Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây tam thất gừng ở miền núi nghệ an

44 1.7K 6
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây tam thất gừng ở miền núi nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- — m Bộ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI 80Ỷ C« NGÔ THỊ XUÂN QUỲNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM thự c v ậ t , th à n h phầ n ■ m m y HÓA HỌC CỦA CÂY "TAM THẤT GỪNG" ■ ỏ MIỀN NÚI NGHỆ AN ■ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2003 - 20©?^ Người hướng dẫn ; DS. Hồ Trung Chiến TS. Bành Như Cương Nơi thực hiện : Bộ môn dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội Thời gian thực hiện : Từ 02/2007 - 05/2007 H à N ộ i - 05/2007 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Những giúp đỡ quý báu ấy đã giúp tôi hoàn thành khoá luận. Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: DS. HỒ TRUNG CHIẾN TS. BÀNH NHƯ CƯƠNG Đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Viết Thân cùng các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội và các phòng ban đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Cuối cùng, tôi xỉn cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi rất nhiều để tôi cố thêm sự miệt mài trong nghiên cứu khoa học. Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2007 Sinh viên: Ngô Thị Xuân Quỳnh MỤC LỤC Đặt vấn đề 1 Phần 1: Tổng quan . 2 1.Một số cây thuốc và vị thuốc mang tên Tam thất 2 2.VỊ trí phân loại, đặc điểm thực vật, và phân bố của cây Tam thất gừng 5 2.1 Đặc điểm thực vật và vị trí phân loại họ Gừng 5 2.1.1 Đặc điểm thực vật họ Gừng 5 2.1.2 Vị trí phân loại họ Gừng 5 2.2 Chi Kaempíeria 6 2.3 Chi Stahlianthus 8 3. Công dụng - cách dùng của Tam thất Gừng 9 Phần 2: Thực nghiệm và kết quả 10 1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 10 1.1 Nguyên liệu 10 1.2 Phương pháp nghiên cứu 10 2.Kết quả thực nghiệm và nhận xét 12 2.1 Đặc điểm hình thái thực vật 13 2.2 Đặc điểm vi học 13 2.3 Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu 16 2.4 Phân tích thành phần tinh dầu 17 2.5 Định tính sơ bộ các nhóm chất trong dược liệu 22 2.6 Nghiên cứu các phân đoạn dịch chiết “Tam thất gừng”bằng SKLM 29 Kết luận và đề xuất 37 Tài liệu tham khảo CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT đđ Đậm đặc GC - MS Sắc ký khí kết hợp khối phổ SKLM Sắc ký lớp mỏng TTG Tam thất gừng ĐẶT VẤN ĐỂ Từ ngàn xưa, loài người đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại nhu cầu sử dụng cây thuốc trên thế giới ngày càng cao. ở Việt Nam với tổng diện tích 35 triệu ha rừng lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng (khoảng 12.000 loài) trong đó có tài nguyên cây thuốc với khoảng 3800 loài dùng làm thuốc. ở Nghệ an với 1,1 triệu ha rừng và đất rừng trong đó có nhiều khu rừng là noi có nhiều cây thuốc mới chưa được điều tra nghiên cứu. Kỳ scm là huyện rẻo cao cực tây nam Nghệ an với 90% đồng bào là người dân tộc thiểu số trong đó chủ yếu là người H mông. Đã từ lâu người H mông ở Kỳ sơn - Nghệ an với kinh nghiệm của mình đã sử dụng cây thuốc có tên gọi là “ Tam thất ” để chữa các bệnh kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh, phụ nữ sau khi sinh, hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa. Tuy nhiên hiện nay chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu về cây “Tam thất ” này ở miền núi Nghệ an. Để góp phần phát hiện, nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu và giữ gìn bảo tồn kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu vê đặc điểm thực vật, thành phần hoá học của cây “Tam thất gừng ” ở miền núi Nghệ an với những nội dung chính như sau: - Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây thuốc gọi là “Tam thất gừng” - Nghiên cứu sơ bộ về thành phần hoá học của cây thuốc “Tam thất gừng” PHẦN 1: TỔNG QUAN 1. MỘT SỐ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC MANG TÊN TAM THÂT Tên “Tam thất” dùng để chỉ vị thuốc tam thất (Radix notoginseng ) của cây Tam thất {Panax notoginseng .Burk F.H.Chen ). Đây là một vị thuốc quý được dùng từ lâu đời và coi như một vị thuốc bổ không kém nhân sâm dùng thay nhân sâm để chữa một số bệnh về “huyết” như ho ra máu, nồn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chấn thương hay dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Ngoài vị tam thất chính kể trên tên “Tam thất” còn được dùng để chỉ một số dược liệu thuộc các họ khác nhau có công dụng giống vị thuốc tam thất hoặc có hình dạng giống vị thuốc này. Sau đây là tổng quan của một số cây thuốc và vị thuốc mang tên Tam thất: 1.1 Tam thất: Panax noto - ginseng (Burk) F.H.Chen - Họ: Araliaceae (Ngũ gia bì) Còn gọi là Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán. Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3- 4 lá một, cuống lá dài 3 - 6 cm, mỗi cuống lá mang từ 3 -7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét 0,6 - 1,2 cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa. Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5 màu xanh nhạt. Nhị 5, bầu hạ 2 ngăn, quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có 2 hạt hình cầu. Dược liệu là rễ củ có hình dạng thay đổi, hình trụ hay hình chuỳ ngược, dài 1,5- 4,0 cm, đường kính 1,2- 2,0 cm. Mặt ngoài màu xám nhạt, trên mặt có nhũng vết nhăn dọc rất nhỏ. Mặt cắt ngang có màu xám nhạt. Mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng hơi ngọt. Cây Tam thất được trồng từ lâu đời ở Trung Quốc, ở Việt Nam được trồng ở một số tỉnh như Lào cai, Cao bằng, Hà giang. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hoá học, trong đó chủ yếu là Saponin với hai chất: Arasaponin A và Arasaponin B [6], [16] Tam thất là vị thuốc quý có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng làm mất sự ứ huyết, tác dụng cầm máu, giảm viêm, chống đau. Dùng chữa trị các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chấn thưong hay dùng cho phụ nữ sau khi sinh [4], [5], [6], [16], 1.2. Tam thất nam: Stahlianthus thorelli Gagnep -Họ gừng: Zingiberaceae Còn gọi là Tam thất gừng Cây thảo không có thân, cao 1 0 -2 0 cm.Thân rễ phân nhánh mang nhiều củ nhỏ hình dạng giống quả trứng chim xếp thành chuỗi có nhiều ngấn ngang. Rễ con dạng chỉ. Lá mọc thẳng từ thân rễ sau khi cây ra hoa, gồm 3-5 cái có cuống dài và bẹ phát triển, phiến lá nguyên, hình mác thuôn dài, đầu nhọn, màu lục hoặc pha nâu tím. Cụm hoa mọc ở gốc gồm một lá bắc hình ống dài 3 -3 ,5 cm, thắt lại ở đầu rồi phân thành 2 thuỳ rộng. Quả chưa gặp. Tam thất nam phân bố nhiều ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. ở Việt nam cây mọc hoang ở vùng rừng núi những nơi ẩm ướt và được trồng rải rác trong nhân dân ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ như Hưng yên, Hải dương vói diện tích không đáng kể [7] Tam thất nam dùng theo kinh nghiệm dân gian, thân rễ có vị đắng, cay, tính ấm, chữa đau nhức xương, kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa, trùng độc và rắn độc cắn. Tuy nhiên hiện chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hoá học của cây này [2], [5], [7], [8], [17] 1.3. Khương tam thất: Kaempferia rotunda L. - Họ gừng: Zingiberaceae Còn gọi là: Tam thất gừng, Ngải máu, cẩm địa la. Cây thảo có thân rễ phát triển thành củ. Củ có mùi thơm, cay. Lá có phiến thon hẹp, to 30-40 X 5-6 cm, nhọn 2 đầu, cuống dài bằng phiến. Lá xuất hiện sau khi cây ra hoa. Hoa màu tím, thơm, đài dài 3,5-4 cm, 3 răng, vành có cánh hoa hẹp dài 2,5- 4 cm, tiểu nhuỵ lép rộng hơn, tiểu nhuỵ thụ có chỉ rất ngắn, môi gần như tròn, lõm sâu. Mọc hoang ở những nơi đất ẩm. Ngải máu có tác dụng chữa đau xương, nôn ra máu, rong kinh [5], [15], [16], [17]. 1.4. Thổ tam thất: Gynura pseudochina DC = Cacalia bulbusa Lour - Họ Cúc: Asteraceae. Còn goi là: Tam thất giả, Bạch tmật nam. Cấy cỏ sống lâu năm, cao chừng 60 - 90 cm. Rễ và lá đều mềm và có nhiều đốm tím. Lá to có những thuỳ to, cắt sâu, thuỳ hình mác, mép có răng cưa. Mùa thu ra hoa tự hình đầu. Hoa hình ống vàng. Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ được dùng làm thuốc cầm máu, điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam. Hiện chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học của Thổ tam thất [16JJ17]. 1.5. Tam thất gừng: Cộng đồng người dân tộc H mông ở miền núi huyện Kỳ Sơn - Nghệ An theo kinh nghiệm chữa bệnh của mình đã dùng rễ củ của một loài cây thảo cao 15-30 cm. Thân rễ có hình dạng gần giống như củ gừng nhưng có kích thước bé hơn. Mặt ngoài củ có màu nâu nhạt, mặt cắt ngang thân rễ có màu tím, vị cay nhẹ, có mùi thơm đặc biệt. Người ta dùng rễ củ của cây này để chữa các bệnh kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, đau bụng khi hành kinh, phụ nữ sau khi sinh, hoặc ăn uống kém tiêu, nôn mửa. Do có tác dụng chữa bệnh gần giống như Tam thất nên người dân tộc H mông ở miền núi huyện Kỳ Sơn - Nghệ An gọi cây này là “Tam thất Hiện nay chưa thấy các tài liệu nào nghiên cứu về loài cây này. Qua quan sát và phân tích đặc điểm thực vật chúng tôi thấy cây “ Tam thất” này mang đầy đủ đặc điểm của Họ Gừng (Zingiberaceae) và có thể nằm một trong 2 chi là: Kaempferia và Stahlianthus. Vì vậy mà chúng tôi tạm gọi tên là “ Tam thất gừng”. Sau đây là vài nét tổng quan về đặc điểm thực vật và phân bố của họ Gừng: 2. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC v ậ t v à p h â n Bố CỦA HỌ GÙNG. 2.1. Đặc điểm thực vật và vị trí phân loại họ Gừng: 2.1.1. Đặc điểm thực vật họ Gừng ( Zingiberaceae) Cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ khoẻ, có khi phồng lên như củ. Thân khí sinh không có hay mọc rất cao, do các bẹ lá ôm nhau tạo thành. Lá đcfn, nguyên, xếp thành 2 dãy song song. Bẹ lá kéo dài tạo thành lưỡi nhỏ. Phiến lá có gân song song. Cụm hoa dạng bông, chùm, mọc ở gốc (từ thân rễ ) hay trên ngọn (trên thân khí sinh). Hoa có màu, lớn, dễ nhàu nát, đối xứng hai bên, lưõng tính. Đài 3, dính nhau tạo thành ống, trên chia 3 thuỳ, thuỳ giữa thường lớn hơn 2 thuỳ bên. Nhị 1, bao phấn 2 ô, chỉ nhị nạc, hình lòng máng. 3 nhị thoái hoá dính nhau tạo thành môi lớn, màu sặc sỡ, 2 nhị còn lại tiêu giảm ở các mức độ khác nhau, có khi lớn như cánh hoa, hay thành dạng dùi ở 2 bên gốc chỉ nhị hữu thụ, có khi tiêu giảm hoàn toàn. Bộ nhuỵ 3 lá noãn, dính nhau tạo thành bầu dưới, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô nhiều noãn, có khi chỉ còn 1 ô. Vòi nhuỵ hữu thụ 1, mang núm nhuỵ hình phễu xuyên qua khe giữa của 2 ô phấn và thò ra ngoài, 2 vòi còn lại không sinh sản, tiêu giảm ở gốc vòi hữu thụ. Quả nang, ít khi là quả mọng. Hạt có cả nội nhũ và ngoại nhũ. Giải phẫu: có tế bào tiết tinh dầu nằm rải rác ở mô mềm. Do đó các bộ phận của cây đều có mùi đặc biệt [5] [9] [13]. 2.1.2 Vị trí phân loại họ Gừng - Họ Gừng (Zingiberaceae) thuộc bộ Gừng {Zingiberales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp Hành (Liliopsida), ngành Ngọc Lan {Magnoliophyta), thực vật bậc cao (Cormobionta) - Họ Gừng là cây thảo sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ. Phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Đông nam Châu á, ít khi ở châu Mỹ và châu Phi. - Theo Thực vật học họ Gừng ở Việt nam có 21 chi, phần lớn mọc hoang, một số loài được trồng làm thuốc, hương liệu, gia vị, và được trồng trọt với diện tích lớn như gừng, giềng, địa liền, thảo quả, Có trên 20 loài được dùng làm thuốc với các tên Đậu khấu, Địa liền, Giềng, ích trí, Sa nhân, Thảo quả, Nghệ, Gừng phần lớn được dùng trong công nghiệp dược. Các loài khác dùng trong dân gian. Các chi đại biểu: [5] + Chi Alpinia - Riềng + Qii Amomum -Sa nhân + Qii Curcuma - Nghệ + Chi Kaempferia - Địa liền + Chi Stahlianthus - Tam thất gừng + Chi Zingiber - Gừng - ở thực vật chí Đông Dương - ( H. Lecomte ) quyển 6 có ghi họ Gừng có 13 chi với khoảng 118 loài. Các chi đó là; Globba, Gagnepainia, Stahlianthus, Kaempferia, Gastrochỉlus, Curcuma, Hedychium. Siliquamomum, Zingiber, Alpinia, Geostachys, Amomum, Costus. [19] - Giáo sư Vũ Văn Chuyên trong Bài giảng thực vật học có ghi họ Gừng ở Việt Nam có 13 chi vói 164 loài [12]. - Trong Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ thì họ Gừng ở Việt nam có khoảng 114 loài. [15] - Theo Võ Vãn Chi họ Gừng gồm 46 chi, ở Việt Nam có 21 chi: Achasma, Alpinia, Amomum, Boesenbergia, Caulokaempferia, Cautleya, Cenolophon, Curcuma, Distichochlamys, Elettaria, Elettariopsis, Etlingera, Gagnepainia, Geostachys, Globba, Hedychium, Hornstedtia, Kaempferia, Siliquamomum, Stahlianthus, Zingiber. [10] 2.2. Chi Kaempferia - K. galanga L - Thiền liền, Địa liền. [...]... trong hng,i hỡnh ng di 2,5 cm, tiu nhu lộp xoan di, trng, ỏy vng, mụi trng cú bt vng, noón so khụng lụng [14] 2.3 Chi Stahlianthus Vit nam chi Stahlianthus Kuntze l mt chi nh, cú 2 loi: - s thorelli Gagnep - Tam tht gng, Tam tht nam, Khng tam tht Cõy tho khụng cú thõn, cao 10 - 20 cm Thõn r phõn nhỏnh mang nhiu c nh bng qu trng chim xp thnh chui cú nhiu ngn ngang R con dng ch Lỏ mc thng t thõn r sau khi... i chiu vi cỏc khoỏ phõn loi thc vt hin cú, c thc hin vi s giỳp ca Thy Lờ ỡnh Bớch chỳng tụi ó tm thi xỏc nh loi Tam tht gng trờn thuc chi Stahlianthus, vi tờn khoa hc: Stahlianthus sp 2.2 c im vi hc: 2.2.1 c im vi phu thõn r: Tin hnh: - Chn mt ct ngang thõn r mang y cỏc c im ca thõn r Tam tht gng - S dng dng c ct vi phu cm tay, chn cỏc lỏt ct mng - Dựng dung dch Cloramin hay nc Giaven ty - Ra sch... / ẽ nh 1: Cõy Tam tht gng nh 2: Hoa Tam tht gng nh 3: V thuc Tam Tht gng nh 4: Vi phu thõn r TTG nh 5: Bú libe-g trong vi phu thõn r TTG 2.2.2 c im bt dc liu: Tin hnh v kt qu: - Dc liu thỏi mng, sy khụ, tỏn mn, rõy ly bt - Th bng cm quan thy bt cú mu nõu tỳn, mựi thm, v ng nh, hi cay - Quan sỏt di kớnh hin vi thy cỏc c im : Mnh bn ( 1) Mnh mụ mm thng cha nhng khi ht tinh bt (2) Mnh mụ mang tỳi tit tiii... git TT Lugol Quan sỏt mu 2 ng nghim: ng 1 cú mu xanh en m so ng 2 cú mu * S b kt lun: Dc liu cú Polysaccharid Kt qu nh tớnh cỏc nhúm cht chớnh trong thõn r Tam tht gng c túm tt bng 3 Bng 3: Kt qu nh tớnh cỏc nhúm cht chớnh trong thõn r Tam tht gng STT Nhúm cht Phn ng nh tớnh Kt S b qu kt lun Phn ng Liebermann - Bouchardat Glycosid tim Phn ng Legal - Phn ng Baijet 1 - - Phn ng Cyanidin Saponin +++... Phin lỏ gn nh trũn, to 6-7 X 8-10 cm, mt trờn xanh lc v nhn, mt di cú lụng mn, cung di 1-2 cm, Cm hoa mc gia khụng cung, gm 8 - 1 0 hoa mu trng vi nhng im tớm gia Cõy quanh nm xanh tt Mựa hoa thỏng 8 - 9.Mc hoang v c trng nhiu khp ni [5] [6] [15] [16] Trong a lin cú tinh dõự, trong tinh du thnh phn ch yu l Bocneola methyl, Methyl p.cumaric, xinamic andehyd, xineola a lin cha ngc bng lnh au, au... Huyn K Sn - Ngh An Mu cõy v hoa c c ly mu ti H Ni l cõy c ly ging t cõy Tam tht gng Ngh An v trng nm 2005 1.2 Phng phỏp nghiờn cu: 1.2.1 Nghiờn cu c im thc vt: Hỡnh thỏi cõy c mụ t v o ti thc a bng mt thng v kớnh lỳp ni, kt hp vi chp nh Hỡnh thỏi hc ca hoa c phõn tớch theo cỏc khoỏ phõn loi thc vt.[5] Ct vi phu bng mỏy ct cm tay v ty nhum theo ti liu Thc tp Dc liu phn vi hc [3] Quan sỏt cu to gii... Bỡnh Dng [14] - K elegans Wall - Ngi chỳa a thc vt cú c.Lỏ thng 2, phin bu dc, to 10-20 X 4-15 cm,ỏy trũn hay hỡnh tim, cung di n 10 cm Phỏt hoa cú 2 lỏ hoa bao li, trờn cng di 3-4 cm, hoa trng c, ng di 15 mm, mụi cú bt tớm, to n 15 X 12 mm Mc nhiu Sụng bộ, Chõu c [14] - K candida Wall - Thin lin trng a thc vt cn hnh dy, mp, r phự thnh c xoan Lỏ xut hin sau hoa, cú phin xoan, khụng lụng, cung rừ... bu nhn, 3 ụ Qu cha gp Tam tht nam ch thy phõn b Trung Quc, Lo v Vit Nam Vit nam cõy mc hoang v c trng ri rỏc trong nhõn dõn cỏc tnh ng bng v trung du Bc b nh Hng yờn, Hi dng vi din tớch khụng ỏng k Cụng dng: Dựng theo kinh nghim dõn gian, cha au nhc xng, kinh nguyt quỏ nhiu, chy mỏu cam, au bng khi hnh kinh hoc n ung kộm tiờu, nụn ma, trựng c v rn c cn [5] [7] [17] - s campanulatus o Kuntze - T... Germacrene D (6,59%) * cú th kim nghim tinh du Tam tht gng khi khụng s dng sc ký khớ kt hp khi ph Chỳng tụi tin hnh sc ký lp mng tinh du: - Tinh du ho tan trong n- hexan vi t l 1 : 10 dựng chm sc ký - Sc ký lp mng dựng bn mng trỏng sn Silicagen GF254 (MERCK) v tin hnh thm dũ kh nng tỏch ca cỏc h dung mụi: H I: Toluen : Aceton (19 : 1) H II: Cloroform : Methanol (15 : 1) H III: Benzen : Aceton ( 9 : 1... 11185.9 8214.7 29981.1 6.69 4.91 17.92 2115,4 1981,7 15.01 14.06 0,638 0,676 2093.3 1478.9 26853.7 22954.4 16.05 13.72 Total Area: 167261 Subst Name Hmh 4: Sac ky (J6, d6 thi va bang phan tich k it qua cua tinh d iu O anh sang thuOng khi phun thu6c thLP hien mau Start Peak Rf H # 1 0.1 ie 2.9 2 0.207 1072.6 3 0.343 266.4 4 0.422 460.2 5 0.475 456.3 6 0.604 613.9 7 0.889 371.1 Total Height 11767,5 Max . thực hiện đề tài: Nghiên cứu vê đặc điểm thực vật, thành phần hoá học của cây Tam thất gừng ” ở miền núi Nghệ an với những nội dung chính như sau: - Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây. Tam thất gừng” - Nghiên cứu sơ bộ về thành phần hoá học của cây thuốc Tam thất gừng” PHẦN 1: TỔNG QUAN 1. MỘT SỐ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC MANG TÊN TAM THÂT Tên Tam thất dùng để chỉ vị thuốc tam. LỤC Đặt vấn đề 1 Phần 1: Tổng quan . 2 1.Một số cây thuốc và vị thuốc mang tên Tam thất 2 2.VỊ trí phân loại, đặc điểm thực vật, và phân bố của cây Tam thất gừng 5 2.1 Đặc điểm thực vật và vị

Ngày đăng: 12/08/2015, 17:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan