Một số giải pháp để tăng cường khả năng thu hút vốn Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển Du lịch Hà Nội

116 449 0
Một số giải pháp để tăng cường khả năng thu hút vốn Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển Du lịch Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội       Lời Cảm Ơn Khoá luận tốt nghiệp Đại học là một phần kết quả quan trọng trong quá trình được đào tạo tại khoa Du lịch - Viện Đại học Mở Hà Nội với tất cả tình cảm của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học mở Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Du lịch. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này em đã nhận được sự chỉ bảo, dìu dắt ân cần và hướng dẫn tận tình của thày giáo hướng dẫn, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới thày giáo Nguyễn Thăng Long - Viện nghiên cứu phát triển Du lịch. Em còng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Bộ Kế hoạch Đầu tư, Sở Du lịch Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch đã tạo điều kiện giúp đỡ cho việc nghiên cứu và hoàn thành có kết quả khoá luận tốt nghiệp này. SINH VIÊN TỐT NGHIỆP Ngô Thị Thu Hường     Ngô Thị Thu Hường 1 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội    Ngô Thị Thu Hường 2 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội Lời Nói Đầu Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự hoà bình thịnh vượng, hợp tác quốc tế và giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới. Việt Nam là một nước đang từng bước đi lên nhanh chóng hoà nhịp chung vào sự phát triển của nhân loại. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, Du lịch Việt Nam đó cú những bước phát triển đáng khích lệ, đáp ứng ngày một tốt hơn những nhu cầu đa dạng của khách Du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch phát triển không chỉ tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, cải thiện hạ tầng cơ sở của xã hội, giúp cân đối cán cân thanh toán quốc tế mà còn tạo điều kiện để phát huy và bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, là cầu nối hoà bình hữu nghị giữa cỏc dõn tộc. Chớnh vì thế Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã xác định "Phát triển Du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mòi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu Du lịch trong nước và phát triển nhanh Du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển Du lịch của khu vực." Cùng với những điều kiện thuận lợi và xu thế phát triển chung của đất nước. Hà Nội - Trung tâm Du lịch lớn của cả nước có nhiều nguồn lực và tiềm năng để phát triển Du lịch. Hà Nội có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi dành cho nhiều thuận lợi từ thế đất đến hệ sinh thái phong phú và nổi bật là cộng đồng dõn cư cần cù sáng tạo sinh sống lâu đời ở Thăng Long - Hà Nội đã khai phá tạo dựng nên một Thủ đô văn hiến lâu đời xinh đẹp và độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và Du lịch của nước ta. Trong những năm gần đây Du lịch Hà Nội đó cú những bước phát triển rõ rệt chỉ tớnh riờng số lượng khách Du lịch tới Hà Nội năm 2000 đã đạt tới 500.400 khách quốc tế và 2.100.600 khách nội địa với doanh thu của Du lịch đạt tới 3.000 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Du lịch ở Hà Nội phát triển với tốc độ nhanh, hàng loạt các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế được Tổng cục Du lịch xếp hạng từ 1 - 5 sao, hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng và Ngô Thị Thu Hường 3 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội phong phú, các cơ sở vui chơi giải trí cũng được nâng cấp, xây dựng mới. Đội ngò lao động trong ngành đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành thì Hà Nội đã thu hót được trên 100 dự án Đầu tư nước ngoài của 24 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn trên 2,5 tỷ USD đầu tư vào các lĩnh vực như: xây dựng khách khách sạn, khu Du lịch tổng hợp, các Trung tâm vui chơi giải trí Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thu hót vốn đầu tư nước ngoài của Du lịch Hà Nội cũn cú những bất cập: hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh, kịp thời và kiên quyết, công tác quản lý vốn Đầu tư, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc. Để huy động phát huy các tiềm năng và nguồn lực của mình Du lịch Hà Nội cần được Đầu tư đồng bộ hơn nữa, trong đó Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một vị trí tương đối quan trọng. Em đã chọn đề tài "Một số giải pháp để tăng cường khả năng thu hót vốn Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển Du lịch Hà Nội". Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc tăng cường thu hót vốn Đầu tư nước ngoài, phát huy các lợi thế, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Du lịch Hà Nội . Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, khoá luận được bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chương 2: Hiện trạng phát triển Du lịch và tình hình Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Du lịch ở Hà Nội. Chương 3: Mục tiêu, định hướng Đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội và một số giải pháp tăng cường thu hót vốn Đầu tư nước ngoài vào Du lịch Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu của đề tài em đã sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây: + Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp khá quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Để thực hiện phương pháp này em đã tham khảo một số tài liệu của Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội. Ngô Thị Thu Hường 4 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội + Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian. + Phương pháp dự báo: Đây là phương pháp đưa ra các số liệu dự báo cho hoạt động Du lịch của Hà Nội trong những năm tới. + Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận. Trong thời gian học tập tại Khoa Du lịch Viện Đại học mở Hà Nội, những vấn đề về hoạt động Du lịch luôn tạo cho em sự cuốn hót, đặc biệt là nhận được sự khuyến khích, động viên của các thày cô giáo trong khoa đặc biệt là sự chỉ dẫn giúp đỡ tận tình của thày Nguyễn Thăng Long - Viện nghiên cứu phát triển Du lịch em đã mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn nâng cao sự hiểu biết về các quy chế pháp lý tác động đến hoạt động Đầu tư, đồng thời có sự nhận thức đúng đắn về thực tiễn các hoạt động Đầu tư nước ngoài của nước ta. Đây là một vấn đề tương đối phức tạp và mới mẻ cả về lý luận cũng như thực tiễn. Do có những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu lờn khoỏ luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với tinh thần thực sự cầu thị, em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thày cụ, cỏc bạn sinh viên cùng tất cả những người quan tâm để khoá luận này được hoàn hảo hơn. Ngô Thị Thu Hường 5 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1- KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ NÓI CHUNG VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NÓI RIÊNG: 1.1.1- Khái niệm về Đầu tư nói chung: Trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và đổi thay của tình hình quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Để hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội tránh tụt hậu thì cần phải huy động và thu hút cỏc nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế quốc dân. Đầu tư được hiểu là: "Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm đem lại lợi Ých cho các nhà Đầu tư cũng như nơi tiếp nhận Đầu tư, cho xã hội và cộng đồng". "Dự án Đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư vào một đối tượng nhất định". 1.1.2- Khái niệm về Đầu tư nước ngoài: Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới và chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách thu hót Đầu tư nước ngoài đứng trước đòi hỏi phải thay đổi, phải thể hiện được tư duy kinh tế mới, phải góp phần mở rộng và đa dạng hoỏ cỏc quan hệ kinh tế đối ngoại theo quan điểm "Xây dựng hình thái kinh tế mở, khai thác và phát huy tối đa mọi tiềm Ngô Thị Thu Hường 6 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội lực trong nước đi đôi với ra sức tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài, kết hợp sức mạnh dõn tộc với sức mạnh thời đại giành vị trí ngày càng có ý nghĩa trong phân công lao động quốc tế". Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29/12/1987, việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp ứng các nhu cầu về thị trường, mang lại lợi Ých lớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã hội được gọi là Đầu tư nước ngoài. Khái niệm về Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được ghi tại Điều 2 chương 1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhà Đầu tư nước ngoài trực tiếp Đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập Doanh nghiệp liên doanh hoặc Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam". Trên cơ sở khái niệm chúng ta có thể hiểu: "Nhà Đầu tư nước ngoài" là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam". "Bên Việt Nam" là một bên bao gồm một hoặc nhiều Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế. "Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài" gồm Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn Đầu tư nước ngoài. "Doanh nghiệp liên doanh" là Doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là Doanh nghiệp do Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài hợp tác với Doanh nghiệp Việt Nam hoặc do Doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà Đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngô Thị Thu Hường 7 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội "Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài" là Doanh nghiệp do nhà Đầu tư nước ngoài Đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam yếu tố "nước ngoài" trong khái niệm này được hiểu là các yếu tố có liên quan tới quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan tới nơi xác lập hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng. Hoạt động Đầu tư nước ngoài khác với hoạt động Đầu tư trong nước bởi vì nú cú một chủ thể mới đặc biệt tham gia đó là các quốc gia. Các quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia bất cứ quan hệ nào. Tuy nhiên sự tham gia của các quốc gia vào việc đầu tư không mang tính phổ biến và nếu quốc gia tham gia hoạt động đầu tư vì mục đích lợi nhuận thì quốc gia không được quyền miễn trừ tư pháp của mình. 1.1.3- Các hình thức Đầu tư, thời hạn Đầu tư: Để phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài Đầu tư vào Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài của nước ta quy định 3 hình thức Đầu tư. - Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp doanh). - Đầu tư thông qua việc thành lập Doanh nghiệp liên doanh (còn gọi là liên doanh). - Đầu tư thông qua việc thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (độc doanh). Ba hình thức này cũng được quy định trong Luật Đầu tư của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế nước ta và nhằm đạt được những mục tiêu của Luật Đầu tư nước ngoài, việc quy định nội dung từng hình thức Đầu tư trong Luật Đầu tư nước ta có một số điểm khác với quy định trong Luật Đầu tư của các nước. 1.1.3.1- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Ngô Thị Thu Hường 8 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000: "Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà không thành lập một pháp nhân". Như vậy, hình thức hợp doanh hiện nay được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể là hai bên hoặc nhiều bên. Hai bên là bên Việt Nam và bên nước ngoài. Nhiều bên là bên Việt Nam và cỏc bờn nước ngoài hoặc bên nước ngoài và cỏc bờn Việt Nam hoặc cỏc bờn Việt Nam và cỏc bờn nước ngoài. Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, cỏc bờn cùng nhau góp vốn, cùng nhau quản lý kinh doanh và phân chia kết quả thu được. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên ký kết, hợp đồng chỉ có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuẩn y và cấp cho cỏc bờn giấy phép đầu tư. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những điều khoản chính như điều khoản về các dữ liệu có liên quan đến cỏc bờn hợp doanh (Địa chỉ, quốc tịch, người đại diện ) điều khoản về nội dung hợp doanh, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh trong góp vốn kinh doanh, phân chia lợi nhuận, chuyển nhượng vốn ; điều khoản về sửa đổi chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp hiệu lực của hợp đồng Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng, cỏc bờn hợp doanh đều phải thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.1.3.2- Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Ngô Thị Thu Hường 9 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là những hình thức đầu tư thông qua việc thành lập một phỏp nhân mới, chính pháp nhân này là chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam. Nhà Đầu tư nước ngoài có thể liên kết với chủ Đầu tư Việt Nam trên cơ sở được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để thành lập Doanh nghiệp liên doanh, cỏc bờn cựng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng chia lãi, chịu lỗ. Nhà Đầu tư nước ngoài cũng có thể xin phép Nhà nước Việt Nam để thành lập Doanh nghiệp 100% vốn của mình tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Doanh nghiệp liờn doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (gọi chung là Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài) là pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn. Các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài có những đặc điểm cơ bản là: Thứ nhất, tài sản của các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài có thể thuộc sở hữu một phần hay toàn bộ của chủ thể nước ngoài. Thứ hai, các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài luôn luôn xuất hiện vai trò của các chủ Đầu tư là các nhà Đầu tư nước ngoài. Thứ ba, Doanh nghiệp và các chủ Đầu tư vào Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh; có trường hợp việc thành lập và hoạt động của một số các Doanh nghiệp thuộc loại này còn chịu sự điều chỉnh của Luật quốc tế, điều này cũng được coi như là một đặc điểm của các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài. 1.1.3.3- Thời hạn Đầu tư: Thời hạn hoạt động của các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài được quy định dùa trên nguyên tắc đảm bảo đủ thời gian để các chủ Đầu tư thu hồi được vốn đầu tư và có lãi hợp lý. Ở nước ta, Luật Đầu tư năm 1987 và Ngô Thị Thu Hường 10 [...]... hoạch và Đầu tư Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Du lịch thu n tuý ở nước ta hiện nay có sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư Trong tổng số 150 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 4,05 tỷ USD thì số các dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn và dịch vụ Du lịch chiếm tỷ trọng rất lớn 72% (108/150 dự án) với tổng số vốn đầu tư là 2,65 tỷ USD, chiếm 65,4% tổng số vốn đầu tư vào du lịch thu n... hộ cho thu Vì vậy để Du lịch phát triển bền vững cần thiết phải thay đổi cơ cấu đầu tư hiện nay để có thể cân đối việc phục vụ tất cả các nhu cầu của khách Du lịch và nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư 1.3.2- Về hình thức Đầu tư: Hình thức đầu tư vào lĩnh vực Du lịch ở nước ta trong thời gian qua thì hình thức liên doanh chiếm đa số khoảng 96% số dự án trong Đầu tư nước ngoài vào Du lịch thu n... các nhà Đầu tư và với thời hạn này các nhà Đầu tư không thể đầu tư vào những dự án có số vốn lớn mà thời hạn thu hồi vốn đòi hỏi phải dài hơn Việc kéo dài thời hạn đầu tư sẽ tạo ra tâm lý yên tâm cho các nhà Đầu tư khi bá ra nguồn vốn lớn, đầu tư vào những dự án lâu dài Đồng thời, việc kéo dài thời hạn đầu tư cũng tăng sức hấp dẫn đảm bảo cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hót Đầu tư nước. .. hoạt động đầu tư mà chúng ta có thể nhận thấy là góp phần làm tăng thu nhập quốc dân của nước ta thông qua việc nép thu của các đơn vị Đầu tư nước ngoài và tiền thu từ việc cho thu đất Hoạt động đầu tư sẽ kích thích sản xuất phát triển vì sản xuất phát triển thì mới cú cỏc sản phẩm để xuất khẩu, xuất khẩu phát triển sẽ giúp quốc gia thu về những ngoại tệ phục vụ phát triển sản xuất và phát triển nhiều... tục hành chính kéo dài mà bên đối tác nước ngoài bị lỡ cơ hội đầu tư, mâu thu n trong quản lý liên doanh - Hình thức Đầu tư 100% vốn nước ngoài rất Ýt chỉ chiếm khoảng 1% - Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm khoảng 3% 1.3.3- Đối tác Đầu tư: Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành cho đến nay ngành Du lịch Việt Nam đã thu hót được 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Du lịch trong đó gần 80% vốn đầu tư. .. của cả nước nằm trong vùng trọng điểm phát triển Du lịch Miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh Hà Nội như một cực có sức thu hót mạnh mẽ khách Du lịch trong nước và quốc tế Chính vì vậy cũng là một điểm thu hót lớn vốn Đầu tư Du lịch với nhiều dự án lớn và đầy triển vọng 2.1.1.2.2- Khí hậu: Ngô Thị Thu Hường 31 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc... vực và thế giới Đầu tư nước ngoài trong Du lịch đã góp phần làm phong phú cơ sở vật chất kỹ thu t Du lịch và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động Năm 1997 Đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 560 tỷ và chiếm gần 66,7% tổng số nép ngân sách của ngành Du lịch, chiếm 0,85% - 0,9% tổng thu ngân sách của đất nước Năm 1999 doanh thu Du lịch của các Doanh nghiệp có vốn FDI đạt 500 triệu USD (tăng 12% so với 1997)... nước và nước ngoài Đa số các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm Đõy cũn gọi là hiện tư ng "hai chiều" đang trở thành khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay Ngô Thị Thu Hường 12 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội 1.2.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc Đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam Hoạt động đầu tư ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển. .. xây dựng và phát triển các chương trình Du lịch Dịch vô Bởi lẽ phần lớn các đoàn các nhà doanh nghiệp nước ngoài muốn vào Việt Nam Đầu tư đều qua Hà Nội để làm thủ tục hành chính pháp lý cần thiết theo pháp luật Việt Nam Tầm quan trọng của Hà Nội được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh, nhưng nổi bật hơn cả là việc Hà Nội đảm nhận chức năng của Trung tâm đầu não của đất nước Mỗi năm Hà Nội đón hàng trăm... làm và tăng trưởng kinh tế Từ đó càng làm rõ hơn vị trí quan trọng của FDI trong nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội góp phần tích cực vào sự thành công của công cuộc đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Ngô Thị Thu Hường 29 Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI 2.1- TIỀM NĂNG VÀ . tiếp nước ngoài chiếm một vị trí tư ng đối quan trọng. Em đã chọn đề tài " ;Một số giải pháp để tăng cường khả năng thu hót vốn Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển Du lịch Hà Nội& quot; của Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chương 2: Hiện trạng phát triển Du lịch và tình hình Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Du lịch ở Hà Nội. Chương 3: Mục tiêu, định hướng Đầu tư phát triển Du lịch. lịch Hà Nội và một số giải pháp tăng cường thu hót vốn Đầu tư nước ngoài vào Du lịch Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu của đề tài em đã sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây: + Phương pháp

Ngày đăng: 11/08/2015, 20:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguồn: Vụ quản lý dự án, MPI

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • Tiềm năng và lợi thế về tài nguyên Du lịch ở Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan