SKKN biện pháp và rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi qua việc đọc vầ kể lại tác phẩm văn học

24 547 2
SKKN biện pháp và rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi qua việc đọc vầ kể lại tác phẩm văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi việc rèn cho trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học là rất quan trọng . Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, sở dĩ như vậy là vì ngôn ngữ ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ phục vụ cho tất cả mọi thành viên trong xã hội, từ việc lao động học tập đến việc giải trí vui chơi. Có thể thấy rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào con người cũng đều cần có ngôn ngữ . Ngôn ngữ không thể tồn taị bên ngoài xã hội loài người và không thể bị tiêu diệt khi xã hội loài người còn tồn tại. Vì vậy mỗi con người ngay từ thời thơ ấu việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Hơn thế nữa ngôn ngữ còn có vai trò quyết định trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ diễn đạt mạch lạc là một vấn đề rất quan trọng mà các trường mẫu giáo đang quan tâm, thực hiện nhằm góp phần đào tạo giáo dục toàn diện nhân cách trẻ sau này. Ngôn ngữ càng phong phú và trong sáng bao nhiêu thì xã hội càng văn minh và hiện đại bấy nhiêu và nhờ có ngôn ngữ mà con người mới phát minh ra những công trình khoa học, để áp dụng vào đời sống và nhờ có ngôn ngữ được chắt lọc và lựa chọn mà các nhà thơ, nhà văn đã sáng tác ra những áng thơ và những tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngoài ra ngôn ngữ còn giúp cho con người phân biệt được đúng sai trong ứng sử cũng như trong giao tiếp ngôn ngữ có tác dụng cảm hóa con người, phân biệt giáo dục ( chân, thiện, mỹ…) như ta thấy rằng trong cuộc sống nếu hư không rèn luyện cho trẻ nói đúng thì sự biểu đạt tình cảm hay công việc nào đó thì người nghe rất khó hiểu vì vậy phải đòi hỏi trẻ phải hoàn thiện được ngôn ngữ. Nên khi nhận đề tài này với tư cách là một giáo sinh mầm non, em muốn đóng góp một phần hiểu biết của mình để tìm ra những biện pháp hay, để từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ để nói chung và giúp trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp một cách nói riêng. Đề tài này gồm ba phần Phần I : Những vấn đề chung Phần II : Nội dung Phần III : Kết luận. Qua quá trình tham khảo tài liệu cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đinh Hồng Thái cho đến nay em đã làm xong đề tài. Tuy nhiên vì khả năng kinh nghiệm và vốn hiểu biết còn hạnh chế nên trong quá trình làm đề tài còn nhiều sai sót mong thầy giáo và các bạn đọc góp ý cùng em để đề tài này được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn Giáo sinh: Huỳnh Thu Trang PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I / TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp và rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi qua việc đọc vầ kể lại tác phẩm văn học. II / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “ Tiếng mẹ đẻ là cơ sở để phát triển trí tuệ là vốn quí của mọi tri thức” Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học là trang bị cho trẻ nhận thức thế giới xung quanh và mở rộng quan hệ với mọi người, mắt khác ở lớa tuổi mẫu giáo yêu cầu khả năng rèn luyện diễn đạt cho trẻ là hết sức to lớn và là một nhiệm vụ cấp thiết của gia đình và ở các lớp mẫu giáo. Việc rèn luyện diễn đạt cho trẻ qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học có nội dung thông báo đầy đủ rõ ràng, dễ hiểu, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm đó là sự rèn luyện của con người nói chung của trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ luyện đọc kể diễn cảm theo mẫu, cấu trúc câu, đọc kể một cách mạch lạc, đúng ngữ pháp, rõ ràng biểu cảm âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò quan trọng, là phương tiện giao tiếp truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm biểu hiện nhu cầu nhậc thức làm thỏa mãn yêu cầu nguyện vọng của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo ngôn ngữ càng có vai trò quan trọng muốn diễn đạt được những suy nghĩ của mình trẻ phải dùng ngôn ngữ để trao đổi và cũng nhờ ngôn ngữ đó mà người lớn giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, phân biệt được cái tốt, cái xấu, có tình yêu đối với con người và thiên nhiên, khơi dậy ở trẻ lòng ham muốn làm những việc tốt và những ước mơ trong sáng và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ mẫu giáo. Với thực tế thì ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn và được các trường mẫu giáo chú ý cùng với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới chỉ là ở giai đoạn dầu nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm vì thực tế quá trình khả năng diễn đạt của trẻ chưa chọn vẹn còn nói ngọng, nói ấp úng, nói thiếu câu, diễn đạt cộc… Vì vậy em mong muốn góp phần nhỏ bé của mình váo việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ, giúp trẻ đọc, kể đủ thành phần của câu ngày càng hoàn thiện và là một hoạt động thiết thực góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ đặc biệt là việc giáo dục về mặt tình cảm, thẩm mỹ …Giúp trẻ ngay từ nhỏ có được lời nói rõ ràng chính xác, ngôn ngữ biểu cảm làm phong phú vốn từ của trẻ, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về câu từ và các phương thức diễn đạt tình cảm của ngôn từ. Đây chính là lý do đã thúc đẩy em nghiên cứu vấn đề này và được dựa trên hai cơ sở sau: 1. Cơ sở về mặt lí luận. Trẻ mẫu giáo có nhu cầu rất lớn về nhận thức, các em khao khát khàm phá, tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Trong đó ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con người khi giao tiếp có khả năng hiểu biết lẫn nhau, cho dù ngôn ngữ bằng lời của con người có bị hạn chế về không gian và thời gian. Cho dù ngoài ngôn ngữ ra con người có thể dùng những phương tiện giao tiếp khác nhau như: cử chỉ, điệu bộ, tín hiệu, âm thanh… vv. Nhưng ở vị trí trên hết và trước hết vẫn phải là ngôn ngữ . Ở trẻ mẫu giáo nhu cầu giao tiếp rất lớn trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, biểu cảm hiểu biết của mình với mọi người xung quanh. Cho nên việc tạo ra cho trẻ được nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết trong giao tiếp mà hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ còn là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, trẻ em luôn luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, mà trẻ đến được với thế giới xung quanh là nhờ có người lớn. Thông qua đó trẻ làm quen được với các sự vật hiện tượng và hiểu được các sự vật hiện tượng và hiểu được những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công cụ của chúng. Muốn hình thành một biểu tượng nào đó thì trẻ phải tiến hành quan sát khi trẻ tìm hiểu sự vật đó, trẻ gọi tên vật, tên các chi tiết, đặc điểm tính chất của vật được quan sát thì việc nhận thức sẽ sâu sắc hơn và nó sẽ làm nền móng của sự phát triển trí tuệ. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện nhận thức khi trẻ nhận thức được thế giới khách quan trẻ tiến hành các hoạt động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tượng để trình bày những hiểu biết của mình. Ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp ở thế giới xung quanh qua đó tâm hồn trẻ thơ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng thêm phong phú đồng thời cũng yêu quí cái hay, cái đẹp, trân trọng nó và có ý thức sáng tạo ra cái hay cái đẹp đó. Việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học nó có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của trẻ, nếu ngôn ngữ của trẻ mà phong phú thì sự thích ứng với đời sống, điều kiện sống của trẻ, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội trí thức và kinh nghiệm sống nhanh chóng, trẻ dễ hóa mình với cộng đồng và xã hội. Muốn làm cho việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học có hiệu quả nhất thì ta phải kể , đọc cho trẻ nghe các tác phẩm văn học, cho trẻ nhập vào các vai trong câu chuyện, bài thơ trong tác phẩm đó. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc kể, đọc lại tác phẩm văn học có tác dụng giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, câu nói của trẻ phải đầy đủ các thành phần chính như ( chủ ngữ và vị ngữ) và các thành phần phụ khác, thành phần trong câu nói của trẻ phải được sắp xếp theo trật tự và đúng ngữ pháp… Giúp trẻ luyện được thành câu nói có vị ngữ, chủ ngữ, các thành phần trong câu nói của trẻ phải được mở rộng và phong phú dần, trẻ đã nói được nhiều loại câu có tính chất khác nhau. Những câu trẻ đặt ra đã có nội dung thông báo khá hoàn chỉnh và rõ ràng, các từ trong câu vừa có ý nghĩa, vừa gắn bó với nhau hơn. Tuy nhiên trong quá trình trẻ tự đọc, kể, tự nói chuyện, khả năng diễn đạt còn yếu, nên câu nói của trẻ còn thiếu câu, nói chưa mạch lạc, khả năng diễn đạt chưa trôi chảy. Vì vậy, việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ rất có ý nghĩa nên phải đưa trẻ vào các hoạt động kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch để trẻ có thể diễn đạt được những vai trò mà mình được tham gia trong các tác phẩm văn học, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, có như vậy trẻ mới có đủ năng lực tham gia vào đọc, kể diễn đạt các tác phẩm văn học được. 2 . Cơ sở về mặt thực tiễn. Qua việc dự giớ các tiết học ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi em thấy khả năng diễn đạt của trẻ vẫn còn hạn chế trong các giờ đọc, kể, khả năng diễn đạt còn ấp úng, nói ngọng, câu còn cụt, thiếu chủ ngữ và vị ngữ. Vì thế dựa trên khả năng diễn đạt phát triển ngôn ngữ, để chuẩn bị bước vào lớp một. Hướng trẻ nói tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà nhiệm vụ của người lớn là phải nói đúng cấu trúc câu, đúng giọng, đúng điệu và ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh và tình huống cụ thể, ta luôn cung cầp vốn từ cho trẻ, mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết thông qua các bài thơ, câu chuyện để trẻ rèn khả năng diễn đạt. Tất cả điều đó tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chính vì thế, việc dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc là để phát triển ngôn ngữ của trẻ càng được quan tâm hơn nữa để vốn từ của trẻ ngày một tăng lên nhanh chóng đạt hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Qua quá trình đi dự giờ ở một số lớp 5-6 tuổi em nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều. Khi giao tiếp trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm còn ngọng dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa lô gic , diễn đạt câu từ chưa thật lưu loát. Những trẻ nhút nhát ít tiếp xúc với bạn ở trong lớp, ở xung quanh mình dẫn đến trẻ kém hiếu động thì vốn từ ngữ cũng bị hạn chế nghèo nàn, việc diễn đạt câu từ thể hiện ngữ điệu kém. Qua quá trình phát triển ngôn ngữ diễn đạt câu từ mạch lạc, việc diễn đạt biểu cảm ngoài xã hội trẻ tiếp thu còn rời rạc, còn ngọng, nói trống không nhiều. Cô giáo thì vẫn chưa thật chú trọng đến việc trẻ nói đúng câu, diễn đạt hiểu ý của trẻ. Ở gia đình bố mẹ đôi khi còn bận nhiều công việc, vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ còn hay nói trống không, nói câu cụt, chưa thể hiện được rõ ý hiểu của mình. Qua hai cơ sở trên cho ta thấy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là ngôn ngữ về mặt diễn cảm, diễn đạt mạch lạc. Vì vậy cần phải có một cách dạy dỗ đúng đắn khi “ tốt nghiệp” trường mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được tiếng mẹ đẻ nếu không trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tháng học tập ở trường phổ thông và trong bước đường trưởng thành sau này. Cần phải coi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo dục mầm non và nhiệm vụ đó cần phải được thực hiện ngay từ năm đầu tiên cho tới năm cuối độ tuổi mẫu giáo. Bởi vậy với tư cách là một giáo sinh mầm non nên em chọn đề tài “ Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học” để nghiên cứu III / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Mục đích của đề tài này là tìm ra một số biện pháp, giúp cho trẻ có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm, có hứng thú với tác phẩm, giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học. Để diễn đạt được mạch lạc và ngắn gọn, tiến tới tư duy của trẻ có óc sáng tạo, óc khái quáthực trạngổng hợưp hóa dẫn đến phẩm chất năng lực, tính cách của trẻ phát triển và bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ. IV / ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU : 1. Khách thể nghiên cứu. Diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học . 2. đối tượng nghiên cứu. “ Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học” V / GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : “ một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học” ở trường mầm non Hạ Long- thành phố Hạ Long hiện nay. VI / NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 1. Tìm hiểu thực trạng của trường mầm non Hạ Long- thành phố Hạ Long độ tuổi 4-5 tuổi đén lớp của trẻ 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học ở trường mầm non . 2. Tìm hiểu nguyên nhân của trẻảơ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 3. Tìm những phương pháp và biện pháp thích hợp để rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ. VII / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Nghiên cứu tài liệu tâm lý học lứa tuổi để hiểu tâm lí trẻ. 2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm . a/ Phương pháp quan sát (điều tra) - Thông qua phương pháp nghiên cứu điều tra xem lớp mình thực nghiệm có bao nhiêu phần trăm đã diễn đạt được, bao nhiêu phần trăm trẻ chưa đọc kể diễn đạt được, rồi từ đó lập danh sách cụ thể. Ngoài ra cô quan sát trẻ nói chuyện với nhau hoặc thông qua các câu trả lời của trẻ đối với cô giáo hoặc những câu hỏi của trẻ vơío cô hay những câu hỏi của cô giáo để trẻ trả lời. Hoặc thông qua khi các cháu đọc thơ, kể chuyện đóng kịch … b/ Phương pháp đàm thoại - Đàm thoại để giới thiệu tác phẩm cần phải nhanh gọn, sáng tạo để tạo được hứng thú cho trẻ học tập - Đàm thoại để cho trẻ hiểu được tác phẩm một cách khái quát và trẻ phải tái hiện được tác phẩm. c/ Phương pháp rèn luyện khả năng diễn đạt của trẻ 5 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học: Là sử dụng giọng đọc và lời kể có kèm theo cử chỉ điệu bộ để truyền những ý nghĩ, tình cảm, thái độ, tâm trạng của người đọc, người nghe nó có tác dụng giúp cho trẻ có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm, giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ. d/ Phương pháp dạy trẻ đọc thuộc thơ. - Giới thiệu bài thơ bằng đồ dùng dạy học. - Giáo viên đọc diễn cảm nhiều lần - Dẫn dắt tác phẩm, tác giả, tên bài thơ, giảng giải, giải thích từ khó, đặt ra các câu hỏi về nội dung - Dạy trẻ đọc truyền khẩu, cô đọc cháu cùng đọc theo. Cô dạy cháu đọc thuộc thơ bằng phương pháp truyền khẩu cô và cháu cùng đọc. e/ Phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện. - Nêu được nội dung chính, lời kể phải có mẫu cấu trúc câu, có từ tạo nên hình ảnh đẹp sinh động, giọng kể phải diễn cảm, thể hiện được tính cách đặc điểm của nhân vật. - Cô kể diễn cảm câu chuyện nhiều lần ( 3-4 lần) - Cô sử dụng hệ thống câu hỏi để đàm thoại để trẻ nhớ nội dung câu chuyện. - Cho trẻ tập kể hình thức: + Thứ nhất là kể theo đoạn + Thứ hai là kể theo trình tự + Thứ ba là kể theo sự dẫn dắt của cô + Thứ tư là trẻ kể chuyện theo phân vai đóng kịch . VIII / PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Khi nghiên cứu tài liệu, em đã đọc đề tài, xem đề tài nghiên cứu về vấn đề gì, tham khảo trong sách giáo trình đã được học và chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn chuẩn bị của mẫu giáo 5 đến 6 tuổi do Bộ giáo dục phát hành. Việc nghiên cứu và rèn luỵên kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non Hạ Long- thành phố Hạ Long IX / KẾ HOẠCH THỰC HIỆN - Thời gian nhận đề tài - Thời gian thu thập đề tài và tài liệu: - Thời gian hoàn thành đề tài PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỌC KỂ DIỄN CẢM 1. Đặc điểm về khả năng diễn đạt của trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học . - Đọc kể diễn cảm là sự tái tạo lại tác phẩm một cách sáng tạo của người đọc hoặc người kể bằng giọng đọc, giọng kể diễn cảm và các yếu tố biểu cảm đã làm sống lại lời nói hành động, tính cách của nhân vật. 2. Vai trò của đọc kể dưới việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Đọc kể diễn cảm là cách sử dụng lời nói và giọng kể có kèm theo cử chỉ điệu bộ nét mặt để truyền ý nghĩa tình cảm, tâm trạng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm và thái độ tâm trạng vủa người đọc đến người nghe. - Giúp trẻ có hứng thú, dung cảm có ấn tượng sâu sắc với tác phẩm văn học . - Giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ văn học một cách thoải mái… Chương II: I- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON HẠ LONG Việc rèn kỹ năng diễn đạt của trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm ở ttrường mầm non Hạ Long. Trường mầm non Hạ Long là một trường lớn tập trung đông con em công chức nhà nước, trẻ đi học và bán trú tại trường là một trăm phần trăm , sự quan tâm của bố mẹ tới trẻ còn ít mà đặc biệt là phó mặc cho giáo viên chăm sóc trẻ. Các cháu ít được sự phối hợp chăm sóc giữa gia đình và nhà trường dẫn đến việc phát triển kỹ năng diễn đạt cho trẻ cũng bị hạn chế. Nên cần rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học ở trường mầm non Hạ Long là một nhiệm vụ cơ bản. Ngoài ra còn tác động toàn bộ tới quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Song điều kiện và thời gian có hạn nê em chỉ đi sâu vào vấn đề nghiên cứu đến việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi. Qua điều tra số trẻ trong lớp em nhận thấy khả năng đọc và kể của trẻ như sau. Ngày tháng Số trẻ Năm sinh Điều tra Đọc diễn cảm Kể diễn cảm Ghi chú Đ/Tg % Đ/Tg % 5-3- 2005 Thực hiện trên 20 trẻ 1998 20 trẻ 5trẻ đạt 25 % 20 trẻ 6 trẻ đạt 30% áp dụng phương pháp kể diễn cảm II / TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TẠI SAO NGÔN NGỮ CỦA TRẺ BỊ HẠN CHẾ 1. Do trẻ nhút nhát không thích tham gia vào các hoạt động. - Tuy học cùng một lớp nhưng trẻ không chơi cùng với nhau. Vì vậy mà có một số trẻ mới đến trường ( bước sang học kỳ hai mới xin vào ) còn lạ lẫm chưa muốn tham gia cùng các bạn chơi và cũng không được các bạn rủ chơi cùng. Dẫn đến lâu ngày trẻ trở nên nhút nhát ít nói, không thích tham gia vào các hoạt động, chỉ ngồi lì một chỗ, không thích vui chơi cùng các bạn, khồn thích giao tiếp với các bạn trong lớp nên ngôn ngữ bị hạn chế không phong phú . 2. Do còn ít tiếp xúc với bạn bè ở các giờ ngoại khóa. - Trẻ đến trường là tiếp xúc với một phần nhỏ của xã hội con người. Quan trọng là giúp trẻ biểu cảm ngôn ngữ của người giáo viên . Cô giáo chính là người giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển đó là thông qua các giờ học. Nhưng trong thực tế trên mỗi tiết học diễn ra 25- 30 phút. Vì thế mà giáo viên không thể nào hướng dẫn trẻ hết mà ngay cả trong khi trẻ chơi, hoạt động ngoại khóa giáo viên cũng phải nên trao đổi tiếp xúc và nói chuyện với trẻ. Nhưng trên thực tế ở trường mầm non Hạ Long em thấy giáo viên trong các giờ hoạt động ngoại khóa đã tiếp xúc với trẻ nhưng vẫn còn hạn chế ngoài ra cô giáo chưa thật quan tâm đến trẻ xem trẻ khi tiếp xúc với nhau nói với nhau như thế nào?, nhiều khi chơi với nhau trẻ còn dùng sai từ, diễn đạt chưa thật mạch lạc và lô gic với câu nói của mình: Ví dụ có trẻ nói: “ Ngày mai tớ đi ăn cỗ đám ma của ông tớ” Đó là một cái sai trong cách dùng từ của trẻ mà giáo viên cần phải quan tâm và hướng dẫn trẻ hơn nữa trong mọi hoạt động, không nên coi thường các giờ chơi của trẻ mà để trẻ muốn nói sao thì nói là chưa được đặc biệt là trong giờ hoạt động góc. 3. Tìm hiểu gia đình các cháu đến trường hầu hết là con của những công chức nhà nước, bố mẹ các cháu rất bận rộn với công việc của mình nên chưa dành được nhiều thời gian để trông nom con cái, một trăm phần trăm là trẻ bán chú tại trường. Điều này chứng tỏ cô giáo luôn là người tiếp xúc nhiều với các cháu nểntác nhiêm nặng nề hơn. Hơn thế nữa cha mẹ trẻ chưa nắm được tâm lý và sự phát triển của trẻ, vì vậy việc rèn luyện cho trẻ còn hạn chế. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là thích bắt chước và thích làm người lớn, phát triển qua trực quan nên trẻ chưa diễn đạt được nhiều dẫn đến nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế, kéo theo trẻ không lính hội được kiến thức mới, mặt khác trẻ được sống trong điều kiện sinh hoạt tương đối là đầy đủ nhưng về mặt ngôn ngữ cũng bị hạn chế, tạo cho việc rèn luyện khả năng và kỹ năng diễn đạtcủa trẻ chưa được lưu loát, chưa dứt khoát và chưa được trôi chảy. Dù nhà trường là nơi giúp trẻ tiếp thu và mở mang kiến thức hiểu biết của mình về thế giới xung quanh nhưng gia đình cũng rất quan trọng đối với trẻ, có thể nói gia đình chính là một xã hội thu nhỏ trong đó bố mẹ là nền tảng để giúp trẻ nói lên tiếng nói đầu tiên và ngày càng phát triển rộng hơn. Vì vậy em chọn đề tài này để nghiên cứu cho mình. Vì khả năng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ nghiên cứu khả năng diễn đạt cho trẻ 5-6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học trong phạm vi của trường mầm non Hạ Long. III / NỘI DUNG GIÁO DỤC Qua việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ qua đọc và kể lại tác phẩm văn học em thấy đa số trẻ chưa diễn đạt được mạch lạc câu nói của mình. Do thời gian có hạn nên em chỉ áp dụng các phương pháp đã học và một số biện pháp và qua thực tế em dạy trẻ đọc và kể chuyện diễn đạt đó là: Dùng thủ thuật câu đố, thủ thuật để gợi mở cho trẻ, để trẻ hướng vào bài sắp học Thời gian Nội dung Phương pháp Ghi chú - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học - Sử dụng phương pháp kể chuyện đọc thơ Sự tiến bộ của trẻ [...]... học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đông nghiệp, trau dồikjiến thức với lòng thương yêu trẻ, tinh thần trách nhiệm cao vượt qua khó khăn tìm ra biện pháp và phương pháp rèn luyện khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học trong các biện pháp và phương pháp sau: - Dùng câu đố để hưởng trẻ nhớ lại truyện và thơ - Phối hợp cùng cô để kể lại truyện - Cho trẻ đọc và kể. .. Đọc diễn Kể diễn Ghi chú cảm cảm Đ/tg % Thực hiện 1999 trên 20 trẻ 3-4 Đ/tg % 20tr đạt 20tr đạt 5trẻ 25% 6trẻ 20tr đạt Chưa áp dụng pp 30% Và biện pháp 20tr đạt Đã 14tr 70% 12tr 60 % dụng áp Dùng các biện pháp và phương pháp rèn luyện khả năng đọc diễn cảm cho trẻ, em thấy trẻ đã tiến bộ rất rõ rệt, trẻ đã đọc kể và diễn đạt được qua các câu truyện, bài thơ, giúp trẻ diễn đạt trôi chảy mạch lạc dẫn đếna... được học truyện gì? Cháu: Cháu thưa cô, cháu vừa được học truyện Tấm Cáma Ngoài việc trò truyện với cô trẻ còn kể lại được truyện và thể hiện đ]ợc giọng điệu cử chỉ của nhân vật Qua khảo sát và thực hiện một số biện pháp và phương pháp rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc diễn cảm, kể diễn cảm qua tác phẩm văn học đã được kết quả như sau Ngày tháng Số trẻ Năm sinh 2 20 05 Đọc. .. trẻ Cô cho trẻ phối hợp cùng cô để kể từng đoạn kể theo từng nhân vật mà cô là người dẫn truyện, kể lại truyện dưới hình thành đóng kịch và tổ chức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Cho trẻ đọc kể chậm rãi nhẹ nhàng ( chú ý vào các từ khó, từ láy và tính từ) 1/ đây là một số biện pháp rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi * Các phương pháp Phương pháp sử dụng lời nói là phương pháp đọc kể diễn. .. trẻ diễn đạt mạch lạc, có lô gic, có trình tự, có hình ảnh qua lời nói, lời nói của trẻ có nội dung chính xác và thông báo rõ ràng Chính vì vậy mà áp dụng các phương pháp và biện pháp đã học và qua thực tế giảng dạy trẻ đọc kể diễn đạt thủ thuật vào bài, dùng câu đó để gợi mở cho trẻ hướng vào bài học mới Trẻ tự đọc kể diễn đạt qua các tác phẩm văn học dùng câu đó để hướng trẻ nhớ lại truyện, nhớ lại. .. thoại: - Cô vừa kể cho các cháu nghe truyện gì? Rèn luyện kỹ năng - Truyện kể về cuộc dời cô diễn đạt cho trẻ 5- 6 Tấm như thế nào( giáo viên tuổi qua việc kể đọc lại tác phẩm văn học gợi ý) - Tại sao mẹ con Cám bị trừng phạt đích đáng… + Giáo viên gọi một cháu kể lại đoạn truyện + Giáo viên dặn dò: Về nhà nhờ ông bà, bố mẹ kể lại truyện… - Trẻ kể được truyện nhưng chưa diễn đạt được tốt, kể còn ấp úng... mai) qua đó tâm hồn trẻ thêm bay bổng, trí tưởng tượng thêm phong phú, trẻ càng yêu quí những cái hay, cái đẹp trân trọng nó và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp và bảo vệ nó Ngôn ngữ đóng một vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ, phát triển nhân cách cho trẻ Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6tuổi thông qua việc dạy trẻ đọc kể lại tác phẩm là quá trình hình thành cho. .. đã có sự tiến bộ khả năng diễn đạt của trẻ tốt hơn + + Cô quan sát và hướng dẫn trẻ đọc thơ Giáo viên cho cả lớp đọc 34 lần Tổ – nhóm – cá nhân Chú ý sửa sai cho trẻ Kết thúc cho trẻ xem tranh Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT CHO TRẺ Ngôn ngữ có một vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Vì ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của con... đọc - Cho trẻ tập đọc diễn cảm diễn luyện cho trẻ cách ngắt Rèn luyện kỹ năng cảm giọng được diễn đạt cho trẻ bài thơ Đàm thoại + Con thấy trong bài thơ nói về những gì? + + + Cho cả lớp đọc- tổ đọc và gọi 1-2 trẻ đọc thuộc bài thơ - Giáo dục trẻ - Kết thúc tiết học * Kể chuyện : “Tấm Cám” Tiết 3: Vào bài: Cô giáo kể tóm tắt toàn bộ truyện có kết hợp với tranh vẽ minh họa làm hình tượng trực quan Đàm... kể lại chuyện - Phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc kể diễn đạt - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp giảng giải - Phương pháp dạy trẻ kể chuyện - Phương pháp dạy trẻ đọc thơ Các biện pháp và phương pháp này phải phối hợp nhịp nhàng với nhau Sử dụng trong mọi hoạt động “ học tập- vui chơi, mọi lúc - mọi nơi”, lúc nào có thể tạo tình huống cho trẻ để trẻ trả lời, trẻ đặt câu hỏi vào lúc nào đó và trẻ . số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học V / GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : “ một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua. cháu kể lại đoạn truyện. + Giáo viên dặn dò: Về nhà nhờ ông bà, bố mẹ kể lại truyện… Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc kể đọc lại tác phẩm văn. gia đình và nhà trường dẫn đến việc phát triển kỹ năng diễn đạt cho trẻ cũng bị hạn chế. Nên cần rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học ở trường

Ngày đăng: 16/08/2015, 07:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan