền mà các doanh nghiệp hay các tổ chức xã hội gửi ở ngân hàng sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng rút tiền trước kỳ hạn khi có yêu cầu, nhưng phải bị phạt tiền bằng cách chuyển từ lãi suất gửi có kỳ hạn sang lãi suất không kỳ hạn thấp hơn. Đây là nguồn vốn ổn định, vì vậy các ngân hàng thương mại có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng vốn, tìm kiếm những khoản đầu tư có thời gian hợp lý và thu lợi nhuận cao. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, mục đích của người gửi tiền là lợi tức mà không quan tâm đến những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp. Vì vậy, để tăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng công cụ lãi suất, linh hoạt trong các chính sách khách hàng để tạo sự quan tâm thu hút khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân. 1.3.Tiền gửi tiết kiệm: Là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại huy động tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư. Ở Việt Nam, hình thức gửi tiết kiệm phổ biến là: o Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại mà khách hàng có thể gửi và rút ra bất kỳ lúc nào. o Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi được rút ra sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, khách hàng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu mức lãi suất thấp hơn. o Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: thông thường đây là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn. Người tham gia ngoài việc được ngân hàng trả lãi còn được cấp tín dụng nhằm bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Để thu hút loại tiền này, các ngân hàng thương mại có những giải pháp nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền như mở rộng mạng lưới huy động, lãi suất linh hoạt…. 1.4.Tiền gửi khác: Các ngân hàng thương mại còn huy động các khoản tiền gửi khác như tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước, tiền gửi từ các đoàn thể xã hội…. 2. Nguồn vốn đi vay: Trong cơ chế thị trường, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, để tạo ra cơ cấu nguồn vốn ổn định và hợp lý về quy mô, kỳ hạn và mức rủi ro trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng có thể mở rộng quy mô nguồn vốn bằng các nghiệp vụ đi vay từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hay các trung gian tài chính khác và vay từ công chúng. 2.1. Vay của ngân hàng trung ương: Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngâh hàng trung ương cấp phép hoạt động đều được vay vốn tại ngân hàng trung ương trong trường hợp cần bổ sung vốn khả dụng theo hạn mức tín dụng được cấp. Ngân hàng trung ương cho ngân hàng thương mại vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn như: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ; cho vay đặc biệt khi ngân hàng thương mại mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn hệ thống. Khoản vay này liên quan đến lượng tiền cung ứng của ngân hàng Trung ương đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 2.2. Vay của các tổ chức tín dụng khác: Qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ chi trả cấp bách. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hòa vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng. 2.3. Vay trên thị trường vốn: [...]... các ngân hàng thương mại cổ phần Điều này phản ánh tình trạng phân hóa rõ nét giữa các khối ngân hàng , tính đến năm 2008 thì nước ta có 80 ngân hàng tất cả đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh, đến nay thì con số đã tăng lên 38 đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần. .. cạnh tranh từ ngân hàng thương mại cổ phần Đặc biệt trong 20062007, khối ngân hàng thương mại cổ phần đã phát triển rất mạnh, và ngày càng cho thấy sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Ngoại trừ ngân hàng Ngoại thương Vietcombank mới chuyển từ khối ngân hàng quốc doanh qua khối ngân hàng thương mại cổ phần, thì ngân hàng có sức tăng vốn huy động lớn nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Nguồn:Từ... năm qua, khối ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ an toàn vốn bình quân lên đến 12%, trong khi khối ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ tăng từ 6-9% ( từ năm 2006-2007) Điều này phản ánh năng lực cũng như tiềm năng tài chính vượt trội của khối ngân hàng thương mại cổ phần so với ngân hàng thương mại quốc doanh Quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam ( đến năm 2008) CAR của các ngân hàng phải đạt... những năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhất là đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng liên doanh nước ngoài, đồng thời, tiềm năng này cũng tạo nên mức độ cạnh tranh trong ngành, chủ yếu là giữa khối ngân hàng thương mại cổ phần và khối ngân hàng thương mại quốc doanh Hiệu quả hoạt động của khối ngân hàng thương mại cổ phần tỏ ra vượt trội hẳn,... tài sản của các ngân hàng thương mại tăng trưởng vượt bậc sa với trước Tỷ lệ vay nợ của các tổ chức tín dụng khác chủ yếu hình thành trên thị trường liên ngân hàng Cho thấy thị trường ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là khối ngân hàng thương mại đang từng bước phát triển và hoàn thiện hơn Đây cũng chính là các lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần so với các ngân hàng thương mại nhà nước.Với... chí Ngân hàng, các số trong năm 2007,2008,2009 4 Tạp chí Công nghệ ngân hàng, các số trong năm 2007,2008,2009 5 Website: http://www.VnEconomy.com , các bài “thị phần ngân hàng, cổ phần vượt quốc doanh”, ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ”, “cơn sốt mua cổ phần các ngân hàng thương mại … 6 Website: http://www.bfcvn.com, các bài: Vì sao ngân hàng cổ phần phải tăng vốn điều lệ,… 7 Website: Ngân hàng. .. tăng trưởng trong nguồn vốn chủ sở hữu của khối ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng tăng và gia tăng vượt trội so với các khối ngân hàng thương mại khác trong ngành Đặc biệt trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, tỉ trọng của vốn điều lệ là thành phần có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nhiều nhất 1 Sự tăng trưởng của vốn điều lệ: a/ Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ : Trong thời... chất lượng của ngân hàng và tỷ lệ tiền gửi của khách hàng vào khối ngân hàng thương mại ngày càng nhiều Điều đó cũng được thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động Tất cả các ngân hàng đều có tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng nguồn vốn huy động rất cao, với ngân hàng thấp nhất là xấp xỉ 50%, có những ngân hàng tỷ... tăng trưởng vượt trội của các ngân hàng hàng cổ phần so với các ngân hàng quốc doanh, trong đó có ngân hàng đã có tốc độ tăng trưởng lên đến 500% ( Chúng ta chỉ so sánh khối ngân hàng thương mại cổ phần với khối ngân hàng thương mại quốc doanh vì trong khía cạnh qui mô vốn điều lệ thì đây là hai khối ngân hàng nổi bật nhất trong ngành).Tuy khối ngân hàng thương mại quốc doanh có quy mô vượt trội hơn... hàng Vì thế có sự chuyển dịch thị phần rõ rệt từ khối ngành thương mại quốc doanh sang khối ngành thương mại cổ phần Điều này cũng chứng tỏ những ưu thế của mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, do đó tiến trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh cũng đang được khuyến khích và thúc đẩy, với cổ phần hóa, Chính phủ sẽ được giảm nhiều gánh nặng trợ cấp dưới nhiều hình thức khác nhau cho các ngân . sau. CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ được ngân hàng thương mại tạo lập bằng nhiều hình thức. tài chính vượt trội của khối ngân hàng thương mại cổ phần so với ngân hàng thương mại quốc doanh. Quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam ( đến năm 2008) CAR của các ngân hàng phải đạt được tối. tài chính tín dụng. N Các chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần: ngân hàng thương mại cổ phần có đầy đủ những chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại, đó là: • Chức năng trung gian

Ngày đăng: 18/08/2015, 12:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan