Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

37 1.3K 0
Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NVNHTM Trang 1 Mục lục 1 Những vấn đề chung về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng TM 4 1.1 Khái niệm và đặc điểm 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Đặc điểm 5 1.2 Các bên tham gia bảo lãnh 7 1.2.1 Người bảo lãnh 7 1.2.2 Người được bảo lãnh 8 1.2.3 Người thụ hưởng hay người nhận bảo lãnh 9 1.3 Phân loại 10 1.3.1 Căn cứ phương thức bảo lãnh 10 1.3.2 Bảo lãnh gián tiếp 10 1.4 Căn cứ mục đích bảo lãnh 11 1.4.1 Bảo lãnh vay vốn 11 1.4.2 Bảo lãnh dự thầu 11 1.4.3 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 11 1.4.4 Bảo lãnh tiền đặt cọc và tiền ứng trước 11 1.4.5 Bảo lãnh thanh toán 12 1.4.6 Bảo lãnh bảo hành 12 1.4.7 Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm 12 1.4.8 Đồng bảo lãnh 12 1.4.9 Xác nhận bảo lãnh 12 1.5 Căn cứ điều kiện thanh toán 13 1.5.1 Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện 13 1.5.2 Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ 13 1.5.3 Bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của tòa án 14 2 Chức năng và vai trò của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 14 2.1 Chức năng của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 14 2.1.1 Chức năng đảm bảo 14 2.1.2 Chức năng tài trợ 14 NVNHTM Trang 2 2.2 Vai trò của bảo lãnh của ngân hàng. 14 2.3 14 2.3.1 Đối với doanh nghiệp 15 2.3.2 Đối với ngân hàng 15 2.3.3 Đối với nền kinh tế 15 3 Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 16 3.1 Điều kiện bảo lãnh. 16 3.2 Phạm vi BL 19 3.3 Hồ sơ bảo lãnh 20 3.4 Hợp đồng BL 20 3.5 Phí bảo lãnh: Điều 17 Thông tư 28/2012/TT-NHNN 21 3.6 Trình tự, thủ tục bảo lãnh. 23 4 Thực trạng về việc bảo lãnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và kiến nghị giải pháp hoàn thiện. 28 4.1 Các loại hình bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam. 28 4.2 Những kết quả đạt được của ngân hàng thương mại Việt Nam trong hoạt động bảo lãnh. 30 4.3 Những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam. 30 5 GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM. 31 NVNHTM Trang 3 Lời mở đầu Từ trước đến nay, ngân hàng luôn có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, đặc biệt là khi Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập WTO và chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN thì ngân hàng càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế. Ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng đã và đang có những bước tiến bộ rất vượt bậc, không ngừng cải cách, đổi mới các dịch vụ của mình nhằm đem lại những tiện ích cho khách hàng và đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Một trong những dịch vụ khá mới mẻ nhưng cũng hết sức quan trọng của ngân hàng thương mại hiện nay đó là hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng là một trong những hoạt động cấp tín dụng của tố chức tín dụng, cụ thể là của ngân hàng. Do đó, ngân hàng dựa vào uy tín của mình sẽ đứng ra đảm bảo thực hiện nghĩa vụ giữa khách hàng với bên thứ ba, qua đó, nếu khách hàng không có khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ với bên thứ bat hay cho khách hàng. Đây là hoạt động đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng cũng như cho ngân hàng. Do được bảo lãnh trong nhiều trường hợp nên khách hàng không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh, được kéo dài thời gian thanh toán, nghĩa vụ nộp thuế,… Chính vì vậy, bảo lãnh ngân hàng ngày một phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Song hoạt động bảo lãnh cũng gặp phải không ít những khó khăn, rủi ro do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Vậy: “Hoạt động bảo lãnh là gì? Ở Việt Nam, dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại như thế nào? Những rủi ro mà ngân hàng đã và đang gặp phải trong hoạt động bảo lãnh hiện nay và kiến nghị giải pháp hoàn thiện dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại ra sao” thì bài nghiên cứu này, nhóm sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên và có được cái nhìn cụ thể về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại hiện nay. Bài nghiên cứu được chia làm ba phần: Phần 1: Những vấn đề chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại Phần 2: Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Phần 3: Thực trạng về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện. NVNHTM Trang 4 1 Những vấn đề chung về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng TM 1.1 Khái niệm và đặc điểm 1.1.1 Khái niệm Khái niệm bảo lãnh thường xuất hiện trong các hợp đồng kinh tế nơi mà các bên tham gia luôn lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Từ đó để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng và tránh được rủi ro phát sinh thì đòi hỏi phải có sự bảo đảm của bên thứ ba cam kết bồi thường cho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra. Theo cách hiểu thông thường trong đời sống hằng ngày thì chúng ta có thể thấy bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. Cụ thể hơn thì trong pháp luật dân sự ở nước ta, khái niệm bảo lãnh được nêu trong điều 361 của Bộ luật dân sự: “ Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh ) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế: “Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết….” Trên thực tế thì bên thứ ba trong hợp đồng bảo lãnh tức bên bảo lãnh thường phải là người có uy tín, có khả năng tài chính và có đủ các điều kiện thực hiện ngay việc bồi thường. Và người có khả năng đứng ra với vai trò là người thứ ba thường là ngân hàng nên khi nói đến bảo lãnh người ta thường nghĩ ngay đó là bảo lãnh ngân hàng (Bank guarantees). Theo đó thì thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng có ghi rõ: Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận. NVNHTM Trang 5 1.1.2 Đặc điểm Như vậy một giao dịch bảo lãnh Ngân hàng bao giờ cũng liên quan đến 3 bên: Ngân hàng bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, và bên thụ hưởng. Quan hệ giữa các bên được quy định bởi các hợp đồng khác nhau, độc lập với nhau. - Ngân hàng là bên bảo lãnh: dùng uy tín của mình để đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình - Bên được bảo lãnh: là các khách hàng của Ngân hàng được Ngân hàng cam kết thực hiện thay nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng với đối tác của mình và phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền này khi ngân hàng đã thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh: Là người thụ hưởng bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, thì bên nhận bảo lãnh sẽ được Ngân hàng thanh toán khi có yêu cầu. Từ những khái niệm trên thì ta có thể thấy được đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên và sự phụ thuộc lẫn nhau của các bên, đồng thời với nó là sự độc lập tương đối của nghĩa vụ bảo lãnh tức tính độc lập tương đối của thư bảo lãnh. Và giao dịch bảo lãnh là giao dịch chứng từ, cơ sở thực hiện nghĩa vụ là cơ sở chứng từ. Ngoài ra xét về góc độ học thuật thì bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng chữ ký và là hoạt động ngoại bảng của ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau Từ khái niệm nêu trên ta có thể thấy bảo lãnh ngân hàng bao gồm ít nhất ba bên tham gia dựa ba trên mối quan hệ bởi ba hợp đồng gồm: - Mối quan hệ gốc giữa người yêu cầu bảo lãnh và người thụ hưởng, hợp đồng gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh - Mối quan hệ giữa người xin bảo lãnh và ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo lãnh, trong đó người xin bảo lãnh làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng thụ hưởng. - Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và người thụ hưởng, hợp đồng bảo lãnh. Khi hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bồi thường cho người thụ hưởng. Sở dĩ nói bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau vì thư bảo lãnh là cam kết của người bảo lãnh đối với người thụ hưởng, nhưng mối quan hệ này lại chịu sự ràng buộc chặt chẽ với hợp đồng cơ sở và đơn yêu cầu bảo lãnh. Và hợp đồng NVNHTM Trang 6 bảo lãnh không thể xuất hiện nếu không có hai hợp đồng cơ sở và hợp đồng cung cấp dịch vụ. Tính độc lập tương đối của thư bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng tuy mang mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau, song thư bảo lãnh lại có tính độc lập tương đối với hợp đồng cơ sở. Bởi việc thanh toán một thư bảo lãnh chỉ căn cứ vào các điều kiện và điều khoản quy định trong hợp đồng bảo lãnh. Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào ngoài giao dịch bảo lãnh. Ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán cho bên thụ hưởng bảo lãnh khi bên này yêu cầu và có bằng chứng chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngân hàng không thể viện vào lý do thuộc về mối quan hệ giữa ngân hàng với bên được bảo lãnh để trì hoãn thanh toán cho bên thụ hưởng bảo lãnh. Thư bảo lãnh có tính độc lập nhưng chỉ ở mức tương đối vì tùy từng trường hợp mà tính độc lập có thể cao hay thấp. Nó phụ thuộc vào điều kiện đi kèm. Nếu bảo lãnh đi kèm phán quyết của trọng tài hay toà án thì tính độc lập của bảo lãnh chỉ là tương đối. Giao dịch bằng chứng từ và chỉ dựa trên chứng từ Như trên thực tế ta có thể thấy các hoạt động của ngân hàng mang một đặc thù đó là dựa trên cơ sở chứng từ. Bảo lãnh ngân hàng cũng vậy, là một cam kết bằng văn bản, người thụ hưởng đòi tiền cũng dựa trên chứng từ và ngân hàng bồi thường cũng dựa trên chứng từ. Như vậy việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng dựa trên chứng từ mà không bắt buộc có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người xin bảo lãnh. Bất kỳ khi nào người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu ngân hàng thanh toán, thì ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra bề mặt chứng từ do người thụ hưởng xuất trình xem có tuân thủ các điều kiện và điều khoản của thư bảo lãnh không. Ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán với chứng từ không hợp lệ hoặc với điều kiện hay điều khoản không đáp ứng. Nếu ngân hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, thanh toán cho bộ chứng từ không hợp lệ thì ngân hàng tự chịu rủi ro sẽ không nhận được bồi hoàn từ người được bảo lãnh. Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh độc lập với tình hình thực tế của hai bên là bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh, và chỉ dựa trên chứng từ. Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng Bảo lãnh là một hình thức tín dụng (tín dụng chữ ký), là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của ngân hàng. Khi tiến hành cam kết phát hành thư bảo lãnh cho NVNHTM Trang 7 khách hàng, ngân hàng chưa xuất quỹ tiền ngay, do đó bảo lãnh thuộc một trong các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng, tức hoạt động bảo lãnh chưa làm thay đổi bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Tuy nhiên, khi rủi ro thực sự xảy ra, và ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên thụ hưởng, thì khoản chi này được xếp vào khoản nợ quá hạn, là một bộ phận cấu thành nợ xấu. Khi đó, hoạt động bảo lãnh được chuyển từ tài sản ngoại bảng vào tài sản nội bảng. 1.2 Các bên tham gia bảo lãnh 1.2.1 Người bảo lãnh Theo thông tư 28/2012/TT-NHNN thì: “Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh”. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh và một ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (trường hợp bảo lãnh gián tiếp). Nhìn chung về mặt thủ tục thì để thực hiện bảo lãnh và đảm bảo cho nghĩa vụ hoàn trả lại phần đã được bảo lãnh cho ngân hàng của bên được bảo lãnh khi có xảy ra trường hợp bảo lãnh. Thì ngân hàng có các quyền như: - Thu phí bảo lãnh. Đây là một khoản doanh thu của ngân hàng do khách hàng tức bên được bảo lãnh trả cho ngân hàng vì đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh. - Yêu cầu bên được bảo lãnh ký quỹ một khoản tại ngân hàng để đảm bảo cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. - Yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền bảo lãnh cho ngân hàng khi ngân hàng đã thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh của mình; cũng như quyết định thời hạn cho vay, lãi xuất cho vay, kỳ hạn trả nợ đối với khoản mà ngân hàng đã trả thay căn cứ theo hợp đồng hoặc cam kết giữa các bên khi bên được bảo lãnh chưa hoàn trả được số tiền trả thay này. - Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh có xuất trình yêu cầu nhưng không xuất trình được các chứng từ hợp pháp, hợp lệ, không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết xác nhận bảo lãnh. - Ngân hàng còn có thể buộc bên được bảo lãnh thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc để không bị bồi thường. - Ngân hàng cũng có thể thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của bên được bảo lãnh để tạo ra một áp lực thực hiện hợp đồng, giảm thiểu vi phạm từ phía được bảo lãnh. NVNHTM Trang 8 - Ngoài ra bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh có các quyền khác được quy định cụ thể tại Điều 25, 26, 27 Thông tư 28/2012/TT-NHNN. - Đi kèm với các quyền trên thì ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh được quy định tại Điều 28 Thông tư 28/2012/TT-NHN. Cụ thể thì từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đũng nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối. Ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì ngân hàng phải gửi các tài liệu và chứng từ chứng minh việc thực hiên nghĩa vụ để hoạch toán ghi nợ số tiền trả thay vào tài khoản cho vay bắt buộc cho bên được bảo lãnh. Và gửi thông báo bằng văn bản về việc trả thay cho các bên liên quan đến khoản bảo lãnh. 1.2.2 Người được bảo lãnh Là người xin bảo lãnh và làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hàng thư bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc. Như vậy dựa vào các loại bảo lãnh thì có thể nói bên được bảo lãnh có thể là: - Người bán trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Người mua trong trường hợp bảo lãnh thanh toán. - Người đi vay, người mua hàng trả chậm trong trường hợp bảo lãnh thanh toán. - Người tham gia dự thầu trong trường hợp bảo lãnh dự thầu… Theo thông tư 28/2012/TT-NHNN thì Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh. Và phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 10 của thông tư này: “1. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp. 3. Có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các bên liên quan trong quan hệ bảo lãnh.” Và tại Điều 29 thông tư này cũng đã quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người đươc bảo lãnh cụ thể: NVNHTM Trang 9 “1. Bên được bảo lãnh có các quyền sau đây: a) Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh; b) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết; c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh. 2. Bên được bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp; b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận quy định tại hợp đồng cấp bảo lãnh; c) Hoàn trả ngay trong ngày bên bảo lãnh trả thay cho bên bảo lãnh, bên xác nhận và bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên xác nhận và bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; d) Chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh; đ) Tự nguyện vô điều kiện trong việc phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu xảy ra); e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.” 1.2.3 Người thụ hưởng hay người nhận bảo lãnh Theo thông tư 28/2012/TT-NHNN thì: “Bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành”. Và xét trong trường hợp cụ thể trên thực tế thì bên nhận bảo lãnh có thể là: NVNHTM Trang 10 - Người mua trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Người bán, người cho vay trong trường hợp bảo lãnh thanh toán. - Người chủ dự thầu trong trường hợp bảo lãnh dự thầu. - Người mua trong trường hợp bảo lãnh tiền đặt cọc, tiền ứng trước… Và cũng tại Điều 30 thông tư 28/2012/TT-NHNN thì bên nhận bảo lãnh có các quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau: “1. Quyền của bên nhận bảo lãnh a) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh; b) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; c) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của cam kết bảo lãnh. 2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh a) Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh; b) Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh.” 1.3 Phân loại 1.3.1 Căn cứ phương thức bảo lãnh 1.3.1.1 Bảo lãnh trực tiếp Là loại bảo lãnh, trong đó ngân hàng của người xin bảo lãnh cam kết bồi thường không hủy ngang trực tiếp cho người thụ hưởng. Và sau khi đã bồi thường cho người thụ hưởng, ngân hàng truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người xin bảo lãnh. Thông thường có ba bên tham gia là ngân hàng phát hành, người xin bảo lãnh và người thụ hưởng. Khi người thụ hưởng ở nước ngoài, thường có thêm một ngân hàng ở nước người thụ hưởng tham gia làm đại lý cho ngân hàng phát hành với nhiệm vụ thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. 1.3.2 Bảo lãnh gián tiếp Là bảo lãnh trong đó người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước người thụ hưởng (gọi là ngân hàng bảo lãnh) phát hành thư bảo lãnh (gọi là bảo lãnh chính hay bảo lãnh gốc) và chuyển cho [...]... hàng bảo lãnh; sau đó ngân hàng bảo lãnh truy đòi ngân hàng chỉ thị; và cuối cùng ngân hàng chỉ thị truy đòi người yêu cầu bảo lãnh Do là khách hàng của ngân hàng bảo lãnh nên quyền lợi của người thụ hưởng được bảo về chắc chắn hơn 1.4 Căn cứ mục đích bảo lãnh Căn cứ mục đích bảo lãnh thì bảo lãnh ngân hàng gồm những loại cơ bản như: 1.4.1 Bảo lãnh vay vốn Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo. .. thức bảo lãnh - Mức ký quỹ và tài sản bảo đảm linh hoạt theo từng doanh nghiệp  Ngân hàng HSB cung cấp các hình thức bảo lãnh sau: - Bảo lãnh thanh toán, - Bảo lãnh dự thầu, - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, - Bảo lãnh bảo hành, - Loại bảo lãnh khác  Ngân hàng SACOMBANK cung cấp các hình thức bảo lãnh: - Bảo lãnh vay vốn; - Bảo lãnh thanh toán; - Bảo lãnh dự thầu; - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; - Bảo lãnh. .. bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba thì ngân hàng phải kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính cuả bên thứ ba Ngoài ra, ngân hàng phải đôn đốc bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Bước 6: thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi có đầy đủ các điều kiện sau  Nghĩa vụ bảo lãnh đã đến hạn  Bên nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. .. - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; - Các loại bảo lãnh khác  Ngân hàng Nam Á cung cấp các hình thức bảo lãnh: - Bảo lãnh vay vốn; - Bảo lãnh thanh toán; - Bảo lãnh dự thầu; - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; NVNHTM Trang 29 - Bảo lãnh hoàn thanh toán; - Các loại bảo lãnh khác 4.2 Những kết quả đạt được của ngân hàng thương mại Việt Nam trong hoạt động bảo lãnh. .. tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận 1.4.9 Xác nhận bảo lãnh NVNHTM Trang 12 Là một bảo lãnh ngân hàng do một ngân hàng (ngân hàng xác nhận) phát hành cho người thụ hưởng về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (ngân hàng được xác nhận) Trường hợp ngân hàng phát hành thư bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như... Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh  Bên nhận bảo lãnh đồng ý hủy bỏ bảo lãnh theo quy định của pháp luật  Việc bảo lãnh được thay thế bằng biện pháp bảo đảm do các bên thỏa thuận   Thời hạn của bảo lãnh đã hết hiệu trong trường hợp bảo lãnh có quy định về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh  Ngân hàng. .. các loại hình sau: - Bảo lãnh vay vốn, gồm: + Bảo lãnh vay vốn + Bảo lãnh nước ngoài - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh tiền ứng trước - Các loại bảo lãnh khác Khi tham gia nghiệp vụ bảo lãnh t ại BIDV khách hàng nhận được những lợi ích sau: - Với danh tiếng của BIDV, khách hàng được BIDV bảo lãnh sẽ có một lợi thế... quyết của tòa án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn cho người thụ hưởng Trên thực tế thì loại bảo lãnh này rất ít được các bên tham gia lựa chọn do tính phức tạp và sự chậm trễ của nó 2 Chức năng và vai trò của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 2.1 Chức năng của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại Hoạt động bảo lãnh của ngân. .. hành bảo lãnh đối ứng đã trả cho ngân hàng bảo lãnh Đối với trường hợp xác nhận bảo lãnh: sau khi bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên được xác nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được xác nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình số tiền số tiền bên xác nhận bảo lãnh đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:  Nghĩa vụ bảo lãnh đã được ngân hàng. .. các nghiệp vụ của ngân hàng như kiểm soát trước, trong và sau NVNHTM Trang 35 Kết luận Như vậy, qua nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng, chúng ta có thể nắm rõ được đặc điểm, bản chất, ý nghĩa cũng như phân loại các dịch vụ bảo lãnh của các ngân hàng Đồng thời chúng ta cũng thấy được thực trạng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Ở nước ta, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đang được các ngân . Những vấn đề chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thương mại Phần 2: Nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Phần 3: Thực trạng về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và. truy đòi ngân hàng bảo lãnh; sau đó ngân hàng bảo lãnh truy đòi ngân hàng chỉ thị; và cuối cùng ngân hàng chỉ thị truy đòi người yêu cầu bảo lãnh. Do là khách hàng của ngân hàng bảo lãnh nên. quyết của tòa án 14 2 Chức năng và vai trò của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 14 2.1 Chức năng của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại. 14 2.1.1 Chức năng đảm bảo 14

Ngày đăng: 16/08/2015, 02:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 Những vấn đề chung về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng TM

    • 1.1 Khái niệm và đặc điểm

      • 1.1.1 Khái niệm

      • 1.1.2 Đặc điểm

      • 1.2 Các bên tham gia bảo lãnh

        • 1.2.1 Người bảo lãnh

        • 1.2.2 Người được bảo lãnh

        • 1.2.3 Người thụ hưởng hay người nhận bảo lãnh

        • 1.3 Phân loại

          • 1.3.1 Căn cứ phương thức bảo lãnh

            • 1.3.1.1 Bảo lãnh trực tiếp

            • 1.3.2 Bảo lãnh gián tiếp

            • 1.4 Căn cứ mục đích bảo lãnh

              • 1.4.1 Bảo lãnh vay vốn

              • 1.4.2 Bảo lãnh dự thầu

              • 1.4.3 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

              • 1.4.4 Bảo lãnh tiền đặt cọc và tiền ứng trước

              • 1.4.5 Bảo lãnh thanh toán

              • 1.4.6 Bảo lãnh bảo hành

              • 1.4.7 Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

              • 1.4.8 Đồng bảo lãnh

              • 1.4.9 Xác nhận bảo lãnh

              • 1.5 Căn cứ điều kiện thanh toán

                • 1.5.1 Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện

                • 1.5.2 Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ

                • 1.5.3 Bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của tòa án

                • 2 Chức năng và vai trò của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại.

                  • 2.1 Chức năng của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại.

                    • 2.1.1 Chức năng đảm bảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan