Luận văn Thạc sĩ Cơ chế truyền dẫn tiền tệ của một nến kinh tế Trường hợp ở Việt Nam

78 489 1
Luận văn Thạc sĩ Cơ chế truyền dẫn tiền tệ của một nến kinh tế Trường hợp ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH THỊ CẨM KHUÊ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hướng dẫn khoa học PGS. TS LÊ THỊ LANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM” là kết quả nghiên cứu của bản thân. Các tài liệu và nội dung trong bài nghiên cứu là trung thực theo danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả Huỳnh Thị Cẩm Khuê ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4 2.1. Tiếp cận chính sách tiền tệ: 4 2.1.1. Chính sách tiền tệ: 4 2.1.2. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ: 4 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây: 7 2.2.1. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ của các nước phát triển: 7 2.2.2. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ của các nước đang phát triển:………………………………………………………………………………. 8 2.2.3. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ trong nước: 10 2.3. Lựa chọn mô hình đo lường truyền dẫn tiền tệ: 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Dữ liệu nghiên cứu: 14 3.2. Mô hình Structural VAR với khối biến ngoại sinh: 14 3.3. Kiểm định tính dừng của các biến và độ trễ của mô hình: 19 3.3.1. Kiểm định tính dừng: 19 3.3.2. Kiểm định độ trễ của mô hình: 20 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 iii 4.1. Những kết quả ước lượng: 22 4.2. Những phản hồi vĩ mô đến cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt: 26 4.2.1. Mô hình cơ bản: 26 4.2.2. Các mô hình loại trừ: 29 4.3. Sự biến động sản lượng Việt Nam bởi những cú sốc từ các biến trong và ngoài nước: 40 4.4. Phân tích phân rã phương sai: 40 4.5. Kiểm định Robustness: 41 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC iv DANH MỤC HÌNH Hình 1: Xung động phản hồi bởi cú sốc chính sách tiền tệ trong mô hình cơ bản. 27 Hình 2: Xung động phản hồi bởi cú sốc chính sách tiền tệ trong mô hình loại trừ thứ nhất 32 Hình 3: Xung động phản hồi bởi cú sốc chính sách tiền tệ trong mô hình loại trừ thứ hai 35 Hình 4: Xung động phản hồi bởi cú sốc chính sách tiền tệ trong mô hình loại trừ thứ ba. 37 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình SVAR 21 Bảng 2: Kiểm định Portmanteau 21 Bảng 3: Các hệ số ước lượng đồng thời 22 Bảng 4: Kết quả mô hình cơ bản 24 Bảng 5: Các kết quả kiểm định giới hạn over-identifying 29 Bảng 6: Kết quả mô hình loại trừ thứ nhất 30 Bảng 7: Kết quả mô hình loại trừ thứ hai 33 Bảng 8: Kết quả mô hình loại trừ thứ ba 38 Bảng 9: Variance Decomposition of Y 40 v DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ Lục 1: Bảng số liệu PL1 Phụ Lục 2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến PL7 Phụ Lục 3: Kết quả chạy mô hình VAR PL17 Phụ Lục 4: Phân tích phân rã phương sai PL20 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR để phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam, trong đó lãi suất cơ bản là công cụ chính sách. Tác giả chấp nhận biến chính sách, biến trong và ngoài nước tương tác một cách đồng thời. Sự phát hiện quan trọng của bài nghiên cứu là chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đoái, trong đó phản ứng lãi suất Việt Nam là mạnh và phản ứng tỷ giá hối đoái là yếu hơn do bởi cú sốc chính sách tiền tệ: một cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt làm gia tăng lãi suất, đánh giá cao đồng Việt Nam, cung tiền M2 tăng lên, sản lượng sụt giảm và giá cả gia tăng. Tác giả cũng tìm thấy giá cả phản ứng chậm hơn so với sản lượng do tính cứng nhắc của giá cả hoặc do độ trễ của hiệu ứng chính sách. Hơn nữa, những cú sốc bên ngoài và cung tiền là nguồn quan trọng trong việc giải thích sự biến động của sản lượng Việt Nam. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, mô hình Structural VAR, lãi suất cơ bản, xung động phản hồi. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chính sách tiền tệ là một trong 4 nhóm công cụ chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô để đạt được các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả. Tác động của chính sách tiền tệ luôn được thể hiện rõ nét và có uy lực tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Với thực trạng nền kinh tế vĩ mô đang gặp nhiều bất ổn, Ngân hàng Nhà Nước đã triển khai khá nhiều biện pháp điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ để cải thiện tình hình. Vậy, để điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đề ra, cũng như xem xét các tác động của các biến kinh tế vĩ mô, việc đánh giá cơ chế truyền dẫn là một điều cần thiết để từ đó có thể đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của chính sách tiền tệ. Vì vậy để có một chính sách tiền tệ phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có hiểu biết rõ ràng về cơ chế truyền dẫn tiền tệ và tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn, và ảnh hưởng của các kênh truyền dẫn này đến các khu vực kinh tế. Kuttner và Mosser (2002) đã chỉ ra rằng, hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của các nhà hoạch định chính sách có thể đánh giá chính xác về thời điểm và hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua các kênh truyền dẫn sẽ tác động như thế nào tới hoạt động kinh tế và kiểm soát giá cả. Do đó, Mục tiêu của Luận Văn: phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam, trong đó lãi suất cơ bản là công cụ chính sách Câu hỏi nghiên cứu: - Mức độ ảnh hưởng của các công cụ chính sách đến các biến vĩ mô của nền kinh tế như thế nào? 3 - Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thực thông qua các biến kinh tế nào? Kênh dẫn truyền nào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ ở Việt Nam? - Hướng tác động của chính sách tiền tệ như thế nào? Các biến vĩ mô phản ứng như thế nào trước một cú sốc chính sách? Mức độ và thời gian tác động bao lâu? Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các yếu tố như: lãi suất cơ bản Việt Nam, lãi suất cho vay Việt Nam, cung tiền M2 Việt Nam, tỷ giá hối đoái danh nghĩa USD/VND, Sản lượng công nghiệp Việt Nam, Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam, lãi suất quỹ liên bang Mỹ, Sản lượng công nghiệp Mỹ, Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ, chỉ số tổng hàng hóa xuất khẩu trên thế giới từ tháng 8/2000 -12/2012. Toàn bộ dữ liệu được lấy theo tháng. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng mô hình SVAR để phân tích cơ chế truyền dẫn tiền tệ đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Ý chính của mô hình Structural VAR, tin tưởng hơn mô hình recursive Cloleski là, nó cho phép sự tương tác đồng thời giữa các biến được sử dụng trong mô hình, bằng cách này, đã cho phép mô tả hoàn toàn mối quan hệ giữa chúng. Luận văn được trình bày thành 5 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Giới thiệu. - Chương 2: Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và thảo luận. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.1. Tiếp cận chính sách tiền tệ: 2.1.1. Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà Ngân Hàng Trung Ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. 2.1.2. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ: 2.1.2.1. Kênh lãi suất: Theo Mishkin (2006), chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền-M) làm cho lãi suất thực (i r ) giảm xuống, có nghĩa là chi phí vốn được hạ xuống. Sự sụt giảm trong lãi suất thực khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế chi tiêu và đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng chi tiêu và đầu tư (I) lần lượt làm gia tăng trong tổng cầu và sản lượng. Quá trình này được tổng hợp trong sơ đồ sau: M ↑ => i r ↓ => I ↑ => Y ↑ 2.1.2.2. Kênh tỷ giá hối đoái: Theo Mishkin (2006), sự gia tăng trong cung tiền (M) làm cho lãi suất thực trong nước (ir) giảm xuống. Vì thế, tài sản được định giá bằng đồng nội tệ sẽ ít hấp dẫn hơn tài sản được định giá bằng đồng ngoại tệ, kết quả là đồng nội tệ bị đánh giá thấp (E). Sự giảm giá của đồng nội tệ làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn hàng hóa nước ngoài, và do đó làm tăng xuất khẩu ròng (NX) và sản lượng. Quá trình này được tổng hợp trong sơ đồ sau: [...]... liệu được tập hợp từ Thống kê tài chính quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế (IFS) Riêng lãi suất cơ bản Việt Nam được tập hợp từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, lãi suất quỹ liên bang Mỹ được thu thập từ Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ và Sản lượng công nghiệp Việt Nam được tập hợp từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam Các biến là: - i0: lãi suất cơ bản Việt Nam - i: lãi suất cho vay Việt Nam - s: logarit của tỷ giá hối... nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cụ thể là trả lời câu hỏi: Nền kinh tế và công tác điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam phản ứng ra sao trước sự biến động của cung tiền, lãi suất, tỷ giá và các cú sốc bên ngoài nền kinh tế, cho thấy: (i) cung tiền M2 có xu hướng tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế; (ii) sự biến động của tỷ giá phụ thuộc rất lớn vào công tác điều hành chính sách tiền tệ. .. các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ cũng khác nhau (i) Trước năm 1978 là giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ bao gồm hai mục tiêu là phát triển kinh tế và đảm bảo nguồn cung hàng hóa và dịch vụ (ii) Từ năm 1979-1992 là giai đoạn đầu của nền kinh tế chuyển đổi, nên tồn tại song song 9 cơ chế kế hoạch và cơ chế thị trường, mục tiêu cuối cùng của chính... tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, nhưng sau khi chuyển đổi kênh này yếu dần không còn đủ hiệu quả để truyền dẫn chính sách tiền tệ Kênh tỷ giá ít có tác động từ chính sách tiền tệ Kênh lãi suất là kênh truyền dẫn yếu của chính sách tiền tệ, hơn nữa việc truyền dẫn từ lĩnh vực lãi suất tại Trung Quốc không phải là quan trọng như ở Hoa Kỳ hoặc ở Ấn Độ Mala... động hoàn toàn lên nền kinh tế Tác giả cũng mở rộng mô hình SVAR để xem xét cơ chế truyền dẫn quốc tế Tác giả tìm thấy một chính sách tiền tệ thắt chặt có sự tác động nhanh và ngược chiều trên nhu cầu nhập khẩu thay vì lập luận giá nhập khẩu sụt giảm một cách đồng thời Liu Xiaonam (2011) sử dụng cách tiếp cận VAR đối với nền kinh tế Trung Quốc Do mục tiêu của chính sách tiền tệ Trung Quốc thay đổi... trợ lan truyền cú sốc cung tiền Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khủng hoảng, giá tài sản có vai trò độc đoán hơn trong việc tăng cường sự ảnh hưởng của cả cú sốc lãi suất và cung tiền lên sản lượng, và nền kinh tế được cách ly với các cú sốc nước ngoài 10 2.2.3 Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ trong nước: Nguyễn Phi Lân (2010) sử dụng mô hình SVAR để phân tích cơ chế truyền dẫn tiền tệ đối... tiếp theo, cho thấy sự phản hồi trễ của mức giá Những kết quả này cho 28 thấy rằng cú sốc chính sách tiền tệ ở Việt Nam tác động đến nền kinh tế thực thông qua kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đoái Những tác động của cú sốc chính sách tiền tệ phù hợp với lý thuyết và thực tế, là một cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt làm gia tăng lãi suất, sụt giảm lượng cung tiền, giảm sản lượng và tỷ giá hối... sách tiền tệ, cụ thể là giảm mạnh trong khoảng 6-9 tháng kể từ khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Phạm Thế Anh (2008) cũng sử dụng mô hình SVAR đối với nền kinh tế Việt Nam để nghiên cứu chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó đối với các biến số kinh tế vĩ mô khác như tăng trưởng và lạm phát Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Tăng trưởng và lạm phát sẽ giảm khi Ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ, ... sách tiền tệ trong giai đoạn này là phát triển kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả (iii) Từ năm 1993 đến nay, là giai đoạn nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nên mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ chỉ có mục tiêu là duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Sau khi phân tích, tác giả nhận thấy: Trước thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi của kinh tế. .. sách tiền tệ của FED; (iv) việc thay đổi lãi suất VND trên thị trường tiền tệ thông qua các công cụ tiền tệ như OMO hay tái cấp vốn… sẽ mất khoảng là 3-5 tháng để có hiệu lực Việc đồng VND bị mất giá cũng khiến lãi suất VND trên thị trường tiền tệ giảm xuống nhưng mất khoảng thời gian từ 5 đến 10 tháng; (v) trước các cú sốc về tăng trưởng kinh tế, cụ thể là nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng . tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thực thông qua các biến kinh tế nào? Kênh dẫn truyền nào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ ở Việt Nam? - Hướng tác động của. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH THỊ CẨM KHUÊ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH. SVAR để phân tích cơ chế truyền dẫn tiền tệ đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cụ thể là trả lời câu hỏi: Nền kinh tế và công tác điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam phản ứng ra

Ngày đăng: 08/08/2015, 22:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC PHỤ LỤC

  • TÓM TẮT

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

    • 2.1. Tiếp cận chính sách tiền tệ:

      • 2.1.1. Chính sách tiền tệ

      • 2.1.2. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ:

        • 2.1.2.1. Kênh lãi suất:

        • 2.1.2.2. Kênh tỷ giá hối đoái

        • 2.1.2.3. Kênh giá tài sản

        • 2.1.2.4. Kênh tín dụng:

        • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

          • 2.2.1. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ của các nước phát triển

          • 2.2.2. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ của các nước đang phát triển:

          • 2.2.3. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ trong nước

          • 2.3. Lựa chọn mô hình đo lường truyền dẫn tiền tệ:

          • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu:

            • 3.2. Mô hình Structural VAR với khối biến ngoại sinh

            • 3.3. Kiểm định tính dừng của các biến và độ trễ của mô hình

              • 3.3.1. Kiểm định tính dừng

              • 3.3.2. Kiểm định độ trễ của mô hình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan