XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI CLO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY HỌC SINH

6 1K 8
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI CLO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI CLO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY HỌC SINH NGUYỄN ĐÌNH HÙNG - TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC MỞ ĐẦU: Đổi mới giáo dục là một trong những vấn đề thời sự được sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội hiện nay, trong đó kiểm tra đánh giá là một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới, việc xây dựng hệ thống câu hỏi có khả năng phân loại và đánh giá chính xác năng lực của học sinh là yêu cầu cấp thiết của quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũ hầu như chưa đáp ứng được những yêu cầu đó, vì vậy việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài và hệ thống câu hỏi cho quá trình kiểm tra đánh giá là yêu cầu câp thiết mang tính thời sự. NỘI DUNG: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập của bài Clo với các mức độ theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. I. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH Câu 1. Cho biết số hiệu nguyên tử của Clo là 17 1. Viết cấu hình electron của Clo. (Nhận biết) 17 Cl: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 2. Cho biết số eletron độc thân trong nguyên tử Clo. (Thông hiểu) - Clo có 1e độc thân ở lớp ngoài cùng 3. Viết Cte, CTCT của phân tử Clo? Giải thích? (Vận dụng thấp) - Công thức cấu tạo: Cl – Cl - Công thức electron: Cl:Cl 4. Dự đoán các trạng thái oxi hoá và hoá trị có thể có của Clo trong hợp chất. (Vận dụng Cao) - Ở trạng thái kích thích Clo có thể có 3,5,7 electron độc thân do vậy Clo có thể có các hóa trị I, III, V, VII Câu 2. Cho tờ giấy quỳ ẩm vào bình chứa khí Clo 1. Nếu hiện tượng quan sát được. (NB) - Ban đầu tờ giấy quỳ ẩm chuyển sang màu đỏ, một thời gian sau mất màu 2. Giải thích sự biến đổi màu của tờ giấy quỳ. (TH) - Khi Clo tan vào nước một phân tác dụng với nước theo phương trình Cl 2 + H 2 O ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ HCl + HClO - HCl sinh ra làm cho quỳ tím chuyển sang maù đỏ - Axit HClO không bền bị phân hủy theo phản ứng HClO → HCl + O [O] hoạt động hóa học rất mạnh và có khả năng tẩy màu làm mất màu của giấy quỳ 3. Nếu thay tờ giấy quỳ ẩm bằng giấy quỳ khô thì hiện tượng quan sát được là gì? Giải thích? (VD Thấp) - Tờ giấy quỳ không có biến đổi gì. 4. Cho tờ giấy quỳ vào bình nước Clo để lâu ngày ngoài ánh sáng? Nêu hiện tượng quan sát được giải thích? (VD Cao) - Nước ClO để lâu ngày ngoài ánh sáng thì thành phần chủ yếu chỉ có HCl, do vậy nếu cho tờ giấy quỳ vào sẽ thấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Cl 2 + H 2 O HCl + HClO HClO → HCl + O Câu 3. Cho các khí sau đựng trong các bình không màu riêng biệt: O 2 ; Cl 2 ; CO 2 1. Dựa vào tính chất vật lý có thể nhận ra được khí nào trong số các khí trên. (NB) - Có thể nhận ra bình chứa khí Clo có màu vàng lục 2. Phân biệt các khí trên bằng phương pháp hóa học. (TH) - Lấy mỗi khí một lượng nhỏ rồi thử với giấy quỳ ẩm nếu thấy quỳ ẩm chuyển sang màu hồng thì đó là khí Clo. - Thử với tàn đóm nhận ra O 2 bùng cháy trở lại, còn CO 2 làm tàn đóm tắt 3. Phân biệt các khí trên với một thuốc thử duy nhất. (VD Thấp) - Dùng dung dịch Ca(OH) 2 : + Nếu có kết tủa trắng nhận ra khí CO 2 Ca(OH) 2 + CO 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O + Nếu bị hấp thụ nhận ra Cl 2 2Cl 2 + 2 Ca(OH) 2 → CaCl 2 + Ca(ClO) 2 + H 2 O + Nếu không bị hấp thụ nhận ra khí O 2 4. Khí O 2 có lẫn Cl 2 và CO 2 , SO 2 . Làm cách nào để thu được khí O 2 tinh khiết (VD Cao) - Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư, khí Cl 2 , CO 2 , SO 2 bị giữ lại còn lại khí O 2 thoát ra. Câu 4. Cho một bình chứa dung dịch nước Clo 1. Cho biết màu của bình của dung dịch đó. - Dung dịch chứa khí Clo có màu vàng nhạt 2. Tại sao bình nước clo lại có màu ? - Khi tan trong nước chỉ có 1 phần khí Clo tác dụng với nước theo phương trình Cl 2 + H 2 O ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ HCl + HClO - Màu vàng của dung dịch là màu của khí Clo chưa phản ứng với nước. 3. Trong thực tế bình nước clo để lâu ngày thường không màu? Giải thích? Axit HClO không bền bị phân hủy theo phản ứng HClO → HCl + O Do vậy bình chứa khí Clo để lâu ngày thường không có màu 4. Thêm Na 2 CO 3 vào dung dịch chứa nước clo trên, cho biết hiện tượng xảy ra? Viết phương trình phản ứng giải thích? - Có khí thoát ra vì: Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O II. BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG Câu 1. Cho m gam KMnO 4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được 3,36 lít khí Cl 2 (đktc). 1. Tính số mol khí Cl 2 ? (NB) - Số mol khí Clo: 0,15 mol 2. Tính giá trị của m ? (TH) - Phương trình phản ứng: 2KMnO 4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 ↑ + 8H 2 O 3. Tính số mol HCl bị oxi hóa ? (VD Thấp) - N HCl bị oxi hóa =2. 2 2.0,15 0,3 Cl n = = (Mol) 4. Muốn thu được lượng khí Cl 2 như trên thì khối lượng K 2 Cr 2 O 7 cần dùng là bao nhiêu ? (VD Cao) - Pt: K 2 Cr 2 O 7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl 3 + 3Cl 2 ↑ + 7H 2 O III. BÀI TẬP THỰC HÀNH Câu 1. Cho biết bộ thí nghiệm điều chế Clo trong phóng thí nghiệm trong đó các hoá chất được sử dụng lần lượt là: dung dịch HCl đặc, MnO 2 rắn, Dung dịch H 2 SO 4 đặc, Dung dịch NaCl loãng. 1. Cho biết các hoá chất được dùng ở mỗi bình(NB) - Bình 1: dung dịch HCl - Bình 2: MnO 2 rắn - Bình 3: Dung dịch NaCl - Bình 4: dung dịch H 2 SO 4 đặc 2. Giải thích tác dụng của bình 3 và 4. (TH) - Bình 3: Giữ lại HCl - Bình 4: Loại bỏ nước 3. Đổi chỗ hai bình 3 và 4 có được không? Tại sao? (VD Thấp) - Đổi chỗ 2 bình 3 và 4 không được vì: + Cho hỗn hợp chứa HCl và Cl 2 qua dung dịch NaOH loãng thì 1 phần Clo sẽ tan vào nước và bị giữ lại trong dung dịch. + Sp khí Clo thu được sẽ có lẫn hơi nước bị cuốn theo 4. Nêu biện pháp xử lý khí Cl 2 thừa sau thí nghiệm. (VD Cao) - Dùng bông tẩm dung dịch kiềm để trên miệng hình nón, để hấp thụ khí Clo thoát ra ngoài - Sau khi ngừng thí nghiệm, cho ống dẫn khí Clo đi qua dung dịch kiềm để loại bỏ khí Clo Câu 2. Cho hai cách thu khí sau Phương pháp 1 Phương pháp 2 1. Cho biết trong phòng thí nghiệm Clo được thu theo phương pháp nào? (NB) - Khí Clo được thu theo phương pháp 1, 2. Giải thích tại sao khí Cl 2 được thu theo phương pháp em đã chọn ? (TH) - vì khí Clo nặng gấp 2,5 lần không khí do vậy có thể thu theo phương pháp đẩy không khí - Clo tan một phần trong nước do vậy không thu theo phương pháp 2 3. Người ta có thể thu khí Clo theo phương pháp 2 bằng cách thay H 2 O bằng dung dịch HCl giải thích?(VD Thấp) - Khi Clo tan vào nước một phân tác dụng với nước theo phương trình Cl 2 + H 2 O ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ HCl + HClO (1) - Dùng dung dịch HCl làm giảm độ tan của Clo trong nước 4. So sánh độ tan của Clo trong nước và dung dịch HCl ? Giải thích. (VD Cao) - Clo tan trong nước tốt hơn trong dung dịch HCl do có cân bằng: Cl 2 + H 2 O ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ HCl + HClO (1) Câu 3. Cho hai thí nghiệm sau 1. Xác định các khí trong bình 1 và 2 (NB) A. O 2 và Cl 2 B. O 2 và HCl C. H 2 S và Cl 2 D. H 2 S và HCl. 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (TH) 3. Nếu thí nghiệm 2 chỉ dẫn một lượng nhỏ khí NH 3 qua bình khí Clo thì sau khi thí nghiệm có khói trắng không? Giải thích? (VD Thấp) 4. Trong thực tế để loại bỏ khí Clo bị thoát ra trong phòng thí nghiệm người ta làm thế nào? Giải thích? (VD Cao) - Để loại bỏ khí Clo bị thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta thường bơm vào đó khí NH 3 NH 3 + Cl 2 → N 2 + HCl NH 3 + HCl → NH 4 Cl(r) Câu 4. Trong thực tế để diệt khuẩn trong nước sinh hoạt hoặc bể bơi người ta thường dùng chất khí X có tính oxi hóa mạnh. 1. Chất khí X nào thường được dùng trong các khí sau A. O 3 B. Cl 2 C. CO 2 D. SO 2 2. Giải thích tại sao người ta lại dùng khí X? - Khí Clo có tác dụng diệt khuẩn và tẩy trắng 3. Nếu nồng độ khí X quá cao có thể gây ô nhiễm nguồn nước, và mất tác dụng sau một thời gian do vậy trong thực tế để xử lý nước người ta dùng phương pháp nào? Giải thích? - Người ta thường bổ xung liên tục một lượng khí X phù hợp 4. Trong thực tế, lượng khí X được bơm vào nước sinh hoạt trong bể tiếp xúc theo tỷ lệ 5g/m 3 . Vậy để làm sạch một bể nước sinh hoạt có kích thước 20x10x1,4 m thì thể tích khí X cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu quả thực tế chỉ chiếm 90% lượng khí X sử dụng. - Thể tích nước có trong bể chứa là 280m 3 . - Lượng khí Clo cần dùng là: Câu 5. Trong công nghiệp Clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. 1. Cho biết các sản phẩm thu được của phản ứng. - Cl 2 , H 2 , dung dịch NaOH 2. Cho biết vai trò của màng ngăn trong bình điện phân. - Ngăn không cho Clo tác dụng với dung dịch kiềm thu được 3. Nếu bỏ màng ngăn thì sau khi điện phân ta thu được những sản phẩm gì. - Khí Clo tác dụng với dung dịch NaOH theo phương trình 2NaOH + Cl 2 → NaCl + NaClO + H 2 O 5. Clo thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường đặc biệt với khu vực gần nhà máy, mặc dù các nhà máy thường thiết kế ống khói rất cao. Giải thích? - Vì Clo nặng hơn không khí do vậy khi thoát ra ngoài clo bị lắng xuống, gây ô nhiễm cho môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người - Nếu con người hít phải một lượng nhỏ khí CLO cũng gây kích thích mạnh đường hô hấp và viêm niêm mạc .hít phải nhiều CLO có thể gây ngạt và chết - Gây ra bệnh tật đặc biệt là các bệnh về phổi, tim. KẾT LUẬN: Hệ thống câu hỏi theo mức độ phù hợp và hướng vào đánh giá năng lực học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi phải đảm bảo bám sát nội dung của môn Hóa học và có khả năng phân loại học sinh theo năng lực. . XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI CLO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY HỌC SINH NGUYỄN ĐÌNH HÙNG - TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC MỞ ĐẦU: Đổi mới giáo dục là một. đổi mới kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũ hầu như chưa đáp ứng được những yêu cầu đó, vì vậy việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài và hệ thống câu hỏi cho. trình kiểm tra đánh giá là yêu cầu câp thiết mang tính thời sự. NỘI DUNG: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập của bài Clo với các mức độ theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá và phát triển năng lực

Ngày đăng: 10/08/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan