Áo dài Việt Nam qua các thời đại - tiểu luận áo dài việt nam

28 4.7K 30
Áo dài Việt Nam qua các thời đại - tiểu luận áo dài việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ Contents A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) và là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Đối với mỗi một quốc gia, trang phục cũng trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Là người Việt Nam thật tự hào và hãnh diện khi được nói tới chiếc áo dài trang phục truyền thống của người Việt từ thời xa xưa. Bộ trang phục này thường được mặc trong các dịp trọng đại vì nó mang vẻ đẹp thướt tha, trang nghiêm, thùy mị, và hơn nữa trang phục áo dài cả nam và nữ đều có thể mặc được, nó ngày càng trở nên phổ biến và trở thành nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Là sinh viên năm hai và đang học khoa Công nghệ may và thời trang của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM nên nhóm em mong muốn được tìm hiểu sâu những nét đẹp về trang phục của đất nước mình qua các thời kì lịch sử cũng như T r a n g 1 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ giới thiệu cho mọi người hiểu thêm về trang phục truyền thống của nước mình. Chính vì những lý do trên, nhóm em quyết định chọn đề tài với tên gọi: ”Áo dài Việt Nam qua các thời đại” II. Mục đích nghiên cứu Chúng em thực hiện đề tài này nhằm góp phần làm rõ hơn những lí luận về sự phản ánh văn hoá qua trang phục của đất nước. Tiêu biểu cho nét đẹp đó là chiếc Áo dài Việt giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự phát triển với những nét mới của chiếc Áo dài của dân tộc Việt Nam. III. Phương pháp nghiên cứu Nhóm em đã tìm hiểu và chọn lọc các thông tin trên internet và một số các tư liệu tìm đọc để nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chiếc Áo dài Việt Nam qua các thời đại, với sự cách tân về kiểu dáng đa dạng trong nét đẹp của dân tộc và sự cần thiết trong sự lưu giữ và phát triển nét đẹp vốn có của nó. Đó là vấn dề cần được đề cập và nghiên cứu trong đề tài trên. IV. Kết cấu của đề tài: Đề tài này gồm có 4 phần: A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Kết cấu của đề tài B. Kiến thức cơ bản Chương I: Lịch sử hình thành và sự tích của chiếc áo dài Chương II: Sự phát triển và những nét mới, sự cách tân của áo dài qua từng giai đoạn C. Kiến thức vận dụng Chương III: Hình ảnh của áo dài xưa và nay – nét đẹp nhân văn Chương IV: Áo dài Việt Nam dưới mắt nhìn triết học Chương V: Hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam với bạn bè năm châu. Hình ảnh đẹp trong ngày hội dân tộc D. Kết luận T r a n g 2 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ B. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Chương I : Lịch sử hình thành và sự tích của chiếc áo dài I.1- Nguồn gốc lịch sử của chiếc áo dài: Áo dài-một sự nhẹ nhàng đằm thắm nhưng đây được coi là biểu trưng mạnh mẽ cho dân tộc Việt Nam ta. Trải qua nhiều thăng trầm chiếc áo dài trở thành một hình ảnh gắn liền và là niềm tự hào của người Việt. Để có được vị trí như hôm nay thì áo dài cũng đã trải qua một bề dày lịch sử với nhiều mốc đáng nhớ. Người dân Việt Nam ai ai cũng biết ao dài là trang phục truyền thống của quốc gia mình, thế nhưng nếu hỏi về nguốn gốc ra đời của nó thì có lẽ không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc. Vậy trước tiên ta sẽ tìm hiểu và tên gọi của nó. Áo dài nếu theo giọng miền “Nam” sẽ đọc là “Ao Yai”, còn theo giọng miền Bắc thì được gọi là “Ao Zai”. Đối với người dân Việt Nam cái tên “Áo dài” đã trở nên thân thuộc từ lâu. Thật ra cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng của nó ra sao vì lúc đó không có nhiều tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm cho thấy phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh cho biết: “Theo sách sử ghi chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên của chúng ta mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diêm dạy cho nhân dân quận Cửu Chân kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đỏ ghi chép thì ta có thể suy luận rằng hồi trước Bắc thuộc thì người Việt gài áo về bên trái, nhưng sau này theo người Trung Quốc mới gài về bên tay phải. Vì thế có thể coi kiểu áo sơ khai của áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, nó tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả. Không thể xác định niên đại cảu áo dài, bởi ngay tà áo được coi là quốc phục của người Việt cũng phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, thời gian, du nhập nhiều nền văn hóa qua nhiều giai đoạn mới có như ngày hôm nay. Tuy nhiên, ngay trên những tranh khắc của Trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài, tranh khác trang phục của phụ nữ mặc trang phục với hai tà xẻ. T r a n g 3 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ Tại sao nói trang phục với hai tà áo xẻ lại là bóng dáng của áo dài, vì nét đặc trung mạnh mẽ nhất của áo dài chính là hai tà áo. Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét day nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áo. Có nhiều người cho rằng áo dài là một bản khác của sườn xám phụ nữ Trung Quốc, nhưng sườn xám chỉ xiaats hiện vào khoảng 1920, còn tà áo dài đã có từ trước đó. Điều này chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa của riêng Việt Nam, chỉ người Việt mới có. Và khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài với chiếc nón lá. Thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cũng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử của người Việt. T r a n g 4 | 28 Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ I.2- Lịch sử hình thành chiếc áo dài: Kiểu sơ khai của chiếc áo dài là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen và thắt lưng màu buông thả. Xưa các bà, các cô búi tóc lên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim và đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. cổ nhân xưa đi chân đất, về sau thì mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải đi làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân. Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo tứ thân thích hợp cho những người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo được cách tân để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp khuê các. Thế là từ đó ra đời áo ngũ thân với biến cải ở vạt trước thu lại bé hơn thành vạt con, thêm một vạt thứ năm nhỏ nằm ở dưới vạt áo trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm ở dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trung cho người mặc áo. vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm của Nho giáo và ngũ hành trong triết học Đông phương. T r a n g 5 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ Áo giao lãnh và nón quai thao Áo tứ thân và khăn vấn I.2.1- Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 16 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh Hương(còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành "cắc chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép " (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). T r a n g 6 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy". Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm, áo dài viết bằng chữ Nôm là 襖長. Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Sau thấy quần ống khêu gợi quá Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu ái dài của người Chăm và người Thượng để chế ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Lúc bấy giờ triều đình đề cao vai trò của Vũ Vương như là nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên. 1.1.1 I.2.2- Thời vua Minh Mạng Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: " áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế ". Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vuaGia Long (1802-1819). Sở dĩ có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn: “Tháng Tám có chiếu vua ra Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!” 1.1.2 I.2.3- "Đời sống mới" Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vận động T r a n g 7 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ tuyến 17. I.3- Sự tích về chiếc áo dài Từ xa xưa, phụ nữ trên đất Việt ta đều mặc váy cả, từ Bắc xuống Nam. Đến ngày nay chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ? Sự tích áo dài Việt Nam. Xa xưa, cách đây ba thế kỷ người dân Việt Nam Từ già đến trẻ rất quí chiếc áo dài. Thời nay, trên các diễn đàn quốc tế nhất là trong các cuộc thi hoa hậu, chiếc áo dài Việt Nam mang đậm tình quê hương, vừa chân chất giản dị, vừa bác học tô điểm vẻ đẹp người con gái vùng lúa nước mênh mông sông Hồng và ruộng cò bay thẳng cánh sông Cửu Long… Thuở xưa, phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay, chiếc váy chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng, Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó có từ bao giờ? Như lịch sử còn ghi, cuộc Trịnh - Nguyên phân tranh kéo dài gần 200 năm. Ở miền Bắc, vua Lê chúa Trịnh trị vì. Ở miền Nam các chúa Nguyễn ngoài miệng vẫn nói thần phục nhà Lê, nhưng thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ đô của Đàng Trong để củng cố địa vị. Năm 1744 trong dân gian miền Nam bỗng lưu truyền một câu sấm: "Bát đại thời hoàn Trung đô". Có nghĩa là tám đời phải trở lại Trung đô (là trở lại với kinh đô Thăng Long). Câu sấm này làm cho chúa Nguyễn Phúc Khoát giật mình. Nếu kể từ chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) truyền đến đời Khoát thì đúng tám đời (Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát). Khoát lo lắng nên họp quần thần bàn T r a n g 8 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ phương cách thoát nạn. Theo ý kiến của triều thần thì muốn khỏi hoàng Trung đô, chúa phải xưng vương và dựng một kinh đô mới, phải thay đổi lễ nhạc, văn hóa. Từ đó, Phút Khoát lên ngôi với niên hiệu Võ Vương, lấy Phú Xuân làm Đô thành. Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục. Để phân biệt phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (2 ống) như đàn ông. Chủ trương của Võ Vương đã gây một cuộc "khủng hoảng" về trang phục ở Phú xuân. Quần chúng phụ nữ không tán thành và tỏ ý phản đối quyết liệt. Phản đối nhưng không đổi được ý vương. Từ đó, phụ nữ miền Nam phải mặc quần 2 ống. Với con mắt phong kiến, Võ Vương thấy phụ nữ mặc quần 2 ống trông "khêu gợi" quá, ông bèn giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo cái aó dài của người Chàm (giống aó dài của phụ nữ Việt Nam ngày nay nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để chế ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Dưới con mắt của thế giới ngày nay hễ thấy phụ nữ mặc áo dài, không cần giới thiệu, họ cũng biết đó là phụ nữ Việt Nam. II. Chương II: Sự phát triển và những nét mới, sự cách tân của áo dài qua từng giai đoạn II.1- Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20) Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan T r a n g 9 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương. T r a n g 10 | 28 Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885) Áo tứ thân xưa và nay [...]... 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _  CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tài liệu Ebook http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-quan-diem-ve-ta-ao- - dai-viet -nam- va-tam-nhin-triet-hoc-35287/ tải ngày 28/11/2014 Sự tích áo dài Việt Nam http://www.modersmal.net/vietnamesiska/index.php/component/content/a rticle/19-sagor/82-s-tich-chiec-ao-dai-cua-phu-n-viet -nam. .. ngày - 28/11/2014 Áo dài http://vi.wikipedia.org/wiki /Áo _dài Quan điểm về áo dài trong nghệ thuật http://luanvan365.com/luan- - van/tieu-luan-ta-ao-dai-viet -nam- duoi-mat-nhin-triet-hoc-17660/ Lịch sử áo dài http://sinhviendaihoc2.com/tai-lieu/tieu-luan/giaiphap/20331-L%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-c%E1%BB%A7a%C3%A1o-d%C3%A0i-Vi%E1%BB%87t -Nam- t%C3%A0i-li%E1%BB - %87u-ti%E1%BB%83u-lu%E1%BA%ADn Các hình ảnh về áo. .. mà chính là văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt Là “Quốc hội” của người phụ nữ Việt Nam  Chương IV: Áo dài Việt Nam dưới mắt nhìn triết học IV. 1- Tà áo dài Việt Nam- hình ảnh người phụ nữ Việt Nam Một nước Việt Nam là khi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đẹp đất nước này tuy nhỏ bé nhưng mặn mà tình người, đậm đà những phong tục truyền thống Thời gian có thể cuốn trôi tất cả nhưng... tà áo thướt tha mặc với quần lụa Ngày nay các nhà thiết kế áo dài nổi tiếng như Sĩ Hoàng, Võ Việt Chung, Việt Hùng…vẫn sáng tạo ra những mẫu áo dài cách điệu để phù hợp với giới trẻ như áo ngắn tay, tà ngắn có thể mặc với quần jeans, quần ôm… ngay cả nam giới cũng khuyên khích mặc áo dài trong các dịp lễ để tôn lên nét đẹp truyền thống đáng ngưỡng mộ của người Việt T r a n g 17 | 28 Áo dài qua các thời. .. những mẫu áo dài cách T r a n g 14 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _ điệu để phù hợp với giới trẻ như áo dài tay ngắn, tà ngắn và có thể mặc chung với quần jeans, quần ôm… Ngay cả nam giới cũng khuyến khích mặc áo dài trong dịp này, điều này sẽ càng tôn vinh lên nét đẹp truyền thống đáng ngưỡng mộ của người Việt Áo dài vào các diệp quan trọng:... những năm 1960 ) Áo dài cổ thuyền Trần Lệ Xuân Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc... 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _ sắc óng ả, tươi mát thì nam giới thường chỉ dung màu đen, trắng hoặc lam thẫm Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh thanh niên mặc áo dài, chỉ những người có tuổi trong trang phục áo dài truyền thống Thế nhưng đây vẫn là một trang phục đẹp của nam Áo dài nam cách tân giới mỗi khi có dịp trưng diện II.3. 3- Áo dài. .. bộ trang phục mà các cô dâu mặc trong ngày cưới cũng chính là trang phục các cô mặc trong ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc là áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài Cho đến nay khi áo dài chính thức trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam thì trong ngày cưới cô dâu thường mặc áo T r a n g 19 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _ dài đỏ và trắng Màu... đẹp nhất dành tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam Áo dài Việt Nam- nơi kết tinh tinh hoa dân tộc Việt Nam  Chương V: Hình ảnh chiếc áo dài quê hương với bạn bè năm châu Vào những năm đầu thế kỷ XXI có một thiếu nữ người Australia đến dự một cuộc triển lãm hội khoa học đương đại của Việt Nam Hôm đó tại cuộc triển lãm, có một nữ họa sĩ Việt Nam mặc một bộ áo dài đẹp đến nỗi người ta đổ xô ra chiêm ngưỡng... khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhưng được cách điệu nhiều hơn để phần nào đó phù hợp với con người thời nay Không cần quá cầu kỳ trong cách mặc áo dài, đối với phụ nữ thì có thể may áo theo kiểu truyền thống, tà áo dài thướt tha mặc với quần lụa Ngày nay các nhà thiết kế áo dài nổi tiếng như Sĩ Hoàng, Võ Việt Chung, Việt Hùng… . IV: Áo dài Việt Nam dưới mắt nhìn triết học Chương V: Hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam với bạn bè năm châu. Hình ảnh đẹp trong ngày hội dân tộc D. Kết luận T r a n g 2 | 28 Áo dài qua các thời đại. của người Việt. T r a n g 17 | 28 Áo dài qua các thời đại GVHD: Trương Thị Mỹ Châu _____________________________________________________________________ II. 3- Các kiểu áo dài: II.3. 1- Áo dài nữ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ? Sự tích áo dài Việt Nam. Xa xưa, cách đây ba thế kỷ người dân Việt Nam Từ già đến trẻ rất quí chiếc áo dài.

Ngày đăng: 08/08/2015, 17:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Lý do chọn đề tài

  • II. Mục đích nghiên cứu

  • III. Phương pháp nghiên cứu

  • IV. Kết cấu của đề tài:

  • I. Chương I: Lịch sử hình thành và sự tích của chiếc áo dài

    • I.2.1- Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát

    • 1.1.1 I.2.2-Thời vua Minh Mạng

    • 1.1.2 I.2.3- "Đời sống mới"

    • II. Chương II: Sự phát triển và những nét mới, sự cách tân của áo dài qua từng giai đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan