Bàn về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước

38 660 0
Bàn về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên thế giới, nhất là các nước phát triển, Kiểm toán Nhà nước ra đời rất sớm và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kiểm soát, quản lý việc sử dụng nguồn tài sản quốc gia. Với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, Kiểm toán Nhà nước là công cụ không thể thiếu của Quốc hội và Chính phủ trong điều hành nền kinh tế nói chung và quản lý nguồn tài sản quốc gia nói riêng. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Ngày 1 tháng 1 năm 2006, Luật Kiểm toán Việt Nam chính thức có hiệu lực, và Hiến pháp 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Kể từ khi thành lập, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể khẳng định vai trò quan trọng của mình. Tuy vậy trong quá trình hoạt động Kiểm toán Nhà nước Việt Nam vẫn còn không ít những khó khăn và bất cập, chủ yếu xuất phát từ địa vị pháp lý chưa tương xứng, chưa được quy định bằng cơ sở pháp lý đầy đủ, dẫn đến chưa khẳng định và phát huy được hết vai trò của cơ quan Kiểm toán tối cao Nhà nước, đặc biệt trong sự so sánh với thế giới, khi nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Bàn về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước”. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung Đề án gồm 3 phần chính: Phần 1: Lý luận chung về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước. Phần 2: Thực trạng vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Phần 3: Đánh giá vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.

ỏn mụn hc Kim toỏn GVHD: ThS. Phan Th Thanh Loan TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QuốC DÂN viện kế toán - kiểm toán à đề án môn học kiểm toán đề tài: bàn về vai trò và địa vị pháp lý của kiểm toán nhà nớc Sinh viên thực hiện : dơng văn nhất Mã sinh viên : Cq522638 Lớp : kiểm toán 52a Giáo viên hớng dẫn : ths. phan thị thanh loan Hà NộI - 2014 SV: Dng Vn Nht Lp: Kim toỏn 52A Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan MỤC LỤC PHẦN 1 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA 2 KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 2    !"# $%&#$ '()#' *+,) #* / 01!2.* 345-667789#):4+/  .5;+2<!/ =>?@ $ABC ' .A5DE *F-45-667789#4+E PHẦN 2 11 THỰC TRẠNG VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ 11 CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 11 1!2.3%  GHI7789HJ4-K#3% L01!2.3% $345-667789#3%$ ';MJ) #3%@ J4)) #)3%C NHC G4-OPNQJG2? $Q%71!NR$ 'G4-S2%' *<:?' PHẦN 3 24 SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN 24 NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24 $FJ#' $JTU' $4+GHI7789* $F2=7?H4-667789) #/ $$V?77WN45-667789#3%E SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC DNNN GAO INTOSAI KTNN NSNN QH Báo cáo tài chính Doanh nghiệp Nhà nước The Government Accountability Office - Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao Kiểm toán Nhà nước Ngân sách Nhà nước Quốc hội SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 13 Bảng 2.1: Các phát hiện của Kiểm toán Nhà nước năm 2007 21 SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới, nhất là các nước phát triển, Kiểm toán Nhà nước ra đời rất sớm và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kiểm soát, quản lý việc sử dụng nguồn tài sản quốc gia. Với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, Kiểm toán Nhà nước là công cụ không thể thiếu của Quốc hội và Chính phủ trong điều hành nền kinh tế nói chung và quản lý nguồn tài sản quốc gia nói riêng. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Ngày 1 tháng 1 năm 2006, Luật Kiểm toán Việt Nam chính thức có hiệu lực, và Hiến pháp 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Kể từ khi thành lập, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể khẳng định vai trò quan trọng của mình. Tuy vậy trong quá trình hoạt động Kiểm toán Nhà nước Việt Nam vẫn còn không ít những khó khăn và bất cập, chủ yếu xuất phát từ địa vị pháp lý chưa tương xứng, chưa được quy định bằng cơ sở pháp lý đầy đủ, dẫn đến chưa khẳng định và phát huy được hết vai trò của cơ quan Kiểm toán tối cao Nhà nước, đặc biệt trong sự so sánh với thế giới, khi nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Bàn về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước”. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung Đề án gồm 3 phần chính: Phần 1: Lý luận chung về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước. Phần 2: Thực trạng vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Phần 3: Đánh giá vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A 1 Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát chung về Kiểm toán Nhà nước 1.1.1. Tính tất yếu khách quan hình thành Kiểm toán Nhà nước Sự hình thành KTNN xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước, yêu cầu lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia trong cơ chế quản lý kinh tế mới, trong công cuộc đổi mới đất nước. Tuyên bố Lima (Peru, 10/1977) đã khẳng định: “Việc sử dụng hợp lệ và hợp lý các nguồn kinh phí công là một trong những tiền đề cơ bản đối với việc sử dụng đúng đắn các nguồn tài chính công và hiệu lực của các quyết định do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để đạt được mục đích nêu trên, nhất thiết mỗi quốc gia phải có một Cơ quan Kiểm toán Tối cao và tính độc lập của nó phải được xác lập bằng pháp luật. Sự tồn tại của một cơ quan như vậy càng cần thiết hơn vì các hoạt động ngày càng mở rộng sang lĩnh vực xã hội và kinh tế; do vậy, sẽ vượt ra khỏi những giới hạn của nền tài chính công ” Kinh nghiệm nhiều năm ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng cho thấy rằng, sự hiện diện và hoạt động của cơ quan KTNN đã góp phần quan trọng vào việc thiết lập và giữ vững kỷ cương tài chính, chấp hành Luật NSNN, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu xài phung phí tiền của Nhà nước. Vai trò, tác dụng của KTNN đã được thừa nhận và không một tổ chức nào khác có thể thay thế được vị trí của nó trong việc kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực Nhà nước trong các đơn vị trong khu vực công cộng. 1.1.2. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước Là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, KTNN thực hiện 2 chức năng sau: • Chức năng kiểm tra kiểm soát KTNN có chức năng xác minh tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của số liệu SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A 2 Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu - chi, sử dụng NSNN và việc thi hành pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân sách của Nhà nước ở các đơn vị trong khu vực công. Đây là chức năng vốn có và mang tính chất truyền thống của KTNN. • Chức năng tư vấn KTNN là cơ quan giúp việc bên cạnh cơ quan lập pháp và hành pháp, tư vấn cho Quốc hội hay Chính phủ trong việc xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật, ban hành những quyết định liên quan đến tài chính, ngân sách; hoặc trong việc đưa ra những quyết định quan trọng về quản lý và sử dụng nguồn tài sản công như phương án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, thực hiện các chương trình trên tầm vĩ mô. Thông qua công tác kiểm toán của mình, KTNN nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị và giải pháp góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, sử dụng kém hiệu quả, lãng phí công quỹ, vốn và tài sản quốc gia. Ngoài ra, với tư cách là cơ quan kiểm toán tối cao của quốc gia, KTNN còn có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực mà nó phụ trách. 1.1.3. Nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước Theo quy định của pháp luật, KTNN ở những quốc gia khác nhau có những nhiệm vụ khác nhau, song xét một cách chung nhất, nhiệm vụ và quyền hạn chung nhất của KTNN bao gồm: • Thực hiện kiểm toán Tại hầu hết các quốc gia, các loại hình kiểm toán chủ yếu thường là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. Trong đó, kiểm toán tài chính là nội dung cốt lõi của KTNN. KTNN thực hiện các cuộc kiểm toán tuân thủ sẽ xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và tài sản công. KTNN cũng thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý của các đơn vị công. Để thực hiện nhiệm vụ này, KTNN cần thực hiện: - Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền duyệt; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm đã được phê duyệt và các SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A 3 Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Kiểm tra, xác minh tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các tài liệu có liên quan đến NSNN; kiểm tra các thông tin, tài liệu kế toán - tài chính của các tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí Nhà nước, xem xét việc chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, ngân sách, kế toán của Nhà nước; - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc sửa chữa, xử lý những sai phạm của các đơn vị được kiểm toán để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, ngân sách, chế độ kế toán; - Quản lý hồ sơ kiểm toán, giữ gìn bí mật thông tin, tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật. • Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật KTNN có nhiệm vụ soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh về KTNN, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực KTNN theo thẩm quyền. KTNN đóng góp ý kiến với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về ngân sách, tài chính, kế toán. • Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán - KTNN chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán, quy trình, chuẩn mực và phương pháp kiểm toán trong hệ thống KTNN. - KTNN hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ đối với các tổ chức kiểm toán nội bộ trực thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước. 1.1.4. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước Cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN ở những nước khác nhau theo quy định trong pháp luật là khác nhau. Những quyền hạn chung nhất là: • Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các giải trình về các vấn đề có liên quan đến hoạt động kiểm toán; • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc thu thập tài liệu, bằng chứng; • Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong các việc: - Xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ngân sách, tài chính, kế toán; - Xử lý các tổ chức, cá nhân gây cản trở công việc kiểm toán hay cung cấp thông tin sai sự thật. - Chịu trách nhiệm soạn thảo, sửa đổi, ban hành, bổ sung các văn bản pháp SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A 4 Đề án môn học Kiểm toán GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Loan luật về quản lý kinh tế - tài chính, kế toán - kiểm toán. Ngoài những điểm chung trong nhiệm vụ và quyền hạn, tuỳ theo quy định trong pháp luật của từng nước, KTNN tại mỗi nước còn có những nhiệm vụ và quyền hạn riêng, ví dụ: Toà thẩm kể của Pháp có quyền xét xử như một quan toà đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về tài chính - kế toán, ngân sách. 1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, KTNN cần tuân thủ một số nguyên tắc hoạt động nhất định. Những nguyên tắc hoạt động cơ bản của KTNN: - Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực và quy trình kiểm toán đã được pháp luật thừa nhận. - Đảm bảo tính độc lập một cách tương đối: không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp một cách trái pháp luật vào hoạt động của KTNN. - Đảm bảo tính trung thực, khách quan và giữ gìn bí mật Nhà nước, bí mật của các đơn vị, tổ chức được kiểm toán. - Không gây cản trở hoạt động và can thiệp vào công việc điều hành, quản lý của đơn vị được kiểm toán. - Đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kiểm toán. 1.1.6. Các mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước Bộ máy KTNN là một hệ thống tập hợp những viên chức Nhà nước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công. Như vậy: - Trong quan hệ với hệ thống bộ máy Nhà nước, KTNN là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán. - Xét trong hệ thống kiểm toán nói chung, KTNN là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán đối với một đối tượng cụ thể là tài sản Nhà nước. - Xét trong mối quan hệ với kiểm toán viên Nhà nước, KTNN là một hệ thống tập hợp các kiểm toán viên này theo một trật tự xác định để thực hiện chức năng kiểm toán tài sản công. Trong hàng loạt những mối liên hệ phức tạp với bộ máy Nhà nước, hệ thống kiểm toán và các kiểm toán viên, đã hình thành nhiều mô hình tổ chức bộ máy KTNN khác nhau tuỳ theo tính chất và phạm vi của các mối liên hệ đó: • Xét trong mối liên hệ với bộ máy Nhà nước, có các mô hình tổ chức bộ SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A 5 [...]... Nhà nước khu vực V Kiểm toán Nhà nước khu vực VI Kiểm toán Nhà nước khu vực VII Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII Kiểm toán Nhà nước khu vực IX Kiểm toán Nhà nước khu vực X Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI Kiểm toán Nhà nước khu vực XI Kiểm toán Nhà nước khu vực XII Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII... Tạp chí Kiểm toán Vụ Pháp chế Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán Vụ Quan hệ quốc tế KHỐI CÁC ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ia Kiểm toán Nhà nước khu vực I Kiểm toán Nhà nước khu vực II Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib Kiểm toán Nhà nước khu vực III Kiểm toán Nhà nước khu vực IV Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III Kiểm toán Nhà nước khu... hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (Nguồn: http://www.kiemtoannn.gov.vn/) SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A Đề án môn học Kiểm toán 13 GVHD: ThS Phan Thị Thanh Loan 2.1.3 Vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam  Địa vị pháp lý Theo quy định tại Điều 13 của Luật KTNN: "Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành... bang có thể giới hạn phạm vi kiểm toán và cho phép miễn kiểm tra các hoạt động kế toán 1.2.2 Kiểm toán Nhà nước Nhật Bản • Cơ quan kiểm toán tối cao: Ủy ban kiểm toán • Vị trí: trực thuộc Chính phủ • Vai trò: - Kiểm toán báo cáo quyết toán về các khoản chi phí và thu nhập của Nhà nước hàng năm, có đầy đủ vai trò truyền thống của cơ quan kiểm toán tối cao - Cả Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản đều tổ chức... trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội’’ 3.2 Những bất cập nảy sinh trong địa vị pháp lý và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước • Quy định về địa vị pháp lý của KTNN chưa đúng với bản chất của KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính Nhà nước cao nhất Việc nghiên cứu xác định địa vị pháp lý của KTNN cho phù hợp với thể chế chính trị, nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta là... các báo cáo SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A Đề án môn học Kiểm toán 11 GVHD: ThS Phan Thị Thanh Loan PHẦN 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 Tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 2.1.1 Cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam KTNN Việt Nam được thành lập ngày 11/7/1994 theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ Ngày 24/01/1995, Thủ tướng... chính, Kiểm toán tuân thủ, và Kiểm toán hoạt động Kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ vẫn là hai loại hình kiểm toán chủ yếu được KTNN thực hiện • Kiểm toán BCTC bao gồm - Kiểm toán BCTC đối với các đơn vị được kiểm toán thuộc hoạt động thu, chi NSNN: Tiền và các khoản tương đương tiền; Nguồn kinh phí, quỹ; Thu, chi NSNN các cấp; Các tài sản khác là đối tượng kế toán của đơn vị được kiểm toán - Kiểm toán. .. bổ sung và đề xuất bổ sung 64 văn bản gồm: Sửa đổi, bổ sung 59 văn bản, hủy bỏ 5 văn bản (1 Nghị quyết, 4 Quyết định) không phù hợp với Quy định chung của Nhà nước hoặc chưa phù hợp với thực tiễn PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 3.1 Những thành tựu của Kiểm toán Nhà nước 3.1.1 Thực tiễn - Với việc kiến nghị xử lý về tài chính, báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN,... công tại mỗi địa phương lớn và quan hệ phức tạp  Mô hình cơ quan KTNN trung ương có mạng lưới kiểm toán ở từng khu vực Mô hình này thích ứng với những nước có quy mô nhỏ song địa bàn tương đối phân tán 1.2 Vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước tại các quốc gia trên thế giới 1.2.1 Kiểm toán Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức • Cơ quan kiểm toán tối cao: Tòa Thẩm kế Liên bang (FCA) • Vị trí: độc... quan khác của Nhà nước có SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A Đề án môn học Kiểm toán 16 GVHD: ThS Phan Thị Thanh Loan thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán - Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật . Bàn về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước . Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung Đề án gồm 3 phần chính: Phần 1: Lý luận chung về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước. Phần. vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Phần 3: Đánh giá vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. SV: Dương Văn Nhất Lớp: Kiểm toán 52A 1 Đề án môn học Kiểm. III Kiểm toán Nhà nước khu vực IV Kiểm toán Nhà nước khu vực V Kiểm toán Nhà nước khu vực VI Kiểm toán Nhà nước khu vực VII Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII Kiểm toán Nhà nước khu vực IX Kiểm toán Nhà

Ngày đăng: 15/08/2015, 11:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA

  • KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

    • 1.1. Khái quát chung về Kiểm toán Nhà nước

      • 1.1.1. Tính tất yếu khách quan hình thành Kiểm toán Nhà nước

      • 1.1.2. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước

      • 1.1.3. Nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước

      • 1.1.4. Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước

      • 1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

      • 1.1.6. Các mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước

      • 1.2. Vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước tại các quốc gia trên thế giới

        • 1.2.1. Kiểm toán Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức

        • 1.2.2. Kiểm toán Nhà nước Nhật Bản

        • 1.2.3. Kiểm toán Nhà nước Hoa Kỳ

        • 1.2.4. Kiểm toán Nhà nước Cộng Hòa Áo

        • 1.2.5. Những điểm chung về vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước trên thế giới.

        • PHẦN 2

        • THỰC TRẠNG VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

        • CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

          • 2.1. Tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

            • 2.1.1. Cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

            • 2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

            • 2.1.3. Vai trò và địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

            • 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

            • 2.2. Thực trạng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam

              • 2.2.1. Kiểm toán ngân sách Nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan