Giáo án sinh học lớp 10 học kì 1 (nâng cao)

81 2.1K 1
Giáo án sinh học lớp 10 học kì 1 (nâng cao)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

20/8/2010 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết 1- Bài 1+ 2: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: -Trình bày được các hệ sống là một hệ mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với nhau và với môi trường sống -Nêu được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức -Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp -Giải thích được hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh, thể hiện mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa hệ với môi trường sống -Nêu được 5 giới SV và đặc điểm của từng giới. Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, QT, QX, HST. -Kể được các bậc phân loại từ thấp đến cao 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, khái quát, phân tích, so sánh. 3.Thái độ: Có cái nhìn biện chứng về thế giới tự nhiên đê thấy rằng mọi vật chất đều được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử. II.Chuẩn bị: -GV: Tranh vẽ phóng to h1/SGK -HS: Đọc bài III.Hoạt động lên lớp: 1.Ổn định: 2.KTBC: 3.Bài mới: I.Các cấp tổ chức của thế giới sống Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Giới thiệu các cấp tổ chức chính thể hiện sự sống gồm tế bào, cơ thể, QT- loài, QX, HST- sinh quyển và giới thiệu các cấp phụ trong mỗi cấp chính. - GV: giới thiệu tranh vẽ hình 1/SGK và yêu cầu HS dựa vào tranh để phân biệt các khái niệm: phân tử, đại phân tử, bào quan - HS: Quan sát hình vẽ và phân biệt -GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để phân biệt cơ thể đơn bào với cơ 1. Cấp tế bào: -Phân tử: muối vô cơ, nước, các chất hữu cơ -Đại phân tử: chủ yếu là các prôtêin và axit nuclêic -Bào quan: cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào 2. Cấp cơ thể: -Mô thể đa bào, hình thành khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan - HS: phân biệt cơ thể đơn bào và đa bào. Trình bày khái niệm mô cơ quan, hệ cơ quan - GV: Nêu ví dụ và phân tích các dấu hiệu của một quần thể SV: + Số lượng + Cùng loài + Thời điểm + Khu vực sống + Quan hệ sinh sản, kiếm ăn Vậy thế nào là QT? - HS: Trả lời - GV: Cho HS phân biệt các mối quan hệ giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau trong QX và mối quan hệ giữa các quần thể. - HS: Dựa vào kiến thức đã học để phân biệt - GV: HST là gì? - HS: Trả lời. - GV: Sinh quyển là gì? - HS: Trả lời -Cơ quan -Hệ cơ quan 3.Cấp quần thể loài -Quần thể -Loài: Trong một quần thể chỉ tồn tại những cá thể cùng loài có khả năng giao phối sinh ra con hữu thụ 4. Cấp quần xã: -QX gồm nhiều QT, nhiều loài khác nhau liên hệ mật thiết với nhau bởi chuỗi, lưới thức ăn. 5. Hệ sinh thái- Sinh quyển: -HST -Sinh quyển II. Các giới sinh vật -GV: Giới thiệu một số hệ thống phân loại: + 2 giới: ĐV,TV. +4 giới: VK, Nấm, TV, ĐV + 5 giới: KS, NS, Nấm, TV, ĐV + 6 giới: VK, VSV cổ, NS, TV, Nấm, ĐV Vậy giới là gì? - HS: Thảo luận và trả lời - GV: Cho HS nghiên cứu bảng 2.1/SGK và chỉ ra sự sai khác giữa các giới và mối quan hệ 5 giới - HS: N/c SGK và trả lời 1.Khái niệm về giới SV: Bậc phân loại lớn nhất, gồm những SV có chung những đặc điểm nhất định 2. Hệ thống 5 giới SV: - Giới khởi sinh: - Giới nguyên sinh: - Giới Nấm: - Giới TV: - Giới ĐV: III.Các bậc phân loại trong mỗi giới GV: Giới thiệu nguyên tắc phân loại dựa vào cấu tạo dinh dưỡng, sinh sản. GV: Từ thấp đến cao có các bậc phân loại nào? HS: N/c SGK và trả lời. - Sắp xếp từ thấp đến cao: Loài→ Chi→ Họ - GV: Đặt tên loài theo nguyên tắc nào? - HS: N/c SGK và trả lời. GV: Cho HS tên một số loài và yêu cầu xác định tên loài Chó sói: Canis lupus Sao la: Pseudoryx nghetinhensis - HS: Viết tên loài trên ra giấy → Bộ → Lớp → Ngành → Giới - Tên loài: tên kép(tên chi+ tên loài) Tênchi: viết hoa Tên loài: viết thường III. Đa dạng sinh vật -GV: Giới thiệu đa dạng loài ở VN. Những hoạt động nào của con người làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể của các loài SV? -HS: Thảo luận và trả lời. -GV: Cần phải làm gì để duy trì số lượng cá thể của loài ở mức ổn định? -HS: Trả lời. -GV: Ngoài đa dạng loài còn có những loại đa dạng gì? -HS: Trả lời. - Đa dạng loài: Thống kê và mô tả được 1,8 triệu loài - Đa dạng QX, HST. 4.Củng cố và dặn dò: -GV yêu cầu HS xếp lại sơ đồ về các cấp tổ chức của hệ thống sống -GV cho HS nêu rõ 5 giới SV và đặc điểm sai khác giữa các giới. -HS phải làm gì để bảo tồn đa dạng SV? -Cho HS tổng kết lại bài bằng khung cuối bài 23/8/2010 Tiết 2 - Bài 3: GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH, GIỚI NẤM I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nêu được đặc điểm giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm - Phân biệt được đặc điểm các SV thuộc nhóm VSV 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh. 3.Thái độ: II.Chuẩn bị: -GV: Tranh vẽ phóng to h3.1, 3.2/SGK Tranh 1 số VK, ĐVNS, tảo nấm - HS: Sưu tầm tranh ảnh về VK, ĐVNS, tảo, nấm III.Hoạt động lên lớp: 1.Ổn định: 2.KTBC: Giới SV là gì? Có bao nhiêu giới SV? Kể các bậc chính trong thang phân loại từ thấp đến cao 3.Bài mới: I.Giới khởi sinh(Monera) Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Thuộc giới khởi sinh có những SV nào? -HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời -GV: VK có đặc điểm cấu tạo ntn? -HS: Trả lời -GV: VK có đặc điểm dinh dưỡng ntn? -HS:N/c SGK và trả lời -GV: Vì sao VK lam có khả năng tự dưỡng quang hợp như TV? -GV giới thiệu: Gần đay, người ta tách khỏi VK 1 nhóm là VSV cổ(Archaea) có nhiều đặc điểm khác biệt với VK. Về mặt tiến hoá, chúng tách thành một nhóm riêng và đứng gần với SV nhân thực hơn là VK. - Gồm: VK + Kích thước hiển vi + TB nhân sơ + Dinh dưỡng: hoá tự dưỡng, quang tự dưỡng, hoá dị dưỡng, quang dị dưỡng + Nhiều VK sống kí sinh + VK lam có nhiều sắc tố quang hợp→tự dưỡng quang hợp II. Giới nguyên sinh(Protista) - GV: Cho HS n/c hình 3.1/SGK. Giới nguyên sinh bao gồm những SV nào? -HS: Quan sát hình vẽ và trả lời -GV:Căn cứ vào đâu để phân chia giới nguyên sinh thành nhiều nhóm? HS:N/c SGK và trả lời GV:Từ sơ đồ hình 3.1 hãy so sánh đặc điểm giữa các nhóm thuộc giới nguyên sinh HS:So sánh về cấu tạo cơ thể, thành tế bào, phương thức dinh dưỡng -GV: Giới thiệu 1 số tranh ảnh về giới nguyên sinh -Bao gồm: ĐVNS, TVNS, nấm nhầy -Đơn bào hoặc đa bào -Đa dạng về cấu tạo và phương thức dinh dưỡng -TB nhân thực +Đặc điểm các nhóm: SGK III.Giới nấm(Fungi) -GV: Cho HS n/c sơ đồ hình 3.2/SGK. Giới nấm bao gồm những SV nào? -Bao gồm nấm men, nấm sợi -TB nhân thực HS: Trả lời dựa vào sơ đồ -GV: Chúng có cấu tạo ntn? -HS: N/c SGK và trả lời -GV: Nấm có những phương thức sống nào? -HS: N/c SGK và trả lời -GV: Nấm sinh sản theo hình thức nào? -HS: Trả lời -GV: Cho HS n/c sơ đồ hình 3.2 và chỉ ra các dạng nấm khác nhau ở điểm nào -HS: N/c sơ đồ và trả lời -Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi -Có thành kitin(một số có thành xenlulôzơ) -Không có lục lạp -Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh -Sinh sản bằng bào tử có lông và roi -Đặc điểm các nhóm nấm: SGK IV.Các nhóm vi sinh vật -GV: Những SV nào được xếp vào nhóm VSV? -HS: N/c SGK và trả lời -GV: Chúng có đặc điểm chung gì? -HS: N/c SGK và trả lời -GV: Virus được xếp vào giới nào trong hệ thống 5 giớI? -HS: Trả lời -GV: Virus không được xếp vào giới nào cả mà chỉ được xếp vào nhóm VSV do chúng chưa có cấu tạo tế bào, chỉ sống được khi kí sinh trong TB vật chủ -GV: VSV có vai trò gì đối với sản xuất và đời sống? -HS: Thảo luận và trả lời + Đặc điểm: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường +Bao gồm: VK, ĐVNS, tảo đơn bào, nấm men và virus +Vai trò 4.Củng cố và dặn dò: -GV cho HS hoàn thành bảng sau: Nhóm SV Cấu tạo Dinh dưỡng Vai trò Ví dụ Vi khuẩn ĐVNS Tảo Nấm nhầy Nấm men Nấm sợi -GV hướng dẫn HS làm bài thực hành ở nhà: Sưu tầm tranh ảnh về các sinh vật, bài sưu tầm được đóng thành tập, phải có đầy đủ các thông tin về tên loài mà nhóm sưu tầm, về đa dạng loài thuộc nhóm SV đang sưu tầm +Tổ 1: đa dạng về cá +Tổ 2: đa dạng về TV hạt trần và TV hạt kín +Tổ 3: đa dạng về côn trùng +Tổ 4: đa dạng về bò sát Bài sưu tầm thực hiện trong 1 tuần, báo cáo vào tiết 5 28/8/2010 Tiết 3 - Bài 4+5: GIỚI THỰC VẬT VÀ GIỚI ĐỘNG VẬT I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: -Phân biệt được các ngành trong giới thực vật cùng các đặc điểm của chúng -Thấy được sự đa dạng và vai trò của giới TV để có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên TV đặc biệt là bảo vệ rừng -Nêu được các đặc điểm của giới động vật, liệt kê được các ngành thuộc giới ĐV cũng như đặc điểm của chúng -Chứng minh được tính đa dạng của giới ĐV và vai trò của chúng 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh. 3.Thái độ: Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo vệ động thực vật quí hiếm II. Chuẩn bị -GV: Tranh vẽ phóng to hình 4, 5/SGK Mẫu hoặc tranh về một số TV, ĐV -HS: Đọc bài Mẫu hoặc tranh về một số TV, ĐV III.Hoạt động lên lớp: 1.Ổn định: 2.KTBC: -Giới nguyên sinh gồm những SV nào? Có đặc điểm gì? -Nêu dặc điểm của giới nấm 3.Bài mới : I.Đặc điểm chung Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV: Cho HS đọc SGK và so sánh đặc điểm chung của giới TV và giới ĐV theo bảng: +Giống nhau: +Khác nhau: 1.Giới TV 2.Giới ĐV: 3.Các đặc điểm của TV thích Giới TV Giới ĐV Cấu tạo Dinh dưỡng Hoạt động sống -HS:Đọc SGK và so sánh -GV: TV có những đặc điểm nào thích nghi với đời sống trên cạn? -HS: Đọc SGK và trả lời nghi với đời sống trên cạn: Cơ thể cứng cáp, mọc cố định, có lớp cutin chống mất nước, có khí khổng trao đổi khí, có hệ mạch dẫn truyền, thụ phấn nhờ gió và côn trùng, thụ tinh kép và có nội nhũ nuôi phôi, có sự tạo quả và hạt II.Các ngành TV: -GV: Cho HS n/c sơ đồ hình 4/SGK. Thực vật có nguồn gốc từ tổ tiên nào? -HS: N/c sơ đồ và trả lời -GV: Từ tảo lục đa bào nguyên thuỷ tiến hoá theo những hướng nào? -HS: N/c sơ đồ và trả lời -GV: Vì sao từ rêu không thể tiến hoá thành các ngành TV cao hơn? -HS: Thảo luận và trả lời -GV: Vì sao ngày nay TV hạt kín lại chiếm ưu thế so với các ngành TV khác -HS: Thảo luận và trả lời -Tổ tiên thực vật là tảo lục đa bào nguyên thuỷ -Gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín III.Các ngành của giới động vật: -GV: Giới ĐV được chia thành mấy nhóm chính? -HS: N/c sơ đồ hình 5 và trả lời -GV: Từ sơ đồ hình 5 chỉ ra đặc điểm sai khác giữa ĐVKXS và ĐVCXS -HS: N/c sơ đồ và trả lời -GV: Giới thiệu sơ đồ phát sinh và tiến hoá của giới ĐV -ĐV có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào -Chia 2 nhóm chính: +ĐVKXS: gồm các ngành thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai +ĐVCXS: chỉ có một ngành ĐV có dây sống và được chia thành các lớp: nửa dây sống, cá miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú IV.Đa dạng giới thực vật và giới động vật -GV: Cho HS lấy số liệu để chứng minh sự đa dạng của giớI TV và giới ĐV -HS: đọc SGK và lấy số liệu để chứng minh GV: ĐTV có vai trò gì đối với HST, đối với sản xuất và đời sống? -HS: Thảo luận và trả lời -Đa dạng TV -Đa dạng ĐV -Vai trò của ĐTV 4.Củng cố và dặn dò: -GV cho HS chỉ ra điểm sai khác giữa các ngành TV -GV cho HS sắp xếp những ĐV có trong mẫu vật, tranh ảnh mà GV và HS đã chuẩn bị thành 2 nhóm ĐVKXS và ĐVCXS 30/08/2010 Tiết 4 - Bài 6: THỰC HÀNH: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SINH VẬT I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: Nêu được sự đa dạng của thế giới SV thể hiện ở các cấp độ tổ chức và đa dạng trong 5 giới 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, quan sát. 3.Thái độ: Thấy được giá trị của sự đa dạng sinh học và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng SV II. Chuẩn bị -GV: Mẫu hoặc tranh về một số SV -HS: Sưu tầm tranh về một số SV theo chủ đề GV đưa ra III.Hoạt động lên lớp: 1.Ổn định: 2.KTBC: 3.Bài mới : -GV: Nêu mục đích, yêu cầu của buổi thực hành -GV cho đại diện các nhóm trình bày bộ sưu tập của nhóm, sau đó các nhóm trao đổi chéo các bộ sưu tập để nhóm khác nghiên cứu và cho nhận xét -GV tổng kết về độ đa dạng của SV và nhiệm vụ phải bảo tồn đa dạng SV KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ: Câu 1: Nêu các cấp tổ chức của hệ sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó. Câu 2: So sánh đặc điểm nhóm động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh. Câu 3: Nêu các đặc điểm của thực vật thích nghi với đời sống trên cạn. Tại sao ngành hạt kín lại có số lượng loài và cá thể phong phú, đa dạng hơn các ngành thực vật còn lại? Câu 4: Nêu các lí do phải bảo tồn các động vật quý hiếm. ĐÁP ÁN: Câu 1: 3 điểm -Các cấp tổ chức: Phân tử → Đại phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể - loài → Quần xã → Hệ sinh thái – sinh quyển. -Mối tương quan: +Cấp tổ chức thấp là nền tảng tạo nên cấp tổ chức cao hơn +Cấp tổ chức cao hơn mang những đặc điểm của cấp tổ chức thấp. Câu 2: 2 điểm Giống: Đều thuộc giới nguyên sinh, tế bào nhân thực. Khác: Động vật nguyên sinh Thực vật nguyên sinh -Cơ thể đơn bào -Không có thành xenlulozơ -Không có lục lạp -Dị dưỡng -Vận động bằng lông hoặc roi -Cơ thể đơn bào hoặc đa bào -Có thành xenlulozơ -có lục lạp -Tự dưỡng quang hợp -Không tự di chuyển được. Câu 3: 4 điểm -Đặc điểm: SGK -Thực vật hạt kín đa dạng do: +Hạt được bảo vệ trong quả +Thụ tinh kép tạo nội nhũ nuôi phôi. +Hình thức thụ phấn đa dạng +Có nhiều hình thức phát tán quả và hạt. Câu 4: 1 điểm -Duy trì đa dạng loài → cân bằng sinh thái. -Bảo vệ vốn gen. [...]... bài 20/09/2 010 Tiết 9- Bài 11 : AXIT NUCLÊIC(tiếp theo) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải -Phân biệt được các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng, phân biệt được AND với ARN 2.Kĩ năng: So sánh, phân tích, tổng hợp 3.Thái độ: Thấy được cơ sở phân tử của sự sống là axit nuclêic II.Chuẩn bị: -Giáo viên: Tranh vẽ ARN -Học sinh: Đọc bài III.Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định... loại ARN -Chuẩn bị bài thực hành: mỗi tổ mang các mẫu vật sau: 1 củ khoai lang, dầu ăn, 20 hạt đậu phụng, 1 trứng gà, 5 trái đậu côve, gan lợn, 1 quả dứa 25/9/2 010 Tiết 10 - Bài 12 : THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: -Tự xác định được một số thành phần hóa học của tế bào như: prôtêin, lipit, K, S, P và một số loại đường...05/9/2 010 PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO Tiết 5 - Bài 7: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: -Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống -Trình bày được sự tạo thành các hợp chất hữu cơ... động của GV và HS Nội dung -GV: ARN cấu trúc theo nguyên tắc nào? 1. Nuclêôtit-đơn phân -HS: Trả lời của ARN -GV: Đơn phân của ARN là gì? -HS: Trả lời -GV: So sánh hình 11 .1 với hình 10 . 1 trong SGK và cho biết nu cấu tạo nên AND và nu cấu tạo nên ARN khác nhau -Có 4 loại nu cấu tạo nên ntn? ARN -HS: Quan sát hình vẽ, so sánh và trả -1 nu gồm: Axit lời phôtphoric -GV: Khác nhau ở bazơ nitơ và ở phân... G, X So sánh hình 11 .2 với 10 . 2 để thấy sự khác nhau về cấu trúc giữa ARN với AND -HS: Quan sát hình vẽ, thảo luận và so sánh sau đó điền vào bảng Điểm SS ADN ARN Số mạch, 2 mạch, hàng 1 mạch ngắn, số đơn chục nghìn hàng chục phân đến hàng đến hàng triệu nu nghìn nu Thành -Đường -Đường phần của đêôxiribôzơ ribôzơ 1 đơn -Bazơ -Bazơ phân nitơ: A, nitơ: A, T, G, X U, G, X -GV: Dựa vào hình 11 .3, hãy phân... ứng 15 /09/2 010 Tiết 8 - Bài 10 : AXIT NUCLÊIC I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải: -Viết được sơ đồ khái quát nuclêôtit -Mô tả dược cấu trúc và chức năng của phân tử AND, giải thích vì sao AND vừa đa dạng lại vừa đặc trưng 2.Kĩ năng: Tư duy phân tích tổng hợp 3.Thái độ: Thấy được cơ sở phân tử của sự sống là axit nuclêic II.Chuẩn bị: -Giáo viên: Tranh vẽ & mô hình ADN -Học sinh: ... màu trắng 4.Củng cố và dặn dò -GV nhận xét buổi thực hành, yêu cầu HS thu dọn vệ sinh trước khi nghỉ 30/9/2 010 CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TẾ BÀO Tiết 11 - Bài 13 : TẾ BÀO NHÂN SƠ I Mục tiêu : 1 Kiến thức : Sau khi học xong bài này , HS phải: -Trình bày được nội dung cơ bản của học thuyết tế bào -Mô tả được các thành phần chủ yếu của 1 tế bào -Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn -Giải thích được sự khác nhau giữa... vi khuẩn có AND dạng vòng nhỏ khác gọi là plasmit 4.Củng cố và dặn dò: Cho HS trình bày cấu trúc và chức năng của thành tế bào, màng sinh chất, TBC, vùng nhân 02 /10 / 2 010 Tiết 12 - Bài 14 : TẾ BÀO NHÂN THỰC I Mục tiêu : 1 Kiến thức : Sau khi học xong bài này , HS phải: -So sánh được tế bào thực vật với tế bào động vật - Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào Kể được loại tế bào nào không có nhân,... mỡ dưới da? -Làm các câu hỏi cuối bài ở nhà 12 /09/2 010 Tiết 7- Bài 9: PRÔTÊIN I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải: -Viết được công thức tổng quát của axit amin -Phân biệt được cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin -Giải thích được tính đa dạng, đặc thù của prôtêin -Kể được các chức năng sinh học của prôtêin 2.Kỹ năng: So sánh, phân tích 3.Thái độ: Nhận thức được tại... được các vai trò sinh học của nước đối với TB và cơ thể 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, phân tích 3.Thái độ: Thấy được vai trò của các nguyên tố hoá học và nước trong tế bào từ đó thấy được ảnh hưởng của các nguyên tố này đến hoạt động của cơ thể II Chuẩn bị -GV: Tranh vẽ hình 7 .1, 7.2/SGK; 7 .1, 7.2/SGV -HS: Đọc bài III.Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định: 2.KTBC: 3.Bài mới : I.Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên . bài 23/8/2 010 Tiết 2 - Bài 3: GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH, GIỚI NẤM I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nêu được đặc điểm giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới. 20/8/2 010 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết 1- Bài 1+ 2: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh. thể người 65.0 18 .5 9.5 3.3 1. 5 1. 0 0.4 3 0.2 -Nêu vai trò của nước đối với sự sống 10 / 09/2 010 Tiết 6 – Bài 8: CACBOHIĐRAT(SACCARIT) VÀ LIPIT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này

Ngày đăng: 09/08/2015, 16:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 20/8/2010

  • PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

  • KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

  • 05/9/2010

  • PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO

  • CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

    • Nguyên tố

    • -HS: Trả lời: Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do những đơn phân kết hợp kại

      • Hoạt động của GV và HS

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan