Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Những vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn ThS. Du lịch

116 3K 9
Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa  Những vấn đề lý luận và thực tiễn  Luận văn ThS. Du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HẢI LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Chí Quế Hà nội-2015 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Bố cục của đề tài 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 8 1.1. Một số vấn đề chung về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa 8 1.1.1. Du lịch 8 1.1.1.1. Khái niệm 8 1.1.1.2. Phân loại du lịch 10 1.1.2. Văn hóa 12 1.1.2.1.Khái niệm 12 1.1.2.2. Phân loại văn hóa 15 1.1.3. Du lịch văn hóa 17 1.1.3.1. Khái niệm 17 1.1.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 20 1.1.3.3. Dịch vụ du lịch văn hóa 21 1.1.3.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của du lịch văn hoá 21 1.1.4. Văn hóa du lịch 23 1.1.4.1.Khái niệm 23 1.1.4.2. Thành tố tạo dựng văn hoá du lịch 29 1.1.4.3. Những yếu tố khác 34 1.1.4.4. Những biểu hiện văn hoá du lịch 36 1.2. Mối quan hệ giữa Văn hóa du lịch và du lịch văn hóa 41 1.2.1. Bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa 41 1.2.2. Nâng cao hình ảnh điểm đến 43 1.2.3. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách 44 1.2.4. Tạo môi trường du lịch văn minh 46 Tiểu kết chương 1 47 Chương 2. THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 49 2.1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu 49 2.1.1. Tổng quan về khu di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên 49 2.1.2.Tiềm năng du lịch văn hoá của Khu di tích 50 2.1.2.1. Các di tích lịch sử Cách mạng 50 2.1.2.2. Các trò chơi, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc 51 2.1.2.3.Các lễ hội 51 2.1.2.4.Ngành nghề truyền thống 52 2.1.2.5.Món ăn dân tộc 52 2.2. Những biểu hiện mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa tại khu di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên 53 2.2.1. Giữ gìn tính nguyên gốc và bảo vệ giá trị văn hóa của tài nguyên du lịch văn hóa 53 2.2.1.1. Quê nội Làng Sen 55 2.2.1.2. Quê Ngoại - Hoàng Trù 57 2.2.1.3. Mộ Bà Hoàng Thị Loan 58 2.2.2. Tạo dựng thương hiệu hình ảnh điểm đến 61 2.2.3. Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách 65 2.2.4. Tạo môi trường du lịch văn minh 70 Tiểu kết chương 2 75 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 78 3.1. Định hướng các cấp về vấn đề này 78 3.2. Một số giải pháp 81 3.2.1. Xây dựng hệ thống pháp lý tạo sự gắn kết đối với hai vấn đề này 81 3.2.2. Xây dựng môi trường văn hóa du lịch trong du lịch văn hóa 82 3.2.3. Bảo vệ tôn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn hóa 85 3.2.4.Tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng tham gia du lịch 88 3.2.5. Xây dựng một khu ẩm thực 91 3.2.6. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với việc khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng cho phát triển du lịch văn hóa 94 Tiểu kết chương 3 96 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 104 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN KHXH : Khoa học Xã hội KHXHVN : Khoa học Xã hội Việt Nam KHXH&NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn KHKT : Khoa học Kỹ thuật KH&CN : Khoa học và Công nghệ Nxb : Nhà xuất bản NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân GS : Giáo sư PGS : Phó giáo sư PGS.TSKH : Phó giáo sư, Tiến sỹ khoa học TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Ts : Tiến sỹ VHTT : Văn hóa Thông tin VHDG : Văn hóa dân gian VHNT : Văn hóa Nghệ thuật VH-TT&DL : Văn hóa - Thể thao và Du lịch 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động tinh thần quan trọng không thể thiếu trong cuốc sống của con người. Chính vì vậy, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng lớn. Nhiều trường Đại học, cao đẳng cũng như trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước đã, đang đào tạo và cung cấp nguồn lao động ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của xã hội. Trong chương trình đào tạo hiện nay ở các trường Đại học, Cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp chưa có nội dung rõ ràng về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. Trong một số giáo trình, sách tham khảo cũng như trên tạp chí du lịch có chỗ tuy đã có sự phân biệt nhưng chưa rõ ràng; có chỗ chưa đưa ra được sự phân biệt giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. Trong thực tiễn hoạt động du lịch ở các điểm du lịch gần như ta chưa thấy được sự gắn kết của mối quan hệ này nhằm tạo sự phát triển bền vững. Với cương vị là một học viên cao học khóa 7 chuyên ngành Du lịch học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiện lại đang tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Vinh. Vì vậy, tôi thấy việc nghiên cứu “Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” là vấn đề cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa trên bình diện lý thuyết và thực tiễn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tạo dựng sự gắn kết mối quan hệ này góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến cho điểm du lịch được lựa chọn nghiên cứu nói riêng và phát triển bền vững du lịch Việt Nam nói chung. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về khái niệm văn hóa du lịch, các cấu trúc, thành tố hình thành nên văn hóa du lịch, khái niệm về du lịch văn hóa, mục tiêu nhiệm vụ của du lịch văn hóa. - Nhận diện mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa - Nghiên cứu thực tiễn biểu hiện của mối quan hệ này - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa, góp phần vào sự phát triển bền vững cho du lịch. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. - Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này tôi tập trung thực hiện nghiên cứu trường hợp Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Du lịch Văn hóa Từ trước đến nay, vấn đề về Du lịch văn hóa đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Đã có nhiều công trình cũng như giáo trình được công bố. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch. Dựa trên nguồn tiềm năng có sẵn, du lịch văn hóa là một trong ba loại hình du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển đảo) được Quốc gia ưu tiên phát triển. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đây vẫn là một loại hình du lịch được chú trọng phát triển. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa của địa phương mình: - Nguyễn Phạm Hùng, Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng Đồng bằng Sông Hồng, 2013. 3 - Học viên Cao học Lê Thị Lan Hương, chuyên ngành Du lịch học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, với đề tài “Tìm hiểu việc khai thác tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An phục vụ hoạt động du lịch”. - Học viên cao học Trần Thị thu Thủy, chuyên ngành Du lịch học - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, với đề tài “nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Bình Định”,2010. - Sinh viên Đinh Thị Kim Thùy, chuyên ngành Văn hóa du lịch - Đại học Dân lập Hải Phòng, với đề tài “xây dựng một số tuyến du lịch văn hóa huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng”, 2010. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu nội dung cơ sở lý luận về Du lịch văn hóa: - Trần Thúy Anh 2011, Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB giáo dục Việt Nam. - Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12. - Trần Thúy Anh (2009), Tăng cường gắn kết giữa văn hóa với du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8. - Nguyễn Phạm Hùng (1998), Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hóa, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8. - Đào Duy Tuấn (2009), Lễ hội và vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam số 3. Văn hóa du lịch Văn hóa đã và đang xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chưa nói đến văn hóa trong hoạt động du lịch mà chúng ta thấy yếu tố văn hóa có mặt mọi lúc, mọi nơi. Điều đó chứng tỏ văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Không ít bút giấy đã nói đến vấn đề này. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm 4 cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội. Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền. Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người, cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa. Vì sự phát triển bền vững, văn hóa phê phán lối sống thực dụng, chụp giật, chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái. Như vậy, văn hóa đã góp phần quan trọng vào vấn đề bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững Điều này giải thích vì sao văn hóa bao trùm tất cả các phương diện của hoạt động xã hội. Nào là văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn; Văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp; hay văn hóa doanh nghiệp, văn hóa trường học, văn hóa bệnh viện (sách của tác giả Trần Đình Thêm, NXB Thanh niên)…Chắc 5 hẳn cụm từ Văn hóa nông thôn không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Đó là sinh hoạt văn hóa mang đậm nét dấu ấn, phong vị văn hóa văn minh nông nghiệp trồng lúa nước với cơ cấu tổ chức xã hội thôn làng tương đối khép kín, nay có điều kiện xây dựng một cách chắc chắn và đủ đầy hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật; là sự bền vững phong phú, đa dạng của các hoạt động văn hóa dân gian thôn làng kết hợp với sự gia tăng ngày càng nhiều hình thức sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa hiện đại, tạo điều kiện cho người dân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nhiều hơn, cao hơn; là dân trí ngày càng được nâng cao bởi sự phát triển kinh tế hộ, kinh tế làng, khiến mức sống của người dân tăng lên khá ổn định, tạo điều kiện gia tăng khả năng học tập, dịch chuyển, giao tiếp dưới nhiều hình thức; là ý chí vươn lên của người nông dân trong tất cả các lĩnh vực học tập vốn có truyền thống từ xưa (với lệ khuyến học); là rất nhiều nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử, thực hành văn hóa của người nông dân… Với hành trang văn hóa ấy người nông dân đang tự nâng mình để xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng giàu đẹp, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại, có mặt bằng dân trí và văn hóa cao. Hay điều mà các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng đó chính là vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Lớp bề mặt của yếu tố doanh nghiệp biểu hiện hữu hình như: trang phục làm việc, môi trường làm việc, lợi ích, khen thưởng, đối thoại, cấu trúc tổ chức, các mối quan hệ…phần lõi biểu hiện vô hình của văn hóa doanh nghiệp đó chính là các giá trị, các quy tắc vô hình, thái độ, niềm tin, tâm trạng và cảm xúc, gia đình… Văn hóa nông thôn hay văn hóa doanh nghiệp, dù là trong môi trường [...]... quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa để tạo sự phát triển bền vững trong du lịch 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 1.1 Một số vấn đề chung về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa 1.1.1 Du lịch 1.1.1.1 Khái niệm Du lịch là một khái niệm có tính lịch sử, xã hội cụ thể vì vậy có rất nhiều quan niệm khác nhau về nó Nội hàm của khái niệm du lịch luôn thay đổi... và xử lý tư liệu - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu - Phương pháp điều tra xã hội học 6 Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1 Những vấn đề lý luận về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Chương 2 Thực tiễn về mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Chương 3 Một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa văn. .. du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ, du lịch xe máy, du lịch ô tô, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy, du lịch máy bay Căn cứ vào loại hình lưu trú bao gồm du lịch ở khách sạn, nhà trọ, motel, bungalow,bãi cắm trại và làng du lịch Căn cứ vào thời gian du lịch bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày Căn cứ vào lứa tuổi bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên và du. .. thành và phát triển văn hóa Việt Nam qua các thời tiền sử, sơ sử, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, thời kỳ tự chủ và các nền văn hóa tiêu biểu như văn hóa Núi Đọ, văn hóa Sơn Vi, văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc sơn, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai, văn hóa Chăm, văn hóa Óc Eo, văn hóa triều Lý, văn hóa triều Trần,… Văn hóa du lịch từ góc nhìn không gian Từ góc nhìn địa - văn hóa. .. về mặt lý luận đã được các tác giả nghiên cứu qua một số tài liệu hoặc giáo trình hay bài báo như: 6 - Trần Diễm Thúy, văn hóa du lịch, NXB văn hóa - thông tin - Trần Thúy Anh 2011, Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB giáo dục Việt Nam - Bùi Thanh Thủy (2009), Nội hàm văn hóa du lịch, Tạp chí Du lịch, số 12 - Nguyễn Văn Bốn (2012), Văn hóa du lịch Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật... Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 335 Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa, tuy nhiên mối quan hệ giữa hai phạm trù này thì vẫn còn rất ít tác giả nghiên cứu Hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào chính thống và đầy đủ về vấn đề này 5 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên... và khách thể du lịch thì ngành du lịch lập ra chỉ có danh, thì không sản sinh ra văn hoá du lịch mới, ngay cả thành phần văn hoá du lịch vốn có cũng không thể thể hiện ra được [46, Tr.4] Như vậy, Văn hóa du lịch là nội dung văn hóa do du lịch thể hiện ra, là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy và sáng tạo ra trong hoạt động du lịch Văn hóa du lịch được sinh ra và phát triển lên... biển và hải đảo thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống, các loại 26 hình nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch biển… Chủ thể văn hóa chính là người Việt, Bru - Vân Kiều, Thái… và người Chăm Đây còn là nơi tập trung những trung tâm văn hóa cổ như: văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Quỳnh Văn, văn hóa Bàu Tró, văn hóa Sa... và du lich sinh thái miệt vườn Tựu trung lại Văn hóa du lịch ở đây được hiểu là việc khai thác các giá trị văn hóa (Các nền văn hóa theo thời gian và các giá trị văn hóa vùng, miền, dân tộc theo không gian) để phục vụ cho hoạt động du lịch Khái niệm này đúng nhưng chưa đủ Theo TS Bùi Thanh Thủy, Văn hóa du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hóa và du lịch mà là sự kết hợp giữa du lịch và. .. họ Du lịch nội địa bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến Du lịch quốc gia bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài Các cách phân loại khác 11 Ngoài ba cách phân loại phổ biến nói trên còn có rất nhiều cách phân chia du lịch thành các thể loại khác Đó là: Căn cứ vào đặc điểm địa lý của nơi đến du lịch bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch thành phố, du lịch nông thôn Căn cứ vào . của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1. Những vấn đề lý luận về văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Chương 2. Thực tiễn về mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và. văn hóa du lịch, khái niệm về du lịch văn hóa, mục tiêu nhiệm vụ của du lịch văn hóa. - Nhận diện mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa - Nghiên cứu thực tiễn biểu hiện của mối. hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn là vấn đề cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa

Ngày đăng: 14/08/2015, 19:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan