Tiểu luận marketing quốc tế chiến lược marketing quốc tế đưa sản phẩm quýt hồng lai vung® đồng tháp việt nam thâm nhập vào thị trường mỹ

34 2K 4
Tiểu luận marketing quốc tế chiến lược marketing quốc tế   đưa sản phẩm quýt hồng lai vung®   đồng tháp   việt nam thâm nhập vào thị trường mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ : ĐƯA SẢN PHẨM QUÝT HỒNG LAI VUNG® - ĐỒNG THÁP - VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Trường Học viên thực hiện: Lê Văn Trung Trực MSHV : TNBK1-01031 Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013 Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 2 GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VÀ BẢNG CÁC CHŨ VIẾT TẮT Quýt Hồng : Quýt Hồng Lai Vung® Đồng Tháp – Việt Nam CEN/CENELEC : WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới EU : Thị trường chung Châu Âu. USD : Đơn vị tiền tệ của Mỹ VN: Việt Nam VIET GAP: Tiêu chuẩn GAP là nhãn hiệu được cấp cho sản phẩm không sử dụng chất hóa học tổng hợp, hạn chế tối đa sử dụng phân bón, hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân vi sinh nhằm tạo ra các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. GLOBAL GAP : Hiệp định SPS: Tiêu chuẩn SPS được thông qua bởi tổ chức thương mại thế giới WTO qui định về các tiêu chuẩn trong buôn bán nông sản và thực phẩm, mục đích của hiệp định này là bảo vệ và cải thiện tình trạng sức khoẻ của con người, của động vật và các hiện trạng vệ sinh thực vật ở tất cả các nước thành viên. Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói có quy định các mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất và thành phần của bao bì: Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới hạn ở mức thấp nhất ; Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi ; Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác. Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 3 MỤC LỤC Trang 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG 5 1.1 Giới thiệu sản phẩm 5 1.2 Thương hiệu 6 1.3 Khả năng cung cấp 6 1.4 Tình hình thị trường 6 2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU 7 2.1 Thị trường Đức 8 2.1.1 Tổng quan 8 2.1.2 Chỉ số kinh tế 8 2.1.3 Quan hệ kinh tế 9 2.1.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Đức 10 2.1.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Đức 10 2.2 Thị trường Mỹ 11 2.2.1 Tổng quan 11 2.2.2 Chỉ số kinh tế 11 2.2.3 Quan hệ kinh tế 12 2.2.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ 13 2.2.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Mỹ 13 2.3 Thị trường Nga 14 2.3.1 Tổng quan 14 2.3.2 Chỉ số kinh tế 15 2.3.3 Quan hệ kinh tế 15 2.3.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Nga 16 2.3.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Nga 16 2.4 Tiến hành phân tích, đánh giá chọn lựa quốc gia thị trường mục tiêu 17 2.4.1 Tính toán một số chỉ tiêu so sánh 17 2.4.1.1 Chỉ tiêu dân số (khách hàng tiềm năng) 17 2.4.1.2 Chỉ tiêu thu nhập (khả năng mua) 18 2.4.2 Lập bảng so sánh, đánh giá thị trường. 19 2.4.3 Đánh giá và chọn thị trường quốc gia mục tiêu 19 3. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP 19 3.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp 19 3.1.1 Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường (First-In Strategy) 20 3.1.2 Chiến lược nằm trong tốp xâm nhập thị trường sớm (early-entry Strategy) 20 3.1.3 Chiến lược xâm nhập-theo sau (Laggard-Entry Strategy) 21 3.1.4 Chiến lược thâm nhập thị trường. 21 3.2 Các phương thức thâm nhập thị trường 21 3.2.1 Xuất khẩu gián tiếp 22 Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 4 3.2.2 Xuất khẩu trực tiếp 22 4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC STP 23 4.1 Phân khúc thị trường 23 4.1.1 Xác định các tiêu thức phân khúc 23 4.1.2 Vẽ sơ đồ/lập bảng phân khúc thị trường 24 4.2 Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu 24 4.2.1 Chọn thị trường mục tiêu 24 4.2.2 Tính tổng dung lượng thị trường (TOM) 25 4.2.3 Tính dung lượng thị trường có khả năng khai thác (TAM) 25 4.2.4 Xác định mục tiêu thị trường từng thời kỳ (SOM) 25 4.3 Định vị sản phẩm 25 5. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 26 5.1 Chiến lược sản phẩm 26 5.2 Chiến lược giá 27 5.3 Chiến lược phân phối và xúc tiến bán hàng 27 6. KẾ HOẠCH THỰC THI 28 7. KẾT LUẬN 28 8. KHUYẾN NGHỊ VỀ SẢN XUẤT 29 PHỤ LỤC 30 MỘT SỐ BẢNG BIỂU 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 /| Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 5 ĐỀ TÀI : Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Quýt Hồng Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ. TÓM TẮT (EXECUTIVE SUMMARY) Sản phẩm “Quýt Hồng Lai Vung®” là sản phẩm được công nhận thương hiệu độc quyền tại thị trường Việt Nam, với trữ lượng lớn, việc sản xuất sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, Hướng tới, để nâng cao giá trị thương hiệu, hiệu quả kinh tế mặc hàng này, thì việc để đưa thương hiệu “Quýt Hồng Lai Vung®” ra thị trường thế giới là yêu cầu cấp thiết. Trong đó, hướng xuất sang thị trường Mỹ có nhiều lợi thế do được cộng đồng đông đảo người Việt ưa thích, sản phẩm truyền thống của mình. Cùng với việc quan hệ kinh tế Việt Nam và Mỹ được cải thiện, nhất là Việt Nam là thành viên WTO. Với các công cụ phân tích thị trường cho thấy, đây là sản phẩm có giá trị thương mại cao, khả năng cung ứng và thâm nhập thị trường tốt. 1- TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG 1.1 Giới thiệu sản phẩm : Quýt hồng là loại quýt đặc sản quý ở huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp hiếm có ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bởi nơi đây có thổ nhưỡng đặc thù riêng với loại đất có màu mỡ gà, có nguồn nước ngọt quanh năm do hai con sông Tiền và sông Hậu bồi đấp. Quýt hồng chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là Vitamin C, có hương vị thơm ngon. Trái có màu hồng đặc, quả to (5 quả/kg), vàng óng, nhiều nước, vị ngọt thanh tao trưng và thường chín vào dịp tết Nguyên Đán. Hiện nay, huyện Lai Vung đã xây dựng nhà sơ chế quýt là loại nhà tiền chế, phục vụ khâu vệ sinh quýt sau khi thu hoạch, sau đó được đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ. Hoạt động tại nhà sơ chế, công nhân được đầu tư trang phục bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho trái quýt. Đây là một trong những công đoạn sản xuất quýt theo hướng VietGap. Được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, giá trị hàng hóa Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 6 cũng như uy tín Quýt Hồng Lai Vung sẽ được nâng cao trên thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu ra nước ngoài trong thời gian tới. Quýt Hồng Lai Vung có giá trị dinh dưỡng phong phú, trong 100g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5,5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. 1.2 Thương hiệu : Quýt Hồng Lai Vung® Qua nhiều giai đoạn kiểm tra, phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu theo qui định, chỉ tiêu hóa, lý của sản phẩm quýt hồng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền quýt hồng Lai Vung. Theo quy định, những sản phẩm mang nhãn hiệu quýt hồng Lai Vung là nhãn hiệu được cấp cho sản phẩm quýt hồng được trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh trên địa bàn bốn xã gồm Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Thành, Long Hậu huyện Lai Vung. 1.3 Khả năng cung cấp (trữ lượng) quýt hồng trên thị trường : Hiện nay, huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp là vùng chuyên canh cây quýt hồng, diện tích toàn Huyện là khoảng 2.500-3.000 ha nằm trên các xã Long Hậu, Long Thắng, Long Thành, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới và các xã lân cận. Năng suất 38-42 tấn trái/ha với tổng sản lượng ước đạt khoảng 110.000 - 120.000 tấn/mùa/năm, khả năng cung ứng khoảng 50% xuất khẩu, với trữ lượng khoảng 60.000tấn mỗi năm. Với khả năng mở rộng diện tích sản xuất khi được thị trường chấp nhận là còn rất lớn. 1.4 Tình hình thị trường Quýt Hồng : Hàng chục năm qua, thị trường tiêu thụ đã lan ra cả nước. Đặc biệt quýt hồng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và an toàn thực phẩm, cạnh tranh tốt với tất cả các loại quýt trên thị trường. Giá cả tương đối ổn định, với loại đặc biệt 35.000-40.000 đ/kg, loại I đạt 30.000 – 35.000, loại II đạt 25.000-30.000 vào chính mùa vụ Tết Nguyên đán. Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 7 Theo giới doanh nhân, mỗi năm có một cái Tết và quýt hồng luôn là mặt hàng thị trường có nhu cầu và giá bán tăng theo phẩm chất hàng hóa. Tuy nhiên, nếu sản lượng Quýt Hồng Lai Vung thấp, quýt đường ở Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể thay thế. Điều quan trọng hơn hết là Quýt Hồng Lai Vung được tiêu thụ mạnh ở trong nước và có tiềm năng xuất khẩu lớn do thương hiệu đặc quyền. Nông dân được lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với trồng cây ăn trái khác như xoài, chôm chôm, nhãn. Ngoài lợi ích kinh tế, trồng quýt còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thu hút du lịch sinh thái cho địa phương. 2- LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU Việc lựa chọn một số quốc gia đưa vào nghiên cứu, phân tích nhằm chọn thị trường mục tiêu cho chiến lược đưa sản phẩm Quýt hồng Lai Vung ra thị trường thế giới là một việc làm khó khăn. Tuy nhiên, với việc định hướng người tiêu dùng là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, phù hợp với mùa vụ Tết Nguyên đán của người Việt là yêu cầu thực tiễn (Người Việt rất thích loại trái cây này vào dịp Tết Nguyên đán – truyền thống dân tộc). Vì vậy, kế hoạch Marketing này đã một số quốc gia đại diện như : Quốc gia Mỹ đại diện cho thị trường Châu Mỹ latinh, với thị trường có cộng đồng người việt sinh sống lớn và do vấn đề lịch sử để lại. Quốc gia Nga, bạn hàng truyền thống lâu năm với Việt Nam từ thời Liên Xô, với cộng đồng người Việt học tập và sinh sống ổn định tập trung tương đối lớn, có các thế hệ đã chuyển sang thế thứ 3. Quốc gia Đức, có thể đại diện Châu Âu và là nơi học tập, sinh sống của nhiều du học sinh, công đồng người Việt sinh sống lâu dài, tiếp cận thị trường này có thể đi vào Châu Âu trong tương lai. Một sự lựa chọn khác là ở Châu Âu, Châu Mỹ mà không Châu Á (Có thể là Trung Quốc chẳng hạn), vì sản phẩm “Quýt Hồng Lai Vung”® thuộc sản phẩm trái cây nhiệt đới của Châu Á, nhãn hiệu độc quyền Việt Nam (tương lai đăng ký độc quyền tại Mỹ, Châu Âu), đây sẽ là sản phẩm khác biệt của người Việt, gần như không có sản phẩm thay thế tại thị trường Mỹ, Châu Âu và Nga. Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 8 Do đó, Kế hoạch này sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường Đức, Nga và Mỹ, tiến hành so sánh để chọn lựa một quốc gia trở thành thị trường mục tiêu cho sản phẩm. 2.1 Thị trường Đức 2.1.1 Tổng quan : Nước Đức nằm ở trung tâm Châu Âu; có diện tích lớn thứ 4 trong các nước EU (357.023 km2); là tâm điểm giữa Đông và Tây Âu, với hệ thống sân bay quốc tế tầm cỡ ở các thành phố lớn Berlin, Dusseldorf, Frankfurt, Munich, với con kênh đào Kiel, nối biển Bắc với biển Bantic nên hệ thống cảng biển phát triển rộng khắp, giao thông đường Biển thuận lợi cho việc nhập khẩu các hàng nông sản nhiệt đới từ các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Dân số Đức là : 81.882.342, đứng thứ 2 Châu Âu (sau Nga), trong đó, người Đức gốc Việt (kể cả người chưa có quốc tịch Đức) là hơn 130.000 người, trong đó, 25% là trẻ em dưới 15 tuổi, 63% độ tuổi từ 15 -45, 10% độ tuổi 45- 65, còn lại trên 65 tuổi; tỷ lệ Nam Nữ đồng đều. Nguồn: http://vi.wikipedia.org; http://www.vcci.com.vn. Với truyền thống Tết người Việt hằng năm, là mối quan hệ mật thiết với gia đình, họ hàng, bạn bè ở quê nhà. Cho tới nay, hơn 20 năm sau khi nước Đức tái thống nhất, phần lớn người Việt ở Đức đã có một cuộc sống ổn định, nhiều người đã bắt đầu luống tuổi. Thế hệ thứ hai, thậm chí là thứ ba, đã bắt đầu lớn lên trong môi trường của hai nền văn hóa Việt và Đức. Đây là một thị trường lớn cho Quýt hồng Lai Vung Việt Nam vươn ra thị trường Đức. Hàng năm tại nhiều thành phố ở Đức diễn ra nhiều hội chợ trưng bày giới thiệu, sản phẩm như Frankurt, Koln, Berlin. Đây là cơ hội tốt để quảng bá và đưa hàng hóa Việt Nam vào Đức. 2.1.2 Chỉ số kinh tế : (xem thêm bảng biểu 1 : thị trường Đức) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 GDP(tỷ USD) 2.995 3.101 3.194 Tăng trưởng GDP 3,0% 3,5% 2,9% Tỷ lệ lạm phát 1,1% 2,2% Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 9 Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) 1.264 1.547 1.492 Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD) 1.058 1.333 1.276 Dân số (ng) 80.896.693 81.301.100 81.305.856 Dân số : (Người Đức gốc Việt và Người Việt chưa có quốc tịch Đức) 130.000 140.000 150.000 Trong đó : Độ tuổi 15-45 63% 62% 60% Độ tuổi 45-65 10% 11% 12% Thu nhập (Tính USD) (Người Đức gốc Việt và Người Việt chưa có quốc tịch Đức) 37.500 38.700 39.100 Tỷ lệ thất nghiệp 6,8% 5,7% Nguồn : http://www.vcci.com.vn; Hội Kiều Bào tỉnh Đồng Tháp. 2.1.3 Quan hệ kinh tế : Nguồn : http://www.vcci.com.vn. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của ta sang EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại); và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Với sự phục hồi nhanh của kinh tế Đức, trao đổi thương mại song phương năm 2011 tăng mạnh bất chấp tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ châu Âu. Theo thống kê của Đức, kim ngạch XNK giữa 2 nước 6 tháng đầu năm 2011 đạt 3,73 tỷ USD, tăng gần 30%, trong đó Việt Nam xuất 2,64 tỷ USD, tăng 49,9%; dự báo cả năm 2011 kim ngạch 2 chiều có thể đạt 7 tỷ USD. Đây là mức trao đổi thương mại cao nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đức ủng hộ EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, sớm khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU nhằm tăng cường tốa đổi kinh tế, thương mại giữa hai nước. Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hoá vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hoá từ Đức và hạng 47/144 Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS. Nguyễn Xuân Trường HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 10 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều. Bên cạnh đó, thái độ và chính sách của Đức đối với cộng đồng doanh nhân người Việt tại Đức tương đối thuận lợi. Mặc dù kim ngạch XNK với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị truờng tiềm năng và là bạn hàng quan trọng trong tương lai gần. Kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Đức - Đơn vị 1.000 USD 2010 2011 2012 VN xuất 2.372.730 3.366.900 4.095.247 VN nhập 1.742.400 2.198.556 2.377.388 Kim ngạch XNK 4.115.130 5.565.456 6.472.635 2.1.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Đức. Tiêu chuẩn Châu Âu: Uỷ ban tiêu chuẩn hoá Châu Âu CEN/TC207 đã giới thiệu một số tiêu chuẩn chất lượng năm 1998. Mác EU: là mác CEN/CENELEC của Châu Âu chứng nhận rằng hàng hoá đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC. Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: Hầu hết tiêu chuẩn CEN đều dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng tuỳ theo mỗi nước. 2.1.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Đức : 2.1.5.1 Thuận lợi : Đa số các tổ chức hội đoàn của người Việt, là cầu nối quan trọng giữa các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Đức và cộng đồng, tích cực vận động bà con hướng về quê hương. Thể hiện quyết tâm cao và tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Việt tại Đức, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đa số bà con trong cộng đồng. Đa số người Việt tại Đức sinh sống tập trung và gìn giữ truyền thống người Việt. 2.1.5.2 Khó khăn : Mức độ cạnh tranh trên thị trường Đức nói riêng và EU nói chung ngày càng gay gắt và có chiều hướng bất lợi cho một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, nhất là sau khi Trung quốc gia nhập WTO và mới đây 10 nước Đông Âu gia nhập EU. [...]... hàng đầu nhưng chiến lược xâm nhập khởi xường có thể mang lại nhiều thành công 3.1.4 Chiến lược thâm nhập thị trường của sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung Với các chiến lược thâm nhập thị trường nêu trên, đối với sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung, ta còn thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước, và là nước đang phát triển 3.2 Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong... trường Mỹ, tiến hành chào bán sản phẩm và ký hợp đồng cung ứng sản phẩm đến các siêu thị, nơi có nhiều người sinh sống Cung ứng trái cây Quýt Hồng Lai Vung” trong dịp tết nguyên đán đến người Việt tại Mỹ từ năm 2014 trở đi đáp ứng nhu cầu tết của người Việt xa quê với trữ lượng hằng năm 100tấn trái quýt hồng 7- KẾT LUẬN Việc xây dựng Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung® ... độc quyền và là sản phẩm khác biệt từ Châu Á vào Mỹ chắc chắn là thành công 3 XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP 3.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp Chiến lược xâm nhập thị trường liên quan đến thời gian khi tiến vào một thị trường Về cơ bản có 3 sự lựa chọn khi xâm nhập thị trường mà công ty có thể xem HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 19 Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS Nguyễn Xuân Trường xét, đó... tỉnh Đồng Tháp thâm nhập vào thị trường Mỹ là một yêu cầu cần thiết nâng cao giá trị kinh tế, thương hiệu trái quýt hồng lai vung Đây là sản phẩm được công nhận thương hiệu độc quyền tại thị trường Việt Nam, với trữ lượng lớn, việc sản xuất sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, , hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ có nhiều lợi thế do được cộng đồng đông đảo người Việt ưa thích, sản phẩm. .. số kinh tế thị trường Đức (Nguồn : VCCI) HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 31 Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS Nguyễn Xuân Trường Bảng Biểu 2 : Chỉ số kinh tế thị trường Mỹ (Nguồn : VCCI) HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 32 Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD : TS Nguyễn Xuân Trường Bảng Biểu 3 : Chỉ số kinh tế thị trường Nga (Nguồn VCCI) HVTH: Lê Văn Trung Trực Trang 33 Tiểu luận Marketing Quốc tế GVHD... khách hàng về sản phẩm : đa số người Mỹ gốc Việt và người Việt sinh sống trên đất Mỹ chưa có quốc tịch Mỹ thường rất thích sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung hơn người Mỹ bản địa Những người có thời gian cư trú nhiều ở Nam bộ Việt Nam thì càng ưa thích mặc hàng hơn Khả năng tiêu thụ sản phẩm Người Mỹ gốc Việt (cả người chưa quốc tịch Mỹ) 1kg/ng/năm Người Mỹ và người bản địa 0,5kg/ng/năm Khả năng thu nhập của khách... hệ kinh tế Việt Nam và Mỹ được cải thiện, nhất là Việt Nam là thành viên WTO Quýt Hồng của Việt Nam, trong thời gian qua được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch qua thị trường Campuchia, Lào Mặc dù Quýt Hồng Việt Nam được đánh giá khá ngon, nhưng trong quá trình vận chuyển dễ bị hư hại, dẫn đến giảm chất lượng, vì vậy thực tế trái Quýt Hồng của Việt Nam chưa được xuất khẩu trực tiếp ra các thị trường lớn... thế, Quýt Hồng Lai Vung sẽ thua kém trái cây Mỹ về mạng lưới phân phối 5- CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 5.1 Chiến lược sản phẩm : Sản phẩm được sản xuất tại huyện Lai Vung – Đồng Tháp, theo đúng quy trình, tiêu chuẩn Global Gap, Viet Gap đảm bảo kích thướt sản phẩn đồng đều 5quả/kg Màu sắc sáng bóng màu hồng đặc trưng tự nhiên Đặc quyền thương hiệu và chỉ dẫn địa lý của Quýt Hồng Lai Vung Trữ lượng sản xuất... tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn VietGap, Global Gap có thể nhập khẩu sản phẩm vào Nga 2.3.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Nga 2.3.5.1 Thuận lợi Thị trường Nga là một thị trường khá dễ tính, không đòi hỏi hàng hoá phải đảm bảo chất lượng cao như các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…Chính vì vậy, hàng hoá của Việt Nam dễ xâm nhập thị trường Bạn hơn Tuy nhiên, hàng Việt Nam cũng... người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines 1,5 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ hàng ngày vẫn ăn các món ăn Việt Nam và vẫn cần những thực phẩm như ở Việt Nam vì vậy đây là một thị trường lớn và hấp dẫn cho các mặt hàng thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam Thêm vào đó, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ là chiếc cầu nối hiệu quả để doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng . : Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung® tỉnh Đồng Tháp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ. TÓM TẮT (EXECUTIVE SUMMARY) Sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung® là sản. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ : ĐƯA SẢN PHẨM QUÝT HỒNG LAI VUNG® - ĐỒNG THÁP - VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO. trong môi trường của hai nền văn hóa Việt và Mỹ. Đây là một thị trường lớn cho Quýt hồng Lai Vung Việt Nam vươn ra thị trường Mỹ. 2.2.2 Chỉ số kinh tế : (xem thêm bảng biểu 2 : thị trường Mỹ) Chỉ

Ngày đăng: 12/08/2015, 13:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan