quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người

25 3K 12
quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 4 Quyền sở hữu trí tuệ không liên quan đến quyền con người 4 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền con người 4 Quyền sở hữu trí tuệ mâu thuẫn với quyền con người 5 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA QUYỀN CON NGƯỜI TỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - VẤN ĐỀ TIẾP CẬN DƯỢC PHẨM VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 7 Quyền tiếp cận dược phẩm và quyền con người 7 Cân bằng quyền SHTT và quyền tiếp cận dược phẩm 12 Thực tiễn ở Việt Nam về quyền tiếp cận dược phẩm 17 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BẢO VỆ QUYỀN TRONG BỐI CẢNH TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 20 Nhập khẩu song song 20 Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ 20 Các trường hợp sử dụng tác phẩm mà không cần xin phép, không cần trả thù lao 22 Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao 23 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Trang 2 / 25 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Từ gốc SHTT Sở hữu trí tuệ QCN Quyền con người BBCGQSD Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng BBCGQSDSC Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế LHQ Liên hợp quốc Trang 3 / 25 LỜI MỞ ĐẦU Điều 14 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã khẳng định rằng: “ Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” đồng thời “ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, ở nước Việt Nam ta, quyền con người là một quyền rất được coi trọng, được trang trọng ghi nhận trong Hiến pháp và luôn luôn được bảo vệ tối đa. Đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới đất nước, quyền con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cách mạng, bảo đảm quyền con người nằm trong mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh quyền con người thì trong nền kinh tế tri thức hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ là cũng là một quyền rất phổ biến, quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Hơn nữa do tác động sức ép của hội nhập kinh tế thế giới, khả năng tăng trưởng kinh tế, và sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng được đặt ra cấp bách hơn, Pháp luật nhà nước ta luôn cố gắng hết sức để quyền con người cũng như quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tối đa. Liệu rằng giữa quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ có một mối tương quan hay giao thoa nào với nhau hay không? Nhằm trả lời cho câu hỏi trên, dưới đây nhóm chúng em sẽ đi sâu vào tìm hiểu vấn đề “ Giao thoa giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người” mà cụ thể là quyền SHTT là quyền sáng chế liên quan đến dược phẩm và quyền tiếp cận dược phẩm với QCN. Và trong bối cảnh SHTT không ngừng được bảo hộ thì bên cạnh đó QCN cũng cần được tăng cường bảo hộ. Trong quá trình hoàn thành đề tài, khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nên nhóm em rất mong nhận được góp ý, bổ sung từ thầy và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Trang 4 / 25 CHƯƠNG 1: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN CON NGƯỜI Có ba quan điểm khác nhau nói về mối tương quan này đó là: (1) quyền SHTT chỉ là quyền pháp lý đơn thuần, không liên quan đến QCN, (2) quyền SHTT là QCN; và (3) quyền SHTT (hay ít nhất là một số khía cạnh của quyền SHTT) mâu thuẫn với QCN. Quyền sở hữu trí tuệ không liên quan đến quyền con người Trước đây, quyền SHTT và QCN được nghiên cứu và phát triển độc lập. Dưới góc độ kinh tế, quyền SHTT được xem là phần thưởng hay động lực cho hoạt động phát minh - sáng tạo. Đây là quyền do nhà nước thông qua pháp luật xác lập, trao cho chủ sở hữu quyền, qua đó có thể ngăn cấm người khác sử dụng các đối tượng được bảo hộ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…), tức quyền phủ định (negative rights). Quyền SHTT chỉ được bảo hộ trong một phạm vi và thời hạn nhất định; nó có thể bị hủy bỏ, chuyển giao hay chuyển nhượng cho người khác 1 . Trong khi đó, QCN thường gắn với giá trị và nhân phẩm của con người, do tạo hóa trao cho họ từ lúc sinh ra và gắn liền với chính họ. Vì vậy, quyền SHTT từng được cho là độc lập với QCN. Tuy nhiên, quan điểm này không chính xác. Chính trong tuyên bố năm 1986 của các quốc gia thành viên của Liên minh Berne về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật đã chính thức khẳng định quyền tác giả được xác lập trên cơ sở QCN và công lý. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền con người Đối với quan điểm thứ hai cho rằng, quyền SHTT là QCN, quan điểm này phát sinh từ việc thừa nhận các phát minh - sáng tạo của con người là những tài sản vô hình. Trong khi đó, quyền đối với tài sản là một trong những quyền cơ bản của con người. Tòa án về QCN của châu Âu (ECHR) trong nhiều phán quyết của mình cũng đã thừa nhận rằng, tài sản trí tuệ phải được bảo vệ theo chế độ sở hữu tài sản như tài sản hữu hình theo Công ước của châu Âu về bảo vệ QCN và các quyền tự do cơ bản. Khoản 2 Điều 17 Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (EU) ghi rõ rằng, quyền SHTT phải được bảo hộ. 1 Ví dụ đối với sáng chế, xem Điều 28 (các quyền đối với sáng chế), Điều 30-31 (các ngoại lệ và bắt buộc chuyển giao), Điều 33 (thời hạn bảo hộ) của Hiệp định TRIPS. Trang 5 / 25 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) của WTO trong Phần mở đầu cũng ghi nhận quyền SHTT là quyền cá nhân (private rights). Bên cạnh khía cạnh quyền tài sản - tức khía cạnh kinh tế, quyền SHTT còn được xem xét dưới khía cạnh quyền tự do về văn hóa, tham gia hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người. Điều 17 Tuyên ngôn về QCN năm 1948 khẳng định, mỗi người đều có quyền sở hữu tài sản và không ai có thể bị tước đoạt một cách bất hợp lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Ngoài ra, Điều 27 của Tuyên ngôn này nhấn mạnh rằng, các lợi ích tinh thần và vật chất có được từ các hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật của mỗi người phải được bảo vệ. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 cũng có các quy định tương tự. Điều 15(1) của Công ước này ghi rõ, mỗi người có quyền: (i) tham gia các hoạt động văn hóa, sáng tạo, (ii) hưởng các thành tựu khoa học, và (iii) được bảo vệ đối với các lợi ích vật chất và tinh thần phát sinh từ sản phẩm văn hóa, nghệ thuật hay khoa học mà người đó là tác giả. Khi bình luận về Điều 15(1) này, Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR) của LHQ khẳng định, quyền được bảo hộ các lợi ích tinh thần và vật chất phát sinh từ hoạt động trí tuệ là một QCN, phát sinh từ giá trị và nhân phẩm của con người nói chung. Như vậy, hai khía cạnh quyền tài sản (kinh tế) và quyền văn hóa gắn với quyền SHTT phản ánh giá trị nội tại của quyền SHTT, thể hiện giá trị nhân phẩm, sự tự do và sự sáng tạo của con người. Do đó, quyền SHTT tất yếu là phần không thể thiếu của QCN. Quyền sở hữu trí tuệ mâu thuẫn với quyền con người Một khi quyền SHTT được xác lập và bảo hộ theo pháp luật SHTT, không ai ngoài chủ sở hữu quyền SHTT có thể sử dụng và khai thác các đối tượng SHTT trong phạm vi và thời hạn bảo hộ nếu không có sự cho phép của chủ sở hữu đó. Ở một góc độ nhất định, điều này cản trở con người nói chung tiếp cận các thành tựu của khoa học, kỹ thuật, văn học và nghệ thuật. Điều đó có nghĩa việc bảo hộ quyền SHTT dẫn đến các hậu quả về mặt văn hóa, xã hội và kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ và thụ hưởng các QCN. Điều đó làm phát sinh quan điểm thứ ba cho rằng, quyền SHTT, hay ít nhất một số khía cạnh của quyền SHTT, mâu thuẫn với QCN. Nhiều lập luận phản đối việc bảo hộ quyền SHTT cho rằng, quyền SHTT thực chất là quyền độc quyền trí tuệ hay tri thức (intellectual monopoly), nó Trang 6 / 25 cản trở (thay vì khuyến khích, thúc đẩy) hoạt động phát minh - sáng tạo, đe dọa tự do và thịnh vượng của nhân loại. Phải thừa nhận rằng, lợi ích và chi phí phát sinh từ việc bảo hộ quyền SHTT nói chung là chưa rõ ràng, chúng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Fritz Machlup vào năm 1958 đã lập luận rằng “nếu chúng ta không có một hệ thống bảo hộ sáng chế, thì việc khuyến cáo thiết lập một hệ thống như vậy là không có trách nhiệm trên cơ sở những hiểu biết của chúng ta về hậu quả kinh tế của hệ thống này. Nhưng chúng ta đã và đang có một hệ thống bảo hộ sáng chế; do đó việc khuyến cáo xóa bỏ hệ thống này là không có trách nhiệm trên cơ sở những hiểu biết của chúng ta về hậu quả kinh tế của hệ thống này”. Gần đây, các nhà kinh tế học và luật học đã xây dựng nhiều lập luận về quyền SHTT dưới góc độ kinh tế nhằm thiết lập mối quan hệ giữa phát minh - sáng tạo và quyền SHTT. Tuy nhiên, tất cả các lập luận này vẫn chưa thể giúp xác định phạm vi bảo hộ quyền SHTT một cách thích hợp, tối ưu. Do đó, nhiều học giả hiện nay cũng có nhận xét tương tự như Machlup, tức chưa thể khẳng định các lợi ích lớn hơn các chi phí bảo hộ quyền SHTT hay ngược lại trong nền kinh tế tri thức. Nhưng cần phải thấy rằng, QCN là tập hợp các quyền cơ bản, chung, gắn với từng cá nhân và trong một số trường hợp với cả pháp nhân và nhóm cộng đồng. Quyền SHTT là chỉ một bộ phận cấu thành QCN. Trong mối tương quan với các quyền khác thuộc QCN, quyền SHTT có thể mâu thuẫn với các quyền đó, cụ thể là quyền tiếp cận dược phẩm. Vấn đề quan trọng là cân bằng giữa các quyền này với nhau trong tổng thể các QCN. Chính vì vậy, Hiệp định TRIPS đã xác định việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT phải đóng góp cho việc thúc đẩy phát minh - sáng tạo kỹ thuật cũng như chuyển giao và phổ biến công nghệ, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người phát minh - sáng tạo và người sử dụng đối tượng SHTT, qua đó đẩy mạnh lợi ích kinh tế, xã hội của việc bảo hộ quyền SHTT. Tóm lại, tuyệt đại đa số các luận thuyết pháp lý ngày nay xác nhận rằng, quyền SHTT phát sinh từ QCN. Pháp luật SHTT không thể có sự phân biệt trong việc bảo hộ quyền SHTT liên quan đến địa điểm hay lĩnh vực phát minh - sáng tạo. Trang 7 / 25 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA QUYỀN CON NGƯỜI TỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - VẤN ĐỀ TIẾP CẬN DƯỢC PHẨM VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Quyền tiếp cận dược phẩm và quyền con người Chi phí cho dược phẩm chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Nếu người bệnh không được sử dụng dược phẩm đúng, đầy đủ và hợp lý, việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, quyền tiếp cận dược phẩm là bộ phận cấu thành cơ bản, không thể thiếu của quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nói chung. Trong khi đó, quyền về sức khỏe nói chung được thừa nhận rộng rãi là một trong những quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn về QCN năm 1948 (khoản 1 Điều 25) xác nhận mọi người đều có quyền được hưởng mức sống đủ để đảm bảo sức kho và phúc lợi của bản thân và gia đình, trong đó có ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế; quyền được bảo đảm trong trường hợp ốm đau, tàn tật, già yếu. Quyền về sức khỏe này được khẳng định lại trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (Điều 12), theo đó, con người có quyền được hưởng điều kiện tốt nhất có thể về sức khỏe thể chất và tinh thần. Ủy ban các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của LHQ đã nhấn mạnh rằng, quyền về sức khỏe là một QCN cơ bản, không thể thiếu trong việc thực thi các QCN. Ủy ban này đã giải thích rằng quyền về sức khỏe không chỉ giới hạn ở quyền về chăm sóc y tế; nó bao hàm hàng loạt các yếu tố kinh tế - xã hội thúc đẩy các điều kiện đảm bảo cho con người có một cuộc sống khỏe mạnh, trong đó, yếu tố tiếp cận dược phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý được đề cao. Như vậy, quyền tiếp cận dược phẩm nói riêng hay quyền về sức khỏe nói chung là một bộ phận không thể thiếu của QCN. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận dược phẩm như giá dược phẩm, khả năng của ngành công nghiệp dược, nguồn nhân lực liên quan, khoảng cách địa lý, việc mua sắm (đấu thầu) dược phẩm, hệ thống bảo hiểm y tế…; trong đó, giá dược phẩm là cản trở lớn nhất đối với quyền tiếp cận dược phẩm, đặc biệt đối với người nghèo. Hiện nay, khoảng 90% dân số ở các nước đang phát triển phải trả tiền mua dược phẩm từ tiền túi của họ, chi phí cho dược phẩm chỉ đứng sau chi phí cho thực phẩm18. Kofi Annan - khi còn là Tổng thư ký LHQ - đã phát biểu, nhân loại không Trang 8 / 25 thể chấp nhận việc người bệnh không thể tiếp cận được dược phẩm để bảo đảm sức khỏe của mình chỉ vì lý do họ nghèo. Các tranh luận ở cả bình diện quốc gia lẫn quốc tế hiện nay về quyền tiếp cận dược phẩm thường xoay quanh các nghi ngờ như: (i) các quy định về thương mại liên quan đến dược phẩm hiện nay chủ yếu phục vụ cho người giàu cũng như nước giàu; (ii) các lợi ích kinh tế đang thống trị các mối quan tâm về y tế; (ii) dược phẩm đang được coi và được đối xử như các hàng hóa thông thường mặc dù nó có vai trò đặc biệt trong phòng và chữa bệnh; (iv) các khía cạnh xã hội đang bị bỏ quên khi quyền SHTT (quyền sáng chế) đối với dược phẩm đang được coi trọng hơn quyền về sức khỏ. Hiện nay, hầu hết các sáng chế mới trong lĩnh vực dược phẩm do các công ty dược đa quốc gia có trụ sở chính ở các nước phát triển nắm giữ. Các công ty này thường lập luận rằng, họ phải định giá dược phẩm mới ở mức cao nhằm thu hồi chi phí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dược phẩm mới này của người bệnh ở các nước đang và kém phát triển. Những người ủng hộ việc tiếp cận dược phẩm ở các nước nghèo thường lập luận rằng, việc định giá độc quyền như vậy vi phạm QCN trong việc tiếp cận dược phẩm, nhất là khi Hiệp định TRIPS (có hiệu lực từ ngày 1/1/1995) bắt buộc các nước đang phát triển phải bảo hộ quyền sáng chế đối với dược phẩm từ 1/1/2005, và các nước kém phát triển (sau khi được gia hạn) phải bảo hộ từ 1/1/2016. Vì vậy, pháp luật và các điều ước liên quan đến quyền SHTT cần phải phản ánh sự “chia s và nhận thức đúng đắn” của các chủ thể liên quan, nhất là từ các nước phát triển; cần phải bảo đảm rằng các nước nghèo có thể tiếp cận dược phẩm để bảo vệ cuộc sống người bệnh nhằm bảo vệ một trong những quyền cơ bản của QCN. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc ngày càng có nhiều người không được tiếp cận với các loại thuốc chữa bệnh hiểm nghèo bởi giá cả cao và rằng các quyền sáng chế vừa làm tăng giá, vừa cản đường chữa trị cho những ai cần đến thuốc chữa bệnh là sai lầm. Các loại thuốc điều trị AIDS và các loại bệnh khác vẫn sẵn có nhờ sự bảo vệ quyền sáng chế. Việc bảo vệ quyền sáng chế khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển nhờ tạo ra khả năng cho phép sự đầu tư của một công ty dược phẩm có thể thu hồi vốn – đó là một động lực quan trọng cho các công ty đầu tư hàng triệu và hàng triệu đô-la vào việc nghiên cứu và phát triển mang tính rủi ro cao các loại dược phẩm này. Thiếu sự bảo vệ quyền sáng Trang 9 / 25 chế, các nhà sản xuất khác có thể ngay lập tức sao chép cách làm các loại thuốc mới. Vì chi phí họ phải chịu ở mức rất thấp nên họ có thể chào bán sản phẩm của họ với mức giá thấp hơn, làm tổn hại nghiêm trọng khả năng thu hồi vốn của công ty đã phát triển loại thuốc đó. Ngoài ra, trong những năm mà sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế của một công ty được bảo hộ, người ta có thể hỗ trợ tài chính cho việc nghiên cứu thế hệ dược phẩm tiếp theo. Các công ty dược phẩm không chỉ tiến hành các nghiên cứu đã giúp đỡ cho rất nhiều người mà còn bảo đảm rằng dược phẩm đến được với những ai cần chúng nhất thông qua trao tặng. Chỉ tính riêng năm 2003, ngành công nghiệp dược phẩm Hoa Kỳ đã trao tặng các loại dược phẩm và dịch vụ trị giá hơn 1,4 tỉ đô-la tới người dân ở hơn 40 quốc gia kém phát triển nhất. Các công ty dược phẩm cũng đang giúp đỡ cho các nước nghèo thông qua nhiều mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân mang tính đổi mới. Đó là Quan hệ đối tác toàn diện châu Phi chống HIV/AIDS ở Botswana, theo đó, Chính phủ Botswana, Quỹ Bill và Melinda Gates và Công ty Merck hỗ trợ các chương trình phòng ngừa, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và chữa trị HIV/AIDS, với sự trao tặng hai loại thuốc điều trị chống AIDS và ung thư (anti-retroviral). Chương trình Kiểm soát bệnh giun chỉ u đã làm giảm đáng kể sự truyền nhiễm bệnh mù (river blindness) ở Tây Phi thông qua việc kết hợp một chương trình phun thuốc và sự trao tặng loại thuốc Mectizan của Công ty Merck & Co., Inc. Đây chỉ là số ít các ví dụ về những cách thức mà ngành công nghiệp dược phẩm dựa trên việc nghiên cứu thường xuyên làm giảm giá dược phẩm cho các quốc gia nghèo nhất trên thế giới và đã tăng cường mối quan hệ đối tác của các công ty dược phẩm với các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để bảo đảm rằng dược phẩm đến được với những người cần chúng. Các loại thuốc gốc (còn gọi là thuốc không nhãn hiệu hay thuốc nhái - generic medicines - là thuốc tương đương sinh học với biệt dược về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết hạn) và các loại thuốc được sản xuất do sao chép cách làm không phải luôn luôn là giải pháp cho những ai đang tìm kiếm một sự thay thế cho dược phẩm được bảo vệ bởi quyền sáng chế. Các loại thuốc gốc, được phát triển một cách độc lập chứa những hoạt chất tương tự như sản phẩm có nhãn hiệu chính cống, được chào bán phù hợp với luật về sáng chế và được Trang 10 / 25 xác định bởi nhãn hiệu riêng hoặc theo tên khoa học được quốc tế chấp nhận chứ không phải là nhãn hiệu độc quyền. Các loại thuốc được sản xuất do sao chép cách làm thường chỉ đơn giản là sao chép cách làm của nhà sản xuất ở những quốc gia yếu kém trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Những dược phẩm được bảo vệ bởi quyền sáng chế thường vượt qua những yêu cầu về cấp phép nghiêm ngặt hơn so với những dược phẩm được gọi là dược phẩm cùng loại. Tại sao lại là “được gọi là”? Bởi vì không phải tất cả các loại dược phẩm đều mang đặc tính thật giống nhau và không phải tất cả đều đã qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để bảo đảm rằng chúng chứa cùng một lượng hoạt chất và có tác dụng giống nhau. Nhiều nhà sản xuất những loại dược phẩm này đã không phải đầu tư vào việc kiểm nghiệm mở rộng mà ngành công nghiệp dựa trên nghiên cứu đòi hỏi, trước khi chúng được chào bán. Tất nhiên có nhiều nhà sản xuất dược phẩm cùng loại đáng tin cậy. Hoa Kỳ chẳng hạn, đang có một ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm cùng loại đang lớn mạnh, được quản lý đầy đủ và kiểm soát bởi Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Dựa trên sự đầu tư lớn đã được thực hiện bởi ngành công nghiệp dược phẩm dựa trên nghiên cứu, việc sản xuất thuốc nhờ sao chép có thể hạ thấp giá sản phẩm, nhưng không có gì bảo đảm rằng các loại dược phẩm mới sẽ có sẵn khi người ta cần chúng. Việc sản xuất thuốc này cũng không có gì bảo đảm rằng những cải tiến khoa học được chuyển thành những phương pháp điều trị mới bớt độc hại, đồng thời hiệu quả hơn. Hơn nữa, nó còn làm giảm sự khuyến khích đối với việc nghiên cứu và do đó không khuyến khích những sản phẩm mới. Và thực sự là những nhà sản xuất các loại dược phẩm này cũng không phải là những hãng kinh doanh hảo tâm. Họ cũng đang thu lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận của họ không được sử dụng để nghiên cứu khoa học sâu hơn và để tìm ra những phương pháp chữa trị mới. Sáng chế cũng không phải như mọi người hiện nay đang nghĩ. Một khảo sát gần đây được xuất bản trên tờ Health Affairs (Các vấn đề sức khỏe) cho thấy “tại 65 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi hiện có hơn bốn tỉ người sinh sống, việc cấp bằng sáng chế gần như là không áp dụng đối với 319 sản phẩm nằm trong Danh sách mẫu dược phẩm thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ có 17 loại dược phẩm thiết yếu là có thể được cấp bằng sáng chế, song chúng cũng luôn không được cấp bằng để [...]... trên, chúng ta thấy rõ rằng không những quyền sở hữu trí tuệ xuất phát từ quyền con người mà giữa hai loại quyền này có sự giao thoa và cân bằng với nhau Qua các phân tích thông qua các điều luật của các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và quốc tế, việc cân bằng giữa quyền sở hữu trí tuệ về quyền sáng chế, quyền tiếp cận dược phẩm và quyền con người được đề cao và quan tâm rất lớn Việc làm sao để... (vi) quyền của người sử dụng trước sáng chế; (vii) BBCGQSDSC Các quy định này nhằm đảm bảo cho việc bảo hộ quyền SHTT mang lại lợi ích hài hòa cho cả chủ thể sáng tạo và người sử dụng, hài hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu quyền SHTT và lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước Trang 23 / 25 KẾT LUẬN Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền sáng chế và quyền. .. đáng tiếc nào Nhóm xin cám ơn mọi sự theo dõi và xin nhận được những góp ý từ thầy và các bạn! Trang 24 / 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 2 Hiến pháp Việt Nam 2013 3 Hiệp định TRIPS 4 Tuyên bố về hiệp định trips và sức khoẻ cộng đồng (tuyên bố số 254/WTO/VB) 5 Bảo vệ quyền con người trong điều kiện tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Bài đăng Tạp chí Khoa học pháp lý số 2(69/2012)... thẩm quyền mà còn vào nỗ lực và đóng góp của các doanh nghiệp và cả cộng đồng Trang 19 / 25 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BẢO VỆ QUYỀN TRONG BỐI CẢNH TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Xuất phát từ tính hai mặt của việc bảo hộ quyền SHTT đến vấn đề bảo hộ QCN, pháp luật SHTT đã quy định các biện pháp nhằm khai thác tối đa các lợi ích và hạn chế các tác động tiêu cực của việc bảo hộ quyền SHTT đến các quyền. .. ích của chủ thể nắm giữ quyền SHTT và lợi ích của người tiêu dùng; giữa bảo hộ quyền SHTT và đảm bảo sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, làm tăng phúc lợi xã hội Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân không phải là người nắm độc quyền sử dụng đối tượng... nắm độc quyền sử dụng đối tượng SHTT Như vậy, Trang 20 / 25 BBCGQSD đối tượng SHTT là một trong những trường hợp hạn chế quyền của người nắm độc quyền sử dụng đối tượng SHTT Vì trong suốt thời gian bảo hộ quyền SHTT, chủ sở hữu các đối tượng SHTT được pháp luật trao cho và bảo vệ các quyền mang tính độc quyền Tuy nhiên, hệ thông SHTT không chỉ hướng tới mục tiêu bảo vệ các quyền cho chủ sở hữu quyền. .. linh hoạt này để đảm bảo quyền tiếp cận dược phẩm cho người dân, cân bằng hợp lý quyền SHTT và quyền tiếp cận dược phẩm Thực tiễn ở Việt Nam về quyền tiếp cận dược phẩm Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi năm 2013) của Việt Nam thừa nhận các QCN nói chung và quyền SHTT, quyền về sức khỏe nói riêng Như vậy, quyền SHTT và quyền về sức khỏe đều được công nhận là các QCN ở Việt Nam Quyền SHTT đã được quy định... Tùy thuộc vào cách quy định trong pháp luật, chủ sở hữu quyền SHTT sẽ hết quyền khi sản phẩm chứa đựng quyền SHTT đó được (i) bán lần đầu tiên với (ii) sự cho phép của chủ sở hữu này trên thị trường trong nước, khu vực hay quốc tế Mặc dù khoản 1 Điều 28 Hiệp định TRIPS quy định chủ Trang 16 / 25 sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm việc nhập khẩu sản phẩm chứa đựng sáng chế, nó có chú thích rằng quyền nhập... Hạnh Lê 6 Quyền sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận dược phẩm, quyền con người, Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 202, ngày 10 tháng 9 năm 2011 – PGS.TS Nguyễn Thanh Tú, Phan Huy Hồng 7 Nhập khẩu song song dược phẩm: Một số vấn đề pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5/2004 - Lê Thị Bích Thọ và Nguyễn Thanh Tú 8 Sử dụng sáng chế trong nghiên cứu, thử nghiệm theo pháp luật WTO và Việt Nam,,... chế liên quan đến dược phẩm mà các công ty dược nắm giữ và quyền tiếp cận dược phẩm của người bệnh đều có cùng xuất phát điểm là QCN Điều này được ghi nhận trong Tuyên ngôn về Quyền con người năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 của LHQ Trang 12 / 25 Quyền SHTT là động lực quan trọng cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, thương mại hóa các sáng tạo trong lĩnh . GIỮA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 4 Quyền sở hữu trí tuệ không liên quan đến quyền con người 4 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền con người 4 Quyền sở hữu trí tuệ mâu thuẫn với quyền. với quyền con người 5 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA QUYỀN CON NGƯỜI TỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - VẤN ĐỀ TIẾP CẬN DƯỢC PHẨM VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 7 Quyền tiếp cận dược phẩm và quyền con người 7 . nghiệp trong và ngoài nước, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng được đặt ra cấp bách hơn, Pháp luật nhà nước ta luôn cố gắng hết sức để quyền con người cũng như quyền sở hữu trí tuệ được bảo

Ngày đăng: 16/08/2015, 02:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan