BỘ đề THI TRẮC NGHIỆM môn QUẢN TRỊ rủi RO NGÂN HÀNG THƯƠNG mại có đáp án

81 4.9K 54
BỘ đề THI TRẮC NGHIỆM môn QUẢN TRỊ rủi RO NGÂN HÀNG THƯƠNG mại có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ GỒM 3 PHẦN: PHẦN I: NHÓM CÂU HỎI DỂ (92 CÂU) PHẦN II: NHÓM CÂU HỎI TRUNG BÌNH (230 CÂU) PHẦN III: NHÓM CÂU HỎI KHÓ (138 CÂU) + PHẦN I: Nhóm câu hỏi dễ (92 câu): Câu 1: Chức năng đặc biệt của NH là gì? A. Là trung gian tài chính B. Là trung gian phân bổ tín dụng, là đối tượng và đồng thời là trung gian chuyển tải chính sách tiền tệ C. Là trung gian thanh toán và cung cấp các dịch vụ thanh toán D. Tất cả các ý trên Câu 2: Theo quy dịnh tại thông tư 13 thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các TCTD là bao nhiêu? A. 7% B. 8% C. 9% D. 10% Câu 3: Theo thông tư 13 các TCTD được cho vay tối đa đối với một khách hàng là: A. 10% vốn tự có của TCTD B. 15% vốn tự có của TCTD C. 20% vốn tự có của TCTD D. 25% vốn tự có của TCTD Câu 4: Thông tư 13 quy định tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá: A. 15% vốn tự có của TCTD B. 20% vốn tự có của TCTD C. 25% vốn tự có của TCTD D. 30% vốn tự có của TCTD Câu 5: Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm KH liên quan không được vượt quá: A. 25% vốn tự có của TCTD B. 30% vốn tự có của TCTD C. 40% vốn tự có của TCTD D. 50% vốn tự có của TCTD Câu 6: Theo quy định tại thông tư 13 tỷ lệ về khả năng chi trả của TCTD tối thiểu bằng A. 10% B. 15% C. 20% D. 9% Câu 7: Theo quy định hiện hành thì tỷ lệ cấp TD so với NV huy động của TCTD phi NH là: A. 80% B. 85% C. 75% D. 90% Câu 8: Theo thông tư 13, tỷ lệ cấp TD so với NV huy động của các NHTM là: A. 75% B. 80% C. 85% D. 90% Câu 9: Theo thông tư 13, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh của tổ chức TD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá bao nhiêu % vốn tự có của TCTD? A. 25% B. 15% C. 50% D. 60% Câu 10: Tông dư nợ cho vay của chi nhánh NH nước ngoài đối với một khách hàng không được vượt quá bao nhiêu % vốn tự có của NH nước ngoài? A. 10% B. 15% C. 20% D. 30% Câu 11: Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh NH nước ngoài đối với môt nhóm khách hàng có liên quan khong được vượt quá bao nhiêu % VTC cua NH nước ngoài? A. 20% B. 25% C. 30% D. 50% Câu 12: Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của chi nhánh NH nước ngoài đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá bao nhiêu % vốn tự có của NH nước ngoài? A. 30% B. 40% C. 50% D. 60% Câu 13: Các khoản tài trợ tín dụng thuộc chính sách tín dụng như: Cung cấp các khoản TD ưu đãi cho người nghèo, TD sinh viên…được thực hiện qua NH nào? A. NHCSXH B. NHNo&PTNT C. NH phát triển. D. Tất cả các ý trên Câu 14: Các khoản tài trợ tín dụng thuộc chính sách tín dụng như: Cấp các khoản TD đặc biệt cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số…được thực hiện qua NH nào? A. NHCSXH B. NHNo&PTNT C. NH phát triển. D. Tất cả các ý trên Câu 15: Các khoản tài trợ tín dụng thuộc chính sách tín dụng như: Cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi và bảo lãnh vay vốn trong lĩnh vực XNK, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên phát triển… được thực hiện qua NH nào? A. NHCSXH B. NHNo&PTNT C. NH phát triển. D. Tất cả các ý trên Câu 16: Các khoản tài trợ TD đến được một số lĩnh vực chính sách qua các NH như thế nào? A. NHCSXH: Cung cấp các khoản TD ưu đãi cho người nghèo, TD sinh viên… B. NHNo&PTNT: Cấp các khoản TD đặc biệt cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số… C. NH phát triển: Cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi và bảo lãnh vay vốn trong lĩnh vực XNK, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên phát triển. D. Tất cả các ý trên Câu 17: Nét đặc thù trong kinh doanh NH là: A. Kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt B. “Đi vay” để “cho vay” C. Kinh doanh lãi suất D. Tất cả đều đúng Câu 18: Rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là: A. Rủi ro lãi suất B. Rủi ro tín dụng C. Rủi ro thanh khoản D. Rủi ro tỷ giá Câu 19: Để phòng tránh rủi ro tín dụng các NH thường sử dụng biện pháp gì? A. Đa dạng hoá danh mục đầu tư B. Đánh giá phân loại khách hàng và đầu tư có trọng điểm C. Trích lập dự phòng rủi ro D. Gồm A và B Câu 20: Nội dung cơ bản của quy chế về an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH là: A. Quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH B. Quy định về các điều kiện để đảm bảo an toàn cho các NHTM C. Quy định về các tỷ lệ, định mức và các điều kiện để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 21: Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NH là: A. Rủi ro LS và rủi ro TD B. Rủi ro LS, rủi ro TD, rủi ro thanh khoản C. Rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro hoạt động D. Rủi ro LS, rủi ro TD, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ gía và rủi ro tác nghiệp. Câu 22: Giải pháp xử lý khi TCTD có vốn chủ sở hữu quá lớn là: A. Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách mua lại một số cổ phiếu của NH B. Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách trả cổ tức nhiều hơn cho cổ đông, làm giảm lợi nhuận giữ lại cho NH C. Giữ nguyên vốn chủ sở hữu, nhưng tăng quy mô tài sản NH bằng cách tăng HĐV sau đó mở rộng quy mô TD hoặc mua chứng khoán D. Cả A,B,C đều được Câu 23: Giải pháp xử lý đối với trường hợp vốn CSH quá thấp là: A. Giữ nguyên quy mô TS, tăng vốn CSH bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung B. Giữ nguyên quy mô TS, tăng vốn CSH bằng cách trả cổ tức ít hơn cho cổ đông, làm tăng lợi nhuận giữ lại cho NH C. Giữ nguyên vốn CSH, nhưng giảm TS có của NH bằng cách giảm quy mô TD hoặc bán các chứng khoán trong danh mục đầu tư sau đó dừng tiền th được để giảm TS nợ D. Cả A,B,C đều được Câu 24: Giải pháp xử lý đối với trường hợp vốn CSH quá cao là: A. Giữ nguyên quy mô TS, tăng vốn CSH bằng cách mua lại một số cổ phiếu của NH B. Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách trả cổ tức nhiều hơn cho cổ đông, làm giảm lợi nhuận giữ lại cho NH C. Giữ nguyên vốn chủ sở hữu, nhưng giảm quy mô tài sản NH bằng cách mở rộng quy mô TD hoặc mua chứng khoán D.Cả A,B,C đều được Câu 25: Giải pháp xử lý đối với trường hợp vốn CSH quá thấp là: A. Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung B. Giữ nguyên quy mô TS, giảm vốn CSH bằng cách trả cổ tức ít hơn cho cổ đông, làm tăng lợi nhuận giữ lại cho NH C. Giữ nguyên vốn CSH, nhưng giảm TS có của NH bằng cách giảm quy mô TD hoặc bán các chứng khoán trong danh mục đầu tư sau đó dùng tiền thu được để giảm TS nợ D.Cả A,B,C đều được Câu 26: Sắp xếp các TS sau theo thứ tự thanh khoản giảm dần: a/ TD thương mại; b/ Chứng khoán; c/ Dự trữ; d/ Tài sản hữu hình. A. c,b,a,d B. a,c,b,d C. c,a,b,d D. a,b,c,d Câu 27: Tại sao nói sự phát triển của thị trường tín dụng qua đêm làm cho NH có xu hướng giảm duy trì dự trữ vượt mức? A. Vì thị trường tín dụng qua đêm sẵn sàng đáp ứng ngay nhu cầu vốn thanh khoản hàng ngày của TCTD B. Vì lãi suất trên thị trường cho vay qua đêm rẻ hơn so với việc NH phải dự trữ vượt mức trong một thời gian dài mà không thu được một đồng lãi nào C. Vì thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng D. Tất cả các ý trên Câu 28: Khi khách hàng ký phát một tờ séc chuyển khoản sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ của NH? A. Tăng dự trữ B. Giảm dự trữ C. Vừa tăng vừa giảm D. Không thay đổi Câu 29: Khi khách hàng nộp vào NH một tờ séc bảo chi do NH khác phát hành sẽ làm ảnh hưởng thế nào đến dự trữ của NH? A. Tăng dự trữ B. Giảm dự trữ C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm Câu 30: Khi khách hàng nộp vào NH một tờ séc bảo chi do NH khác phát hành, sau khi hạch toán sẽ làm ảnh hưởng thế nào đến dự trữ của NH? A. Tăng dự trữ B. Giảm dự trữ C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm Câu 31: Khi khách hàng của NHA ký phát một tờ séc chuyển khoản và tờ séc này đã được khách hàng nộp vào NHB và NHB đã gửi đến NHA để đòi tiền, sau khi HT dự trữ của NHA sẽ? A. Tăng dự trữ B. Giảm dự trữ C. Vừa tăng vừa giảm D. Không thay đổi Câu 32: Khi khách hàng của NHA ký phát một tờ séc chuyển khoản và tờ séc này đã được khách hàng nộp vào NHB và NHB đã gửi đến NHA để đòi tiền, sau khi HT dự trữ của NHB sẽ? A. Tăng dự trữ B. Giảm dự trữ C. Vừa tăng vừa giảm D. Không thay đổi Câu 33: Khi khách hàng B nộp vào NHX một tờ séc chuyển khoản do KHA có tài khoản mở tại NHX ký phát. Sau khi HT, dự trữ của NH sẽ? A. Tăng dự trữ B. Giảm dự trữ C. Vừa tăng vừa giảm D. Không thay đổi Câu 34: Một khách hàng đến NH xin bảo chi séc từ TKTG của mình, dự trữ của NH sẽ: A. Tăng B. Giảm C. Không biến động D. Vừa tăng vừa giảm Câu 35: Nếu NH duy trì dự trữ dư dật thì một dòng tiền gửi rút ra sẽ tác động như thế nào tới các hạng mục khác trên cân đối? A. Làm thay đổi hạng mục khác trên cân đối bởi các tài khoản liên quan B. Không ảnh hưởng gì tới các hạng mục khác trên cân đối C. Không làm thay đổi các hạng mục khác trên cần đối khi dòng tiền gửi rút ra nhỏ hơn mức dự trữ dư dật D. Dù dòng tiền rút ra là bao nhiêu thì vẫn ảnh hưởng tới dự trữ và làm thay đổi các hạng mục khác trên cân đối Câu 36: Một khách hàng đến NH xin rút TG tiết kiệm để trả nợ tiền vay, dự trữ của NH sẽ: A. Tăng B. Giảm C. Không biến động D. Vừa tăng vừa giảm Câu 37: Dự trữ của NH bao gồm các tài khoản nào? A. Tiền mặt tại quỹ B. Tiền gửi tại NHTW C. Tiền mặt tại quỹ của các NHTM và các loại tiền gửi của NHTM tại NHTW D. Tiền gửi thanh toán của NH Câu 38: Tiền trong quá trình thu của NHTM là: A. Tiền đang vận chuyển trên đường B. Tiền do khách hàng nộp séc (séc chuyển khoản hoặc séc bảo chi) vào NHA, đã hạch toán ghi có vào TKTG của khách hàng và ghi nợ TK TTLH (nhờ NHB thu hộ) nhưng chưa thu được. C. Tiền NHB đòi nợ NHA nhưng chưa đòi được D. Tiền KH nhờ thu hộ nhưng chưa thu được Câu 39: Rủi ro tín dụng trong KD ngân hàng được hiểu là?: A. Các khoản cho vay của NH không thu được nợ B. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH C. Các khoản cho vay, bảo lãnh và các hoạt động tín dụng khác gây tổn thất cho ngân hàng D. Không ý nào đúng Câu 40: Lý do các NH thường yêu cầu khách hàng vay phải duy trì tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH mình là gì? A. Có thêm nguồn tiền tạm thời nhàn dỗi trên TKTG thanh toán của khách hàng B. Dễ dàng giám sát người vay. Kiểm soát được dòng tiền thông qua hoạt động của TKTGTT C. Phòng ngừa, hạn chế rủi ro TD D. Tất cả các ý trên Câu 41: Lý do phải quản lý vốn chủ sở hữu? A. Tránh sự phá sản của ngân hàng B. Đảm bảo tỷ lệ an toàn theo luật định C. Đảm bảo tỷ lệ sinh lời hợp lý cho cổ đông D. Tất cả các ý trên Câu 42: Lý do phải quản lý tài sản Có? A. Đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn B. Nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận C. Giảm thiểu rủi ro và có TS dự phòng thanh khoản hợp lý D. B và C Câu 43: Mục đích quản lý tài sản Nợ là: A. Tìm kiếm nguồn vốn rẻ B. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn C. Giúp các NH không phụ thuộc vào nguồn vốn sẵn có D. Tất cả các ý trên Câu 44: Lý do Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay phải có tài sản thế chấp? A. Vì tài sản thế chấp có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng B. Vì nó là nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ C. Vì quy chế cho vay của NH đã quy định như vậy D. Tất cả các ý trên Câu 45: Trong rủi ro lãi suất, rủi ro tái tài trợ tài sản Nợ là: A. Ngân hàng dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay, đầu tư có kỳ hạn dài hơn B. A và lãi suất trên thị trường tăng C. A và lãi suất trên thị trường giảm D. Cả B và C Câu 46: Trong rủi ro lãi suất, rủi ro tái tài trợ tài sản Có là: A. Ngân hàng dùng vốn huy động trung và dài hạn để đầu tư, cho vay với kỳ hạn ngắn hơn B. A và lãi suất trên thị trường tăng C. A và lãi suất trên thị trường giảm D. Cả B và C Câu 47: Trong trường hợp nền kinh tế lạm phát, lãi suất thay đổi, ngân hàng sẽ chủ trương thế nào trong kinh doanh để phòng tránh rủi ro LS? A. Huy động vốn dài hạn với lãi suất cố định, cho vay dài hạn với lãi suất thả nổi. B. Huy động vốn ngắn hạn , cho vay dài hạn với lãi suất cố định C. Huy động vốn ngắn hạn, cho vay ngắn hạn hoặc dài hạn với lãi suất thả nổi. D. A và C Câu 48 : Trường hợp nào sau đây có thể dẫn đến rủi ro lãi suất? A. Mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có B. Biến động lãi suất trên thị trường C. Mất cân đối trong lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng D. Không ý nào đúng Câu 49: Tài sản Nợ nhạy cảm với LS bao gồm: A. TG không kỳ hạn; B. TG có kỳ hạn ngắn < 1 năm C. Chứng chỉ TG 5 năm LS thả nổi điều chỉnh 1 năm 1 lần D. Tất cả các ý trên Câu 50: Rủi ro LS do sự biến động của tiền tệ thường xảy ra trong trường hợp nào? A. Lạm phát tăng B. Cơ cấu TS Nợ và TS Có của NH không hợp lý C. Trình độ quản lý thấp kém D. Cả 3 ý trên Câu 51: Để đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại, cần phải thực hiện: A. Phân loại tài sản Có và tài sản Nợ B. Xác định khe hở nhạy cảm lãi suất C. Phân tích sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có D. A và B Câu 52: Khi chênh lệch giữa giá trị TS Có nhạy cảm với lãi suất và giá trị TS Nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP) > 0, thì rủi ro lãi suất xảy ra khi: A. Lãi suất trên thị trường không đổi B. Lãi suất trên thị trường giảm C. Lãi suất trên thị trường tăng D. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 53: Biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất: A. Duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSN và TSC B. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt C. Sử dụng các hợp đồng phái sinh D. Tất cả các PA trên Câu 54: Tài sản Có nhạy cảm với LS bao gồm: A. Tín dụng ngắn hạn; Tín dụng tiêu dùng dài hạn LS thả nổi điều chỉnh 6 tháng 1 lần B. TD trung, dài hạn LS thả nổi điều chỉnh hàng năm C. Bao gồm tất cả các loại tín dụng của NH D. Gồm A và B Câu 55: Thời lượng của một TS được hiểu là: A. Thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của TS này B. Thời gian tồn tại luồng tiền được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó C. Là thời gian tồn tại thực tế của một TS D. Là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của TS này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Câu 56: Tại sao đối với NHTM việc định giá tài sản theo thị giá lại có ý nghĩa hơn việc sử dụng giá trị ghi sổ trong việc ra quyết định tài chính? A. Vì thị giá TS là giá trị thực của TS tại thời điểm định giá (giá trị thị trường). B. Vì giá trị ghi sổ là giá trị hạch toán ban đầu của tài sản (giá trị lịch sử). C. Vì khi LS thay đổi, thị giá của TS cũng thay đổi theo trong khi giá trị ghi sổ là cố định. D. Tất cả các ý trên Câu 57: Những ưu điểm trong việc sử dụng giá trị ghi sổ so với sử dụng thị giá: A. Cung cấp thông tin về cơ cấu TSN và TSC sẽ được định giá lại B. Dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi LS thay đổi C. Cả A và B D. Không có ưu điểm nào Câu 58: Rủi ro LS thường xảy ra khi nào? A. Khi LS Tăng B. Khi LS giảm C. Khi LS tăng và NH thực hiện tái tài trợ TS nợ D. Khi LS giảm và NH thực hiện tái đầu tư TS có Câu 59: Giải pháp tối ưu cho việc phòng ngừa rủi ro LS của các NH là? A. Làm cân xứng về kỳ hạn của hai vế bảng cân đối B. Sử dụng các hợp đồng phái sinh C. Làm cân xứng về thời lượng của TS ở hai vế bảng cân đối D. Tất cả các ý trên Câu 60: Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro về LS trong các NHTM là gì? A. Do sự biến động của LS trên thị trường B. Do cơ cấu của TSN và TSC của NH không hợp lý C. Do sự biến động của LS và cơ cấu TSN và TSC của NH không phù hợp với sự biến động tăng hoặc giảm của LS. D. Tất cả các ý trên Câu 61: LS thị trường tăng, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSN lớn hơn TSC? A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng, có thể giảm D. Không biến động Câu 62: LS thị trường giảm, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSN lớn hơn TSC? A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng, có thể giảm D. Không biến động Câu 63: LS thị trường giảm, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSC lớn hơn TSN? A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng, có thể giảm D. Không biến động Câu 64: LS thị trường tăng, thu nhập của NH sẽ biến động như thế nào khi NH duy trì TSC lớn hơn TSN? A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng, có thể giảm D. Không biến động Câu 65: Những TSC hoặc TSN nào sau đây thích hợp với kỳ định giá lại là hàng năm? 1. Tín phiếu Kho bạc kỳ hạn 91 ngày 2. Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 1 năm 3. Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 20 năm 4. Trái phiếu Công ty thời hạn 20 năm LS thả nổi, định giá lại hàng năm 5. Tín dụng bất động sản, kỳ hạn 30 năm, LS thả nổi, định giá lại 6 tháng/1 lần 6. Cho vay qua đêm trên Interbank 7. Tiền gửi kỳ hạn 9 tháng, LS cố định 8. Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, LS cố định A. Tất cả B. 1, 5,6,9 C. 1,2,4,5,6 D. 1,2,4,5,6,7,8 Câu 66: Mức độ rủi ro giảm giá trị tài sản khi LS tăng phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Phụ thuộc vào giá trị ghi sổ của TS B. Phụ thuộc vào thời lượng của TS C. Phụ thuộc vào mức độ giảm của LS D. Phụ thuộc vào tất cả các yếu tố trên Câu 67: Thế nào là lượng hoá rủi ro LS đối với một TS? A. Là việc tính toán giá trị của một tài sản trên cân đối khi LS thay đổi [...]... 5 BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG RỦI RO Nhóm câu hỏi trung bình (230 câu): Câu 1: Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nợ nhóm 5 là nợ: A Nợ đủ tiêu chuẩn B Nợ có khả năng mất vốn C Nợ nghi ngờ D Nợ cần chú ý Câu 2: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro từ hoạt động nào thường chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất? A Rủi ro lãi suất B Rủi ro tín dụng C Rủi ro hối đoái D Rủi. .. 53: Nguyên nhân dẫn tới rủi ro hối đoái có thể xuất phát từ: A Ngân hàng thực hiện giao dịch ngoại tệ cho khách hàng và bản thân ngân hàng B Ngân hàng huy động vốn bằng ngoại tệ C Đầu tư tài sản Có bằng ngoại tệ D Tất cả các đáp án trên Câu 54: Trong các hợp đồng phái sinh được sử dụng để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro hối đoái thì yếu tố giúp cho ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro là: A Số lượng ngoại... Câu 92: Quản trị rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế là: A Rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ TTQT B Các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế C Là việc tìm ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế để phòng ngừa và hạn chế rủi ro D Tất cả các ý trên Câu 93: Phương thức ứng trước trong thanh toán quốc tế là: A Người bán ứng... trao bộ chứng từ này cho người trả tiền khi người trả tiền đã thanh toán hoặc chấp nhận TT D Tất cả các ý trên Câu 119: Trong phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức nhờ thu nào có rủi ro ít hơn? A Nhờ thu phiếu trơn B Nhờ thu đổi lấy chứng từ C Mức độ rủi ro là như nhau D Không có rủi ro trong phương thức thanh toán này Câu 120: Trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn, rủi ro chủ... Không có rủi ro Câu 121: Trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn, rủi ro chủ yếu đối với nhà xuất khẩu là: A Năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém hoặc nhà NK bị vỡ nợ B Nhà NK chủ tâm lừa đảo, nhận hàng nhưng không chịu thanh toán hoặc tìm đủ mọi lý do để từ chối thanh toán C Cả A và B D Không có rủi ro với nhà nhập khẩu Câu 122: Trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn, rủi ro. .. rủi ro LS C Cả A và B D Không ý nào đúng Câu 85: Thế nào là việc “bán khống” khi khách hàng thực hiện mua bán các hợp đồng tương lai? A Là việc khách hàng không thực hiện bán các hợp đồng có thật B Là việc khách hàng bán các hợp đồng không có thật trong tương lai C Là việc khách hàng bán các hợp đồng có thật trong tương lai nhưng hiện tại thì chưa thực hiện mua hợp đồng đó D Là việc khách hàng bán... trong thanh toán quốc tế là: A Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, không có sự tham gia của NH B Hai bên phải thực sự tin tưởng lẫn nhau và chỉ được dùng trong mua bán hàng, đổi hàng hay cho một loạt chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định C Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên và tài khoản chỉ có giá trị theo dõi không có. .. đoái D Rủi ro thanh khoản Câu 3: Trong rủi ro tín dụng, biện pháp khai thác nợ được sử dụng khi: A Khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng chưa thực sự nghiêm trọng B Khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng thực sự nghiêm trọng C Ngân hàng không còn khả năng thu hồi nợ gốc và lãi D Không đáp án nào đúng Câu 4: Theo quy định hiện nay, dự phòng nợ khó đòi được coi là: A Chi phí hoạt động của ngân hàng B Quỹ... ứng trước hàng hoá cho người mua ngay sau khi ký hợp đồng B Người mua ứng trước một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng mua bán hàng hoá cho người bán trước khi hàng hoá được chuyển giao cho người mua C Người mua ứng trước tiền hàng hoá dịch vụ cho người bán ngay sau khi ký hợp đồng D Người mua ứng trước tiền hàng hoá dịch vụ cho người bán căn cứ vào đơn đặt hàng Câu 94: Thời điểm thanh toán trong phương... nhận được hàng hoá nhưng đã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền B Nhà NK buộc phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng trong khi hàng chưa được gửi đi hoặc hàng hoá gửi chậm, bị thi u hụt không đảm bảo chất lượng C Cả A và B D Không có rủi ro đối với nhà nhập khẩu Câu 123: Nhờ thu theo điều kiện D/P và D/A khác nhau ở điểm gì? A Nhờ thu theo điều kiện D/A rủi ro hơn D/P . BỘ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ ĐÁP ÁN BỘ ĐỀ GỒM 3 PHẦN: PHẦN I: NHÓM CÂU HỎI DỂ (92 CÂU) PHẦN II:. trên đều đúng. Câu 21: Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NH là: A. Rủi ro LS và rủi ro TD B. Rủi ro LS, rủi ro TD, rủi ro thanh khoản C. Rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi. nhóm 5 BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG RỦI RO Nhóm câu hỏi trung bình (230 câu): Câu 1: Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nợ nhóm 5 là nợ: A. Nợ đủ tiêu chuẩn B. Nợ có

Ngày đăng: 11/08/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan