Nghiên cứu cơ cấu, qui mô và xu hướng đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức của một số nhà tài trợ cho ngành y tế việt nam

66 462 0
Nghiên cứu cơ cấu, qui mô và xu hướng đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức của một số nhà tài trợ cho ngành y tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

illl ' "" ì BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGHIÊN CỨU Cơ CẤU, QUI MÔ VÀ x u HƯỚNG ĐAU Tư HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA MỘT số NHÀ TÀI TRỢ CHO NGÀNH Y TÊ VIỆTNAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 53 (1998-2003) Người hướng dẫn: Th.s. NGUYỄN THỊ SONG HÀ. Th.s. HÀVẢNTHUÝ. Người thực hiện: s.v. TRẦN MINH NGỌC. Nơi thực hiện: Bộ môn quản lý & kinh tế Dược. Trường Đại học Dược Hà Nội. Ban quản lý các dự án Bộ Y tế. Thời gian thực hiện: 20/03/2003 - 01/06/2003. N Hà Nội - 2003 & '-■ . . — — fffi f i m k 0 ® ^ LỜI CẢM ƠN Sau khi hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô: Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ SONG HÀ - Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội. Thạc sĩ: HÀ VĂN THUÝ - Ban quản lý dự án hỗ trợy tế quốc gia -Bộy tế. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, các thầy cô giáo bộ môn “Quản lý & kinh tế Dược”, Ban quản lý các dự án Bộ y tế, các cán bộ trong Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2003 Sinh viên Trần Minh Ngọc ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN I: TỔNG QUAN 3 1 Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức 3 1.1 Khái niệm, các hình thức tiếp nhận và sử dụng ODA 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Hình thức tiếp nhận ODA 4 1.1.3 Sử dụng vốn ODA 5 1.1.4 Vốn đối ứng 5 1.2 Hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư hỗ trợ phát triển chính thứcó 1.2.1 Qui trình thu hút ODA 6 1.2.2 Hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư của nhà nước 7 1.2.3 Hệ thống tổ chức, quản lý ODA của ngành y tế 7 2 Các hình thức đầu tư 9 2.1 Đầu tư trực tiếp 9 2.2 Đầu tư gián tiếp 11 3 Tình hình huy động ODA của Việt Nam trong những năm qua 12 3.1 Các đôi tác cung cấp ODA 12 3.1.1 Các tổ .chức viện trợ đa phương . 12 3.1.2 Các tổ chức viện trợ song phương 13 3.2 Tình hình thu hút ODA của Việt Nam 14 PHẦN II: MỤC TÊU, ĐÔÌ TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN cúu 16 1 Đối tượng nghiên cứu 16 ■ 2 Phương pháp nghiên cứu 17 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHÊN cúu VÀ BÀN LUẬN 18 1 Qui mô đầu tư hỗ trợ phát triển ngành y tẻ 18 MỤC LỤC 1.1 Qui mô đầu tư hỗ trợ phát triển ngành y tế của các nhà tài trợ 18 1.2 Qui mô đừu tư của một số nhà tài trợ chín 28 2 Cơ cấu đầu tư của nhà tài trợ 32 2.1 Cơ cấu đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực y tế. 32 2.2 Cơ cấu đầu tư của một sô nhà tài trợ 32 3 Xu hướng đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức của nhà tài trợ 41 BÀN LUẬN 44 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46 1 Kết luận 46 2 Một số đê xuất của đề tài 46 PHỤ LỤC 1: Cơ CẤU CHƯƠNG TRÌNH ODA TRONG LĨNH vực Y TẾ PHỤ LỤC 2: cơ CẤU CHƯƠNG TRÌNH, DựÁN Hỗ TRỢ PHÁT TRIEN ngành Y tế CỦA WB GIAI ĐOẠN 1996 - 2003 PHỤ LỤC 3: cơ CẤU CHƯƠNG TRÌNH, DựÁN Hỗ TRỢ PHÁT TRIEN ngành Y tế CỦA WHO GIAI ĐOẠN 2000 - 2001 •PHỤ LỤC 4: cơ CẤU CHƯƠNG TRÌNH, DựÁN Hỗ TRỢ PHÁT TRIEN cho ngành Y TẾ CỦA SIDA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002 CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT AFTA ( Asia Freedom Trade Area) Khu vực tự do mậu dịch châu Á ADB (Asia Development Bank) Ngân hàng phát triển châu Á EU (Europea) Liên minh châu âu NGO (No Goverment Organization) Tổ chức phi chính phủ ODA (Official Development Assistance) Hỗ trợ phát triển chính thức SiDA (Swedish Intemation Development Agency) Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển UNESCO (United Nation Education Scietific and Cultural Organization) Tổ chức giáo dục văn hoá liên hiệp quốc UNFPA (United Nation Fund for Population Activity) Quĩ dân số Liên hiệp quốc UNICEF (United Nation Children’s Fund) Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc. USD Đô la Mỹ WB (World Bank) Ngân hàng thế giới WHO (World Health Organization) Tổ chức y tế thế giới WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới ĐẶT VÂN ĐỂ Từ thời cổ xưa, để tồn tại và phát triển con người đã phải luôn tìm ra những phương cách hạn chế và chống lại những tác động của tự nhiên và môi trường làm phương hại đến sức khoẻ của con người. Do vậy, việc bảo vệ tăng cường sức khoẻ con người không chỉ là nhiệm vụ của riêng một quốc gia nào, mà là nhiệm vụ của tất cả các chính phủ và các nhân viên y tế. Ở nước ta, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Ngành y tế đang từng bước phấn đấu để có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên mồn cao, trang thiết bị, cơ sở y tế đầy đủ hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngày 20/06/1996 tại nghị quyết số 37/CP đã ban hành 2 văn bản: “Định hướng chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ nay đến 2000 và 2020” và “Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam ” với mục tiêu nâng cao tình trạng sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh, chết bệnh và tăng tuổi thọ. Để thực hiện được các mục tiêu trên cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn cho các chương trình, dự án nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ở thời kỳ bao cấp trước đây, ngân sách đầu tư cho ngành y tế để cải thiện, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân bó hẹp trong khuôn khổ ngân sách nhà nước cung cấp. Nhưng do ngân sách nhà nước rất eo hẹp nên đầu tư phát triển ngành y tế là rất hạn chế. Vói chính sách đổi mới, cả nước đang chuyển dịch dần sang nền kinh tế thị trường và hội nhập với kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận và tận dụng được nhiều nguồn vốn. Trong đó nguồn hỗ trợ phát triển chính thức từ các nhà đầu tư đã góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế & xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng. Trong khi đó, chưa có một thống kê phân tích chính thức nào về sự hỗ trợ phát triển chính thức của các nhà tài trợ cho ngành y tế Việt Nam trong những năm qua. Vì vậy, việc tìm hiểu phân tích qui mô, cơ cấu, xu hướng đầu tư của các nhà tài trợ là rất quan trọng trong quá trình kêu gọi, sử dụng vốn đầu tư. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu cơ cấu, quỉ mô và xu hướng đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức của một số nhà tài trợ cho ngành y tế Việt Nam” với các mục tiêu như sau: - Tìm hiểu qui mô đầu tư của một số nhà tài trợ cho ngành y tế. - Tìm hiểu cơ cấu đầu tư của một số nhà tài trợ chính. - Phân tích xu hướng đầu tư của một số nhà tài trợ. - Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu cơ cấu, xu hướng đầu tư của một số nhà tài trợ, nêu lên một số nhận xét và từ đó đề xuất một số lĩnh vực cần kêu gọi đầu tư. -2- PHẦN I: TỔ NG QUAN 1 Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 1.1 Khái niệm, các hình thức tiếp nhận và sử dụng ODA 1.1.1 Khái niệm ODA là tên gọi tắt tiếng Anh của: Official Development Assitance, có nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức, hay còn gọi viện trợ phát triển chính thức. Theo định nghĩa do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đưa ra vào năm 1972 thì “ ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính đáng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của các giao dịch này có tính ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”. [12,14] Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) theo Nghị định số 17/2001/NĐ - CP được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức liên quốc gia.[3] ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. ODA bao gồm: ODA không hoàn lại và ODA vay ưu đãi (có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%). Về nguyên tắc, ODA chỉ tập chung hỗ trợ cho việc khôi phục và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở, kinh tế xã hội của các nước đang phát triển như xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, giao thông công cộng, các công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường Do vậy, những dự án được đầu tư bằng vốn ODA thường là những dự án phục vụ cho lợi ích công cộng, ít có khả năng đem lại lợi nhuận cao, khó thu hút vốn đầu tư tư nhân. Do các khó khăn này, các nước đang phát triển cần tranh thủ và cố gắng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA để tăng cường thực hiện các chương trình, dự án phục vụ lợi ích công cộng. 1.1.2 Hình thức tiếp nhận ODA Trong thời gian qua, Việt Nam tiếp nhận ODA chủ yếu thông qua các hình thức sau: + Hỗ trợ dự án Là hỗ trợ tất cả các hoạt động có liên quan đến nhau, nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên nguồn lực nhất định. Hình thức hỗ trợ dự án bao gồm: Hỗ trợ dự án đấu tư, hỗ trợ dự án kỹ thuật. [3] - Hỗ trợ dự án đầu tư: là hỗ trợ cho các dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định. - HỖ trợ dự án kỹ thuật: là hỗ trợ cho các dự án tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố kỹ thuật phần mềm, bao gồm các dự án phát triển năng lực thể chế, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ hoặc chuyển giao kiến thức kinh nghiệm, cung cấp các yếu tố đầu vào về kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện chương trình dự án đầu tư. + Hỗ trợ chương trình Là hỗ trợ cho các hoạt động, các dự án có liên quan đến nhau và có thể liên quan đến nhiều ngành kinh tế, kỹ thuật, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau, được thực hiện thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành, có thời hạn thực hiện tương đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn và nguồn lực để thực hiện có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, theo phương thức khác nhau. [3] + Hỗ trợ cán cân thanh toán. Hỗ trợ cán cân thanh toán thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ). Nhưng đôi khi là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá). Ngoại tệ, hàng hoá chuyển vào trong nước qua hình thức cán cân thanh toán có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách. [12] 1.1.3 Sử dụng vốn ODA + Vốn ODA không hoàn lại ưu tiên sử dụng cho những chương trình dự án thuộc các lĩnh vực như: Xoá đói giảm nghèo, trước hết ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Y tế & dân số phát triển. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Các vấn đề xã hội như tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống các tệ nạn xã hội. Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Nghiên cứu chuẩn bị cho các chương trình dự án phát triển quy hoạch và điều tra cơ bản. cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương.[3,12] + Vốn ODA vay được ưu tiên sử dụng cho những chương trình dự án thuộc các lĩnh vực như: Xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Năng lượng. Cơ sở hạ tầng xã hội (Các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục và đào tạo, cấp thoát nước bảo vệ môi trường). Hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất, nhằm giải quyết vấn đề kinh tế xã hội. Hỗ trợ cán cân thanh toán và một số lĩnh vực khác, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.[3] Trong quá trình thực hiện, danh mục và thứ tự các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA sẽ được Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. 1.1.4 Vốn đối ứng Vốn đối ứng là giá trị các nguồn lực (tiền mặt, hiện vật) huy động trong nước để chuẩn bị và thực hiện các chương trình dự án ODA theo yêu cầu của chương trình dự án, vốn đối ứng bao gồm: [3,12] - Vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA Vốn chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án ODA [...]... được hỗ trợ phát triển chính thức của một nhà tài trợ Điều đó, nó phù hợp với tính chất bệnh tật cũng như mô hình bệnh tật của một nước nhiệt đới gió mùa như ở nước ta 1.2 Qui mô đầu tư của một sô nhà tài trợ chính Trong phạm vi đề tài n y chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu phân tích qui mô của một số nhà tài trợ như: SiDA; WHO; WB + Qui mô đầu tư hỗ trợ phát triển của nhà tài trợ Th y Điển (SỈDA) Ngay... Qui mô đầu tư hỗ trợ phát triển ngành Y tế 1.1 Qui mô đầu tư hỗ trợ phát triển ngành Y tê của các nhà tài trợ + Nhà tài trợ và số vốn cam kết đầu tư Trong quá trình tiến hành thu thập số liệu chúng tôi nhận th y tính đến cuối năm 2001 có 17 nhà tài trợ đang triển khai 201 dự án, với mức cam kết đầu tư hỗ phát triển chính thức cho ngành y tế trên 700 triệu USD Số liệu cụ thể được trình b y trong bảng... nay, SiDA đã hỗ trợ phát triển tích cực cho ngành y tế Việt Nam Trong đó, hỗ trợ phát triển cho ngành Dược như là một phần của chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Th y Điển Trong 5 dự án hỗ trợ phát triển ngành y tế với mức cam kết trên 7 triệu USD của nhà tài trợ SiDA giai đoạn 1999 - 2002 có một dự án hỗ trợ cho ngành dược với mức cam trên 2 triệu USD Còn 4 dự án khác SiDA hỗ trợ cho lĩnh vực chính. .. nhiễm, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu) WB đã gián tiếp hỗ trợ cho ngành Dược bằng việc cung cấp 46,60 triệu USD để mua thuốc thiết y u + Qui mô đầu tư hỗ trợ phát triển của Tổ chức y tế thế giới (WHO) Tổ chức y tế thế giới đặt quan hệ hợp tác với Việt Nam từ năm 1976 Từ đó đến nay, WHO không ngừng hỗ trợ phát triển cho ngành y tế Việt Nam Chương trình hỗ trợ của WHO cho ngành y tế Việt Nam từ năm 1992 - 2001... và phát triển kinh tế - Hợp tác Việt Nam - Th y điển: Cơ quan viện trợ ODA của Th y điển cho Việt Nam thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Th y Điển (SiDA): viện -13- trợ không hoàn lại cho lĩnh vực y tế, năng lượng, lâm nghiệp, hỗ trợ cải cách kinh tế [12,19] - Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam: có hai cơ quan của chính phủ Nhật chịu trách nhiệm viện trợ cho các nước đang phát triển là JICA và. .. trợ cho ngành y, còn ngành Dược ít được các nhà đầu tư quan tâm hỗ trợ Các chương trình được nhiều nhà tài trợ quan tâm đầu tư như: Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; Phòng chống các bệnh l y nhiễm; Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Nhưng có những chương trình chỉ thu hút được rất ít nhà đầu tư tài trợ như: Chăm sóc sức khoẻ tuổi già, Nghiên cứu chuyên môn, Y học cổ truyền Đối với chương trình hỗ trợ phát triển cho ngành. .. đ y đủ về nguồn số liệu, chúng tôi chỉ tiến hành phần tích qui mô, cơ cấu, xu hướng đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức của một số nhà tài trợ: WB, WHO, SiDA cho ngành Dược và các mục tiêu quốc gia + Ngành Dược Ngành Dược có rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tổ hợp lại thành các lĩnh vực như sau: - Chính sách thuốc quốc gia - Cung cấp thuốc thiết y u - Qui. .. OECF (hiện nay là ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản - IBIC) Nhật bản là nhà tài trợ lớn nhất trong cộng đồng các nhà tài trợ, hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam Tập trung hỗ trợ phát triển cho nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng, y tế, nông nghiệp phát triển nông thôn [14,19] - Viện trợ của chính phủ Pháp: Chủ y u cho giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, quản lý nhà nước bằng... chương trình được nhà đầu tư hỗ trợ phát triển Với 201 dự án của 17 nhà tài trợ đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức cho ngành Y tế được tiến hành ở 56 tỉnh thành trên khắp cả nước thuộc 16 chương trình Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.4 -23- Bảng 3.5: Ngân sách hố trợ cho các chương trình y tế của các nhà tài trợ Đơn vị tính: USD STT TÊN CÁC CHƯƠNG TRÌNH 1 Sức khoẻ bà me và trẻ em 2... viện trợ không hoàn lại cho ngành Y tế Việt Nam từ năm 1992 - 2001 trên 30 triệu USD Sự hỗ trợ phát triển chính thức của WHO đã góp phần quan trọng thúc đ y sự phát triển ngành y tế Việt Nam Trong giai đoạn 1999 - 2001 WHO đã hỗ trợ phát triển 13 chương trình y tế với 37 dự án, tổng mức viện trợ không hoàn lại 6.363.538 USD Số liệu được trình b y cụ thể trong bảng 3.12 Bảng 3.12: Ngân sách hỗ trợ cho . hỗ trợ phát triển chính thức của một số nhà tài trợ cho ngành y tế Việt Nam với các mục tiêu như sau: - Tìm hiểu qui mô đầu tư của một số nhà tài trợ cho ngành y tế. - Tìm hiểu cơ cấu đầu tư. Qui mô đừu tư của một số nhà tài trợ chín 28 2 Cơ cấu đầu tư của nhà tài trợ 32 2.1 Cơ cấu đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực y tế. 32 2.2 Cơ cấu đầu tư của một sô nhà tài. đầu tư của một số nhà tài trợ chính. - Phân tích xu hướng đầu tư của một số nhà tài trợ. - Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu cơ cấu, xu hướng đầu tư của một số nhà tài trợ, nêu lên một số nhận

Ngày đăng: 18/08/2015, 09:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan