MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF

101 427 1
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ THÙY TRANG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KIM DUNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và đƣợc phép công bố. Tác giả Lê Thùy Trang MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1 Lý do hình thành đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 1.6 Kết cấu luận văn 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH 4 2.1 Giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu của đề tài 4 2.1.1 Đặc điểm về nhân lực của ngành Ngân hàng 6 2.1.2 Mối liên hệ giữa đặc điểm nguồn nhân lực, hoạt động trong ngành ngân hàng và động viên nhân viên 8 2.2 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 11 2.2.1 Động viên là gì? 11 2.2.2 Mối liên hệ giữa động viên nhân viên và thỏa mãn trong công việc 13 2.2.3 Các thuyết liên quan đến động viên nhân viên 15 2.2.4 Các yếu tố thành phần của động viên 21 2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 26 2.3.1 Đặc điểm công việc 29 2.3.2 Đảm bảo công việc 29 2.3.3 Đƣợc công nhận thành quả làm việc 30 2.3.4 Lƣơng và phúc lợi 30 2.3.5 Đào tạo và thăng tiến 31 2.3.6 Quan hệ với lãnh đạo 33 2.3.7 Quan hệ với đồng nghiệp 33 2.3.8 Thƣơng hiệu 34 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1 Quy trình nghiên cứu 37 3.2 Mẫu nghiên cứu 37 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính 39 3.3.2 Thiết kế phiếu khảo sát 39 3.3.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo 40 3.4 Nghiên cứu định lƣợng 40 3.4.1 Đánh giá thang đo 42 3.4.2 Phân tích nhân tố - EFA 43 3.4.3 Phân tích hồi quy 44 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 4.1 Mô tả dữ liệu thu thập 47 4. 2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 49 4.3. Phân tích nhân tố 51 4. 4 Phân tích hồi quy 54 4.4.1 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến 55 4.4.2 Phân tích hồi quy 56 4.5 Kiểm định giả thuyết 59 4.6 Thảo luận kết quả 60 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP 67 5.1 Kết luận về Động viên nhân viên tại các Ngân hàng TMCP hiện nay 67 5.2 Hàm ý quản trị 68 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 76 5.3.1 Hạn chế của đề tài 76 5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng Thƣơng Mại TMCP: Thƣơng Mại Cổ Phần TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tỷ trọng Ngân hàng TMCP so với toàn hệ thống (%) 5 Bảng 2.2: Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTM so với toàn hệ thống (%) 5 Bảng 4.1: Diễn đạt và mã hóa thang đo 41 Bảng 4.2: Tổng hợp hệ số Cronbach Alpha của các biến sau khi loại biến 51 Bảng 4.3: Ma trận nhân tố với phép quay Varimax 53 Bảng 4.4: Phân tích tƣơng quan các biến độc lập và biến phụ thuộc 55 Bảng 4.5: Kiểm định độ phù hợp của mô hình 57 Bảng 4.6: Phân tích phƣơng sai ANOVA với biến phụ thuộc 57 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy 58 Bảng 4.8: So sánh các thành phần động viên với các nghiên cứu trƣớc đây 64 Bảng 4.9: So sánh các thành phần động viên với các nghiên cứu ở Việt Nam 65 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 : Tháp nhu cầu Maslow 15 Hình 2.2 : Thuyết Hai nhân tố của Herberg 17 Hình 2.3 : Thuyết ERG - Clayton Alderfer 19 Hình 2.4 : Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham 20 Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu đề xuất 35 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 37 Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu theo giới tính 48 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi 48 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu theo tính chất công việc 48 Hình 4.5: Mô hình điều chỉnh 54 TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm: Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến động viên nhân viên ở các ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Việt Nam hiện nay; Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến động viên nhân viên. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là 200 mẫu đƣợc thu thập từ bảng câu hỏi gửi cho các nhân viên hiện đang công tác ở các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM. Từ các lý thuyết về động viên nhân viên và các nghiên cứu thực tiễn của các nhà nghiên cứu, thang đo các nhân tố của động viên nhân viên đã đƣợc xây dựng với thang đo Likert năm mức độ. Mô hình hồi quy tuyến tính cũng đƣợc xây dựng ban đầu với biến phụ thuộc là động viên chung và tám biến độc lập là các yếu tố ảnh hƣởng đến động viên gồm: Đặc điểm công việc, Đảm bảo công việc, Đƣợc công nhận thành quả, Quan hệ với lãnh đạo, Quan hệ với đồng nghiệp, Đào tạo và phát triển, Lƣơng và phúc lợi, Thƣơng hiệu. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0, mô hình đƣợc điều chỉnh lại với bảy biến độc lập do hai biến Quan hệ với lãnh đạo và Quan hệ với đồng nghiệp đƣợc nhóm lại với nhau thành biến Quan hệ trong công việc. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy bảy nhân tố này có ý nghĩa thống kê đến việc động viên nhân viên ở các ngân hàng TMCP. Trong đó các nhân tố ảnh hƣởng lần lƣợt là Đƣợc công nhận kết quả làm việc, Đảm bảo công việc, Lƣơng và phúc lợi, Quan hệ trong công việc, Đào tạo và phát triển, Thƣơng hiệu và cuối cùng là Đặc điểm công việc. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cũng là cơ sở cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý có chiến lƣợc để đƣa ra những phƣơng thức nhằm kích thích động viên nhân viên đúng đắn, duy trì nguồn nhân lực chất lƣợng cho tổ chức. -1- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do hình thành đề tài Hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là một mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Sau nhiều năm đổi mới Ngân hàng đã đƣa lại nhiều thành quả, đóng góp tích cực vào thành tựu chung đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Một sự phát triển mạnh mẽ một tổ chức tài chính trong đó có hệ thống Ngân hàng cần đƣợc hỗ trợ bởi nhiều nguồn lực, trong đó nếu có đƣợc một sự phát triển tƣơng xứng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc động viên khích lệ cao độ và cam kết vì tổ chức đƣợc coi là nguồn gốc của việc nâng cao năng suất và chất lƣợng dịch vụ, tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành (Lord, 2002). Với đặc trƣng của nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu là nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao (thống kê từ Ngân hàng nhà nƣớc năm 2011 thì nguồn nhân lực Ngân hàng có hơn 60% nhân viên ở độ tuổi dƣới 30 và 65% có trình độ từ đại học trở lên) thì việc tận dụng và phát huy đƣợc thế mạnh của nguồn lực này sẽ mang lại thành công rất lớn cho các tổ chức Ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng dịch chuyển nhân sự sang tổ chức khác diễn ra mạnh mẽ đối với đội ngũ nhân viên trẻ này do bản tính năng động, muốn khám phá điều mới, và sự hấp dẫn, cuốn hút từ các chế độ chính sách của những tổ chức khác. Vấn đề đặt ra là cần phải giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao này. Một trong những cách đó chính là tạo ra sự thỏa mãn, động viên nhân viên, tạo động lực cho họ làm việc hết mình cho tổ chức. Động viên để thúc đẩy đƣợc tinh thần làm việc, tùy thuộc vào sự khuyến khích bằng vật chất hay tinh thần để kích thích nhân viên sử dụng hết những khả năng tiềm tàng của đội ngũ nhân viên này và cố gắng tối đa trong thực hiện công việc bởi vì khi nhân viên có động lực, họ làm việc với tinh thần cao, tràn đầy năng lƣợng và sự nhiệt tình. Động viên nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng giúp ngƣời quản lý nâng cao chất lƣợng dịch vụ đối với khách hàng thông qua việc cải tiến thành quả lao động của nhân viên (Islam & Ismail, 2008). Động viên chính là một trong những chìa khóa quan trọng -2- trong tâm lý tổ chức, khi nhân viên cảm thấy có giá trị và đƣợc công nhận trong công việc sẽ khiến họ cảm thấy đƣợc động viên, có trách nhiệm và làm việc hiệu quả hơn (Monese & Thwala, 2009). Vậy những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc động viên nhân viên, yếu tố nào có thể kích thích đƣợc tinh thần làm việc của nhân viên? Để tìm hiểu đƣợc những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc động viên nhân viên trong các ngân hàng hiện nay, tác giả đã chọn đề tài “Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc động viên nhân viên ở các Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Hiểu và nhận biết đƣợc các yếu tố chính này sẽ giúp cho các tổ chức tài chính và đặc biệt là Ngành Ngân hàng có thể tạo động lực làm việc cho nhân viên, khuyến khích nhân viên đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của tổ chức. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố, đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến việc động viên nhân viên tại các Ngân hàng TMCP hiện nay. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm động viên kích thích tinh thần làm việc cho nhân viên cho các ngân hàng TMCP ở TP. HCM 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hƣởng đến động viên nhân viên tại các Ngân hàng TMCP - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn TP. HCM - Đối tƣợng khảo sát: là những ngƣời hiện đang làm việc trên 1 năm trong các Ngân hàng TMCP ở TP. HCM. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu thực hiện theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm khẳng định và bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lƣợng. -3- - Giai đoạn 2: sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Từ các biến đo lƣờng ở giai đoạn nghiên cứu định tính, xác định các nhân tố và các thuộc tính đo lƣờng. Phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến động viên nhân viên. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có chiến lƣợc để điều chỉnh hoặc xây dựng các chính sách về nhân sự phù hợp. Đồng thời đƣa ra những phƣơng thức kích thích động viên nhân viên đúng đắn, nhằm tạo động lực cho cán bộ nhân viên. 1.6 Kết cấu luận văn Nội dung của luận văn bao gồm 5 chƣơng: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình Gồm bối cảnh nghiên cứu của đề tài, các khái niệm về về động viên, các thuyết liên quan, khái niệm về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Gồm phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Gồm phân tích dữ liệu thu đƣợc thông qua kiểm định độ tin cậy, độ phù hợp của thang đo và phân tích hồi quy, thảo luận kết quả. Chương 5: Kết luận và hàm ý giải pháp Gồm kết luận từ kết quả phân tích về động viên nhân viên, đƣa ra một số giải pháp nhằm động viên nhân viên và các hạn chế, đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo. -4- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH Chƣơng này sẽ tóm tắt bối cảnh nghiên cứu của đề tài, một số định nghĩa về động viên nhân viên, giới thiệu các lý thuyết làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và xác định các yếu tố thành phần tác động đến động viên nhân viên, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 2.1 Giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu của đề tài Ngân hàng thƣờng đƣợc coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu đƣợc với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Những đóng góp của hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do các NHTM đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên tới khoảng 140% GDP. Từ khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đã có bƣớc phát triển nhanh về mặt số lƣợng. Tính đến tháng 10/2012, hệ thống các NHTM Việt Nam có 39 NHTM cổ phần, 5 NHTM nhà nƣớc, 54 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 5 ngân hàng liên doanh. Ngoài ra còn có các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm 18 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (gồm 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ƣơng với hơn 1.073 quỹ thành viên). Chính sự phát triển nhanh về mặt số lƣợng, cho đến nay hệ thống các NHTM đã có mạng lƣới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, tính đến đầu năm 2008, tổng số PGD chi nhánh của các NHTM cổ phần (NHTMCP) đã tăng lên gấp 2 lần so với 2006. Mạng lƣới của hệ thống NHTM trải rộng khắp đến các vùng, [...]... khác nhau về động viên nhân viên trong công việc Mỗi nhà nghiên cứu đều có các lý giải riêng qua các công trình nghiên cứu của họ để tìm ra những yếu tố khác nhau tác động đến động viên nhân viên Các yếu tố thành phần của động viên nhân viên trong các nghiên cứu của các tác giả đƣợc trình bày tóm tắt trong bảng sau: -25- Bảng 2.3: Tổng hợp các yếu tố thành phần của động viên nhân viên của các nghiên... yếu tố thƣơng hiệu của tổ chức có tác động mạnh đến động viên nhân viên Tuy nhiên trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Dung (2012) thì yếu tố thƣơng hiệu lại không có ảnh hƣởng đến việc động viên nhân viên trong khối văn phòng ở Cần Thơ Vậy tác giả sẽ xem xét có hay không tác động của yếu tố “Thƣơng hiệu” đối với động viên nhân viên trong nghiên cứu này Nhƣ vậy mô hình động viên nhân viên ở các Ngân. .. thấy các yếu tố Đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, thỏa mãn thì không có ảnh hƣởng đến việc động viên và thỏa mãn trong công việc -23- Yeboah Asuamah Samuel và cộng sự nghiên cứu về “Đâu là cách tốt nhất để động viên nhân viên, viễn cảnh của sinh viên (2013), sau khi khảo sát 200 mẫu đã tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến động viên nhân viên gồm các yếu tố đƣợc xếp theo thứ tự muốn đƣợc động viên nhƣ... hiện ở Malaysia, cùng hầu hết các nghiên cứu khác đều chứng minh đƣợc rằng hai yếu tố này có ảnh hƣởng tích cực đối với động viên nhân viên (Yeboah Asuamah Samuel (2013), James R Linder (1998), Romeo Adams (2007), Costel Canuseanu (2011)) Một khảo sát của Herberg về nhân viên ngân hàng ở Mỹ đã chỉ ra rằng khoảng 80% các yếu tố có thể động viên nhân viên, dẫn đến thỏa mãn công việc đến từ các yếu tố bên... cầu khác cần đƣợc thỏa mãn Và các học thuyết liên quan đến động viên nhân viên nêu trên đã đƣợc các nhà nghiên cứu sau này xem xét, ứng dụng và tiến hành nghiên cứu để xác định trong các môi trƣờng, lĩnh vực khác nhau và kiểm định các nhân tố nào thực sự ảnh hƣởng đến động viên nhân viên Động viên là một định nghĩa phức tạp có ảnh hƣởng và bị ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố trong môi trƣờng làm việc của... cứu và các giả thuyết Các mô hình nghiên cứu về động viên nhân viên đã đƣợc thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam Trong đó, mỗi nghiên cứu lại chứng minh đƣợc những yếu tố khác nhau tác động đến động viên nhân viên (bảng 2.3) Để lựa chọn đƣợc các yếu tố phù hợp với mô hình nghiên cứu, tác giả lựa chọn mô hình mƣời yếu tố động viên đƣợc phát triển bởi Kovach... hàng và cả ngân hàng Do đó, tác giả sẽ xem xét yếu tố “Đặc điểm công việc” đối với động viên nhân viên thay cho yếu tố “công việc thú vị” nhƣ trong mô hình của Kovach và các nghiên cứu trƣớc đây Trong nghiên cứu về nhân viên ngành Ngân hàng của Popescu Jenica (2002) cũng đã chứng minh các yếu tố tác động đến động viên trong đó có yếu tố “Đƣợc công nhận thành quả làm việc, Đảm bảo công việc” Một nghiên... tuổi về các yếu tố tác động đến việc động viên nhân viên Động cơ chính đƣợc xác định đó là việc trách nhiệm công việc, đƣợc công nhận… Khan (2005) khi nghiên cứu về động viên nhân viên khu vực nhà nƣớc đã chứng minh rằng tiền lƣơng không phải là yếu tố động viên duy nhất, có nhiều cách khác để động viên nhân viên mà không cần đến tiền nhƣ chế độ đãi ngộ, công việc đảm bảo… Nhƣ vậy, có rất nhiều các nghiên... chia thành động viên theo các yếu tố thành phần và động viên chung Động viên theo các yếu tố thành phần gồm các yếu tố có khả năng tạo sự hấp dẫn, kích thích đƣợc tinh thần làm việc đối với nhân viên nhƣ đƣợc thực hiện công việc mà họ khao khát, lƣơng thƣởng cao, có nhiều cơ hội thăng tiến, đƣợc làm việc trong các tổ chức danh tiếng … Động viên chung thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân viên nhƣ là... (1998) chỉ ra rằng yếu tố đồng tình giúp đỡ cá nhân có ảnh hƣởng đến động viên nhân viên, đây là một khía cạnh của mối quan hệ với lãnh đạo Và chỉ trong nghiên cứu của Yeboah(2013) thì yếu tố tình thần đồng đội đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng đến động viên Đồng thời trong quá trình khảo sát sơ bộ, các thành viên tham gia phỏng vấn nhóm đều cho rằng ngoài yếu tố quan hệ với lãnh đạo thì yếu tố quan hệ với . nhằm: Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến động viên nhân viên ở các ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Việt Nam hiện nay; Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến động viên nhân viên. Dữ liệu. LÊ THÙY TRANG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.01.02 . những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc động viên nhân viên, yếu tố nào có thể kích thích đƣợc tinh thần làm việc của nhân viên? Để tìm hiểu đƣợc những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc động viên nhân viên

Ngày đăng: 09/08/2015, 10:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan