VẤN ĐỀ VỐN TỪ CHUNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TIẾNG TÀY THÁI

14 302 1
VẤN ĐỀ VỐN TỪ CHUNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TIẾNG TÀY THÁI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẤN ĐỀ VỐN TỪ CHUNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TIẾNG TÀY THÁI PGS.TS Hoàng Văn Ma Ủy viên Ban Chủ Nhiệm chương trình Thái Học Việt Nam 1. Xưa nay vấn đề nguồn gốc các ngôn ngữ Tày - Thái và tiếng Việt tồn tại hai luồng ý kiến khác nhau và gắn với hai cái mốc đáng ghi nhớ. Mốc đầu tiên là sự ra đời công trình của H. Maspero (3). Trong công trình này, quan điểm của tác giả rất rõ ràng là các ngôn ngữ Tày - Thái và tiếng Việt cùng nằm trong một họ. Ý kiến của H. Maspero đã được sự đồng tình của nhiều nhà ngôn ngữ học thời bấy giờ và tiếp đó vài thập kỷ nữa. Mốc tiếp sau là vào những năm 50 (thế kỷ XX), lập luận của H.Maspero đã bị lung lay bởi những lí lẽ, cứ liệu khá chuẩn xác. Trước tiên là phải kể đến các bài viết của P.Benedict được công bố vào những năm 1942, 1966 (1). Trong các công trình này, P. Benedict đã tách ngôn ngữ Tày - Thái khỏi Việt Mường, tách khỏi cả họ Hán Tạng và đ- ưa về họ Nam Đảo. Đứng trước hai mốc quan điểm trái ngược này, đã xuất hiện một loạt bài phê phán quan điểm của H. Maspero. Đáng kể nhất là các bài viết của Haudricourt A.G. Tác giả này khẳng định vị trí của tiếng Việt phải ở trong họ Nam Á (2). Luận điểm của .Haudricourt A.G được rất nhiều học giả tán thành như M.Ferlus. Yakhontov X.E (7). Có thể nói, đến đây lập luận của H.Maspero không còn đứng vững nữa. Hiện nay, ý kiến chung đã hầu như hoàn toàn nhất trí cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ Nam Á còn các tiếng Tày - Thái thuộc họ Nam Đảo (hoặc Nam - Thái). Các ngôn ngữ này nằm trong hai họ khác nhau. Với nhận thức như vậy, mục đích của bài viết này không đặt vấn đề xem xét quan hệ cội nguồn giữa các ngôn ngữ Tày - Thái và tiếng Việt mà là xem xét hậu quả của tiếp xúc ngôn ngữ, trong quá trình các dân tộc này chung sống với nhau lâu dài. 2. Theo giả thuyết của một số nhà khảo cổ và ngôn ngữ thì ngôn ngữ tiền Việt – Mường đã xuất hiện ở lưu vực sông Hồng cách đây khoảng 4000 năm. Tại đây ngôn ngữ này đã tiếp xúc lâu dài với các ngôn ngữ nhóm Tày - Thái cổ (5). Và một điều không thể không lưu ý tới là cả dân tộc Việt, cả các dân tộc thuộc nhóm Tày - Thái đều có quan hệ tiếp xúc với dân tộc Hán, chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán khá đậm nét. Do vậy trong vốn từ chung giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Tày - Thái chắc chắn có nhiều lớp phổ hệ và việc vay mượn nhau chắc xảy ra trong các giai đoạn khác nhau. Công việc nghiên cứu cần được xem xét trong những trường hợp nhất định. - Trường hợp cơ tầng Môn – Khơme có trong nhóm Tày - Thái. - Trường hợp Việt - Tày Thái cùng song song vay mượn các từ gốc Hán. - Trường hợp hai bên (Tày Thái - Việt) vay mượn lẫn nhau vào những giai đoạn khác nhau: giai đoạn cổ xưa, giai đoạn hậu kỳ, . . . 2.1. Những từ chung giữa Tày Thái - Việt thuộc gốc Hán 1. Kim/cim - Kim 2. Ngần - ngân 3. Thông - đồng 4. Khang - gang 5. Lò - lộ 6. Mo - mồ 7. Chèn/sèn - tiền 8. Chá/cà - giá 9. Ngoạ - ngói 10. Chỉa - giấy - 11. Tào - đào 12. Khân - khăn 13. Mùng - buồng 14. An - yên 15 . Pẻng - bánh 16.Slấn - thần 17. Chỉnh - giếng 18. Slư - thư, chữ 19. Pát - bát 20. Sliên - tiên 21. Chỏ - tổ 22. Chỏ chông - tổ tông 23. Thương - đường 24. Slì - thì, thời 25. Chiêng - giêng 26. Chiết - tết 27. Xính mình -' thanh minh 28. Canh tực - kinh trập 29. Chẩu - chủ 30. Pả - bá 31. Tông lường - đống lwơng 32. Chượng - dưỡng . 33. Khứng - khứng/chịu 34. Cháu - cứu 35. Sống - tống 36. Lập - cập, kịp 37. Mạt - miệt (tất) 38. Pác - bách (100) 39. ết - nhất 40. Nhỉ - nhì Có thể nói, trong quá trình tiếp xúc, các ngôn ngữ Tày - Thái và Việt đã cùng vay mượn (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) một số từ gốc Hán vào những thời kỳ khác nhau và bằng các con đường khác nhau. Nhận định này dựa trên cơ sở nhận định cả về âm lẫn nghĩa của từ gốc tồn tại trong các ngôn ngữ đi mượn. Về âm - Những từ gốc Hán trong các ngôn ngữ Tày - Thái phần lớn được đọc theo các âm địa phương, rất ít trường hợp đọc theo Hán - Việt như sèn/chèn/dèn (tiền), slống/thống (đưa), ngoạ (ngói), . . . - Những từ gốc Hán trong các tiếng Tày - Thái là một âm tắc mặt lưỡi /c/ thì trong tiếng Việt là một âm xát như chiêng - giêng, chĩa - giấy. - Những từ gốc Hán trong các ngôn ngữ Tày - Thái và âm tắc vô thanh, trong tiếng Việt là một âm hữu thanh: pẻng - bánh, tào - đao, thương - đường,… - Ngoài ra cũng còn một vài sự đối ứng âm đầu nữa nhưng cũng không cần thiết nêu ra tất cả. Những từ gốc Hán trong các ngôn ngữ Tày - Thái có hình thức ngữ âm gần với âm Hán hơn so với hình thức ngữ âm của từ đó trong tiếng Việt: Cà/chá - giá (âm Hán cổ là cả, âm Hán Việt là giá) Chỉa - giấy (âm Hán là chử) Chỉnh - giếng (âm Hán là chỉnh) Điều đó chứng tỏ rằng, những từ chung gốc Hán đa phần đã được tiếng Tày - Thái mượn trực tiếp từ tiếng Hán, không hề thông qua tiếng Việt. Về nghĩa Nhiều từ tuy cùng là gốc Hán nhưng hiện nay xét về nghĩa và về cách dùng giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Tày - Thái không hoàn toàn như nhau, thường gặp một số hiện tượng sau. - Những từ gốc Hán trong các tiếng Tày - Thái trong tiếng Việt đều cùng giữ được nghĩa gốc nhưng khả năng vận dụng độc lập trong giao tiếp lại hoàn toàn khác nhau. Những từ pác (trăm), ngần (bạc), kim/cim (vàng), trong tiếng Tày - Thái là những từ có nghĩa thực và có khả năng sử dụng độc lập trong giao tiếp, như pác đeu (một trăm), ngần khao (bạc trắng), pẻng ngần (nén bạc), Trong khi bách, ngân, kim, của tiếng Việt tuy vẫn có nghĩa thực nhưng chỉ được sử dụng hạn chế trong các cấu tạo từ ghép như ngân hàng, bách chiến, bách thắng, còn nếu được dùng trong kết cấu tự do, thì trong tiếng Việt đã có các từ bạc , trăm, vàng đảm nhiệm. - Một số từ tuy thuộc gốc Hán, nhưng trong tiếng Việt hiện nay, những từ này đã trở thành từ cổ và được thay thế bằng một từ khác, còn ở trong các ngôn ngữ Tày - Thái vẫn là những từ hiện đại. Khứng - khứng (trong tiếng Việt được thay bằng từ chịu) Mạt - miết (trong tiếng Việt được thay bằng từ tất găng) Tông lường - đống lương (trong tiếng Việt được thay bằng từ rường cột) - Một số từ chung gốc Hán, trong các tiếng Tày - Thái và Việt vẫn còn khả năng sử dụng độc lập như nhau nhưng các nét nghĩa rộng hẹp không như nhau, như: - Xinh mình - thanh minh, trong các tiếng Tày - Thái ngoài nghĩa biểu thị một tiết trong 24 tiết của năm, còn là từ định danh biểu thị một ngày lễ của dân tộc: lễ tảo mộ tổ tiên, đúng như trong câu "lễ là tảo mộ hội là đạp thanh". Slống/ xống - tống trong các tiếng Tày - Thái có nghĩa là "tiễn đưa” : Xống chụ xon xao" (tiễn dặn người yêu) Slống lùa (đưa dâu). Trong tiếng Việt, ngoài nghĩa được dùng như một từ Hán Việt như "tống cựu nghinh tân" còn có nghĩa dùng trong khẩu ngữ với sắc thái nghĩa không lịch sự như trong câu tống nó ra khỏi nhà. Đây cũng chỉ là vài hiện tượng khá rõ trong phạm vi nghĩa, nếu có điều kiện nghiên cứu sâu, chắc còn nhiều điều lý thú nữa. 2.2. Những từ chung giữa các tiếng Tày Thái và tiếng Việt do vav mượn lẫn nhau Đây là vốn từ chung chiếm số lượng lớn, được phân bố trong những trường nghĩa khác nhau như trường nghĩa về thiên nhiên, về công cụ sản xuất có liên quan đến nông nghiệp, về các từ chỉ bộ phận cơ thể và một số từ chỉ hoạt động tính chất, . . . Thời gian tiếp xúc giữa các ngôn ngữ Tày - Thái và các ngôn ngữ Việt Chứt có thời gian cách đây khoảng 4.000 năm và kéo dài cho tới ngày nay (4). Đương nhiên ở đây không xem xét đến lớp từ văn hoá xã hội (chính trị, khoa học kỹ thuật, giáo dục, ) xuất hiện trong các ngôn ngữ Tày - Thái sau cách mạng tháng Tám. Thiên nhiên 41. Bó - mỏ (nguồn nớc) 42. Khuổi/huổi - suối 43. Mương – mương 44. Phai - phai 45. Thôm - đầm 46. Bủng - vũng 47. Pùng - bùn 48. Phuốp/pọp - bọt 49. Rẩy/hay - rẫy 50. Tổng - đồng (ruộng) 51. Phon/fon - vôi 52. Tàng - đường 53. Đao - khao/sao Công cụ sản xuất 54. Thây/sảy - cày 55. Phưa/fưa - bừa 56. Sliểu/xiểu – thiếu 57. éc - ách 58. Táp ỏng/ỏng - ỏng 59. Chuợc/xuợc - chạc 60. Cọn* guôn - guồng 61. Cuốc/ kwak - cuốc 62. Ná - nỏ 63. Kí - củi 64. Pè - bè 65. Bôm - mâm 66. Đổng - nong 67. Xâng/khâng – sàng 68. Khúc - guốc 69. Thuổi - đọi 70. Pài (pè) - mái (chèo) 71. Pài/vài - mái (nhà) 72 Bẳng - báng 73. Khêm - kim 74. Xuôi - thoi 75. Xuổng - xống 76. (SLửa) bực - (áo) bực 77. (SLửa) nạp - (áo) nạp 78. Đáp/láp – náp (giáo mác) Thực vật 79. Bắp - lắp 80. Khẩu - gạo 81. Khẩu xẻ - gạo tẻ 82 . Chàm/dàm - chàm 83. Đâu/biâu - nâu 84. Phải - vải 85. Bủng - muống 86. Bon - môn 87. (Nhả) ngải - ngải (cứu) 88. Hón - (bồ) hòn 89. Nguộn - (lá) ngón 90. Han - (lá) han 91. Pàu - vầu" 92 Mặn - mận 93. Pái - vải 94. Lót - nhót 95. Buốp - mớp 96. Miầu/nhầu - trầu 97. Cuổi - chuối 98. Khưa - cà 99. Pheo/phiấy - pheo 100. Cốc – gốc Bộ phận cơ thể 101. Cò - cổ 102. Lăng - lưng 103. Kháu - gối 104. Càng - càng (hàm) 105. Cảng - chảng (mày = xương) l06. (Táp) pai, ba - vai 1 07 . Pum - bụng l08 . Tọong - lòng 109. ấc - ức 110. óc (áy) = óc Súc vật 111. Mò/nguô - bò . 112. Pha/fa - ba ba 113. Pết - vịt 114. Cáy - gà 115. Chít - chạch 116. Ca - quạ 117. Slảu - tháu (cái tơ) 118. Tậc - đực 119. Cạu - cú 120. Phấc - vực 120. Kuéng - kén 121. Kakhếp - rết Trạng thái tính chất 122. Tăm - đâm 123. To - đo 124. Tặc - đạc 125. Tỏn - đón 126. Túp - đập 127. Tọn - dọn 128. Pào - bào 129. Pâu - bâu 130. Pằm - băm 131. Pỏn - bón 132. Pjói/puống - buông 133. Phúc - buộc 134. Vạng - phang 135. Phó - vỡ 136. Khăn - gáy 137. Chỏi/xỏi - tội 138. Slứa/xứa - thừa 139. Béc - vác 140. Nỉ – nợ 141. Chan - gian 142. Tói - đôi 143. Phát/fát - chát 144. Khẻm – xém 145. Khấu/hảo - kháo 146. Đeo - neo 147. Mấu - mới 148. Cáp - giáp 149. Nhom - nhuộm 150. Lưa – lược (khâu) 151. Bắt - đắt 152. Kẻ - cởi 153. Khá - gả 154. Khang – giương (1) Về âm - Trong vốn từ chung giữa các ngôn ngữ Tày - Thái và tiếng Việt, có một số từ có hình thức ngữ âm giống nhau (không xét thanh điệu). Số lượng từ như vậy không nhiều, như mương, cuốc, bắp, - Những từ có hình thức ngữ âm không thống nhất chiếm phần lớn trong vốn từ chung. Hình thức ngữ âm ở các tiếng Tày - Thái và tiếng Việt khác nhau ở một bộ phận nào đó, mà đa phần là âm đầu, một số từ không đáng kể là ở phần vần. Những phần khác nhau này mang tính quy luật chặt chẽ.  Hiện tượng đối ứng thường gặp nhất, được các nhà nghiên cứu trước đây nhắc đến là: "Trong hệ Tày Thái, một số ngôn ngữ còn giữ nhiều yếu tố chung tương ứng với dấu vết cổ của ngôn ngữ Việt Mường chung’’.  Trong khi tiếng Việt có xu hướng hữu thanh hoá và xát hoá thì ở Tày Thái có hiện tượng ngược lại giống như trong tiếng Mường hiện nay(5). Hiện tượng vô thanh hữu thanh: Tổng - đồng và các thí dụ: 45, 51, 69, 118, 122, 124, 126, 142, 123 Pùng - bùn và các thí dụ: 48, 55; 64, 112, 113, 128, 129, 130 Khúc - guốc và các thí dụ: 81, 103, 100, 114, 136 Hiện tượng xát hoá: Phon - vôi và các thí dụ: 84, 91, 93, 106, 113, 120 Khang – giương và các thí đụ : 141 Khẻm – xẻm  Một số hiện tượng đối ứng khác ở hệ âm đầu như: Hiện tượng tắc ồn - vang hoá Đổng - nong và các thí dụ: 41, 65, 71, 83, 85, 86 Hiện tượng xát ồn – tắc ồn hoá Xỏi/chỏi – tội Xược chược - chạc Sự đối ứng âm đầu còn nhiều điều đáng nói nữa. Nhưng có thể chưa đến mức quá chi tiết như vậy. - Về phần vần, chủ yếu là âm chính, trong vốn từ chung giữa các ngôn ngữ Tày - Thái và tiếng Việt, cơ bản là thống nhất, như từ suối - khui, khuổi - xém, pâu - bâu,… Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những biến đổi đối ứng nhất định: /uo-u/: guốc - khúc /ươ - a/: đường - tàng /ô - o/: đổng - nong /ư -â/ : đực – tậc /â - u/: đập – tụp /â - ô/: mâm - bôm, /ơ - i/: nợ- nỉ - Về âm cuối, hiện tượng đáng nói nhất là sự chuyển đổi từ n (Tày - Thái) sang i (Việt). Ở sự biến đổi này, các tiếng Tày - Thái lại gần với tiếng Mường: Phon/fon (Tày) - pol/ lun (Mường) – vôi (Việt) Khăn (Tày) – kal/kăn. (Mường) – gáy (Việt) (2) Về nghĩa Đa phần những từ chung trong các ngôn ngữ Tày - Thái và Việt đều vẫn giữ được nghĩa gốc. Các từ này chủ yếu chỉ một hiện tượng, một công cụ, một loại cây trồng, . . . Nói chung là những từ đơn nghĩa. Đương nhiên đối với một số từ chung, trong quá trình đã có sự biến đổi nhất định về nghĩa và về khả năng sử dụng trong mối quan hệ với vốn từ chung của ngôn ngữ đó. - Cũng là từ cùng gốc, nhưng nghĩa của từ đó trong các ngôn ngữ khác nhau là không hoàn toàn trùng hợp, thí dụ: - Kí/cơi trong các ngôn ngữ Tày - Thái hiện nay đều có nghĩa là "khung cửi" (khung cửi chưa có sợi vải căng lên) và ki húc là khung cửi đã có sợi giăng lên. Còn cửi trong tiếng Việt hiện nay đã trở nên từ cũ, ít dùng, với nghĩa là"dệt ": cửi vải = dệt vải. - Hiện tượng thu hẹp hay mở rộng nghĩa của từ chung gốc. Xét các từ sau : xuổng, khảu, phải Trong các tiếng Tày Thái xuổng có nghĩa là quần, xống trong một số tiếng địa phương Việt có nghĩa là váy. Có nhà nghiên cứu cho rằng xổng/ xuống đã có thời cùng có nghĩa chung là vật che phần dưới cơ thể. Khảu trong các tiếng Tày - Thái vừa có nghĩa là cây lúa vừa có nghĩa là hạt gạo. Trong tiếng Việt có hai từ để biểu hiện hai sự vật khác nhau đó là từ lúa và từ gạo. Phải trong các tiếng Tày - Thái so với tiếng Việt cũng trong tình trạng như vậy. Một số từ có cùng cội nguồn, nhưng trong tiếng Việt, các từ đó đã trở thành từ cổ và hiện nay được thay thế bằng từ khác. Trong các ngôn ngữ Tày - Thái, những từ này vẫn thuộc vốn từ hiện đại Bức trong slửa bưc (áo tang cho những ngời không trực tiếp hưởng gia tài của người quá cố) trong các tiếng Tày - Thái là từ hiện đại. Áo bực (áo tang) trong tiếng Việt chỉ gặp trong thơ cổ "chịu tang áo bực mới là thương nhau ". Nạp trong Slửa nap (áo tứ thân của đàn bà là từ hiện đại) còn áo nạp (áo cho thày tu thời xa xưa). Khảo/hảo (khô) là từ hiện đại trong các ngôn ngữ Tày - Thái, còn trong tiếng Việt là một từ đã lãng quên. Cảng trong các tiếng Tày - Thái có nghĩa là xương cá, chảng trong tiếng Việt có thời vẫn có ngĩa là xương. (3) Về nguồn gốc Xác định cội nguồn đối với vốn từ chung giữa các tiếng Tày - Thái và tiếng Việt là việc làm vô cùng phức tạp và khó có thể khẳng định vấn đề này đã được giải quyết Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử như H.Maspero, Nguyễn Tài Cẩn, Phạm Đức Dương, đã có những công trình đề cập đến cội nguồn của vốn từ chung này và đã khẳng định được khá chính xác nguồn gốc của nhiều từ chung bằng những cứ liệu rất đáng tin cậy. Đương nhiên cũng còn một số từ chung vẫn còn trong phạm vi giả thuyết. Cho nên trong bài viết này, một mặt có thể thừa hưởng những kết quả nghiên cứu đã đạt được trong thời gian trước đây, mặt khác có thể xem xét thêm về các giả thuyết trên cơ sở so sánh đối chiếu với các tư liệu thuộc các nhánh, các ngôn ngữ khác nhau mới thu thập được, các tư liệu mà trước kia chưa có điều kiện tiếp xúc. Với cách làm việc như vậy, có thể lần ra được thêm cội nguồn của vài từ trong vốn từ chung đó chăng? Cần phân ra được các trường hợp đáng được lưu ý. - Trường hợp, trong vốn từ chung giữa các liếng Tày Thái và Việt, có một số từ thuộc cơ tầng Nam Á, như: Ná - nỏ có gốc là *sna . Mjầu/nhầu - trầu có gốc là *blu Trường hợp vốn từ chung do hai bên cùng song song vay mợn của nhau vào thời kỳ xa xưa hoặc ở giai đoạn hậu kỳ, gồm: - Lớp từ chung có thể thuộc gốc Tày - Thái. Đây là lớp từ chung đa phần biểu thị sinh hoạt, văn hoá của nền văn minh lúa nước như hệ thống cây trồng, phương thức thuỷ lợi, các công cụ sản xuất và loại hình nương rẫy, Cư dân nói tiếng Tày - Thái đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong cộng đồng Việt Nam. Lớp từ Tày - Thái biểu thị các hoạt động nông nghiệp là một dấu ấn đáng lưu ý. Đó là các từ: mương, phai, suối, guồng, đồng (ruộng), rẫy, chạc, ỏng, nong, xàng, báng, cửi, bắp, chàm, nâu (củ), pầu, pheo, han, cà, ngón (lá), bò, vịt, thảu, đực, cổ, lưng, - Một nhà ngôn ngữ học lịch sử đã khẳng định “trong tiếng Việt hiện nay, những từ liên quan đến chăn nuôi gia súc, những từ liên quan đến cày cấy, những từ liên quan đến cây trồng, và cả những từ liên quan đến cảnh sống ở vùng đồng ruộng, đều vay m- ượn qua các ngôn ngữ Thái - Kađai” (4, 322). Đây là lời kết luận có cơ sở như mương là một từ phổ biến trong các ngôn ngữ Tày - Thái. Còn trong các ngôn ngữ Việt Chứt, khái niệm mương có các hình thức ngữ âm rơvong (Kơho) na (Rục), Karna (Kơtu, Bru Vân Kiều). Từ cà - khưa có trong ngôn ngữ [...]... bên cạnh các từ chiếm, đu (nhìn, xem) có thêm từ dòm (dòm ngó), bên cạnh từ nèm (theo) còn có thêm từ rèo (theo) Đối với vốn từ chung giữa các tiếng Tày - Thái và tiếng Việt, có lẽ không ai có thể liệt kê được hết Càng khó khăn hơn nữa, không ai có thể phân tích chính xác cội nguồn của từng từ trong vốn từ chung đó Nhưng một điều có thể nói được là: trong quá trình tiếp xúc (đặc biệt là vào thời kỳ... Trung tâm và Bắc là thấu/tâu Trong một số tiếng Mônkhme để chỉ khái niệm này lại có hình thức ngữ âm vrai (Kơho) Như vậy từ xuôi có thể cho là gốc Việt Chứt mà nhánh Tai Tây Nam đã đi mượn và cũng có thể cho gốc Tày - Thái, nếu chứng minh được thấu - thoi cũng là từ cùng gốc Trường hợp một số từ chung gốc giữa các ngôn ngữ Tày - Thái và Việt có thể có gốc Việt Chứt Đó là các từ: Phon/fon - vôi, từ này... là gốc Tày - Thái (3) Khái niệm này trong các ngôn ngữ MonKhme, Việt Chứt có các hình thức ngữ âm phe (Kơho), neh (Katu), rơkô (Rục), hơkô (Xinh Mun) Trong các tiếng Kađai là Kô (La Chí), pô (Cơ Lao), Với những cứ liệu như vậy có thể nghĩ gốc của từ này là Thái - Kađai Xuôi - thoi là từ chung gốc giữa tiếng Việt và nhóm Tai Tây Nam với các hình biến đổi: Kaxuôi (Lào), Kraxuôi (Thái Lan) Trong tiếng. .. y Thái có nghĩ a là Giá cả vố n dĩ chỉ mộ t từ Cả : âm Hán cổ , Giá: âm Hán Việ t Người tà y Thái vẫ n dùng âm cổ Như vậ y từ nà y chỉ có mộ t gố c với hai cách phát âm khác nhau: mộ t cách củ a Tà y Thái, mộ t cách củ a Việ t 2 Trên đây là những từ ghép hỗn hợp trong tiếng Việt Trong quá trình tiếp xúc, các ngôn ngữ Tày - Thái cũng xuất hiện kết hợp như vậy Trong đó yếu tố thứ nhất là Tày - Thái và. .. vậy, văn hoá Việt ồ ạt xâm nhập vào vùng đồng bào dân tộc Lịch sử ghi lại việc quan quân nhà Mạc lên Cao Bằng, Hoàng Công Chất hoạt động ở Tây Bắc hàng thế kỷ Trong các ngôn ngữ Tày - Thái tồn lại những vết tích bằng tiếng Kinh, những từ tiếng Việt bên cạnh những từ thuần tiếng dân tộc Như bên cạnh các từ pjúc, chay (trồng) lại có thêm từ lồng (trồng); bên cạnh từ pu (cua) lại có thêm từ cẩy (cua,.. .Việt - Mường thì trong các ngôn ngữ Việt - Chứt lại dùng một từ hoàn toàn khác: Vlơn (Kơho), Taraw (Rục), Kơmpụ (Xinh mun), Từ xâng - xàng cũng là gốc Tày - Thái và được các nhà Thái học phục nguyên bằng hình thức cổ: *Khrâng, từ guồng được phục nguyên bằng hình thức *guon, Trường hợp đối với một số từ chung còn băn khoăn về cội nguồn: gốc Tày - Thái hay gốc Việt - Chứt, hay thuộc... Việt - Chứt, hay thuộc một gốc nào khác mà cả Tày - Thái, Việt - Mường cùng đi mượn? Như các từ sau: thay/say - cày, có tác giả cho rằng từ này du nhập vào Đông Nam Á từ Ấn Độ Nhưng đây là một từ có mặt trong tất cả các nhánh Tày - Thái (Tai Bắc, Tai Tây Nam, Tai Trung tâm) với hai hình thức ngữ âm thay/say Còn trong các ngôn ngữ trong nhóm Việt Chứt có các hình thức ngữ âm sau: cay (cày), canav (cái... thứ hai là tiếng Việt hoặc ngược lại Xăm pha (trộn lẫn) (xăm = trộn lẫn, pha = trộn) Bắt pèng (đắt đỏ) (bắt = đắt, pèng = đắt) Ràu hí (lo buồn) (ràu = buồn phiền, hí = lo lắng) 2.4 Những từ trong Tày - Thái có thể đi vào tiếng Việt trong thời hiện đai Đây là lớp từ biểu hiện những khái niệm văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cộng đồng người Tày - Thái Những khái niệm được du nhập vào văn hoá... chất và văn hoá tinh thần của cộng đồng người Tày - Thái Những khái niệm được du nhập vào văn hoá cộng đồng người Việt đồng thời cũng là nền văn hoá chung của cả đất nước Việt Nam Các từ thuộc lớp văn hoá này đã nhập vào vốn từ tiếng Việt cùng với những khái niệm mà chúng biểu hiện Đó là các từ sau: Si lượn, hà lều, nhì hào song hào, khắp, xe (xoè), lượn cọi, nàng ơi, lượn Slương, dả hai Then, mo, piết... này còn có các hình thức ngữ âm pol, poư (Mường), Kapul (Rục), hoi, swai (Tai nhánh Bắc) Nếu phon và hoi không phải là từ cùng gốc, thì gốc Việt Chứt của từ này có cơ sở dễ khẳng định hơn Khau - gối có thể là từ cùng gốc Từ này còn có các hình thức ngữ âm: Kơltang (Kơho), takul (Rục), takal (Kơtu), rakôl (Bru - Vân Kiều), ho (Tai nhánh Bắc), Cứ vào các hình thức ngữ âm trong các ngôn ngữ Việt Chứt, . VẤN ĐỀ VỐN TỪ CHUNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TIẾNG TÀY THÁI PGS.TS Hoàng Văn Ma Ủy viên Ban Chủ Nhiệm chương trình Thái Học Việt Nam 1. Xưa nay vấn đề nguồn gốc các ngôn ngữ Tày - Thái. cội nguồn của vài từ trong vốn từ chung đó chăng? Cần phân ra được các trường hợp đáng được lưu ý. - Trường hợp, trong vốn từ chung giữa các liếng Tày Thái và Việt, có một số từ thuộc cơ tầng. cáy), bên cạnh các từ chiếm, đu (nhìn, xem) có thêm từ dòm (dòm ngó), bên cạnh từ nèm (theo) còn có thêm từ rèo (theo) Đối với vốn từ chung giữa các tiếng Tày - Thái và tiếng Việt, có lẽ không

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan