Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam

62 644 1
Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ THU HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LÊN TỈ SUẤT SINH LỢI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LÊN TỈ SUẤT SINH LỢI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. LÊ THỊ LANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỉ suất sinh lợi của Thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của giảng viên theo sự phân công. Những thông tin và dữ liệu trong Luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Thị Thu Hằng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Kinh Tế, Viện Đào Tạo Sau Đại Học, cùng toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian tôi theo học Chương trình Đào tạo Thạc Sĩ tại trường. Xin cảm ơn Cô PGS. TS. Lê Thị Lanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này. Nguyễn Thị Thu Hằng iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi TÓM TẮT 1 1. Giới thiệu: 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 1 1.2. Vấn đề nghiên cứu: 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: 4 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu: 5 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây: 5 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu: 12 3.1. Mô hình nghiên cứu: 12 3.1.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu: 12 3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 13 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 17 3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu: 18 3.3.1. Thu thập và mô tả dữ liệu: 18 3.3.2. Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu – kiểm định ADF và lựa chọn độ trễ tối ưu: 25 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu: 29 4.1. Kiểm định đồng liên kết: 29 4.2. Ước lượng mô hình VECM: 32 4.3. Các kiểm định độ thích hợp của mô hình: 39 4.3.1. Thực hiện kiểm định Wald (kiểm định thừa biến): 39 4.3.2. Kiểm định phần dư (Residuals): 40 iv 4.4. Phân tích phân rã phương sai (Variance Decomposition) và hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function): 41 4.4.1. Phân tích phân rã phương sai: 41 4.4.2. Hàm phản ứng đẩy: 43 5. Kết luận: 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 Phụ lục 1: Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu. 54 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADF Augmented Dickey – Fuller Phương pháp kiểm định tính dừng của tác giả Dickey và Fuller NHNN Ngân Hàng Nhà Nước TTCK Thị trường chứng khoán VECM Vector Error Correction Model Mô hình Vector sai số hiệu chỉnh vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Tên bảng, biểu, sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 13 Bảng 3.1: Mô tả các biến và nguồn thu thập. 22 Bảng 3.2: Mô tả thống kê các biến. 24 Bảng 3.3: Lựa chọn độ trễ tối ưu. 25 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định tính dừng các biến ở giá trị gốc. 28 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định tính dừng các biến ở sai phân bậc 1. 28 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến. 31 Bảng 4.2: Kết quả mô hình VECM. 32 Bảng 4.3: Kết quả mô hình hồi quy dài hạn từ kiểm định đồng liên kết. 36 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Wald. 39 Biểu đồ 4.1: Kết quả kiểm định Histogram – Normality test. 40 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tương quan chuỗi. 40 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 41 Bảng 4.7: Kết quả phân tích phân rã phương sai. 41 Biểu đồ 4.2: Kết quả phân tích hàm phản ứng đẩy. 43 1 TÓM TẮT Đề tài này nhằm nghiên cứu tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỉ suất sinh lợi trên Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Thông qua việc sử dụng thủ tục kiểm định đồng liên kết Johansen và mô hình vector sai số hiệu chỉnh (VECM – Vector Error Correction Model), tác giả xem xét các tác động này cả trong ngắn hạn và dài hạn. Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này là dữ liệu thời gian theo tháng từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2012. Tập hợp các biến kinh tế vĩ mô gồm lạm phát, lãi suất, tỉ giá, giá dầu thô thế giới và cung tiền. Kết quả nghiên cứu cho biết rằng có tồn tại quan hệ đồng liên kết giữa năm biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam. Cụ thể, trong ngắn hạn, ngoại trừ biến tỉ giá, các biến lạm phát, lãi suất, giá dầu thô thế giới và cung tiền đều tác động có ý nghĩa thống kê đến tỉ suất sinh lợi TTCK Việt Nam. Trong dài hạn, TTCK chịu ảnh hưởng của tất cả các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình. Cơ chế hiệu chỉnh sai số theo mô hình VECM cho thấy khoảng 61.22% các sai lệch của thị trường trong ngắn hạn được điều chỉnh về trạng thái cân bằng dài hạn ở mỗi tháng. 1. Giới thiệu: 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế các quốc gia trên thế giới, đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh hay chậm hoặc suy thoái đều phụ thuộc rất nhiều vào chính sách cũng như cơ cấu của hệ thống tài chính mỗi quốc gia. TTCK là một trong những thị trường quan trọng của một nền kinh tế, đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả. Bất kỳ một sự tác 2 động nào đến TTCK cũng sẽ tác động đến nền kinh tế theo những cơ chế khác nhau. Theo nhận định của Maysami, Hamzah (2004) trong lý thuyết về thị trường hiệu quả : Thị trường chứng khoán (thể hiện qua giá chứng khoán), điều chỉnh rất nhanh theo những thông tin tin cậy vì vậy thị trường chứng khoán sẽ phản ánh tất cả mọi thông tin về chứng khoán. Lý thuyết thị trường hiệu quả nhấn mạnh, cụ thể ở dạng mạnh của thị trường hiệu quả: giá chứng khoán hàm chứa một cách hiệu quả tất cả các thông tin có sẵn liên quan đến chính sách thị trường và những nhà môi giới chứng khoán trong những ngành nghề tương ứng. Trong chừng mực nào đó, mối quan hệ giữa giá chứng khoán và các chính sách vĩ mô sẽ được sử dụng trong việc tạo nên chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia. Tỉ suất sinh lợi trên TTCK và các nỗ lực dự báo thành quả trên thị trường đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu học thuật, các chuyên gia phân tích tài chính và các nhà làm chính sách. Tương tự các quốc gia khác trên thế giới, TTCK Việt Nam cũng chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô, tuy nhiên do đặc thù là thị trường non trẻ và nền kinh tế có những nét đặc trưng riêng nên mức độ ảnh hưởng của các biến vĩ mô đến giá chứng khoán có khác biệt so với kết quả nghiên cứu ở các quốc gia khác. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỉ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào kho tài liệu nghiên cứu về TTCK Việt Nam để giúp cho những người quan tâm đến đề tài này có thêm những nhận định sâu sắc hơn cho quyết định của mình trên thị trường. 1.2. Vấn đề nghiên cứu: [...]... chỉ số chứng khoán Việt Nam 4 Các nhân tố kinh tế vĩ mô được lựa chọn trong bài nghiên cứu này bao gồm lạm phát, tỉ giá, lãi suất, giá dầu thô thế giới và cung tiền Tỉ suất sinh lợi của TTCK được tính bằng logarit tự nhiên của chỉ số VN-index Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu khác trên thế giới và trong nước, bài nghiên cứu này nhằm xác định sự tác động của các nhân tố vĩ mô lên tỉ suất sinh lợi TTCK... kinh tế vĩ mô, đà tăng trưởng kinh tế và các tác động của chính sách vĩ mô cũng như diễn biến TTCK quốc tế Nhìn chung, chỉ số VN-index và HNXindex có xu hướng biến động tương tự nhau và cùng phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cũng như quy mô, bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô lên chỉ số VN-index – như một đại diện cho toàn thị trường. .. “ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu, tác giả sử dụng ba biến vĩ mô đó là (tỷ giá USD/VND, lạm phát và lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng); tác giả Huỳnh Thanh Bình (Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh), nghiên cứu Tác động của giá vàng, giá dầu và các chỉ số chứng khoán lớn trên... tập trung ở các thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này chỉ có một vài công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên TTCK như nghiên cứu của Hussainey, Khaled và Lê Khánh Ngọc (2009) đăng trên tạp chí Journal of Risk Finance về tác động của các nhân tố vĩ mô trong và ngoài nước tác động đến TTCK Việt Nam; tác giả Nguyễn Phú Hiếu (Trường đại... hướng tác động của các nhân tố vĩ mô lên tỉ suất sinh lợi TTCK trong ngắn và dài hạn Đồng thời so sánh kết quả đạt được với một số nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới Qua đó, tác giả đề ra một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm phát triển TTCK Việt Nam 2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây: 6 Mối quan tương quan đáng kể giữa tỉ suất sinh lợi trên TTCK và các biến kinh tế vĩ mô. .. nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 12 năm 2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn chỉ số chứng khoán bị tác động ngược chiều của yếu tố lạm phát và lãi suất bình quân của thị trường liên ngân hàng, trong ngắn hạn chỉ số chứng khoán bị tác động cùng chiều... giá hiệu dụng danh nghĩa) lên giá chứng khoán ở Malaysia cũng sử dụng mô hình VECM Kết quả chỉ ra rằng các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình đều có tác động có ý nghĩa thống kê đến chỉ số chứng khoán Năm 2007, Humpe và Macmillan đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về ảnh hưởng của một số biến kinh tế vĩ mô lên TTCK Mỹ và Nhật Bản 9 Họ tìm thấy ở thị trường Mỹ, giá chứng khoán có tương quan dương... dụng phương pháp Johansen; - Chạy mô hình VECM để phân tích tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên chỉ số TTCK Phương pháp này được xuất hiện trong nhiều nghiên cứu trước đây bởi tính ưu việt của nó Maysami và Sims (2002, 2001a, 2001b) đã sử dụng mô hình VECM để kiểm tra mối tương quan giữa các biến số kinh tế vĩ mô và tỉ suất sinh lợi chứng khoán ở Hong Kong, Singapore (Maysami... sinh lợi TTCK Ghana Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số các nghiên cứu liên quan đến TTCK thường sử dụng kĩ thuật hồi quy OLS So với VECM, OLS chưa tập trung vào tác động trong ngắn hạn của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Do đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình VECM để xem xét toàn diện tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam và xác định cơ chế hiệu chỉnh sai lệch thị. .. sát thị trường chứng khoán Tokyo Chaudhuri và Smiles (2004) cũng tiến hành nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn giữa giá chứng khoán và sự thay đổi trong các hoạt động kinh tế thực vĩ mô (GDP thực, chỉ số tiêu dùng tư nhân, cung tiền, và giá dầu) ở TTCK Australia từ năm 1960 đến 1998 Tác giả tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa giá chứng khoán và các biến kinh tế vĩ mô Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các . ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ THU HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LÊN TỈ SUẤT SINH LỢI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . Luận văn thạc sĩ kinh tế Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỉ suất sinh lợi của Thị trường chứng khoán Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của giảng viên. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỉ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với hy

Ngày đăng: 09/08/2015, 02:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

  • TÓM TẮT

  • 1. Giới thiệu

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Vấn đề nghiên cứu

    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

      • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

      • 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

      • 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu:

        • 3.1. Mô hình nghiên cứu

          • 3.1.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu

          • 3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

          • 3.2. Phương pháp nghiên cứu

          • 3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu

            • 3.3.1. Thu thập và mô tả dữ liệu

            • 3.3.2. Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu – kiểm định ADF và lựa chọn độ trễ tối ưu

            • 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

              • 4.1. Kiểm định đồng liên kết:

              • 4.2. Ước lượng mô hình VECM

              • 4.3. Các kiểm định độ thích hợp của mô hình

                • 4.3.1. Thực hiện kiểm định Wald (kiểm định thừa biến):

                • 4.3.2. Kiểm định phần dư (Residuals):

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan