phần mềm thống kê thép trên autocad

12 2K 1
phần mềm thống kê thép trên autocad

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nếu không hiểu mình sẽ hướng dẫn....sdt 0986012484..................................................

Bản vẽ thép chắc hẳn không còn gì xa lạ với các anh em kỹ sư chuyên ngành xây dựng??? Điều muốn đề cập với mọi người ở đây là “chuỗi các công việc mệt mỏi và nhàm chán khi thống kê thép” như là thống kê các số liệu (số lượng thanh, chiều dài thanh, số kết cấu…) từ trên bản vẽ CAD, kế đến đem các số liệu này nhập vào file EXCEL để tính hoặc ngồi tính và nhân thép bằng một chiếc máy tính con, sau đó phải quay lại gõ từng con số kết quả vào trong ACAD. Cách làm truyền thống này khá mệt mỏi khi mà khối lượng công việc lớn. Nay xin giới thiệu đề xuất đến anh em kỹ sư của Viện một cách tính mới – tính khối lượng thép trực tiếp trên ACAD, vì cách làm này nó mới và nó lạ nên chưa chắc nó đã hay hơn cách truyền thống đối với từng người. Đây chỉ thuần túy chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thiết kế. Chi tiết các bước thao tác thực hiện: 1. “Tạo ra” 1 bảng thép theo ý muốn ta cần trên môi trường ACAD2007 có cài đặt thêm bộ công cụ express tools (bắt buộc phải là ACAD2007 vì Lisp phụ trợ cho việc tính toán chỉ hoạt động tốt trên ACAD2007 có kèm theo bộ công cụ express tools, nói như vậy không có nghĩa là đang xài ACAD2010 hay ACAD2012 lại phải quay về ACAD2007 mới dùng được bảng thép này, ở đây ta chỉ cần “tạo ra” trên môi trường ACAD2007, còn sau khi tạo xong bản thép đúng theo ý ta cần rồi thì muốn dùng bảng thép này trên phiên bản ACAD nào cũng được) tất nhiên mỗi nơi sẽ có mỗi dạng bản biểu tính thép khác nhau, ở đây xin lấy một ví dụ bảng biểu tính thép để minh họa, điều này sẽ giúp mọi người dễ hiểu hơn. Bảng tính thép như sau: 2. Nạp 2 file Lisp “CAL_Link Length+Text.lsp” và “CAL_SUM_MUL.lsp” vào ACAD2007. Trong 2 Lisp sẽ có nhiều lệnh bổ trợ ACAD, ở đây chỉ bàn về 2 lệnh chính ta cần dùng: Lệnh M+ : giúp người sử dụng cộng/nhân/chia các đối tượng text dưới dạng số trong ACAD. Lệnh SUM : giúp người sử dụng cộng một loạt các đối tượng text dưới dạng số trong ACAD (gần giống như lệnh SUM trong Excel). 3. Tính toán các con số trên bản vẽ: Các con số trên bảng tính thép ta có thể chia làm 2 màu: màu vàng là các thông số đầu vào (đường kính thanh thép, chiều dài 1 thanh thép,…) và các con số màu xanh là các kết quả tính toán sau khi đã có thông số đầu vào. Gõ lệnh M+ trong môi trường ACAD: Trên màn hình ACAD xuất hiện thông báo cho ta ba lựa chọn: Cộng/Nhân/Chia; ở đây ta dùng lựa chọn nhân nên sẽ gõ vào bàn phím chữ “n” và Enter. ACAD tiếp tục xuất hiện thông báo vào chữ số làm tròn; ở đây “Tổng số thanh” là các số chẵn không có phần thập phân nên ta gõ vào “0” và Enter. ACAD tiếp tục xuất hiện thông báo vào hệ số nhân; Vì ta có Tổng số thanh = số thanh x số kết cấu Kết quả cuối cùng = Tổng số thanh x hệ số nhân Do đó trong trường hợp này sẽ vào hệ số nhân bằng 1 và Enter. Con trỏ chuột lập tức chuyển sang hình ô vuông và yêu cầu ta chọn đại lượng thứ nhất. Khi đó ta sẽ chọn đại lượng số thanh (cụ thể ở đây là số 68) rồi Enter. Kế đến chọn tiếp đại lượng số kết cấu (cụ thể ở đây là số 1) rồi Enter. Và sau nốt chọn đại lượng Tổng số thanh (cụ thể ở đây là số 68 màu xanh) để xuất ra kết quả. Sau khi chọn nhấn Enter để kết thúc. Ngay lập tức trên màn hình ACAD sẽ xuất hiện một ô vuông màu trắng bạc phủ lên số 68 màu xanh. Điều này có nghĩa là đối tượng text có giá trị 68 đã chuyển thành đối tượng Field trong ACAD và từ nay số 68 màu xanh (được phủ màu trắng bạc) sẽ thay đổi giá trị theo số 68 và số 1 màu vàng. Bây giờ ta hãy thử thay đổi giá trị của text 68 màu vàng và text 1 màu vàng thành 15 và 3 nhé. Giá trị của Tổng số thanh lúc này vẫn là 68, theo lý thì nó phải nhảy thành số 30 mới đúng. Nguyên nhân ở đây là do ACAD đơn thuần chỉ là 1 phần mềm chuyên về vẽ, nó không được thiết kế để nhảy số lập tức như kiểu excel. Lúc này đây ta chỉ việc đơn giản tái tạo lại bản vẽ bằng lệnh “Re” quen thuộc trong ACAD lập tức bạn sẽ nhận được kết quả như ý muốn. Làm tương tự với các đại lượng còn lại theo mối liên hệ giữa chúng bạn sẽ có được 1 dòng tính thép (1 bộ các con số được liên kết với nhau trong ACAD như sau): Trong đó: + Khối lượng riêng trên 1 m dài của thép được tính từ đường kính thép (phi = 12) KLR = phi x phi x hệ số nhân (hệ số nhân = 0.00617; phi là đối tượng text màu vàng có trị số 12) + Tổng chiều dài = Tổng số thanh x Chiều dài 1 thanh x hệ số nhân (hệ số nhân = 1/100; để quy đổi đơn vị từ cm về thành m sau khi lấy 2 đại lượng trên nhân với nhau) + Khối lượng = Tổng chiều dài x Khối lượng Riêng Nhận xét: ACAD không có khả năng nhảy số lập tức như Excel Để tính ra đại lượng “Khối lượng” thì ACAD phải tính ra đại lượng “Tổng chiều dài” và đại lượng “Khối lượng riêng” trước, mà muốn tính ra đại lượng “Tổng chiều dài” thì lại phải tính ra đại lượng “Tổng số thanh” trước. Do việc tính toán phải thông qua các cấp và ACAD không nhảy số được ngay lập tức cho nên người sử dụng lúc này muốn có kết quả đúng trên màn hình phải dùng lệnh “Re” ít nhất 3 lần để ACAD tái tạo bản vẽ 3 lần cho đủ với các cấp tính toán thì kết quả trên màn hình sẽ đúng. Nói thì nói vậy chớ máy tính ai mà cấu hình mạnh và ngon lành với tài nguyên dư dả thì thường chỉ cần “Re” một lần là ACAD sẽ nhảy số ngon lành luôn không cần chờ đến lần thứ hai hay thứ ba. Và khi mà đã làm được đến bước này thì mọi thứ gần như đã sẵn sàng, giờ khi muốn thêm 1 dòng tính thép khác (1 bộ các con số được liên kết với nhau trong ACAD) ta chỉ việc copy nguyên bộ số ở trên xuống là được: Đặc biệt lưu ý ở đây: phải copy nguyên bộ số trên 1 lần (quét chuột như trên hình) rồi copy thì ACAD sẽ tạo ra cho ta một dòng tính thép thứ hai; không được copy riêng lẻ từng đối tượng. Sau đó nhập dữ liệu vào các text màu vàng rồi gõ lệnh Re 3 lần để chắc rằng kết quả cuối cùng nhìn thấy trên màn hình là con số đúng. 4. Hiệu chỉnh lặt vặt: Các ô phủ màu bạc chỉ là một cách để ACAD thể hiện rằng các text mà tại đó giá trị của chúng phụ thuộc vào các text khác hoặc đại lượng nào đó. Nhìn trên màn hình vẫn thấy text bị phủ màu bạc nhưng khi ta thực hiện công tác in ấn thì các ô phủ màu bạc này sẽ không xuất hiện do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy vậy điều này có thể sẽ làm một số người khó chịu, thực hiện tắt nó bằng cách tại dòng nhắc lệnh của ACAD ta gõ: “fielddisplay” kế đến Enter và gõ giá trị “0” rồi Enter. ACAD sẽ tắt chúng đi, và bảng tính vẫn sử dụng được như bình thường. 5. Kiểm tra kết quả tính toán lần cuối cùng Dù ACAD thực sự có tính toán được như trên nhưng ta vẫn cảm thấy chưa yên tâm, liệu rằng kết quả cuối cùng sẽ ổn sao. Do vậy sau khi hoàn thành bảng tính thép (đã vào đầy đủ chiều dài thanh, số thanh, số kết cấu, đường kính thép) của cả bảng tính ta thực hiện 2 bước sau đây để kiểm tra kết quả: a. Gõ lệnh “Re” 3 lần để chắc rằng ACAD tính toán xong xuôi các kết quả tính toán Nạp lisp CAL_SUM_MUL.lsp vào môi trường ACAD; sau đó tại dòng nhắc lệnh của ACAD ta gõ lệnh SUM Kế đó quét chọn qua các text thể hiện kết quả khối lượng; chọn xong, ấn Enter và chọn 1 text nháp nào đó bên ngoài để ghi kết quả. Thực hiện động tác này để biết được tổng khối lượng bảng thép ta vừa tính xong được bao nhiêu. Kết quả ta có được tổng khối lượng của bảng tính thép ví dụ sẽ là 197.69 (= cộng giá trị của các text mà ta đã chọn) b. Xuất bảng số liệu thép trên sang Excel để kiểm tra lại con số tổng khối lượng thép 197.69 như trên đã đúng hay chưa và cũng là thực hiện phân loại thép trong Excel Xuất bảng dữ liệu bằng cách sử dụng phần mềm “TableBuilder” của CADIG. Tìm hiểu thêm về “TableBuilder” bạn có thể xem ở đường link sau http://www.cadig.com/products/tablebuilder.php http://www.cadig.com/demo/tablebuilder/ (Bài viết cụ thể về cách crack và cài đặt phần mềm này sẽ được trình bày ở 1 bài viết riêng) Trên thanh công cụ của TableBuilder ta click chuột trái vào biểu tượng đầu tiên (Convert line and text to Excel); kế đó quét chọn bảng tính thép trong ACAD. Lập tức các số liệu từ bảng tính thép sẽ được đẩy sang EXCEL một cách nhẹ nhàng. Font tiếng việt sẽ lỗi vì trong ACAD ta dùng font chữ mã TCVN3, còn trong EXCEL hiện đang dùng font Calibri thuộc mã Unicode, do vậy nếu thích thì đổi font chữ trong EXCEL về các font thuộc mã TCVN3 thì sẽ đọc được. Tuy nhiên điều ta cần quan tâm ở đây là các con số đầu vào của bảng tính thép (các ô tô màu vàng) đã được kết xuất sang Excel một cách gọn gàng. Kế đó chỉ việc đem giá trị trong các ô màu vàng trong hình copy & paste vào file excel tính thép của các bạn rồi kiểm tra lại. Nhìn vào bảng tính thép ta sẽ đọc được tổng khối lượng thép là 197.67 ; con số này sai khác với kết quả 197.69 có được bằng cách cộng giá trị các text ở cột tổng khối lượng trong CAD. Sai số xảy ra là do trong ACAD các đại lượng tính toán đã được làm tròn với chỉ 2-3 con số sau dấu phẩy, còn các đại lượng tính trong Excel thì được lấy những 15 con số sau dấu phẩy. Và hễ con số tổng khối lượng giữa ACAD và EXCEL xấp xỉ nhau như vậy thì bạn có thể yên tâm, không cần đi kiểm tra các kết quả con nữa. [...]...Hiển nhiên với bảng tính đơn giản như ví dụ bên trên thì việc kiểm tra tương đối dễ dàng bằng máy tính con; còn đối với những bảng tính dài miên man như hình sau thì việc xuất bảng tính sang EXCEL rồi kiểm tra con số “Tổng khối lượng” mới làm nổi bật lên giá trị của phần mềm “TableBuilder” Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được gì đó cho mọi người Mọi đóng góp & . bảng thép theo ý muốn ta cần trên môi trường ACAD2 007 có cài đặt thêm bộ công cụ express tools (bắt buộc phải là ACAD2 007 vì Lisp phụ trợ cho việc tính toán chỉ hoạt động tốt trên ACAD2 007 có. vậy không có nghĩa là đang xài ACAD2 010 hay ACAD2 012 lại phải quay về ACAD2 007 mới dùng được bảng thép này, ở đây ta chỉ cần “tạo ra” trên môi trường ACAD2 007, còn sau khi tạo xong bản thép đúng. rồi thì muốn dùng bảng thép này trên phiên bản ACAD nào cũng được) tất nhiên mỗi nơi sẽ có mỗi dạng bản biểu tính thép khác nhau, ở đây xin lấy một ví dụ bảng biểu tính thép để minh họa, điều

Ngày đăng: 16/08/2015, 21:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan