Luận văn thạc sĩ Tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2011

121 970 4
Luận văn thạc sĩ  Tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHAN THANH LY TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGẮN HẠN LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2011 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C KINH T Ế TP. H Ồ CHÍ MINH PHAN THANH LY TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGẮN HẠN LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2011 CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM KHÁNH NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯ Ờ NG Đ Ạ I H Ọ C KINH T Ế TP. H Ồ CHÍ MINH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên cao học Phan Thanh Ly MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Tóm tắt 1 Chương 1 – Giới thiệu 2 1.1 Đặt vấn đề 2 1.2 Mục tiêu phân tích 4 1.3 Phạm vi phân tích 4 1.4 Phương pháp phân tích 4 Chương 2 – Cơ sở lý luận 5 2.1 Các lý thuyết hỗ trợ 5 2.2 Tổng quan về SME và đào tạo trong SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011 8 2.2.1 Tổng quan về SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011 8 2.2.2 Tổng quan về đào tạo trong các SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011 11 2.3 Các nghiên cứu liên quan về đào tạo trong doanh nghiệp 13 2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu về đào tạo 13 2.3.2 Các nghiên cứu về tác động của đào tạo đến giá trị gia tăng hay năng suất lao động 17 2.3.3 Các nghiên cứu về tác động của đào tạo đến kết quả tài chính doanh nghiệp 18 2.3.4 Các nghiên cứu về tác động của đào tạo đến mức độ tăng trưởng và tác động trễ 19 2.3.5 Vấn đề nhân quả trong quan hệ đào tạo - kết quả hoạt động doanh nghiệp 21 Chương 3 – Phương pháp phân tích thực nghiệm 22 3.1 Bộ dữ liệu 22 3.1.1 Giới thiệu bộ dữ liệu SME 22 3.1.2 Chọn mẫu bộ dữ liệu SME 22 3.1.3 Bộ dữ liệu cho báo cáo phân tích 23 3.2 Khung phân tích 24 3.3 Mô hình và phương pháp phân tích 29 3.3.1 Một số mô hình phân tích trong các nghiên cứu trước 29 3.3.2 Cơ sở và lựa chọn mô hình phân tích 30 3.3.3 Tác động của đào tạo đến giá trị gia tăng theo mô hình truyền thống 30 3.3.4 Tác động của đào tạo đến tăng trưởng VA theo mô hình truyền thống 30 3.3.5 Tác động trực tiếp và gián tiếp của đào tạo đến giá trị gia tăng theo mô hình tác động trung gian 31 3.3.6 Tác động trực tiếp và gián tiếp của đào tạo đến tăng trưởng giá trị gia tăng theo mô hình tác động trung gian 37 3.4 Công cụ và kỹ thuật phân tích thống kê 37 3.4.1 Tác động của đào tạo đến giá trị gia tăng theo mô hình truyền thống 39 3.4.2 Tác động của đào tạo đến tăng trưởng giá trị gia tăng theo mô hình truyền thống 41 3.4.3 Tác động của đào tạo đến giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị gia tăng theo mô hình tác động trung gian 42 3.5 Vấn đề nội sinh và đa cộng tuyến 42 Chương 4 – Kết quả phân tích thực nghiệm 48 4.1 Thống kê mô tả 48 4.1.1 Các biến trong bảng dữ liệu 48 4.1.2 Các biến sử dụng trong các mô hình hồi quy 49 4.2 Kết quả hồi quy thực nghiệm 51 4.2.1 Tác động của đào tạo đến tổng giá trị gia tăng theo mô hình truyền thống 51 4.2.2 Tác động của đào tạo đến tăng trưởng giá trị gia tăng theo mô hình truyền thống 54 4.2.3 Tác động trực tiếp và gián tiếp của đào tạo đến giá trị gia tăng theo mô hình tác động trung gian 56 4.2.4 Tác động trực tiếp và gián tiếp của đào tạo đến tăng trưởng giá trị gia tăng theo mô hình tác động trung gian 61 4.3 Thảo luận kết quả hồi quy 66 Chương 5 - Kết luận và hàm ý chính sách 68 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Tóm tắt Bài viết phân tích đánh giá tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2011. Kết quả phân tích cho thấy đào tạo ngắn hạn, theo mô hình hồi quy truyền thống, không có ý nghĩa tác động đến giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị gia tăng. Nhưng phân tích theo mô hình tác động trung gian, đào tạo ngắn hạn có tác động tích cực đến giá trị gia tăng với mức ý nghĩa 1%. Doanh nghiệp đào tạo có giá trị gia tăng cao hơn 14% so với không đào tạo trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, trong đó tác động gián tiếp chiếm 83% tổng tác động, chủ yếu là qua lao động 69%, qua vốn 14%; tác động trực tiếp chỉ chiếm 17%. Đối với tăng trưởng, phân tích theo mô hình tác động trung gian, đào tạo ngắn hạn vẫn không có ý nghĩa với độ trễ 2 năm, nhưng có tác động tích cực đến tăng trưởng giá trị gia tăng trong cùng thời kỳ với mức ý nghĩa 10%. Doanh nghiệp đào tạo có mức tăng trưởng giá trị gia tăng cao hơn 10% so với không đào tạo, trong đó tác động trực tiếp chiếm 65% tổng tác động, còn tác động gián tiếp qua lao động chiếm 35%. Báo cáo phân tích có một số hạn chế. Trước hết là vấn đề sử dụng dữ liệu thứ cấp, được khảo sát 2 năm một lần và không chuyên phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu về đào tạo. Tiếp đó là vấn đề mối quan hệ nhân quả giữa đào tạo và các kênh trung gian vốn, lao động chưa được mô tả minh bạch. 2 Chương 1 – Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. SME chiếm 17,56% lao động và 15,56% GDP tại các nước nghèo; 57,24% lao động và 51,45% GDP tại các nước giàu; nếu cộng thêm khu vực phi chính thức thì con số lên đến 46,97% lao động và 62,76% GDP tại các nước nghèo; 72,40% lao động và 64,45% GDP tại các nước giàu; hiệu quả hoạt động của SME có tác động tích cực đến nền kinh tế (Ayyagari và cộng sự, 2005). Theo quan điểm dựa trên nguồn lực yếu tố đầu vào (Wernerfelt, 1984; Barney, 1991), doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả nếu chỉ số nguồn lực có những đặc tính lợi thế cạnh tranh bền vững như giá trị cao, khan hiếm, khó bắt chước, khó thay thế (Barney, 1991). Trong số nguồn lực đầu vào gồm vốn tài chính, tài sản, tài nguyên, kinh nghiệm, công nghệ, … thì vốn con người chính là yếu tố được đánh giá có lợi thế cạnh tranh bền vững bậc nhất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và công nghệ hiện nay (Wright và cộng sự, 1994; Wright & Snell, 1997; Morris và cộng sự, 2006) bởi những đặc tính khó bắt chước (Barney, 1991; Becker & Gerhart, 1996), khan hiếm, không dễ mua trên thị trường thông thường (Becker & Gerhart, 1996), giữ vị trí chiến lược trong việc duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh (Barney & Wright, 1998). Vốn con người được đánh giá qua giáo dục, đào tạo (Becker, 1975). Đào tạo và cải tiến liên tục đã trở thành giải pháp không thể thiếu đối với doanh nghiệp nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh (Salas & Cannon-Bowers, 2001). Đào tạo lao động đã trở thành ngành công nghiệp hàng tỷ đô la của thế giới (Haccoun & Saks, 1998). Giai đoạn 2006-2011, tổng chi phí đào tạo trong doanh nghiệp tại Mỹ luôn ở mức trên 50 tỷ đô la mỗi năm, đạt 60 tỷ năm 2011 (Training Industry Report, 2011). Chưa có công cụ định lượng nào làm rõ được cơ chế đào tạo là nguyên nhân dẫn đến kết quả doanh nghiệp. Khó phân tách riêng tác động của đào tạo, bởi kết quả doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như môi trường sản xuất, chiến lược 3 kinh doanh, bối cảnh kinh tế xã hội. Thiếu bằng chứng sẽ khó thuyết phục chủ doanh nghiệp nhỏ thực hiện đào tạo (Kitching & Blackburn, 2002). Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ và tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động của cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, và cả xã hội hay quốc gia. Một số nghiên cứu cụ thể tác động của đào tạo đến tiền lương (Alba-Ramirez, 1991; Turcotte & Renninson, 2004; Conti, 2005), năng lực cá nhân (Alba-Ramirez, 1991; Aragon- Sanchez và cộng sự, 2003), năng suất lao động (Huselid, 1995; Turcotte & Renninson, 2004; Dearden và cộng sự, 2000; Conti, 2005; Zwick, 2004; Thang & Quang, 2011; Black and Lynch, 1996), doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng (Aragon-Sanchez và cộng sự, 2003; Thang và cộng sự, 2011; Delaney & Huselid, 1995). Nghiên cứu về đào tạo tại Việt Nam có Thang và cộng sự (2009, 2010, 2011), với dữ liệu khảo sát là các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2007, thuộc nhiều ngành khác nhau trong khu vực sản xuất và phi sản xuất; phiếu khảo sát gửi tới 1.000 doanh nghiệp có từ danh bạ điện thoại 2007, có 196 doanh nghiệp trả lời, tỷ lệ 19,6%; mục tiêu nghiên cứu là tác động của đào tạo đến doanh thu và năng suất lao động. Với mục đích đóng góp cho nghiên cứu khoa học về đào tạo tại Việt Nam, tạo cơ sở cho việc ra những quyết định về khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư cho đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ lao động, gia tăng vốn con người, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam; nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam các năm 2005, 2007, 2009, 2011, thực hiện phân tích, đánh giá tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng dữ liệu bảng cân đối (balanced panel) qua 4 đợt khảo sát để phân tích định lượng bằng các mô hình khai thác dữ liệu bảng (panel data) để đánh giá tác động của đào tạo lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp; và là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp mô hình tác động trung gian (mediation effect model) để phân tích đánh giá tác động gián tiếp của đào tạo, qua đó xác định đúng vai trò ý nghĩa của công tác đào tạo lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. 4 1.2 Mục tiêu phân tích Để đánh giá đúng vai trò của đào tạo đối với kết quả hoạt động doanh nghiệp, bài viết tập trung phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp của đào tạo đến giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị gia tăng, thể hiện qua các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát:  Đánh giá tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp Mục tiêu cụ thể:  Phân tích tác động của đào tạo đến giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị gia tăng theo mô hình truyền thống thông thường  Phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp của đào tạo đến giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị gia tăng sử dụng mô hình tác động trung gian  So sánh kết quả ước lượng tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp từ hai mô hình hồi quy truyền thống và mô hình tác động trung gian 1.3 Phạm vi phân tích Căn cứ vào mục tiêu phân tích và điều kiện dữ liệu, bài viết có phạm vi phân tích:  Đối tượng: doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam  Thời gian: các năm khảo sát 2005, 2007, 2009, 2011  Nội dung:  đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc  kết quả hoạt động doanh nghiệp gồm giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị gia tăng 1.4 Phương pháp phân tích Bước một, sử dụng mô hình hồi quy truyền thống thông thường để đánh giá tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Bước hai, tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp được xác định theo mô hình hồi quy tác động trung gian của Baron & Kenny (1986). Sau cùng, các kết quả từ bước một và bước hai được so sánh với nhau. [...]... dựng nên khung phân tích tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp như mô tả ở hình 3.1 tác động trễ 2 năm Công nghệ Kết quả hoạt động tác động cùng thời kỳ doanh nghiệp Vốn Đào tạo Lao động + VA + TTVA Hình 3.1 Tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp 25 Trong khung phân tích hình 3.1, kết quả hoạt động doanh nghiệp, được đánh giá qua giá trị gia tăng và tăng trưởng giá trị... hệ giữa đào tạo và kết quả hoạt động doanh nghiệp; trong đó, đào tạo tác động đến kết quả doanh nghiệp qua trung gian kết quả nguồn nhân lực (Tharenou và cộng sự, 2007) 2.2 Tổng quan về SME và đào tạo trong SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011 2.2.1 Tổng quan về SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011 SME có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng tựu trung dựa vào một số tiêu chí như lao động, vốn... gia tăng (VA) thì năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng là giá trị gia tăng tính cho một lao động (VA/L) Giả thuyết H01: Đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc có ý nghĩa tác động tích cực đến tổng giá trị gia tăng của doanh nghiệp 2.3.3 Các nghiên cứu về tác động của đào tạo đến kết quả tài chính doanh nghiệp Những nghiên cứu đánh giá tác động của đào tạo đến doanh số, lợi nhuận hay suất... giá trị gia tăng, phụ thuộc vào vốn, lao động, và công nghệ theo lý thuyết sản xuất Đào tạo tác động đến kết quả hoạt động doanh nghiệp thông qua con đường năng suất hay chỉ số công nghệ Đào tạo có tác động tức thời hay tác động trễ tùy theo nội dung và quy mô đào tạo Do thiếu điều kiện tìm biến đại diện cho công nghệ, cho nên tác động của đào tạo đến kết quả hoạt động doanh nghiệp thông qua công nghệ... sát lao động và việc làm Canada năm 1999, đánh giá tác động của đào tạo đến năng suất lao động Kết quả ghi nhận tác động tích cực của đào tạo, mạnh đối với lao động trình độ thấp, yếu đối với lao động trình độ đại học; cho thấy đào tạo có tác động điều chỉnh nâng chất lượng của lao động trình độ thấp lên mức đáp ứng công nghệ doanh nghiệp yêu cầu Conti (2005), gần như áp dụng theo phương pháp của Dearden... cứu là tác động của đào tạo đến doanh thu và năng suất lao động Phân tích của Bassi & McMurrer (2009) khảo sát 40 doanh nghiệp công chúng hoạt động trên thị trường chứng khoán, có đầu tư cho đào tạo, hoạt động 1996-1997 tại Mỹ, đánh giá mức độ đầu tư cho đào tạo tác động đến năng suất lao động và đến chỉ số thị trường Tobin's Q, là tỷ số giữa giá trị doanh nghiệp trên thị trường và giá trị doanh nghiệp. .. nghiên cứu tác động trễ của đào tạo thì biến D0 được sử dụng, thể hiện doanh nghiệp có tổ chức đào tạo ngắn hạn cho lao động đang làm việc trong chu kỳ kinh doanh trước (cụ thể 2 năm trước) hay không Biến số đại diện cho kết quả hoạt động doanh nghiệp: kết quả hoạt động doanh nghiệp đa dạng tùy thuộc vào việc lựa chọn mô hình nghiên cứu (Tharenou và cộng sự, 2007), nhưng tựu trung có thể xếp vào 4 nhóm... hưởng đến tăng trưởng giá trị gia tăng của doanh nghiệp với độ trễ 2 năm (Zwick, 2002) Tuy nhiên, phân tích đánh giá vẫn được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra Giả thuyết H02: Đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc có ý nghĩa tác động tích cực đến tăng trưởng giá trị gia tăng của doanh nghiệp với độ trễ 2 năm Giả thuyết H03: Đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc có ý nghĩa tác động tích cực đến tăng... trong đó có Khảo sát lao động tại Anh Kết quả cho thấy đào tạo tại chỗ không có ý nghĩa thống kê, còn đào tạo bên ngoài cho tác động âm 15 Dearden và cộng sự (2000) thực hiện nghiên cứu tác động trực tiếp của đào tạo đến năng suất lao động với bộ dữ liệu panel Khảo sát lao động tại Anh giai đoạn 19831996 Kết quả cho thấy ý nghĩa tích cực của đào tạo sau 4 tuần Mô hình phân tích xem đào tạo là biến ngoại... Aragon-Sanchez và cộng sự (2003) cho biết doanh nghiệp có đào tạo tại chỗ sẽ có năng suất lao động tăng 36% so với doanh nghiệp không đào tạo Nghiên cứu của Dearden và cộng sự (2000) cho thấy tăng 1% lao động được đào tạo dẫn đến tăng 0,7% năng suất lao động Turcotte & Renninson (2004) ghi nhận 10% tăng chia sẻ lao động nhận từ đào tạo vi tính làm tăng năng suất lao động 4,5%, trong khi tác động từ nhân . THANH LY TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGẮN HẠN LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2011 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ . việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 2005-2011. Kết quả phân tích cho thấy đào tạo ngắn hạn, theo mô hình hồi quy truyền thống, không có ý nghĩa tác động đến. giữa đào tạo và kết quả hoạt động doanh nghiệp; trong đó, đào tạo tác động đến kết quả doanh nghiệp qua trung gian kết quả nguồn nhân lực (Tharenou và cộng sự, 2007). 2.2 Tổng quan về SME và đào

Ngày đăng: 08/08/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • Tóm tắt

  • Chương 1 – Giới thiệu

    • 1.1 Đặt vấn đề

    • 1.2 Mục tiêu phân tích

    • 1.3 Phạm vi phân tích

    • 1.4 Phương pháp phân tích

    • Chương 2 – Cơ sở lý luận

      • 2.1 Các lý thuyết hỗ trợ

      • 2.2 Tổng quan về SME và đào tạo trong SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011

        • 2.2.1 Tổng quan về SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011

        • 2.2.2 Tổng quan về đào tạo trong các SME Việt Nam giai đoạn 2005-2011

        • 2.3 Các nghiên cứu liên quan về đào tạo trong doanh nghiệp

          • 2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu về đào tạo

          • 2.3.2 Các nghiên cứu về tác động của đào tạo đến giá trị gia tăng hay năng suấtlao động

          • 2.3.3 Các nghiên cứu về tác động của đào tạo đến kết quả tài chính doanh nghiệp

          • 2.3.4 Nghiên cứu về tác động của đào tạo đến mức độ tăng trưởng và tác động trễ

          • 2.3.5 Vấn đề nhân quả trong quan hệ đào tạo - kết quả hoạt động doanh nghiệp

          • Chương 3 – Phương pháp phân tích thực nghiệm

            • 3.1 Bộ dữ liệu

              • 3.1.1 Giới thiệu bộ dữ liệu SME

              • 3.1.2 Chọn mẫu bộ dữ liệu SME

              • 3.1.3 Bộ dữ liệu cho báo cáo phân tích

              • 3.2 Khung phân tích

              • 3.3 Mô hình và phương pháp phân tích

                • 3.3.1 Một số mô hình phân tích trong các nghiên cứu trước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan