Phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải miền trung chi nhánh quy nhơn

26 374 2
Phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải miền trung   chi nhánh quy nhơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TRUNG VIÊN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI MIỀN TRUNG - CHI NHÁNH QUY NHƠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng, Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 07 năm 2014. * Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại Học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lĩnh vực giao nhận vận tải ngày nay, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất để đảm nhiệm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hoá như: Gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho, làm thủ tục hải quan và giao nhận. Hoạt động vận tải thuần túy đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung - cầu”. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp cho thị trường các loại hàng hoá phù hợp. Điều này đòi hỏi người vận chuyển phải đảm bảo chi phí vận tải hợp lý, đúng thời điểm, chính xác và an toàn. Muốn như vậy, không có cách nào khác là các doanh nghiệp giao nhận, vận tải của ta phải làm quen và áp dụng logistics trong hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam ngày càng lớn mạnh và góp phần giúp cho VINATRANS QUY NHON thêm hoàn thiện, công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo, củng cố và nâng cao uy tín của công ty ở thị trường trong và ngoài nước, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Miền Trung - Chi nhánh Quy Nhơn (VINATRANS QUY NHON)” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 - Khái quát những lý luận cơ bản về dịch vụ logistics và phát triển dịch vụ logistics. - Đánh giá, phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại VINATRANS QUY NHON. - Đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn hiện tại và phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động logistics tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Miền Trung - Chi nhánh Quy Nhơn. - Các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc phát triển dịch vụ logistics tại công ty. - Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty và các giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 - 2013 - Phạm vi không gian: Tại công ty VINATRANS QUY NHON trong mối quan hệ với các thị trường công ty đang hoạt động mà trọng tâm là thị trường Bình Định. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê mô tả; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp điều tra khách hàng. 3 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ và dịch vụ logistics. Chương 2: Tình hình kinh doanh và thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Công ty VINATRANS QUY NHON. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty VINATRANS QUY NHON. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo một số giáo trình, bài báo và luận văn thạc sĩ có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn: - Giáo trình Logistics Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động - Xã hội của GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân (2010); Giáo trình Logistics - Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, NXB Giao thông vận tải (GTVT) của PGS. TS Nguyễn Như Tiến (2006)… - Bài báo: “Phát triển Logistics Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả: GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân và Phạm Mỹ Lệ đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập tháng 01 - 02/2013 đã phân tích thực trạng logistics của Việt Nam và đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển hiệu quả dịch vụ logistics tại Việt Nam. - Bài báo: “Cơ hội cho ngành logistics Việt Nam”, đăng trên báo điện tử Vneconomy nhận định ngành logistics Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong 2 thập niên vừa qua từ cơ sở hạ tầng (cảng 4 biển, giao thông thủy, bộ, hàng không ) đến kiến trúc thượng tầng (hệ thống pháp luật về logistics ). - Bài viết của TS. Trương Đình Hiển: “Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: Trục kinh tế biển hùng mạnh” đăng trên trang website của Cục Xúc Tiến Thương Mại. - Bài báo: “Thị trường logistics: Nguy cơ bị chiếm lĩnh là rất lớn” đăng trên báo Hải Quan Online, GS.TS Đặng Đình Đào - một chuyên gia có nhiều công trình nghiên cứu về logistics, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế quốc dân). - Đề tài luận văn thạc sĩ “Phát triển dịch vụ Logistics tại công ty cổ phần vận tải - công nghiệp tàu thủy Bình Định” của học viên Lê Đình Minh, Đại Học Đà Nẵng, năm 2012. - Bài báo: “Phát triển Logistics Việt nam cách nào?” đăng trên website giaothongvantai.com.vn đã đưa ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam rơi vào tay các công ty nước ngoài. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ 1.1.1. Khái niệm dịch vụ “Dịch vụ được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào mà một bên có thể cung ứng cho bên kia. Cung ứng này là vô hình và không tạo ra bất kỳ sự sở hữu nào về vật chất cụ thể. Việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không sử dụng các hỗ trợ của sản phẩm vật chất”. 1.1.2. Bản chất của dịch vụ a. Tính vô hình b. Tính không thể tách rời c. Tính đa dạng và không ổn định về chất lượng d. Tính không lưu giữ được 1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 1.2.1. Khái niệm “Phát triển dịch vụ được hiểu là tổng thể các biện pháp để phát triển quy mô cung ứng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua việc tăng mức độ hài lòng cho khách hàng đồng thời gắn liền với việc nâng cao kết quả kinh doanh”. Nội dung phát triển dịch vụ bao gồm: Tăng qui mô cung ứng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thương hiệu, phát triển dịch vụ mới. 1.2.2. Tiến trình phát triển dịch vụ Tiến trình phát triển dịch vụ bao gồm 6 bước sau đây: 6 a. Nghiên cứu thị trường và khách hàng - Khách hàng và nhu cầu khách hàng: + Khách hàng có nhu cầu đối với dịch vụ gì? + Họ muốn đáp ứng các dịch vụ đó như thế nào? + Điều gì có ý nghĩa với họ khi các dịch vụ được giải quyết? - Phân tích đối thủ cạnh tranh. - Thị phần. b. Xác định nguồn lực và mục tiêu của công ty - Xác định nguồn lực của công ty: Các nguồn lực có thể chia thành hai loại: + Nguồn lực hữu hình. + Nguồn lực vô hình. - Mục tiêu phát triển dịch vụ: + Về kết quả kinh doanh. + Về cạnh tranh. + Về an toàn. c. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu - Phân đoạn thị trường: Theo các tiêu chí khu vực địa lý, dân số, hành vi mua hàng. - Đánh giá các phân đoạn: Đánh giá qui mô và mức tăng trưởng của từng phân đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của phân đoạn thị trường, mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. - Lựa chọn thị trường mục tiêu: Có năm cách: + Tập trung vào một phân đoạn thị trường. + Chuyên môn hóa có chọn lọc. 7 + Chuyên môn hóa sản phẩm/ dịch vụ. + Chuyên môn hóa theo thị trường. + Phục vụ toàn bộ thị trường. d. Định vị trên thị trường mục tiêu Định vị là hoạt động của doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh sản phẩm được xác định bởi khách hàng dựa trên những đặc tính quan trọng nhằm chiếm giữ một vị trí rõ ràng, khác biệt và đáng mong muốn trong tâm trí của những khách hàng mục tiêu so với những sản phẩm cạnh tranh. Các phương pháp định vị: 1. Định vị dựa trên đặc tính, lợi ích. 2. Định vị dựa trên giá/ chất lượng. 3. Định vị dựa trên việc sử dụng hoặc ứng dụng. 4. Định vị dựa trên người sử dụng sản phẩm. 5. Định vị dựa trên loại sản phẩm. 6. Định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh. 7. Định vị dựa trên cảm xúc. e. Thiết kế các chính sách phát triển dịch vụ Các chính sách phát triển dịch vụ gồm có: - Chính sách phát triển về danh mục dịch vụ. - Chính sách phát triển về chất lượng. - Chính sách phát triển về thương hiệu. - Chính sách phát triển dịch vụ mới. f. Triển khai chính sách phát triển dịch vụ 8 1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 1.3.1. Khái quát về logistics a. Khái niệm Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (CLM) “Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”. Theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương) Logistics được phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối vật chất. Giai đoạn 2: Hệ thống logistics. Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng. Theo quy định tại điều 233, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. b. Đặc điểm của dịch vụ logistics - Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống. - Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp. [...]... thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến 11 CHƢƠNG 2 TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY VINATRANS QUY NHƠN 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINATRANS QUY NHON 2.1.1 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh công ty 2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu - Các dịch vụ về giao nhận vận... sắm trang thiết bị để cung cấp dịch vụ logistics đầy đủ - Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực các kiến thức về logistics, ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin - Liên kết các doanh nghiệp trong ngành - Liên doanh với các công ty Logistics nước ngoài - Chi n lược cạnh tranh mà công ty nên lựa chọn là chi n lược khác biệt hóa 3.2.2 Đầu tƣ nguồn lực của công ty - Yếu tố nhân lực: + Xây dựng chế... thông qua Cảng Quy Nhơn giai đoạn 2009 - 2013 - Dự báo kết quả phân đoạn theo nhóm hàng tại công ty VINATRANS QUY NHON giai đoạn 2015 - 2017 20 3.3.2 Lựa chọn khách hàng mục tiêu Từ việc phân đoạn thị trường nêu trên thì công ty VINATRANS QUY NHON xác định nhóm khách hàng mục tiêu của công ty là các khách hàng hàng tổng hợp 3.4 ĐỊNH VỊ TRÊN THỊ TRƢỜNG MỤC TIÊU Có 2 phương án để công ty định vị trên... nghiệp nước ngoài b Nguyên nhân chủ quan - Các chi n lược phát triển kinh doanh do công ty đề ra chủ yếu là các chi n lược ngắn hạn, quan tâm nhiều đến doanh số và lợi nhuận - Công ty chưa chú trọng vào việc phát triển các dịch vụ mới - Đội ngũ nhân viên của công ty còn mỏng, mỗi người kiêm nhiệm nhiều việc cùng lúc hiệu quả không cao - Công ty thiếu hẳn một chi n lược nhân sự dài hạn để thu hút, phát... DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY VINATRANS QUY NHƠN 3.1 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG VÀ KHÁCH HÀNG 3.1.1 Đặc điểm thị trƣờng logistics Việt Nam - Một thị trường có quy mô không lớn, nhưng đầy tiềm năng và hấp dẫn - Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý - Cạnh tranh ngày càng khốc liệt 3.1.2 Dự báo nhu cầu và dự báo cạnh tranh ngành logistics. .. xây dựng nhà máy tại thị trường Bình Định của các công ty lớn Các công ty này có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của công ty rất lớn Khai thác nguồn hàng phục vụ cho các dự án thủy điện với lợi thế có Công ty thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh đóng tại Bình Định Mở rộng cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường lân cận như Lào, Campuchia Bên cạnh hàng container cần chú trọng đến nhóm... đó có những điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp 3.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 3.2.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics tại công ty giai đoạn 2015 - 2017 - Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của các dịch vụ logistics, tiến dần đến vận tải đa phương thức quốc tế và dịch vụ logistics trọn gói - Đẩy mạnh công tác marketing Tìm kiếm các nguồn hàng đem lại... mục tiêu của công ty a Công tác phân đoạn thị trường - Phân đoạn theo ngành nghề kinh doanh - Phân đoạn theo doanh số đóng góp b Thị trường mục tiêu hiện tại của công ty - Khách hàng mục tiêu - Những đặc điểm và yêu cầu của khách hàng mục tiêu - Mức độ đáp ứng của công ty 2.2.4 Hoạt động định vị trên thị trƣờng mục tiêu VINATRANS QUY NHON được thừa hưởng nhiều lợi thế từ uy tín của công ty mẹ là VINATRANS... vật chất: + Đầu tư đội xe vận tải: 10 chi c bao gồm 04 chi c xe đầu kéo, 02 chi c xe tải 18 tấn, 02 chi c xe tải 10 tấn và 02 chi c xe tải nhỏ 2,5 tấn phục vụ cho việc trung chuyển hàng hóa + Đầu tư kho bãi: Đầu tư kho hàng cách Cảng Quy Nhơn khoảng 5-7km, thuận lợi trong việc vận chuyển, có diện tích khoảng 10.000 - 20.000m2, 02 chi c xe nâng hàng loại 5 tấn, 03 chi c xe kít tay 3.3 LỰA CHỌN THỊ TRƢỜNG... - Dịch vụ hàng triển lãm, hàng công trình, hành lý cá nhân quá cảnh 2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty VINATRANS QUY NHON từ năm 2011 đến 2013 12 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VINATRANS QUY NHON 2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trƣờng và khách hàng - Về khách hàng và nhu cầu khách hàng: Khách hàng của công ty là những doanh nghiệp trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, có hoạt động . động logistics tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Miền Trung - Chi nhánh Quy Nhơn. - Các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc phát triển dịch vụ logistics tại công ty. - Thực. trong và ngoài nước, tôi đã quy t định chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Miền Trung - Chi nhánh Quy Nhơn (VINATRANS QUY NHON)” cho luận văn tốt. VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TRUNG VIÊN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI MIỀN TRUNG - CHI NHÁNH QUY NHƠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Ngày đăng: 18/08/2015, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan