công nghiệp việt nam trong xu thế toàn cầu hóa

37 287 0
công nghiệp việt nam trong xu thế toàn cầu hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

a. Lời nói đầu Toàn cầu hoá trong những năm gần đây đã trở thành đề tài được đông đảo các nhà chính trị, các học giả, các nhà kinh doanh và dân chúng quan tâm đặc biệt. Có nhiều ý kiến khác nhau khi đánh giá quá trình này. Có người chỉ nói tới các lợi của toàn cầu hoá, xem nó như là một giải pháp cứu cánh của một quốc gia. Ngược lại, có người chỉ nói tới cái hại của toàn cầu hoá, xem nó là một nguy cơ đe doạ các quốc gia, các dân téc nhất là các quốc gia đang và chậm phát triển. Ngay cả các nước phát triển nh Mỹ và Châu Âu cũng có hai cách nhìn nhận ngược nhau. Hiện nay trên thế giới, toàn cầu hoá đang diễn ra nh mét tất yếu khách quan. Với đầy đủ những đặc trưng của nó, xu thế toàn cầu hoá đang chứng tỏ mặt tích cực và những thành quả to lớn mà nó đem lại cho tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam ta đang ở trong giai đoạn chuyển mình, tập trung phát triển kinh tế với nội dung Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Muốn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thì không thể đóng cửa nền kinh tế đó là lẽ tất nhiên trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Có thể thấy rằng ở trình độ phát triển hiện nay thì xu thế toàn cầu hoá vừa là môi trường vừa là chiến trường trên mặt trân kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn này, mục tiêu chiến lược của Việt Nam là Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Với những tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp em chọn đề tài Công nghiệpViệt Nam trong xu thế toàn cầu hoá (nghành Điện lực ). Trên cơ sở nguồn tài liệu và các tạp chí để nhìn nhận và đánh giá về Công nghiệp Việt Nam (nghành Điện lực ) trong xu thế của toàn cầu hoá và công nghiệp hoá - Hiện đại hoá , Từ đó cho chóng ta thấy được vai trò to lớn của Công nghiệp và đặc biệtlà nghành điện trong quá trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Em tin rằng chuyên đề vẫn còn rất nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự sửa chữa và bổ xung . Em xin chân thành cảm ơn. 1 B. Nội dung Chương I TOÀN CẦU HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT I. Quá trình vận động của toàn cầu hoá. Tuỳ theo cách nội dung toàn cầu hoá nh thế nào mà người ta xác định thời điểm toàn cầu hoá xuất hiện và cái đích mà nó hướng tới cùng với những hình thức đa dạng của nó. Nếu hiểu toàn cầu hoá là những mối quan hệ kinh tế vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thì toàn cầu hoá đã bắt đầu từ rất xa xưa như có người cho là từ thời Alexandre Đại đế, bốn thế kỷ trước Công nguyên. Nếu hiểu đó là những quan hệ kinh tế quốc tế phát triển tới quy mô toàn cầu thì toàn cầu hoá lại có thể bắt đầu từ khoảng đầu thể kỷ 20 khi CNTB chuyển từ CNTB tù do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Nhưng nếu hiểu toàn cầu hoá là một quá trình quốc tế kinh tế đã phát triển trên quy mô toàn cầu hoá gồm trong hai quá trình quốc tế đã phát triển song song - tù do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế - nghĩa là các quan hệ kinh tế không những được tự do phát triển trên phạm vi toàn cầu, mà còn phải tuân theo những cam kết toàn cầu đa dạng, thì quá trình này mới thực sự bắt đầu từ thập kỷ 90, vì trước đó thế giới còn bị chia làm hai hệ thống đối lập, chưa có các cam kết toàn cầu. Cái đích cuối cùng mà quá trình toàn cầu hoá hướng tới là một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế. Nhưng điều quan trọng ở đây là lé trình và thời hạn có thể tới cái đích Êy. Nếu một nền kinh tế toàn cầu thống nhất sẽ xuất hiện trong tới thế kỷ tới, thì chính nền kinh tế đó sẽ chi phối, sẽ quy định toàn bộ sự vận động của các quan hệ kinh tế từ nay cho tới đó. Vấn đề là hiện nay một nền kinh tế toàn cầu thống nhất có trở thành hiện thực không, hay đó chỉ là một ước mơ hão huyền của một nhà tiên tri nào đó? Hiện đã có những căn cứ thực tế để quá trình toàn cầu hoá đi tới cái đích Êy, vì như sự hình thành và phát triển của nền công nghệ mang tính toàn cầo, nền công nghệ cơ 2 khí về cơ bản vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị trường trong nước làm chính, một khi chi phí vận chuyển liên lạc còn quá đắt đỏ, thì việc sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ các hàng hoá ở thị trường bên ngoài luôn có nhiều rủi ro bất trắc và có lợi thế so sánh hạn chế. Giải pháp để giảm bớt những rủi ro bất trắc này và đảm bảo có lợi thế so sánh cao là những nước sản xuất hàng hoá phải xâm chiếm và phân chia thị trường thế giới, thị trường của ai kẻ đó độc quyền bán hàng. Sự xâm chiếm thị trường này dẫn tới những xung đột giữa các nước thuộc địa nơi bán hàng và các nước chính quốc, kẻ xâm chiếm. Các nước đế quốc xuất hiện sau không có thị trường, đòi hỏi chia lại thị trường, chiến tranh bùng nổ. Trong tình trạng xung đột như vậy, thị trường thế giới đã bị xé nhỏ và chia cắt. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống thuộc địa đã tan rã, các nước đế quốc không thể xâm chiếm và chia nhau thị trường bằng chiến tranh nh trước nữa do sức mạnh của hệ thống XHCN và phong trào giải phóng dân téc. Nhưng thị trường thế giới lại bị chia cắt theo hướng khác: thị trường của các nước XHCN đối lập với thị trường của các nước TBCN. Các quốc gia mới được độc lập hầu nh thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch chặt chẽ, các nước phát triển vừa thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch, vừa mở cửa theo các hiệp địng song phương và khu vực (Châu Âu). Hiệu năng của nền công nghiệp cơ khí chưa cho phép các quan hệ kinh tế quốc tế có thể phát triển xa hơn xét về mặt hiệu quả kinh tế. Nhưng trong những thập kỷ gần đây công nghệ thông tin và vận tải đã có những tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần và giảm chi phí liên lạc viễn thông xuống cả trăm lần (năm 1930 một cuộc điện thoại từ Luân Đôn đến Niu Ước trong 3 phót mất 300USD, nay chỉ còn không đáng kể). Tiến bộ công nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính quốc gia thành công nghệ toàn cầu. Ta có thể nêu ra một ví dụ về công nghệ may mặc. Một cái máy may dù có hiện đại đến máy cũng chỉ có thể làm ra quần áo bán trong một địa phương hay một quốc gia, và có thể vương tới một vài nước gần gũi. Chúng 3 không thể được bán ở các thị trường xa xôi, vì chi phí vận tải và liên lạc cao đã làm mất hết lợi thế so sánh. Nhưng nhờ có tiến bộ công nghệ liên lạc và vận tải, nên Công ty NIKE chỉ nắm hai khâu: sáng tạo thiết kế mẫu mã và phân phối toàn cầu (còn sản xuất do các công ty của nhiều nước làm), những đã làm cho công nghệ may mặc có tính toàn cầu. Các công nghệ sản xuất xe máy, ô tô, máy tính điện tử, máy bay đã này càng có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này đã thể hiện ngay từ khâu sản xuất (được phân công chuyên môn hoá ở nhiều nước) đến khâu phân phối (tiêu thụ trên toàn cầu). Những công nghệ ngay khi ra đời đã có tính toàn cầu như công nghệ vệ tinh viễn thông đã bắt đầu xuất hiện. Chính công nghệ toàn cầu này là cơ sở quan trọng đầu tiên, đặt nền móng cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá. Nhờ có công nghệ toàn cầu phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ này tuỳ thuộc lẫn nhau, cùng có lợi phát triển. Đó là cơ sở đầu tiên của nền kinh tế toàn cầu thống nhất. II. Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển. Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện đã là cơ sở cho các quan hệ kinh tế toàn cầu phát triển. Đầu tiên là các quan hệ thương mại, chi phí vận tải liên lạc càng giảm đi, thì khả năng bán hàng đi các thị trường xa càng tăng lên, thương mại toàn cầu càng có khả năng phát triển. Đồng thời quá trình phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra sâu sắc giữa các quốc gia và châu lục. Các linh kiện mát bay Boing, của ô tô, của máy tính đã có thể sản xuất ở hàng chục nước khác nhau. Các quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn cầu, đã kéo theo các dòng tiền tệ, vốn, dịch vụ vận động trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã làm cho các dòng vận động này thêm náo nhiệt và nhanh nhậy hơn. Ngày nay lượng buôn bán tiền tệ toàn cầu đã vượt quá con sè 1.500 tỷ USD một ngày. Thương mại điện tử xuất hiện với kim ngạch ngày càng tăng và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầu đầy triển vọng. 4 Sự phát triển của công nghệ toàn cầu và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang ngày càng cung đột với các thể chế quốc gia, với các rào cản quốc gia. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang công phá các bức tường quốc thành quốc gia. Bước vào thập kỷ 90 các bức tường thành quốc gia này đã bị phá vỡ ở các quốc gia trong Liên minh Châu Âu, ở các quốc gia Bắc Mỹ với mức độ thấp hơn. Các quốc gia ASEAN đã cam kết giảm bớt rào cản quốc gia. Các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới cũng cam kết một lé trình giảm bớt hàng rào này Nhưng phải thừa nhận là những bức tường thành quốc gia này vẫn còn rất chắc ở nhiều nước và ở ngay cả Liên minh Châu Âu hay bắc Mỹ với những hình thực biến tướng đa dạng. Chính chúng đang cản trở quá trình toàn cầu hoá. III. Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, bức xúc đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý trên phạm vi toàn cầu của các quốc gia. Người ta có thể kể ra ngày càng nhìeu các vấn đề toàn cầu như: thương mại đầu tư, tiền tệ, dân số, lương thực, năng lượng, môi trường Môi trường toàn cầu ngày càng bị phá hoại; các tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng trở thành một thách thức toàn cầu; các dòng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã làm nảy sinh các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiấp ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á trong thập kỷ 90 Cần có sự phối hợp toàn cầu để đối phó với các thách thức đó. "Bàn tay hữu hình" của các chính phủ đã chỉ hữu hiệu ở các quốc gia, còn trên phạm vi toàn cầu hiện đang có quá nhiều "Bàn tay hữu hình" va đập vào nhau, chứ chưa có một "bàn tay hữu hình" chung làm chức năng điều tiết toàn cầu. Với những căn cứ trên đây, toàn cầu hoá đang phát triển như là một xu hướng tất yếu khách quan với những đặc trưng chủ yếu là: - Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm dần và sẽ bị xoá bỏ trong một tương lai gần theo các cam kết quốc tế đa phương và toàn cầu, nghĩa là 5 các biên giới quốc gia về tm dt đang tiêu vong. Đấy là một tiền đề quan trọng trước hết cho sự hình thành một nền kinh tế thế giới không còn biên giới quốc gia. - Các công ty của các quốc gia ngày càng có quyền kinh doanh tù do ở mọi quốc gia, trên các lĩnh vực được cam kết, không có phân biệt đối xử. Đặc trưng thứ hai này rất quan trọng, vì dù như không có các biên giới quốc gia về thuế quan, nhưng các công ty không được quyền kinh doanh tù do trên phạm vi toàn cầu, thì nền kinh tế thế giới khó có thể hình thành được. Đặc trưng thứ hai này thực chất là sự xoá bỏ các biên giới về dt, dịch vụ và các lĩnh vực kinh tế khác. Giai đoạn hiện nay của toàn cầu hoá mới chỉ đạt tới, đang đạt tới hai đặc trưng này. nhưng nếu nó dừng lại ở hai đặc trưng này, thì quá trình toàn cầu hoá sẽ bị đẩy tới những mâu thuẫn và bế tắc mới. Nếu các quan hệ thương mại và đầu tư phát triển vượt ra ngoài biên giới quốc gia, các dòng hàng hoá, tiền tệ, vốn lưu thông tự do trên toàn cầu, thì sẽ nảy sinh không Ýt những vấn đề phức tạp mới: liệu thị trường thế giới không biên giới phát triển có vấp phải sự trãi buộc của một hệ thống tiền tệ quốc gia với hàng trăm đồng tiền khác nhau, trao đổi với nhau theo tỷ giá thả nổi bếp bênh? Liệu một thị trường thế giới không thống nhất toàn cầu phát triển có dung hợp được với các luật pháp quộc gia thủ cựu không? Liệu một nền kinh tế toàn cầu phát triển có đòi hỏi một hệ thống chính trị, văn hoá, an ninh xã hội toàn cầu phát triển theo không Có nhiều vấn đề đang được đặt ra mà không lời giải đáp đến nay có thể xem như là chưa có. 6 Chương II CÔNG NGHIỆP VIỆT Nam TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ I. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nước ta. Phát triển công nghiệp nằm trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nó phải dùa trên một nền kinh tế mở và hội nhập vào phân công lao động khu vực và quốc tế. Để có hiệu quả, phát triển công nghiệp phải tập trung vào những lợi thế cạnh tranh, được bảo hộ nhưng ở mức độ thấp. Bằng cách tạo dựng một nền kinh tế mở, công nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng và có hiệu quả khi sù thay đổi nhu cầu dãn tới thay đổi trong cấu trúc công nghệp. Trong chõng mực sự tăng trưởng kinh tế tập trung ở những vùng đông dân do sự phát triển hạ tầng ở đó thích ứng, thì cũng có thể đưa ra những chiến lược đảm bảo là các khu vực nông thôn cũng được lợi Ých từ thị trường thế giới, và cũng có thể đưa ra những khuyến khích đối với ngành công nghiệp có thể tạo ra tính hấp dẫn hơn cho khu vực nông thôn và khi nông thôn trở nên hấp dẫn ngay cả đầu tư nước ngoài cũng có thể đổ vào. Rõ ràng những điều này phải được nhìn nhận trong khuôn khổ phát triển, bao gồm những mục tiêu phi kinh tế như các vấn đề quốc phòng, bảo tồn di sản văn hoá - lịch sử và những mục tiêu sinh thái. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Nêu trong phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2005 định hướng phát triển công nghiệp: Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đối với thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 7 Xây dựng có lùa chọn, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí, luyện kim (thép, alumin, nhôm, kim loại quý ), cơ khí, điện tử, hoá chất cơ bản Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin viễn thông, điện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết. Kết hợp hài hoà phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế từng vùng, từng địa phương; trước hết phải tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp. II. Các mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp. Mục tiêu chủ đạo của Việt Nam là trở thành một nước công nghiệp hoá. Thông qua những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực công nghiệp và thông qua sự hội nhập và nền kinh tế thế giới, có thể giúp tăng trưởng kinh tế cũng như tăng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực công nghiệp và GDP từ 34 - 35% năm 2000 lên đến 37 - 38% năm 2010, tức 40 - 41% năm 2020. Điều này đòi hỏi phải có được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 11 - 12% trong giai đoạn 1996 - 2000 và 7 - 9% trong giai đoạn 2001 - 2010. Đứng sau những chuyển đổi đó là sự thay đổi về giá trị tăng trong công nghiệp, khai khoáng và thủ công mỹ nghệ. Tương tự như vậy, tính cạnh tranh tăng lên của các ngành công nghiệp trong nước cho phép các nhà sản xuất trong nước khai thác. những sự phát triển này sẽ đem đến sự bùng nổ các ngành công nghiệp tương lai trong lĩnh vực điện, xuất khẩu và chế biến dầu khó, gạo, cơ khí, công nghệ thông tin, hoá chất và luyện kim. 8 III. Định hướng phát triển tới năm 2010. Phân đấu đến năm 2010 - 2020, Việt Nam đạt trình độ một nước công nghiệp hoá XHCN trên cơ sở một nền công nghiệp hiện đại, toàn diện và đồng bộ làm nền tảng cho các ngành kinh tế phát triển ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Giữ vững liên tục để trong vòng 15 - 20 năm tới tốc độ tăng trưởng cao, đảm bảo nhu cầu cơ bản về công nghiệp chế tạo phục vụ các ngành chế biến. Thoả mãn phần lớn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhu cầu sản xuất của các ngành kinh tế quan trọng, tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong công nghiệp và xuất khẩu. Đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp, phát triển nhanh một số ngành và một số lĩnh vực có lợi thế, hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực như: công nghiệp dệt - may xuất khẩu, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, công nghiệp thép, công nghiệp chế tạo máy vừa và nhỏ. Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm khu chế chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho công việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô. Ở các thành phố, thị xã nâng cấp các cơ sở công nghiệp hiện có, hạn chế việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư. Sản phẩm lùa chọn phù hợp với năng lực sản xuất, khả năng đầu tư và phương pháp tổ chức lại sản xuất của từng ngành, từng giai đoạn nhất định. Loại bỏ tư tưởng tự cấp tự túc trước đây, không sản xuất riêng lẻ đơn chiếc, chọn các sản phẩm thị trường có nhu cầu lớn, giá trị cao. Tập trung đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến bảo đảm sản lượng và chất lượng cho yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Mạnh dạn đầu tư một số công nghệ cao và rất cao đối với các ngành công nghiệp mòi nhọn như khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. 9 Liên kết sản xuất trong nước, phối hợp giữa nhập khẩu các chi tiết, bộ phận để đồng bộ sản xuất, đồng bộ dây chuyền thiết bị. Phấn đấu đến năm 2010 sản phẩm của công nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng được yêu cầu của kinh tế quốc gia và có đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp Đơn vị: % Ngành Đơn vị 2000 - 2005 2000 - 2010 Sản lượng năm 2005 (quy đổi) Điện % 70 170 Dầu khí (khí đốt) % 50 90 27-28 triệu tấn quy đổi Than sạch % 50 80 15-16 triệu tấn Xi măng % 83 170 Tổng công suất 24,5 triệu tấn Thép % 92 185 1-1,4 triệu tấn phôi và 2,7 triệu tấn thép cán Phân lân % 74 110 Lân các loại: 2,2 triệu tấn Phân đạm 12 lần 36 lần Urê: 80-90 vạn tấn Giấy % 66 200 500.000 tấn Vải % 87 140 750 triệu mét Cơ khí chế tạo đáp ứng nhu cầu trong nước % 25 40 Tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm cơ khí lắp ráp % 50 60 Nguồn: Chiến lược phát triển công nghiệp của Bộ Công nghiệp IV. Những chỉ tiêu phát triển chủ yếu. Phát triển sản xuất công nghiệp là nền tảng của sản xuất công nghiệp hoá, là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự tiến bộ của một quốc gia. Vì vậy chủ trương của Đảng ta là lấy mục tiêu phát triển công nghiệp trong giai đoạn chiến lược sắp tới để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nền công nghiệp nước ta từ sau khi giành được độc lạp đã từng bước trải qua các giai đoạn phát triển theo chiều hướng công nghiệp hoá, đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu làm nền 10 [...]... đề trong phát triển ngành công nghiệp cần đưa ra để nghiên cứu Trong giới hạn về nội dung của chuyên đề, chương III này sẽ đi sâu vào lĩnh vực phát triển ngành điện lực trong xu thế toàn cầu hoá II TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 Lợi thế, cơ hội và tiềm năng phát triển công nghiệp Việt Nam 1.1 Lợi thế phát triển An ninh và ổn định về chính trị là hai yếu tố quan trọng để định vị lợi thế. .. Chính phủ khác nhau Các đơn vị công nghiệp không có khả năng nâng cấp công nghệ và do vậy đã đánh mất thị phần Phản ứng ban đầu của họ là quay lại yêu cầu Chính phủ duy trì việc bảo hộ chống cạnh tranh nước ngoài Chương III ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ I TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA Năm 2001, trong tình hình có nhiều khó khăn hơn dự kiến, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển... quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển III Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xu t hiện nhiều, bức xúc đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý trên phạm vi toàn cầu của các quốc gia Chương II 7 CÔNG NGHIỆ VIỆ Nam TRONG XU THẾTOÀ CẦ HOÁ P T N U 7 I Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nước ta II Các mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp III... NAM TRONG XU THẾTOÀ CẦ HOÁ I N C T N U .17 I TỔ QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆ NƯ C TA NG P Ớ II TIỀ NĂ PHÁT TRIỂ CÔNG NGHIỆ VIỆ NAM M NG N P T 1 Lợi thế, cơ hội và tiềm năng phát triển công nghiệp Việt Nam 1.1 Lợi thế phát triển 19 1.2 Cơ hội phát triển 20 1.3 Tiềm năng phát triển 20 2 Đặc điểm của ngành điện lực Việt Nam 3 Quan điểm phát triển ngành Điện trong. .. cao trong phạm vi cả nước Tuy vậy, nền công nghiệp của nước ta vẫn còn nhiều điểm yếu, chưa thoả mãn nhu cầu về số lượng sản phẩm, chưa đạt trình độ công nghệ khá trong khu vực, còn thiếu cán bộ và tri thức, tất cả các điều kiện hạ tầng cho công nghiệp hoá còn kém xa các nước trong khu vực Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét lại một cách tổng quan về công nghiệp hoá Việt Nam trong giai đoạn mở cửa theo xu. .. doanh nghiệp và tư nhân trong và ngoài nước, chấp nhận các hình thức đầu tư, đáp ứng nhu cầu điện của các ngành trong từng giai đoạn và của hộ dân trong cả nước Hội nhập với tiểu vùng và khu vực, ngành điện đã phát triển mạnh và đúng hướng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá của Việt Nam C Kết luận 32 Chóng ta đang sống trong một thế giới ở vào thời kỳ của các cuộc cách mạng khoa học và công. .. Nguồn báo cáocông nghiệp (1998) bộ công nghiệp IV.2 Cơ cấu công nghiệp: • Cơ cấu ngành và cơ cấu vùng: Trong giai đoạn 1991 - 1998 Chính phủ Việt Nam đã liên tục quan tâm tới những chuyển đổi giữa các ngành và khu vực công nghiệp Chính phủ tập trung 12 đẩy mạnh các ngành chủ lực như dầu mỏ, khí đốt, dệt may, giầy dép, điện, thép bằng các chính sách ưu đãi, cho phép thành lập các tổng công ty theo... 21,77% 12,7% 31,82% 34,75% lược công nghiệp Việt Nam nhìn nhận trong tiến trình gia nhập WTO(1999) IV.3 Hàng xu t khẩu Thời kỳ 1990 - 1991, các mặt hàng xu t khẩu hàng đầu là dệt may, giầy dép và dầu thô đạt trị giá 750 triệu USD Cùng với sự gia tăng nền tảng công nghiệp từ năm 1995, hàng điện tử, máy móc, than đá và các mặt hàng thủ công cũng được xu t khẩu Năm 1998, tổng xu t khẩu lên tới 4,5 tỷ USD,... nhu cầu trong nước và xu t khẩu Việt Nam là quốc gia đông dân, nhân công tương đối rẻ Tất cả những yếu tố trên đã là một nền tảng cho tiềm năng phát triển lớn của Việt Nam 1.2 Cơ hội phát triển Với tư cách là thành viên chính thức của ASEAN, và đang trong quá trình đàm phán để trở thành thành viên của WTO, Việt Nam giữ một vị trí thuận lợi để khai thác tiềm năng phát triển Để thực hiện được điều đó, công. .. nhà nước; Công nghiệp hoá đất nước theo hướng điện đại, gắn liền với phát triển 21 nông nghiệp toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhân dân ta bắt đầu hực hiện kế hoạch 1991 - 1995 3 Quan điểm phát triển ngành Điện trong xu thế toàn cầu - Ngành Điện phải đáp ứng nhu cầu điện

Ngày đăng: 13/08/2015, 12:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a. Lời nói đầu

  • B. Nội dung

    • Chương I

    • TOÀN CẦU HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT

      • I. Quá trình vận động của toàn cầu hoá.

      • II. Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển.

      • III. Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, bức xúc đòi hỏi phải có sự phối hợp quản lý trên phạm vi toàn cầu của các quốc gia.

      • Chương II

      • CÔNG NGHIỆP VIỆT Nam TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

        • I. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nước ta.

        • II. Các mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp.

        • III. Định hướng phát triển tới năm 2010.

        • IV. Những chỉ tiêu phát triển chủ yếu.

          • IV.1. Sản xuất tăng trưởng và giá trị sản lượng.

          • Nguồn báo cáocông nghiệp (1998) bộ công nghiệp.

          • IV.2. Cơ cấu công nghiệp:

          • IV.3. Hàng xuất khẩu.

          • IV.4. Đầu tư giai đoạn 1991 - 1998.

          • V. Những nguyên nhân tồn tại.

            • V.1. Công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ và năng suất thấp.

            • V.2. Khó khăn về tài chính.

            • V.3. Thiếu đầu vào trung gian.

            • V.4. Thiếu chuyên môn quản lý và kinh doanh.

            • V.5. Các chính sách nhà nước thiếu tính phối hợp.

            • Chương III

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan