CUỘC KHỞI NGHĨA VÂN TRUNG - BẢO LẠC CHỐNG NHÀ NGUYỄN 1833-1835

8 222 0
CUỘC KHỞI NGHĨA VÂN TRUNG - BẢO LẠC CHỐNG NHÀ NGUYỄN 1833-1835

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CUỘC KHỞI NGHĨA VÂN TRUNG - BẢO LẠC CHỐNG NHÀ NGUYỄN 1833-1835 Hoàng Đức Thông, Nguyễn Thị Thực Sử ta viết… ”Do chính sách phản động của Triều Nguyễn, nền kinh tế nước ta trong nửa đầu thế kỷ 19 đã suy đốn trầm trọng về mọi mặt: nông công thương nghiệp. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn giữa bọn phong kiến thống trị với nhân dân - chủ yếu là nông dân - đã trở nên vô cùng gay gắt và đã bộc lộ ra ngoài một cách sâu sắc với hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân bùng nổ: Phan Bá Vành ở Nam Định (1821); Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833); Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833); Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833); Cao Bá Quát ở Bắc Ninh (1854)”. 1 Ông Nông Văn Vân, dân tộc Tày, Tri Châu Thổ ti thế tập (cha truyền con nối) châu Bảo Lạc (bấy giờ thuộc tỉnh Tuyên Quang), có học thức, có bản lĩnh, dũng lược, quảng giao, nhiều bạn bè chí thiết. Năm Nhâm Tuất 1802, Gia Long lên ngôi vua, lập Triều Nguyễn, đến vua Minh Mạng (1820-1840), cải cách bộ máy cai trị, tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Ở vùng các dân tộc ít người miền núi, bỏ chế độ thổ ti thế tập của người đứng đầu các tỉnh, các châu đã có từ lâu qua các Triều đại; thay bằng chế độ lưu quan do Triều đình nhà vua bổ đến cai trị. Quan tỉnh thường quở trách, doạ cách chức các Tri châu miền núi, vì thiếu thuế, thiếu cống vật, thiếu lính, thiếu phu phen. Quan hệ giữa quan Tỉnh với các châu ngày càng căng thẳng. Năm Quý Tị 1833, Bố chính tỉnh Tuyên Quang Trần Ngọc Lâm ra lệnh cách chức Tri Châu thế tập châu Bảo Lạc Nông Văn Vân vì bắt lính không đủ; bổ Tri châu châu Đại Man (Chiêm Hoá) Nguyễn Quang Khải đến thay thế. Dinh Bố Chính cử viên chánh Đội Lê Huy Quy, cùng viên phó Đội Mai Hữu Thù mang lệnh đến Bảo Lạc và Đại Man. 1 Đinh Xuân Lâm (chủ biên): Đại cương Lịch sử Việt Nam, T.2, Nhà xuất bản Giáo dục, H 2004, tr.15 Cùng lúc, ông Lê Văn Khôi (người Cao Bằng) khởi nghĩa chống Triều đình Vua Minh Mạng ở Gia Định, Nam Kỳ; cho em là Phúc Lực, con là Lê Văn Hổ, vượt biển, mang thư và gươm ra Bắc đến Bảo Lạc cho các ông Nông Văn Vân, Bế Hựu Cận (1 phiên thần tỉnh Cao Bằng), Nguyễn Hựu Sĩ, hẹn cùng nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Minh Mạng và Triều đình nhà Nguyễn, gây dựng một Triều đại mới, quang minh chính đại, thịnh trị thái bình, muôn dân cùng hưởng ấm no, làm ăn lâu dài. Các ông Vân, Khải, Cận, Sĩ cho rằng thời cơ khởi nghĩa đã đến, liền cùng các châu bạn, bàn ngay đối sách, quyết tâm khởi nghĩa chống Triều đình Minh Mạng. Việc ra lệnh cách chức của Bố chính Trần Ngọc Lâm thực chất là đặt điều vu cáo, trắng trợn đòi hối lộ. Tội Lâm cần trừng trị. Đó là do sự thối nát, quan liêu, áp bức của Triều đình nhà Nguyễn, cần phải đánh đổ. Các ông viết hịch kêu gọi nhân dân các dân tộc khởi nghĩa, chống Triều đình Minh Mạng. Hịch kêu gọi có câu: Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán Tiếng căm hờn vang dậy khắp non sông Cùng nhau chung sức đồng lòng Phá tan xiềng xích diệt quân tham tàn 2 . Hịch kêu gọi khởi nghĩa gửi đi khắp nơi. Các Thổ ti, Thổ mục Tày như Ma Sĩ Vinh, Ma Doãn Cao ở Bảo Lạc; Ma Trọng Đại, Nguyễn Thế Nga, Ma Tương Yên ở Vị Xuyên; Lưu Trọng Chương, Hoàng Trình Tuyên ở châu Lục Yên; Hà Đức Thái, Ma Doãn Phượng ở châu Đại Man, Nông Văn Hoằng, Nông Văn Sĩ ở Thái Nguyên; Bế Văn Huyền, Bế Hau Cận ở Cao Bằng; đồng bào Dao, Mèo, đồng bào Hán làm thợ mỏ; người Thiền Châu Trung Quốc sống ở vùng biên nước ta đều nổi dậy hưởng ứng, nhiệt liệt tham gia cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân. Ngày mùng 2 tháng bảy năm Quý Tị 1833, với nhiều Tri Châu trong và ngoài tỉnh, các tổng, xã của Bảo Lạc làm hội lớn tại căn cứ Vân Trung (Khu vực thị trấn Bảo Lạc ngày nay, làm hội ăn thề, làm lễ tế cờ, suy tôn ông Nông Văn Vân làm Tiết chế Thượng tướng quân (Tổng chỉ huy), ông Nguyễn Quang Khải làm Phó Tướng quân, ông Bể Hựu 2 (Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, trang 462 Cận làm quân sư. Sắp đặt đội ngũ các thủ lĩnh chỉ huy, lập thành một guồng máy hoàn chỉnh. Lấy căn cứ Vân Trung - Bảo Lạc làm Đại bản doanh. Cờ nghĩa quân là cờ đỏ, chính giữa có 5 chữ lớn: "Vân Trung Nông Tiết chế". Toàn thể lực lượng khởi nghĩa gọi là Nghĩa quân Vân Trung. Hai viên đội (Quy và Thù) của dinh Bố chính Tuyên Quang được nghĩa quân giao mật kế làm nội ứng, cho trở về thành Tuyên Quang với dòng chữ thích vào mặt "Tỉnh quan đa hối" (quan Tỉnh ăn hối lộ nhiều). Nhân lúc Triều đình đang lo đối phó với những cuộc khởi nghĩa khác, nghĩa quân Vân Trung quyết định đánh chiếm tỉnh thành Tuyên Quang. Khởi đầu giữa tháng bảy, nghĩa quân đánh chiếm đồn Ninh Biên, rồi vây hãm tỉnh thành Tuyên Quang. Nhờ có nội ứng, nghĩa quân Vân Trung chiếm thành Tuyên Quang nhanh gọn, binh lính theo về với nghĩa quân. Bắt sống Bố chính Trần Ngọc Lâm, án sát Kiều Năng Thân và một viên lãnh binh. Nghĩa quân treo bảng yêu dân. Tịch thu các kho tàng. Phát chẩn thóc cứu đói dân nghèo. Xoá bỏ mọi chính sách hà khắc của nhà Nguyễn. Thi hành các chính sách như Triều Nhà Lê. Chia lại ruộng công, để ai cũng có ruộng cày. Trừng trị những tên cường hào, ác bá đã hà hiếp, tàn hại nhân dân. Nghĩa quân giữ nghiêm kỷ luật, lễ độ với mọi người, bảo vệ tài sản nhân dân, thực hiện mua bán công bằng, giúp nhân dân thu hoạch mùa màng nhanh gọn. Được nhân dân tin yêu, nhiệt liệt ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt, trai tráng nô nức đi theo nghĩa quân. Nghĩa quân Vân Trung quyết định mở rộng địa bàn sang Thái Nguyên, Cao Bằng, vì ở đấy nhân dân đang mong chờ. Đạo quân tiên phong của nghĩa quân đến các làng bản, thôn xóm đều nói rõ mục đích cao cả của nghĩa quân và thực sự đã thi hành chính sách, mục đích ấy ở Tuyên Quang đúng như lời hịch kêu gọi khởi nghĩa. Ngày 25 tháng 8 năm Quý Tị 1833, nghĩa quân Vân Trung vào tỉnh Cao Bằng đến vùng Gia Bằng, Cổ Lân (Tổng Lằn) thuộc Nguyên Bình ngày nay; nghĩa quân đã đánh chiếm đồn Háng Quang, châu Thạch Lâm (Hoà An bây giờ). Tri châu Hoàng Ích Khoan tử trận. Chánh đội Bế Giám và binh lính đầu hàng. Tháng 9 vây tỉnh thành Cao Bằng, kêu gọi quan lại, binh lính theo về với nghĩa quân. Trong thành không trả lời mà chuẩn bị đánh trả. Nghĩa quân Vân Trung đánh chiếm thành Cao Bằng ngày mùng 6 tháng 10. Ba viên quan đầu tỉnh tự tử là Bố Chính Bùi Tăng Huy, án sát Phạm Đình Trạc, Lãnh Binh Phạm Văn Hưu; quân lính theo về nghĩa quân, ông Nông Văn Vân treo bảng yên dân, cho thi hành các chính sách mới. Triều đình Minh Mạng cho Tuần Phủ Lạng Sơn - Cao Bằng là Hoàng Văn Quyền đem quân từ Lạng Sơn lên ứng cứu Cao Bằng liền bị nghĩa quân đánh thua to ở Tiêm Lĩnh - nơi giáp ranh giữa Cao Bằng - Lạng Sơn; Hoàng Văn Quyền chạy về đến Thất Khê thì bị nghĩa quân bắt sống. Thừa thắng, nghĩa quân Vân Trung tiến xuống vây hãm tỉnh thành Lạng Sơn, dùng Trần Phủ Hoàng Văn Quyền gọi hàng; chiếm được thành Lạng Sơn tháng giêng năm Giáp Ngọ 1984. Hơn 3 ngàn thợ mỏ Hoa Kiều ở vùng Lạng Sơn tự theo về với nghĩa quân, được sung vào cánh quân đánh chặn quân Triều Đình từ Bắc Ninh - Bắc Giang định tiến lên Lạng Sơn. Uy danh nghĩa quân Vân Trung lừng lẫy Bắc Kỳ. Một cánh quân khác của nghĩa quân Vân Trung do các thủ lĩnh Nông Hồng Sỹ, Nông Hồng Thạc, Nông Hồng Nhân chỉ huy, tháng 10 năm Quý Tỵ 1833, tiến vào tỉnh Thái Nguyên. Trước tiên lấy chợ Đồn, chợ Rã, Bạch Thông, rồi xuống vây hãm tỉnh thành Thái Nguyên. Quân Triều đình tử trận 2 lãnh binh: Xuân và Tú; 4 vệ uý là Truyền, Nhận, Xu, Tự. Một số quân triều đình thua tháo chạy, bị nghĩa quân truy kích đến địa phận Bắc Ninh, Quảng Yên mới quay trở về qua đường Phúc Yên. Số quân lính còn lại đầu hàng. Nhân dân hưởng ứng theo về nghĩa quân, cùng thi hành chính sách mới. Sử nhà Nguyễn viết: “Thổ phỉ Tuyên, Cao, Thái, Lạng lan tràn chỗ nào cũng có hùng trưởng mà đều lấy giặc Vân làm chủ”. Trận đánh đồn nà Cù Bắc Cạn có tới 3000 nghĩa quân tham gia. Trận đánh vào tỉnh thành Cao Bằng và Châu Thạch Lâm, trận Núi Tiêm Lạng Sơn đã huy động tới 6000 quân. Nhà Nguyễn trong đợt đầu đã huy động tới 6000 quân và 5 thớt voi với các tướng giỏi đến đàn áp mà không có kết quả. Triều đình đã liên tục tăng quân, vũ khí và lương thực lên tiếp viện, tất cả đã lọt vào tay nghĩa quân, khiến cho Triều đình nhà Nguyễn lo sợ, chỉ trong mấy tháng nghĩa quân đã hạ xong 4 tỉnh Tuyên, Thái, Cao, Lạng, bắt sống các quan tỉnh khắc ấn vào mặt dòng chữ “Tham quan ô lại tàn bạo”, mở lòng hiếu sinh không thèm giết, đuổi cổ về xuôi” 3 . Hành động của nghĩa quân quang minh, khí thế của nghĩa quân hùng mạnh. Vua Minh Mạng lo sợ, năm 1834 sai Binh Bộ tham tri Nguyễn Công Trứ thống lĩnh 3 đạo quân do 3 tổng đốc Lê Văn Đức, Nguyễn Đình Phổ và Tạ Quang Cự chỉ huy theo 3 đường kéo vào tận Vân Trung căn cứ địa của ông Nông Văn Vân. Để bảo toàn lực lượng Nông Văn Vân đưa ban chỉ huy và quân chủ lực sang bên kia biên giới, để lại trong nước ba cánh quân tinh nhuệ luồn rừng giỏi, bắn tỉa tài. Quân triều đình chết nhiều vì đạn và cũng chết nhiều vì bệnh do không quen thuỷ thổ . Nguyễn Công Trứ lui quân, tâu với Minh Mạng đưa lễ vật đề nghị với triều đình nhà Thanh gây khó khăn cho Nông Văn Vân và hạn chế những hoạt động liên minh khối người Nùng của ông ở Trung Quốc. Sau một thời gian ông Nông Văn Vân trở về nước, Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Đức lại lên, tới xã Yên Lạc thì bắt được bà Nông Thị Độ mẹ của Nông Văn Vân đang vận động dân làng gặt lúa và cất giấu lương thực. Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Đức khuyên bà viết thư cho Nông Văn Vân gọi ông về xuất thú đầu hàng sẽ được tha tội cho cả hai mẹ con. Bà Nông Thị Độ đã mắng thẳng vào mặt: "Con ta đã biết thích chàm vào mặt tỉnh quan các ngươi để cảnh cáo triều đình, không lẽ ta không xứng đáng với con ta, tiếc rằng trong tay ta lúc này không có cái nghiên đá như bà mẹ Từ Thứ thời hậu Hán để quẳng vào mặt các ngươi " Nguyễn Công Trứ và Lê Văn Đức đã hạ sát bà rồi sai ném xác vào rừng làm thức ăn cho ác thú. Quân Triều đình đi đến đâu phá sạch, đốt sạch đến đấy. Án sát Đoàn Uẩn viết sớ tâu vua Minh Mạng: "Suốt dọc đường tiến quân, mọi phố xã, bản làng, nhà cửa đều đã bị quân triều đình đốt phá hết sạch". Lạng Sơn quá xa Vân Trung, đường vận chuyển không thuận, tháng 2 năm Ất Mùi 1835, nghĩa quân Vân Trung rút khỏi thành Lạng Sơn, đưa quân về lập phòng tuyến đánh chặn ở Thoát Lãng, Tràng Khánh. Tạ Quang Cự bị đánh thiệt hại nặng. Lãnh binh Hồ Văn Vân cùng hàng trăm quân tử trận. Cự tiến quân rất chậm, tháng 8 mới lên đến bao vây, tấn công thành Cao Bằng, bị các cánh quân của Thủ lĩnh Hựu Bảo, Hựu Cán đánh 3 Đại nam thực lục- chính biên, tập 12 trả quyết liệt. Tạ Quang Cự chia quân ra đánh căn cứ hậu phương của nghĩa quân ở Bắc Khê, Quý Mò, bị cánh quân của Thủ lĩnh Hựu Đương, Hựu Đàn đánh lui ở Tiêm Lĩnh, Khau Sung. Cự lại quay về đánh thành Cao Bằng. Thủ lĩnh Bế Cận đem quân đến giải vây, tử trận. Quang Cự chiếm thành Cao Bằng tháng 9 năm Ất Mùi 1835. Rồi đưa hơn 300 tiền quân lên chốt giữ ở đồn Háng Quang (quãng trên phố Nước Hai), chưa kịp củng cố công sự, liền bị nghĩa quân của Hựu Đương tập kích tiêu diệt hoàn toàn, rồi rút lên Thông Nông. Cự đuổi theo. Trận tập kích Háng Quang, cho Cự thấy năng lực thiện chiến của nghĩa quân Vân Trung, nên tiến quân rất thận trọng, quá chậm chạp, đi từ Thông Nông vào Ngọc Mão, Đồng Mu, rồi vào Vân Trung, lại bị nghĩa quân đánh thiệt hại nặng ở Bản Diễm, Khău Mẻ Pia, Cặm Bẻ. Cự được lệnh lui về Cao Bằng làm hậu quân tiếp ứng. Tại Thái Nguyên, xét tương quan lực lượng, đánh trên địa bàn rừng núi mới là sở trường của nghĩa quân, ông Vân, ông Sỹ rút khỏi thành Thái Nguyên tháng 8 năm Ất Mùi 1835. Năm ngày sau, Nguyễn Đình Phổ mới dám vào thành, rồi tiến lên Bạch Thông. Đến Bảo Mai, quân Phổ bị phục binh của Nông Hồng Thạc đánh thiệt hại nặng: mất hàng trăm quân, mất lương thảo, mất cả súng thần công. Phổ lại tiến qua Bảo Mai lên chợ Rã, đến Bằng Thành lại bị phục binh 2 lớp của Nông Hồng Nhân, Phổ thua thảm hại: Án sát Nguyễn Văn Mưu bị nghĩa quân bắt sống; Lãnh binh Nguyễn Văn Ứng bị thương nặng; Nguyễn Đình Phổ phải mở đường máu tháo chạy qua Pắc Nặm về chợ Rã co cụm chờ viện quân. Tại Tuyên Quang, đạo quân đông đảo của Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Đức, có cả 9 đầu voi chiến. Nghĩa quân Vân Trung cũng tập trung lực lượng lớn gồm các cánh quân của Thủ lĩnh Nguyễn Quang Khải, Lưu Trọng Chương (Tri châu Lục Yên), Ma Thế Hiệu (Thổ ti Chiêm Hoá). Lệnh Chưởng (Thổ ti Tiểu Miện, Đồng Văn). Chiến trận quyết liệt, hai bên cùng tổn thất nặng. Trứ, Đức mất hàng ngàn quân; tử trận Bố chính Phạm Phổ, 3 Lãnh Binh, 7 Vệ Uý. Nghĩa quân Vân Trung: ông Nguyễn Quang Khải, ốm mất, táng tại Trung Mường, xã Côn Lôn, Chiêm Hoá. Ông Nông Hồng Sỹ tử thương, đem về táng ở Bảo Lạc. Các ông Phúc Lực, Hựu Hoành, Hựu Đức đưa quân viện đến tiếp chiến. Ông Hựu Đức bị tử trận. Ông Hoành sa vào tay địch. Ông Phúc Lực phải hành quân vòng qua Hàm Yên đánh chặn quân của Lê Văn Đức đang tiến vào Vân Trung. Nguyễn Công Trứ chiếm thành Tuyên Quang tháng 9 năm Ất Mùi 1835, tiến lên Chợ Rã, hội quân với Nguyễn Đình Phổ để vào Vân Trung - Bảo Lạc từ phía Tây, Tạ Quang Cự tiến vào từ phía đông; hình thành hai gọng kìm, cơ hồ nghiền nát Vân Trung - Bảo Lạc. Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Phổ từ chợ Rã mở trận càn vào cụm cứ điểm của nghĩa quân ở phía Bắc, mỗi tướng càn theo một hướng, hẹn hợp quân ở Bằng Thành, rồi tiến vào Vân Trung. Nguyễn Công Trứ hành quân qua Nà Lình, Nà Chè vào Nghiên Loan, Hồng La, bị nghĩa quân của Nông Hồng Thạc chặn đánh dữ dội ở Ái Điệp, Ái Khủng, thua nặng, không đến được Bằng Thành như dự định, phải trở lại Hồng La, co cụm ở đấy một tháng (từ 19/10 đến 18/11) chờ ứng viện. Nguyễn Đình Phổ hành quân qua Pắc Vạn, vào Bành Trạch, Nà Dụ, Nà Còi, lên Bắc Phấn, bị nghĩa quân của Nông Hồng Nhân đánh tả tơi ở Xa Càng, Xa Cò Xát: Lãnh binh Lê Phúc Sơn và cánh quân của y bị diệt hoàn toàn; 5 Vệ uý tử trận, mất nhiều quân lương, vũ khí, trong đó mất hai súng thần công (nghĩa quân đưa ngay về tăng cường cho Vân Trung). Lần nữa Nguyễn Đình Phổ phải mở đường máu chạy thoát thân; rồi Phổ được lệnh quay về Thái Nguyên làm hậu quân tiếp ứng. Nguyễn Công Trứ được Minh Mạng trao quyền Tổng Nhung Tiễu Phạt, cầm quân chủ lực tiến đánh Vân Trung - Bảo Lạc theo hai đường Đại Miện và Bắc Mê. Trứ đến Thẩm Ma bị chặn đánh mất hàng trăm quân sĩ, rồi mới hội được với cánh quân của Lê Văn Đức từ Đồng Văn - Quân Bạ sang, cùng tiến vào Vân Trung. Những trận chiến ác liệt ở Vân Trung, Nà Tềnh, Lũng Dầu, Ngọc Mão, diệt hàng trăm quân Triều đình, thể hiện khí phách dũng cảm, anh hùng tuyệt vời của nghĩa quân Vân Trung. Cuối cùng, nghĩa quân không đủ sức ngăn cản, đã rút sâu vào vùng rừng núi An Quang mênh mông đại ngàn. Cuộc khởi nghĩa Vân Trung Bảo Lạc chấm dứt cuối năm Ất Mùi 1835. Triều đình Minh Mạng ra tuyên cáo: "Quân Triều đình đã dập tắt cuộc nổi loạn của Nông Văn Vân, đã đem lại cảnh tượng thái bình ở Tuyên Cao Thái Lạng như xưa. Nông Văn Vân đã bị thiêu cháy chết trong trận hoả công ở khu rừng rậm xã An Quang bên bờ sông Gâm, mùa đông năm Ất Mùi 1835". Nghe nói, sau thế cuộc ấy, ông Nông Văn Vân về sống ẩn dật ở Niêm Sơn, viết 100 quyển sách nói về dòng họ Nông và cuộc khởi nghĩa Vân Trung oanh liệt, đến nay con cháu hậu duệ ông Vân còn lưu giữ như gia bảo của dòng họ. Ở Bảo Lạc, đến thời vua Tự Đức (1848-1883), Triều Nguyễn tấn phong ông Nông Hồng Thạc làm Tri châu Thổ Ti thế tập châu Bảo Lạc, truyền đời đến các thế hệ hậu duệ là các ông Nông Hồng Phúc, Nông Hồng Ân, Nông Hồng Tân, bà Nông Thị Kính, ông Nông Quang Tuyên (tức Nguyễn Đình Giai), Nông Gia Lâm, Nông Gia Ninh, Nông Gia Long và các chị em gái. Về sau, đã hoà nhập, trưởng thành vẻ vang, đông đảo trong chế độ mới dân chủ cộng hoà, nay là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày nay, sử sách Việt Nam, sử sách tỉnh Cao Bằng đều dành phần trân trọng viết về cuộc khởi nghĩa anh hùng, bất khuất của Nông Văn Vân ở Vân Trung - Bảo Lạc nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn 1833-1835 . CUỘC KHỞI NGHĨA VÂN TRUNG - BẢO LẠC CHỐNG NHÀ NGUYỄN 183 3-1 835 Hoàng Đức Thông, Nguyễn Thị Thực Sử ta viết… ”Do chính sách phản động của Triều Nguyễn, nền kinh tế. căn cứ Vân Trung - Bảo Lạc làm Đại bản doanh. Cờ nghĩa quân là cờ đỏ, chính giữa có 5 chữ lớn: " ;Vân Trung Nông Tiết chế". Toàn thể lực lượng khởi nghĩa gọi là Nghĩa quân Vân Trung. . chủ nghĩa Việt Nam. Ngày nay, sử sách Việt Nam, sử sách tỉnh Cao Bằng đều dành phần trân trọng viết về cuộc khởi nghĩa anh hùng, bất khuất của Nông Văn Vân ở Vân Trung - Bảo Lạc nổi dậy chống

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan