Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại việt nam

40 1.2K 6
Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mới đối với doanh nghiệp Việt Nam, nó có nhiều lợi thế cho nên đang là trào lưu của các doanh nghiệp. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo điều kiện. Là một hình thức kinh doanh mới, có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thành công và thu được lợi nhuận cũng như khẳng định được thương hiệu của mình. Thế nên, nhượng quyền thương mại đang phát triển khá rầm rộ và được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, việc áp dụng nhượng quyền thương mại vào kinh doanh đang còn là một vấn đề nan giải và cấp bách bởi hành lang pháp lý về nhượng quyền đang còn chưa chặt chẽ, vấn đề vi phạm thương hiệu, các vấn đề về việc tìm hiểu luật và điều lệ nhượng quyền thương mại chưa được phổ biến. Ở nước ta, đã có rất nhiều các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thành công như Phở 24, Kinh Đô Barkery, Foci… Cần đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhượng quyền thương mại để đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển tốt nhất cả trong nước lẫn nước ngoài. Với bài viết này, em muốn được trình bày cách nhìn nhận về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm áp dụng nhượng quyền thương mại của một số doanh nghiệp trên thế giới. 2.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về cách thức tổ chức, thực trạng, các giải pháp và quy mô của nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Học tập đúc kết những kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trên thế giới để phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp đi đầu trong mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Sau nhiều năm kinh doanh cà phê Trung Nguyên đã trở thành thương hiệu cà phê số một tại Việt Nam. Những thành công thu được từ việc áp dụng mô hình này và những khó khăn cũng như rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải là những vấn đề được quan tâm, thảo luận trong đề tài này. Từ đó có những biện pháp khắc phục xử lý để hạn chế những rủi ro và nâng cao lợi ích của nhượng quyền thương mại. Sau đây là bố cục của đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhượng quyền thương mại 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhượng quyền thương mại. 1.1.1 Một số khái niệm về nhượng quyền thương mại 1.1.2 Đặc điểm của nhượng quyền thương mại. 1.1.3 Phân loại nhượng quyền thương mại. 1.1.3.1 Theo hình thức hoạt động kinh doanh 1.1.3.2 Theo tính chất mối quan hệ giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền 1.2 Lợi ích và rủi ro của nhượng quyền thương mại 1.2.1 Đối với bên nhượng quyền 1.2.2 Đối với bên nhận quyền 1.3 Tổ chức và quản lý nhượng quyền thương mại 1.3.1 Tổ chức nhượng quyền thương mại 1.3.2 Quản lý nhượng quyền thương mại Chương 2: Phân tích mô hình nhượng quyền thương mại cà phê Trung Nguyên 2.1 Khái quát về doanh nghiệp Trung Nguyên 2.2 Thực trạng hoạt động của mô hình nhượng quyền thương mại cà phê Trung Nguyên 2.2.1 Giới thiệu về hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên 2.2.2 Hoạt động của mô hình nhượng quyền của cà phê Trung Nguyên 2.3 Đánh giá hoạt động của mô hình nhượng quyền thương mại. Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại Việt Nam 3.1 Những kinh nghiệm chung của các doanh nghiệp áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại 3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại ở Việt Nam CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI. 1.1. Một số khái niệm, đặc điểm và phân loại về nhượng quyền thương mại 1.1.1. Một số khái niệm về nhượng quyền thương mại Một số khái niệm nhượng quyền thương mại trên thế giới Như chúng ta đã biết, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau. Các khái niệm dưới đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền thương mại của một số nước tiêu biểu, có thể phân chia các nước trên thế giới thành bốn nhóm nước như sau: (i) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương mại. (ii) Nhóm các nước với hệ thống pháp luật khuyến khích sự tự nguyện, công bố chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương mại. (iii) Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại. (iv) Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại theo luật về chuyển giao công nghệ. Dựa trên 4 nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu sau đây: *Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra Khái niệm nhượng quyền thương mại như sau: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". * Khái niệm của Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC): Khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao: (i) hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. (ii) li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và (iii) yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu. * Khái niệm nhượng quyền thương mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) Khái niệm quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được Khái niệm ở trên. * Khái niệm về nhượng quyền thương mại của Mêhico: Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: • "Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó." * Khái niệm nhượng quyền thương mại của Nga:Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ, " Tất cả các Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những Khái niệm này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định. Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Như đã trình bày ở trên, các quốc gia trên thế giới đã hình thành và phát triển một cách hợp lý các vấn đề pháp lý liên quan tới họat động nhượng quyền. Do vậy, những cái tên như: Kentucky, Burger Khan, Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Texas Chicken, Kentucky Fried Chicken, Hard Rock Café, Chili's không những chỉ xuất hiện tại các nước sở tại mà còn vươn xa đến rất nhiều nước trên thế giới trở thành những hệ thống nhượng quyền tòan cầu. -Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế, đã xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như: Cà phê Trung nguyên, Phở 24, Qualitea, Hệ thống chuỗi Bakery Kinh Đô đã làm cho bức tranh thị trường của Việt Nam càng trở nên hấp dẫn. Đến nay, Luật thương mại có hiệu lực ngày 1.1.2006 tại mục 8, điều 284 đã đề cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại như sau: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: (1) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh Sự khác nhau cớ bản trong các quan điểm về nhượng quyền thương mại ở trên xuất phát từ quan điểm của các nhà làm luật tại từng quốc gia nhưng về cơ bản các định nghĩa đều chung nhau ở điểm sau: (1)Nhượng quyền thương mại về bản chất là mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên độc lập (bên giao quyền và bên nhận quyền) (2)Mỗi bên trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại đều có quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể. Bên nhận quyền được phép kinh doanh,phân phối sản phẩm,dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa và phương thức kinh doanh do bên giao quyền phát triển và sở hữu.đổi lại bên nhận phải trả phí cho bên giao và chấp nhận một số hạn chế do bên giao quy định. (3)Chức năng của mỗi bên trong hệ thống nhượng quyền được phân biệt rõ rệt. Bên giao đảm nhiệm vai trò chính trong việc phát triển hệ thống về thương hiệu, chuẩn hóa các quy định, hỗ trợ về huấn luyện, quảng cáo và các điều kiện cần thiết khác để bên nhận triển khai hoạt đông kinh doanh tốt nhất. Bên nhận chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai, điều hành hoạt động kinh doanh bằng vốn của mình dưới sự hỗ trợ thường xuyên của bên giao. 1.1.2.Đặc điểm của nhượng quyền thương mại - Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại. Việc xác định đấy là một hoạt động thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định mục đích sinh lợi của hoạt động này. Xác định luật áp dụng là luật thương mại và xác đinh cơ quan tài phán trong trương hợp có tranh chấp, trong trường hợp này là tòa kinh tế. - Nhượng quyền thương mại được thể hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia giao dịch. Hợp đồng sẽ quy định những gì bên nhượng quyền cũng như bên nhận quyền được phép làm và có nghĩa vụ phải làm. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại đặc trưng mà nội dung của nó bao hàm nhiều vấn đề nêu trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau như vấn đề về sở hữu trí tuệ nêu trong luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, vấn đề về quảng cáo nêu trong pháp lệnh quảng cáo… - Bên nhượng quyền là bên đang sở hữu hoặc đang kiểm soát một phương thức kinh doanh và đối tượng của sở hữu trí tuệ liên quan đến việc kinh doanh. Để có thể nhượng quyền, bên nhượng quyền phải đang sở hữu hoặc kiểm soát một phương thức kinh doanh có hiệu quả cùng với đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan đến phương thức kinh doanh đó. - Bên nhận quyền là một bên độc lập so với bên nhượng quyền. Đây là một nét đặc trưng riêng của nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền có quan hệ về sở hữu đối với bên nhượng quyền. Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hợp đồng thương mại và bên nhận quyền phải trả phí cho những dịch vụ mà bên nhượng quyền cung cấp và bên nhận quyền tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. - Việc nhượng quyền nhằm thực hiện các hoạt động phân phối hàng hóa và dịch vụ, không điều chỉnh các hoạt động liên quan đến li-xăng công nghiệp. - Bên cạnh việc chuyển giao cho bên nhận quyền phương thức kinh doanh và quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ ở giai đoạn ban đầu, bên nhượng quyền còn có quyền và nghĩa vụ kiểm soát và trợ giúp đáng kể, thường xuyên hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Đặc trưng này giúp phân biệt nhượng quyền thương mại với chuyển giao công nghệ và li-xăng thong thường khác. - Bên nhận quyền phải trả phí cho việc nhượng quyền,phí nhượng quyền bao gồm phí ban đầu và phí định kì. Ngoài ra bên nhận quyền còn có nghĩa vụ tài chính khác như đóng góp tiền quảng cáo, tham gia các hoạt động khuyến mãi chung, trả tiền cho các dịch vụ khác do bên nhượng quyền cung cấp. 1.1.3.Phân loại nhượng quyền thương mại 1.1.3.1 Theo hình thức hoạt động kinh doanh - Nhượng quyền sản xuất (processing franchise): Là loại hình nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Thông thường, trong nhượng quyền sản xuất, bên nhượng quyền còn cung cấp cho bên nhận quyền cả những thông tin liên quan tới bí mật thương mại hoặc những công nghệ hiện đại, thậm chí là cả những công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có thể hỗ trợ bên nhận quyền ở một số khía cạnh như hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, phân phối và các dịch vụ hậu mãi. - Nhượng quyền dịch vụ (service franchise): Nhượng quyền dịch vụ thường thấy phổ biến trong một số lĩnh vực như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng Theo loại hình này, bên nhượng quyền là bên đã xây dựng và phát triển thành công một (hoặc một số) mô hình dịch vụ nhất định mang thương hiệu riêng. Sau đó, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được cung ứng các dịch vụ này ra thị trường theo mô hình và với thương hiệu của bên nhượng quyền. -Nhượng quyền phân phối (distribution franchise): Trong nhượng quyền phân phối, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, tức là bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhượng quyền phân phối thường gặp trong các lĩnh vực như phân phối mỹ phẩm (Hệ thống cửa hàng phân phối mỹ phẩm VICHY, LO'REAL ) hay phân phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ô tô (cửa hàng phân phối dầu nhờn CASTROL, CALTEX, EXXON 1.1.3.2.Theo tính chất mối quan hệ giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền - Nhượng quyền đơn nhất hay nhượng quyền trực tiếp (unit franchising): Đây là hình thức nhượng quyền mà trong đó bên nhượng quyền với bên nhận quyền có quan hệ trực tiếp với nhau. Thông thường, hình thức nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng tồn tại trên cùng một phạm vi lãnh thổ quốc gia (đảm bảo quyền kiểm soát cao nhất của bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền). Hình thức này thường không được ưu tiên lựa chọn áp dụng nếu như bên nhượng quyền và bên nhận quyền là những chủ thể kinh doanh ở tại những quốc gia khác nhau, có ngôn ngữ, văn hoá, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, các bên có thể lựa chọn hình thức nhượng quyền khởi phát được trình bày ở phần sau. - Nhượng quyền mở rộng (Franchise developer Agreement):Hình thức nhượng quyền này cũng tạo ra mối liên hệ trực tiếp giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Theo đó, bên nhận quyền có trách nhiệm phát triển, mở rộng hệ thống "đơn vị" kinh doanh mà bên nhận quyền là chủ sở hữu theo mô hình nhượng quyền. Thông thường, trong hình thức nhượng quyền mở rộng, bên nhượng quyền bao giờ cũng đặt ra một lịch biểu hay giới hạn thời gian cụ thể để bên nhượng quyền thực hiện việc mở rộng hệ thống các đơn vị kinh doanh. Mỗi một đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thiết lập nên sẽ là một đơn vị hạch toán phụ thuộc và không có tư cách pháp nhân độc lập với bên nhận quyền. Theo hình thức này, bên nhận quyền cũng không có quyền nhượng quyền cho một bên thứ ba khác. - Nhượng quyền khởi phát (Master Franchise): Nhượng quyền khởi phát có một vai trò tương đối quan trọng trong những quan hệ nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế, tức là khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền ở các quốc gia khác nhau. Có lẽ đây là hình thức nhượng quyền thương mại mà bên nhận quyền sẽ có phạm vi quyền rộng rãi nhất. Về mặt hình thức [...]... thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại Thương nhân đó đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. .. lợi cho chúng tôi rất nhiều'' Do đây là hoạt động rất mới mẻ ở Việt Nam nên các chuyên gia tư vấn nhận xét, xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp không hề đơn giản Thực tế, Dự thảo Luật Thương mại mới chỉ có 1 mục quy định về nhượng quyền với các điều khoản còn sơ sài CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3.1 Những kinh nghiệm chung của các doanh. .. hình kinh doanh nhanh hơn Điều này chưa xảy ra tại Việt Nam do hình thức kinh doanh chưa phổ biến và chủ trương cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ của hệ thống ngân hàng còn nhiều giới hạn 1.3 Tổ chức và quản lý nhượng quyền thương mại 1.3.1 Tổ chức nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại (NQTM) - Franchising - đã ra đời và phát triển trong hơn 6 thập kỷ qua tại nhiều nước Âu - Mỹ Còn tại Việt. .. doanh nghiệp Việt Nam Đến thời điểm hiện nay thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng như hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của chính nó là một thực trạng cần xem xét và là bài học cho các doanh nghiệp trẻ của Việc Nam bước đầu tham gia thị trường kinh doanh mới đó là nhượng quyền Một thương hiệu Việt khác cũng cần xem xét và đánh giá sự chuẩn bị của nó trước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền. .. thành công từ hình thức kinh doanh 3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Từ thực trạng trên, cho ta thấy rằng có sự đối lập rõ nét giữa thương hiệu Việt và các thương hiệu khác, nó xuất phát tư đâu … và có thể nhận thấy đó là chính sự quan tâm chưa đúng mực từ phía Nhà Nước và cũng chính từ sự hạn chế đối với hầu hết các doanh nghiệp trong nước về lĩnh... nhận quyền là thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại Hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh, nhượng quyền thương mại không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp. ..thực hiện thì trong quan hệ nhượng quyền khởi phát, bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền tiến hành kinh doanh theo hệ thống các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và đồng thời cũng cho phép bên nhận quyền được quyết định việc tiếp tục nhượng quyền đó cho các bên thứ ba khác Điều này sẽ góp phần khai thác một cách triệt để tiềm năng kinh tế của các thị trường mới Tuy vậy,... động của mô hình nhượng quyền thương mại Để đánh giá về mô hình hoạt động của doanh nghiệp cà phê Trung nguyên,điều đầu tiên cần khẳng định đấy là sự thành công của thương hiệu này trong việc tiên phong đi đầu xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt nam Sau sự thành công đó một loạt những doanh nghiệp khác cũng áp dụng nhượng quyền thương mại vào chiến lược kinh doanh của mình như :Kinh Đô bakery,Phở... và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, ngoài những quy định tại Điều 7 Nghị định này, chỉ được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền là thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các. .. động kinh doanh Trong tình hình đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu phân theo chỉ tiêu lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, còn theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ thì nhượng quyền thương mại là phương thức phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao Nhưng trong hệ thống nhượng quyền thì người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh chính là bên nhận quyền . nhượng quyền thương mại. Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại Việt Nam 3.1 Những kinh nghiệm chung của các doanh nghiệp áp dụng hình thức nhượng quyền. của nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Học tập đúc kết những kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại trên thế giới để phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 3 hình thức nhượng quyền thương mại 3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại ở Việt Nam CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI. 1.1. Một số khái niệm,

Ngày đăng: 18/08/2015, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan