Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb)

47 385 0
Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả  năng  chống  rối  loạn  trao  đổi  lipid  của  dịch  chiết  từ  cây  Giảo  cổ  lam  (Gynostemma pentaphyllum Thunb)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế ngày càng mạnh, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển nhanh của một số loại bệnh có tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong số đó có bệnh béo phì (BP) và đái tháo đường (ĐTĐ). Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương, khớp, ung t hư, bệnh đường tiêu hóa, ….2, 13. ĐTĐ với biểu hiện chung nhất là tăng glucose huyết do tế bào  của đảo tụy Langerhan bị phá hủy mất khả năng sản xuất insulin (ĐTĐ typ I) hoặc do rối loạn trao đổi lipid glucid dẫn đến đối kháng insulin (ĐTĐ typ II). Bệnh đái tháo đường và béo phì có mối quan hệ rất chặt, trong đó đái tháo đường là hậu quả của bệnh béo phì và thừa cân quá mức. Trong lịch sử Y học từ 1500 năm trước công nguyên, con ngư ời đã biết sử dụng cây cỏ để chữa ĐTĐ . Nhiều loại thảo dược đã chứng tỏ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ĐTĐ như: mướp đắng, sinh địa, hoàng kỳ, huyền sâm, cỏ ngọt, chè xanh, khoai lang,… Trên thế giới song song với việc nghiên cứu tổng hợp các hợp chất hóa học dùng làm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc khai thác các hoạt chất thiên nhiên từ cây cỏ của các nước vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản 20. Nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau đều dựa trên các thử nghiệm mô hình động vật BP và ĐTĐ thực nghiệm.

Khóa luận tốt nghiệp 1 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế ngày càng mạnh, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển nhanh của một số loại bệnh có tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong số đó có bệnh béo phì (BP) và đái tháo đường (ĐTĐ). Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, đột quỵ, giảm khả năng sinh sản, giảm chức năng hô hấp, tăng viêm xương, khớp, ung thư, bệnh đường tiêu hóa, ….[2], [13]. ĐTĐ với biểu hiện chung nhất là tăng glucose huyết do tế bào  của đảo tụy Langerhan bị phá hủy mất khả năng sản xuất insulin (ĐTĐ typ I) hoặc do rối loạn trao đổi lipid - glucid dẫn đến đối kháng insulin (ĐTĐ typ II). Bệnh đái tháo đường và béo phì có mối quan hệ rất chặt, trong đó đái tháo đường là hậu quả của bệnh béo phì và thừa cân quá mức. Trong lịch sử Y học từ 1500 năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng cây cỏ để chữa ĐTĐ. Nhiều loại thảo dược đã chứng tỏ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ĐTĐ như: mướp đắng, sinh địa, hoàng kỳ, huyền sâm, cỏ ngọt, chè xanh, khoai lang,… Trên thế giới song song với việc nghiên cứu tổng hợp các hợp chất hóa học dùng làm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc khai thác các hoạt chất thiên nhiên từ cây cỏ của các nước vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản [20]. Nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau đều dựa trên các thử nghiệm mô hình động vật BP và ĐTĐ thực nghiệm. Khóa luận tốt nghiệp 2 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh Ở Việt Nam, những nghiên cứu về các dược liệu điều trị bệnh đái tháo đường và béo phì được bắt đầu từ khoảng 5 năm trở lại đây, đáng chú ý là ở 4 trung tâm lớn : Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội và viện Dược liệu Trung ương. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã chứng minh được tác dụng hạ đường huyết của nhiều dược liệu trong đó có những vị thuốc cổ truyền lâu đời như Mướp đắng, Thổ phục linh, Bạch truật [16] và những cây thuốc hoàn toàn mới phân bố rất nhiều tại Việt Nam. Không chỉ dừng ở những nghiên cứu sàng lọc tác dụng của chất hoạt tính từ thực vật trên động vật thí nghiệm, nhiều nghiên cứu đã bước đầu đi tách và tinh chế các thành phần hoạt chất từ những được liệu có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường [7], [10]. Mới đây, các nghiên cứu bước đầu đã cho thấy một số hoạt chất trong các phân đoạn dịch chiết của vài loài thực vật họ Chua me (oxali daceae), Tử vi (Lythra ceae), họ Cam chanh (Rutaceae), có chất lượng cao trong điều trị bệnh BP và ĐTĐ [7], [8]. Qua thời gian khảo sát và tham khảo kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu về các bài thuốc cổ truyền ở nước ta. Tôi nhận thấy cây giảo cổ lam (GCL) mọc ở vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình). Được đồng bào sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày làm thực phẩm, trà uống, thuốc chữa bệnh. Trên thực tế việc nghiên cứu đặc tính y dược của các hoạt chất thiên nhiên từ cây giảo cổ lam chưa được nghiên cứu nhiều. Đây là một dược liệu đầu vị quý được ghi trong sách cổ Nông chính toàn thư hạch chú quyển hạ năm 1639. Từ xa xưa được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Giảo cổ lam bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1976 ở Nhật Bản. Một số nghiên cứu về Giảo cổ lam hiện nay được thực hiện nhiều ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia , Thụy Điển đã chứng minh GCL có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng Khóa luận tốt nghiệp 3 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh cường lưu thông máu lên não, chống viêm gan, chứng cao huyết áp và kìm hãm sự phát triển của khối u mạnh [20]. Ở Việt Nam cây Giảo cổ lam bắt đầu được nghiên cứu năm 1997 do tác giả Phạm Thanh Kỳ và cộng sự đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả điều trị rất tốt [20]. Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide - thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng [20]. Trên cơ sở tài liệu tham khảo, thông tin thu thập và kết quả của những công trình nghiên cứu trên cho thấy những tiềm năng của cây giảo cổ lam. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb)”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb). 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tạo mô hình chuột BP và ĐTĐ. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và chống rối loạn trao đổi lipid trên mô hình chuột thực nghiệm của các dịch chiết từ cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb) trên mô hình chuột gây ĐTĐ type 2. Khóa luận tốt nghiệp 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. BÉO PHÌ 1.1.1. Khái niệm và phân loại. 1.1.1.1. Khái niệm. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì (Obesity) là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng hay toàn bộ cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 1.1.1.2. Phân loại. Tần suất béo phì thay đổi tuỳ theo tuổi, giới tính, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội. Để nhận định tình trạng béo gầy WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI- Body Mass Index). Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức như sau: 2 ()  W BMI H Trong đó: W: Khối lượng (kg ) H: Chiều cao (m ) Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á [2]. Mức độ thể trọng Người trưởng thành châu Âu Người trưởng thành châu Á Nhẹ cân < 18.5 < 18.5 Bình thường 18.5 - 24.9 18.5 - 22.9 Quá cân ≥ 25 - 29.9 ≥ 23 Béo phì độ 1 30 - 34.9 >23 - 24.9 Béo phì độ 2 35 - 39.9 25 - 29.9 Béo phì độ 3 ≥ 40 ≥ 30 Khóa luận tốt nghiệp 5 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh 1.1.2. Nguyên nhân và giải pháp phòng, điều trị béo phì. 1.1.2.1. Nguyên nhân. - Nguyên nhân chính chiếm 95% dẫn đến thừa cân béo phì là do khẩu phần và thói quen dinh dưỡng không hợp lý. - Do hoạt động thể lực kém dẫn đến năng lượng hấp thụ vào cơ thể vượt quá mức cần thiết và tích lũy dưới dạng mỡ. - Do một số bệnh lý nội tiết như: Hội chứng Cushing, cường insulin: do u tụy tiết insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh mô mỡ, tăng tiêu glucid, giảm hoạt tuyến giáp dẫn đến suy tuyến giáp trạng, bệnh trứng đa nang , - Do di truyền: Thống kê cho thấy 77 % người béo phì là tiền sử gia đình có người béo phì - Do thuốc: Gần đây, thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tố béo phì, bởi vì gia tăng dược liệu pháp. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormon steroides và 4 nhóm chính của các thuốc kích thích tâm thần: Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, ức chế IMAO); Benzodiazepine; Lithium; thuốc chống loạn thần. 1.1.2.2. Giải pháp phòng, điều trị béo phì. Để phòng bệnh béo phì có hiệu quả, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và hoạt động thể lực. Trên phạm vi xã hội, việc phòng bệnh cần tập trung vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều trị thừa cân béo phì dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Trong đó thuốc và phẫu thuật chỉ dùng trong trường hợp bắt buộc. 1.1.3. Biến chứng và những tác hại của béo phì. Nguy cơ của quá tải trọng lượng hay béo phì là gây nhiều bệnh thậm chí xuất hiện rất sớm và gây tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì dạng nặng Khóa luận tốt nghiệp 6 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh và các biến chứng chuyển hoá gây nhiều tác hại cho cuộc sống con người như mất thoải mái trong sinh hoạt, giảm hiệu suất lao động, khối lượng cơ thể nặng nề kém lanh lợi. Người béo phì có nguy cơ bệnh tật cao do những biến chứng như: - Biến chứng tim mạch: Do mỡ tạng làm tim khó co bóp và mỡ máu làm xơ cứng mạch vành và các mạch máu khác gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy mạch vành, suy tim, tai biến mạch máu não. - Biến chứng về chuyển hóa: + Chuyển hoá lipid: triglyceride huyết tương thường tăng trong béo phì, tăng triglycerid và lipid có hại (LDL-c), giảm lipid có lợi (HDL-c). + Chuyển hoá glucid: có tình trạng kháng insulin, tăng tiết insulin, phát hiện qua nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống bị rối loạn, dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường, vì vậy béo phì là một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ - Biến chứng ở phổi: Giảm chức năng hô hấp vì lồng ngực di động kém do quá béo. Hội chứng Pickwick: ngưng thở khi ngủ, tăng hồng cầu, tăng CO 2 máu. - Biến chứng về nội tiết: Tăng insulin máu, tăng đề kháng insulin và ĐTĐ type 2, do tác dụng bêta-endorphine hoặc giảm số lượng và chất lượng insulin, kích thích tế bào bêta do ăn nhiều glucid. Chức năng nội tiết sinh dục: giảm khả năng sinh sản. - Biến chứng về xương khớp: Tại các khớp chịu lực cao dễ bị đau, thoái khớp, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống. Ngoài ra béo phì còn làm gia tăng nguy cơ của nhiều bệnh khác: xấu đi tình trạng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ, suy giảm chức năng hô hấp, rối loạn hoạt động cơ xương, ung thư, sỏi mật và các vấn đề bệnh lý tâm thần khác. 1.2. RỐI LOẠN TRAO ĐỔI LIPID MÁU Huyết thanh người bình thường có 5 - 7g/l lipid toàn phần bao gồm acid Khóa luận tốt nghiệp 7 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh béo tự do, triglycerid, cholesterol toàn phần với hai dạng cholesterol tự do và cholesterol este, các photpholipid. Vì không tan trong nước nên lipid được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các acid béo tự do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin, các lipid khác được lưu hành trong máu dưới dạng phức hợp lipoprotein như: các hạt chymomicron, VLDL, HDL, IDL, LDL. Các lipoprotein này có kích thước, thành phần, tỉ trọng và chức năng khác nhau trong quá trình chuyển hóa lipid [5]. Để đánh giá lượng mỡ trong máu người ta làm xét nghiệm với các chỉ số: - Cholesterol toàn phần - Triglycerid - HDL-c - LDL-c (2,9 – 5,2 mmol/l) (0,8 – 2,3 mmol/l) (0,90 – 1,50 mmol/l) (0,5 – 3,4 mmol/l). Tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột qụy, tăng các biến chứng mạch máu khác, hậu quả nặng nề nhất là dẫn đến tử vong hoặc tàn phế gọi là rối loạn chuyển hóa [2]. Ngày nay người ta đã xem là có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỉ lệ thành phần của lipid máu có sự thay đổi. Khái niệm này chỉ rõ rối loạn lipid máu có thể xảy ra từ rất sớm, ngay cả khi chưa có tăng các giá trị tuyệt đối nồng độ của các thành phần trong máu [2]. Rối loạn này có thể tiên phát do di truyền hoặc thứ phát sau các bệnh khác như: béo phì, ĐTĐ, nghiện rượu, suy giáp trạng. Fredrickson căn cứ vào kĩ thuật điện di và siêu ly tâm với các thành phần huyết thanh đã phân loại chứng tăng lipid máu thành 5 type dựa trên những thay đổi thành phần lipoprotein. Cách phân loại này đã được WHO chính thức sử dụng vào năm 1970. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn lipid máu dẫn đến xơ Khóa luận tốt nghiệp 8 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh vữa động mạch (liên quan chủ yếu đến các lipoprotein) hoặc hiện tượng “nhiễm độc mỡ tế bào”. 1.3. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.3.1. Khái niệm và tiêu chí xác định bệnh. Theo WHO, ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin [1]. Tăng glucose máu mãn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự tăng rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. ĐTĐ trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, cắt cụt chi [1]. Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn trong bảng 1.2 . Bảng 1.2. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO. Kết luận Đường huyết lúc đói (mmol/l) Đường huyết 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết (mmol/l) Đường huyết tại thời điểm bất kì (mmol/l) Đái tháo đường > 7 > 11.1 >11.1 kèm triệu chứng uống nhiều, đái nhiều và gầy sút. Rối loạn dung nạp đường huyết 5.6 - 7 7.8 - 11.1 Bình thường < 5.6 < 7.8 Khóa luận tốt nghiệp 9 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh 1.3.2. Phân loại bệnh ĐTĐ. Năm 1997, WHO đã đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa học trong những năm gần đây. Phân loại này dựa vào hiểu biết về nguyên nhân sinh bệnh 1.3.2.1. ĐTĐ týp 1. * Khái niệm. Đái tháo đường type 1 là tình trạng tăng đường huyết mãn tính do hậu quả của tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối kèm theo các rối loạn chuyển hóa protein, lipid. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính và mãn tính. Loại tiểu đường này xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên [1]. Chiếm 5 - 10% số người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân ĐTĐ type 1 có đặc điểm lâm sàng phức tạp: Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân, mờ mắt, mệt mỏi… Bệnh nhân ĐTĐ type 1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin. Người bệnh ĐTĐ týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn. *Cơ chế bệnh sinh. Do yếu tố di truyền kém sản xuất insulin, phát bệnh tự nhiên, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nguyên nhân do tế bào β bị phá hủy, gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) chắc chắn có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển của ĐTĐ týp 1 [1]. Các giai đoạn trong ĐTĐ type 1 - Giai đoạn 1: Bản chất di truyền – nhạy cảm gene - Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn - Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể - Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào β đảo tụy Khóa luận tốt nghiệp 10 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh - Giai đoạn 5: Đái tháo đường lâm sàng, phá hủy hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tế bào β đảo tụy. Biểu hiện lâm sàng là ĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến chứng [7]. 1.3.2.2. ĐTĐ type 2. *Khái niệm. ĐTĐ type 2 là tình trạng tăng đường huyết do hậu quả của kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào β hoặc do suy giảm chức năng tế bào β kèm theo kháng insulin của cơ quan đích. Đây là dạng ĐTĐ thường gặp nhất, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi. Chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ trên thế giới . Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, ĐTĐ týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối. ĐTĐ type 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng [1]. * Cơ chế bệnh sinh. Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Nồng độ glucose trong máu vẫn ở mức bình thường, nhưng có hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu. - Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất hiện tăng glucose huyết sau bữa ăn. - Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy giảm và gây tăng glucose huyết lúc đói. Bệnh ĐTĐ biểu hiện qua bên ngoài. [...]... vật Các phân đoạn dịch chiết cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb) đã được định tính (xác định thành phần các hợp chất tự nhiên trong cây GCL), định lượng polyphenol tổng số bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng và phương pháp Folin-Ciocalteau Hình 2.1 Cây giảo cổ lam Bùi Ngọc Diễm K35C CN Sinh Khóa luận tốt nghiệp 19 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Hình 2.2 Quả xanh và quả chín của Giảo cổ lam 2.1.2 Động vật... LDL-c của type 2 cũng có thể tăng nhẹ và xuất hiện nhiều LDL-c với kích thước nhỏ và nặng hơn khi việc kiểm soát glucose kém Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch 1.5 VÀI NÉT CHUNG VỀ CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum Thunb) 1.5.1 Đặc điểm và phân bố Giảo cổ lam có tên khoa học là (Gynostemma pentaphyllum Thunb) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) còn gọi là Cam trà vạn, cây Cỏ... và Phylamin (1,7) Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng GCL cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc (còn được gọi là doping thiên nhiên) - Tác dụng trên huyết áp: sau hai tháng điều trị bằng GCL, huyết áp trung bình của các bệnh nhân giảm rõ rệt - Tác dụng giảm mỡ máu: Giảo cổ lam làm hạ mỡ trong máu tới 20%, đặc biệt làm giảm LDL (Cholesterol xấu) 22% - Tác dụng. .. nhiên từ mỗi nhóm ra 10 con chuột, lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số lipid máu Các số liệu được thu thập và tiến hành xử lý thống kê Bảng 2.1 Thành phần thức ăn giàu lipid Thành phần Tỉ lệ % Hydratcacbon 41 Lipid 32 Protein 20 Cholesterol 1 Chất khoáng 4 Vitamin & acid amin 2 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết GCL (Gynostemma pentaphyllum Thunb). .. khi cho chuột nhịn qua đêm (12 giờ), chỉ cho uống nước 2.2.2.2 Nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết Các lô chuột ĐTĐ type 2 (5 con / lô) được ăn thức ăn thường và điều trị hằng ngày bằng cách cho uống cao các phân đoạn dịch chiết như bảng 2.2 Đường huyết của các con chuột được đo vào cùng một thời điểm trong ngày và sau khi nhịn đói 12 giờ ở các ngày thứ 0 (trước khi điều... tế và với nghiên cứu của Srinivasan và cộng sự Điều đó chứng tỏ chuột ăn các thức ăn có hàm lượng lipid cao thời gian dài rất dễ rối loạn trao đổi lipid và glucid Ta có thể giải thích kết quả trên: bình thường 70% tới 75% cholesterol được tạo ra bởi gan; còn lại 20% đến 25% do các loại chất béo từ thức ăn có mỡ động vật và thực vật mang vào cơ thể nhưng khi chuột được ăn thức ăn có thành phần giàu lipid. .. Chuột béo phì được tiếp tục sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo Bùi Ngọc Diễm K35C CN Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 34 3.2 TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE HUYẾT CỦA MỘT SỐ PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT TỪ CÂY GIẢO CỔ LAM TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT ĐTĐ TYPE 2 3.2.1 Kết quả tạo mô hình chuột ĐTĐ type 2 bằng thuốc STZ Với nguyên tắc kết hợp giữa chế độ ăn béo trong thời gian 8 tuần và tiêm màng bụng STZ (pha trong... sự rối loạn này ảnh hưởng đến môi trường nội môi do đó kéo theo hoặc làm cho quá trình rối loạn chuyển hóa lipid ở mỗi loại ĐTĐ mang những đặc trưng riêng Đặc trưng chung của rối loạn chuyển hóa lipid trong ĐTĐ là sự tăng triglycerid, giảm HDL-c và LDL-c vẫn nằm trong giới hạn bình thường Tuy nhiên ở ĐTĐ type 1 rối loạn tăng triglycerid sẽ mất đi khi kiểm soát được glucose máu khác với type 2, rối loạn. .. với nghiên cứu của GS.TSKH Đỗ Ngọc Liên và cộng sự (2006), khi tiến hành gây ĐTĐ bằng STZ trên mô hình chuột béo, đều có glucose huyết tăng cao trên 18 mmol/l Điều này chứng tỏ: Chuột béo phì, rối loạn trao đổi lipid khi bị nhiễm chất độc vào cơ thể (chuột béo phì nhiễm chất độc STZ từ xạ khuẩn Streptomyces achromogens) sẽ chuyển sang trạng thái đái tháo đường type 2 bền vững, khó phục hồi Trong nghiên. .. thời điểm trong ngày và sau khi nhịn đói 12 giờ ở các ngày thứ 0 (trước khi điều trị), ngày thứ 5, thứ 10, thứ 15, thứ 21 khi điều trị Bảng 2.2 Mô hình nghiên cứu khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết từ GCL (Gynostemma pentaphyllum Thunb) Lô Chế độ ăn trước điều trị 1 Thức ăn chuẩn 2 Thức ăn béo STZ Uống nước cất, không điều trị 3 Thức ăn béo STZ Điều trị metformin (500mg/kg) thể trọng . Khóa luận tốt nghiệp 1 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế. thử nghiệm mô hình động vật BP và ĐTĐ thực nghiệm. Khóa luận tốt nghiệp 2 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh Ở Việt Nam, những nghiên cứu về các dược liệu điều trị bệnh đái tháo. cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng Khóa luận tốt nghiệp 3 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bùi Ngọc Diễm K35C. CN Sinh cường lưu thông máu lên não, chống viêm gan, chứng cao huyết áp và

Ngày đăng: 13/08/2015, 17:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan