Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam

88 514 0
Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  NHÂM THỊ TUYẾT HẠNH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM - Năm 2011 2 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM  NHÂM THỊ TUYẾT HẠNH TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân Hàng Mã số : 60.31.12 Người Hướng Dẫn Khoa Học TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN TP. HCM - Năm 2011 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong một nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái là một biến số có vai trò quan trọng và việc hoạch định chính sách tỷ giá là một trong những trọng tâm của nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ các nước nhằm giảm thiểu tác động của những cú sốc do biến động kinh tế khách quan từ nền kinh tế thế giới trong quá trình hội nhập. Nền kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO cuối năm 2006 đến nay đang dần gỡ bỏ những rào cản thương mại cho phù hợp với điều kiện gia nhập WTO, cơ chế điều hành tỷ giá cũng phải phù hợp với thực trạng của nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu vĩ mô của Chính Phủ. Cơ chế và những chính sách điều hành tỷ giá là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp lên cán cân thương mại của Việt Nam. Phải công nhận rằng cơ chế điều hành và chính sách tỷ giá thời gian gần đây càng linh hoạt và theo sát với tình hình kinh tế trong và ngoài nước và đã đạt được nhiều thành công rất đáng khích lệ, đăc biệt những tác động tích cực của tỷ giá lên cán cân thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại cũng như luôn phải đối diện với căn bệnh “nhập siêu”. Đã có nhiều tranh luận đề cập về nguyên nhân trong đó có đề cập đến nguyên nhân là do chính sách tỷ giá chưa thật sự hợp lý. Chính vì vậy, với đề tài “Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam” sẽ phản ánh rõ hơn tác động của tỷ giá hối đoái và mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái vá cán cân thương mại như thế nào, từ đó đề xuất về chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại. 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: a. Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại, từ đó nghiên cứu khả năng có thể vận dụng chính sách tỷ giá nhằm 4 gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong nước hay không? Kết quả sau khi phân tích sẽ cho ta thấy tầm quan trọng của chính sách điều hành tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đến tình hình cán cân thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô, hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những biến động của tỷ giá và thực trạng cán cân thương mại trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, trong đó phân tích sự biến động của tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương, phản ánh cơ chế, chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại từ đó nêu lên một số gợi ý có thể định hướng cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và với hy vọng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái đúng đắn sẽ cải thiện được tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và là đòn bẩy giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững mạnh. Ngoài ra đề tài còn nêu lên một số ý kiến của chuyên gia, những quan điểm khác nhau về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, hồi qui, so sánh, đối chiếu … với số liệu chủ yếu từ thống kê của IMF, tổng cục thống kê, Bộ thương mạivà Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam; đồng thời kết hợp các học thuyết kinh tế hiện đại, sử dụng mô hình nguyên bản của Rose and Yellen, được Bahmami Oskooee và Brooks phát triển: TB t =f(RER t ,DY t ,FY t ) và kiểm định trên phần mềm Eview 6; vận dụng kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá ở các nước trên thế giới (chủ yếu là các nước đang phát triển). Kết hợp những kinh nghiệm này với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, lấy mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn làm phương pháp chủ đạo để phân tích. 5 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN: a. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những biến động của tỷ giá và tình hình xuất nhập khẩu, từ đó phân tích tác động giữa tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam b. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại cho thấy thách thức về điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn hiện nay ngày càng được quan tâm hơn trong bối cảnh nền kinh tế đã thực sự hội nhập vào đời sống kinh tế toàn cầu. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam Chương 3: Kiểm định mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam. Chương 4: Đề xuất các chính sách liên quan đến tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1. Các quan điểm truyền thống về tỷ giá và cán cân thương mại: 1.1.1. Tỷ giá hối đoái và các loại tỷ giá: Đã từ lâu việc trao đổi, mua bán không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà có sự tham gia của nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó các quan hệ thanh toán, tín dụng trong giao dịch ngoại thương giữa các bên đòi hỏi phải sử dụng đơn vị tiền tệ của một trong hai nước nhưng cũng có thể là đồng tiền của một nước thứ ba. Muốn thực hiện việc chuyển đổi đó phải dựa vào một mức qui đổi xác định, hay nói các khác là phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Theo quan điểm truyền thống, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh ngang giá sức mua (ngang giá vàng) giữa đồng tiền hai nước. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, “ tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền hay đó là giá chuyển đổi của đồng tiền nước này trong quan hệ so sánh với đồng tiền nước khác”. Ở Việt Nam, theo khoản 10 điều 3 của Pháp lệnh ngoại hối (nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 18/12/2006 của Chính Phủ) có định nghĩa: “ Tỷ giá hối đoái của Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực: Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động lại rất khác nhau. Trong đó tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu và sức mạnh cạnh tranh thương mại là rõ ràng và nhanh chóng. Đồng thời thặng dư hay thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai có ý nghĩa quan trọng vì tình trạng cán cân tài khoản vãng lai luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở. Vì vậy trong điều kiện hiện nay, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giá như là một công cụ hữu hiệu nhằm tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ. 7 - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate): là tương quan giữa giá cả của hai đồng tiền. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua một đồng tiền khác mà không đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. Tùy theo phương pháp niêm yết giá của từng quốc gia, tỷ giá danh nghĩa được tính như sau: Cách yết giá gián tiếp Các yết giá trực tiếp Một đơn vị nội tệ đổi lấy bao nhiêu ngoại tệ Một đơn vị ngoại tệ đổi lấy bao nhiêu nội tệ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương: là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER - Nominal Effective Exchange Rate): NEER không phải là tỷ giá, nó chỉ là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia rổ tiền tệ với tỷ trọng tương ứng. Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của các nước có đồng nội tệ đem tính NEER so với các nước có đồng tiền trong rổ tiền tệ được chọn. - Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange Rate) Khi phân tích tác động của tỷ giá cần phải đề cập đến yếu tố tỷ giá thực vì đây là biến số thực có tác động cực kỳ quan trọng đến nền kinh tế. Tỷ giá thực tăng hay giảm đồng nghĩa với sự gia tăng hay suy giảm sức cạnh tranh thương mại, do đó tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và rất cần thiết được phân tích Tỷ giá hối đoái thực là tương quan giữa giá cả hàng hóa mậu dịch và giá cả của hàng hóa phi mậu dịch, điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và giá cả ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không có nghĩa là gia tăng hay sụt giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế, nhưng tỷ giá hối đoái thực đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. 8 Theo IMF, tỷ giá thực được định nghĩa là tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nuớc và nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ Tỷ giá hối đoái thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương mại hoặc dựa trên trung bình cho tất cả các đối tác thương mại. Trong trường hợp so sánh giữa hai nước, tỷ giá hối đoái thực được gọi là tỷ giá hối đoái thực song phương (BRER), là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Trong trường hợp thứ hai gọi là tỷ giá hối đoái thực đa phương (MEER) hay còn gọi là tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) và được tính toán trên cơ sở trung bình có trọng số với các đối tác mà quốc gia chủ nhà có quan hệ thương mại. Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở đề đánh giá đồng tiền nội tệ bị đánh giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là cơ sở dữ liệu cơ bản trong quá trình thực thi chính sách. Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER). Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định giá thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 đồng nội tệ bị định giá cao. RERR bằng 100 đồng nội tệ ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ”. Các tính được tóm tắt trong bảng sau: Tỷ giá thực Cách yết giá gián tiếp Các yết giá trực tiếp BRER = NER1 x CIP/CIP* = NER2 x CIP*/CIP MEER (REER) = ∑ BRER i x W i = ∑ BRER i x W i 9 Trong đó: NER1: tỷ giá hối đoái danh nghĩa, trong trường hợp yết giá gián tiếp NER2: tỷ giá hối đoái danh nghĩa, trong trường hợp yết giá trực tiếp CIP: giá trong nước CIP*: giá nước ngoài BRER i: tỷ giá hối đoái thực song phương với nước i với nước đang xét. MEER : tỷ giá hối đoái thực đa phương (còn gọi là tỷ giá thực có hiệu lực REER) W i : tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại của nước đang xét 1.1.2. Cán cân thương mại và các nhân tố tác động đến cán cân thương mại: 1.1.2.1. Khái niệm: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch lớn hơn 0 thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. 1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại: Cán cân thương mại cùng với cán cân dịch vu, cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều là các bộ phận của cán cân tài khoản vãng lai, trong đó cán cân thương mại là thành phần chủ yếu, do đó các yếu tố tác động động đến cán cân tài khoản vãng lai cũng sẽ tác động trực tiếp lên cán cân thương mại. Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, chúng ta dựa trên nguyên tắc Cetaris parribus, nghĩa là khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta cố định các nhân tố khác. Do cán cân thương mại của một quốc gia có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia đó, nên việc xác định các yếu tố ảnh 10 hưởng đến cán cân thương mại mại là rất quan trọng. Các yếu tố tác động và ảnh hưởng nhiều nhất là: lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái và các biện pháp hạn chế của chính phủ…. - Ảnh hưởng của lạm phát : Nếu một quốc gia có lạm phát tăng so với quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì cán cân thương mại của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang nước khác sẽ sụt giảm. - Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, cán cân thương mại của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. - Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, cán cân thương mại của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó sẽ giảm. - Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ: Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nhập khẩu đối với người tiêu dùng tăng thêm trên thực tế. Thuế suất thuế nhập nhẩu do các quốc gia ấn định. Các ngành được quốc gia bảo hộ sẽ được ấn định thuế nhập khẩu cao hơn các ngành khác nhằm chống lại cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Việc gia tăng áp dụng thuế nhập khẩu làm gia tăng cán cân thương mại, trừ các trường hợp các chính phủ khác trả đũa. . với đề tài Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam sẽ phản ánh rõ hơn tác động của tỷ giá hối đoái và mối tương quan giữa tỷ giá hối đoái vá cán cân thương mại như thế. giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam Chương 3: Kiểm định mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam. Chương 4: Đề xuất các chính sách liên quan đến tỷ giá và. và cán cân thương mại ở Việt Nam 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1. Các quan điểm truyền thống về tỷ giá và cán cân thương mại: 1.1.1. Tỷ giá

Ngày đăng: 10/08/2015, 14:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan