Luận văn Đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam

78 1.3K 7
Luận văn Đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIÁO DC VÀ ÀO TO TRNG I HC KINH T TP.HCM T HOÀNG ANH ÁNH GIÁ BT BÌNH NG GII TRONG THU NHP CA NGI LAO NG  KHU VC Ô TH VIT NAM Chuyên ngành : Kinh t phát trin Mã s : 60.31.01.05 LUN VN THC S KINH T NGI HNG DN KHOA HC: TS. NGUYN TIN DNG TP. H CHÍ MINH – NM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2 4. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Bất bình đẳng giới trong thu nhập 5 1.1.1. Một số khái niệm 5 1.1.2. Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát triển kinh tế xã hội 6 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong thu nhập 7 1.2. Mô hình thực nghiệm 9 1.2.1. Mô hình Mincer (1974) 9 1.2.2. Phương pháp phân tích Oaxaca 10 1.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây 13 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 15 2.1. Dữ liệu nghiên cứu 15 2.2. Các khái niệm và mô tả biến số 15 2.3. Xử lý số liệu 17 2.3.1 Trích dữ liệu 17 2.3.2 Kiểm định dữ liệu 19 2.3.3 Cách thức ước lượng 21 2.4 Quy trình phân tích 23 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 25 3.1 Tổng quan về bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam 25 3.2 Cấu trúc thu nhập của người lao động cả nước và ở khu vực Thành thị 26 3.2.1 Phân bố lao động 26 3.2.2 Trình độ 27 3.3.3 Thành phần kinh tế 28 3.3 Sự khác biệt trong thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị 28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG 33 4.1 Mô hình ước lượng 33 4.1.1 Mô hình Mincer 33 4.1.2 Mô hình phân tích Oaxaca 34 4.2 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer 35 4.2.2 Kết quả mô hình 36 4.2.3 Đánh giá sự chênh lệch trong tiền lương của người lao động theo giới 40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 44 5.1 Kết luận 44 5.2 Kiến nghị 45 5.3 Điểm mới - Hạn chế và hướng nghiên cứu mới cho đề tài 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng giới theo thu nhập 13 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp thông tin trích lọc các biến số 18 Bảng 3.1: Phân bố lao động trên 6 vùng địa lý 26 Bảng 3.2: Phân bố lao động theo trình độ 27 Bảng 3.3: Phân theo thành phần kinh tế của người lao động 28 Bảng 4.1: Dấu kỳ vọng và ý nghĩa của các hệ số trong các hàm hồi qui 33 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp OLS 36 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp 2SLS 38 Bảng 4.4: Tổng hợp phương pháp phân tích sự khác biệt trong thu nhập giữa hai phương pháp Oaxaca (1973) và Neumark (1988) 42 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tính toán các giá trị dựa theo thống kê mô tả của box 20 Hình 2.2: Kết hợp giữa biểu đồ histogram và box plot 21 Hình 2.3: Sơ đồ các bước thực hiện phân tích trong nghiên cứu 24 Hình 3.1: Hệ số phân tán Gini của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2010 25 Hình 3.2: Thu nhập người lao động ở thành thị theo giới tính và nhóm tuổi 29 Hình 3.3: Thu nhập người lao động nữ theo nhóm tuổi và bằng cấp chuyên môn 30 Hình 3.4: Thu nhập người lao động nam theo nhóm tuổi và bằng cấp chuyên môn 30 Hình 3.5: Thu nhập người lao động ở các khu vực kinh tế phân theo giới tính 31 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BTB&DH Bắc Trung bộ và Duyên hải CMKT Chuyên môn kỹ thuật ĐTNN Đầu tư nước ngoài MN Miền núi NLTHS Nông lâm thủy hải sản TCTK Tổng cục thống kê TIẾNG ANH Ý NGHĨA TIẾNG VIỆT CEDAW Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women Công ước Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ LIF Lower Inner Fence Phía dưới rào trong LOF Lower Outer Fence Phía dưới rào ngoài OLS Ordinary Least Square Bình phương thông thường tối thiểu VHLSS Vietnam Household Living Standard Survey) Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VIF Variance Inflation Factor Hệ số khuếch đại phương sai UIF Upper Outer Fence Phía trên rào trong UOF Upper Outer Fence Phía trên rào ngoài 2SLS 2 Stages Least Square Bình phương tối thiểu 2 giai đoạn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Trong báo cáo phát triển con người năm 2010 của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam được đứng vào nhóm 10 quốc gia trên thế giới có những tiến bộ nhất về thu nhập. Bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá về mặt xã hội cho con người. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận các vấn đề về phát triển con người ở Việt Nam ngày càng cải thiện. Song song với việc thực hiện đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã có những chính sách phù hợp đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và đã có những tiến bộ đáng kể nhằm giảm khoảng cách về giới trong lĩnh vực y tế và giáo dục cũng như cải thiện tình hình của phụ nữ nói chung. Bên cạnh những thành tựu đạt được, bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn phải đứng trước nhiều vấn đề lớn cần giải quyết trong đó bất bình đẳng giới trong thu nhập là một trong những thách thức lớn nhất, lâu dài và khó khăn nhất. Hơn thế, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, những thách thức của bình đẳng giới cũng đang biến đổi song hành với sự biến đổi của cơ cấu thị trường lao động nhằm đáp ứng quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ như hiện nay. Trong khi sự tăng trưởng mang đến các cơ hội mới về gia tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống thì đồng thời cũng tạo ra vấn đề bất bình đẳng giới. Vấn đề này được thể hiện trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và cơ hội đào tạo đã hạn chế khả năng cạnh tranh của phụ nữ và củng cố thêm những nguyên nhân tạo nên sự cách biệt về thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ trên thị trường lao động. Việc tiếp cận các cơ hội việc làm, các nguồn lực sản xuất, cũng như các dịch vụ chất lượng cao về giáo dục, y tế…ở khu vực đô thị là thuận lợi và dễ dàng hơn so với khu vực nông thôn. Do vậy, vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động sẽ thể hiện rõ nét hơn ở các đô thị. 2 Trước thực trạng như trên, rất cần thiết phải có những tính toán, phân tích chính xác, đầy đủ hơn về bất bình đẳng trong thu nhập để có thể dự đoán được xu thế cũng như đưa ra được những chính sách, thể chế và chương trình cho phù hợp nhằm đảm bảo cho phụ nữ có thể được hưởng lợi ngang bằng với nam giới trong điều kiện kinh tế đô thị phát triển nhanh chóng như hiện nay. Đề tài: “Đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam” cũng nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá, đo lường mức độ khác biệt về thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ ở khu vực đô thị và tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng có ý nghĩa đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm hướng đến thực hiện bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập từ công việc chính của các cá nhân người lao động làm công ăn lương được hưởng hàng tháng trong vòng 12 tháng trước thời gian điều tra, và các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của lao động nam và nữ ở khu vực đô thị Việt Nam. Thu nhập ở đây bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản nhận được khác ngoài tiền lương tiền công như: tiền lễ, tết, trợ cấp xã hội, tiền lưu trú đi công tác (kể cả các khoản nhận được bằng tiền và giá trị hiện vật được quy đổi) (TCTK, 2010). b. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này tìm hiểu về mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập và tìm câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra là: Có sự phân biệt đối xử trong khoảng cách thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam hay không? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng có ý nghĩa đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ở khu vực đô thị Việt Nam? c. Phạm vi nghiên cứu 3 Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở đô thị Việt Nam năm 2010. Các yếu tố này bao gồm a) các yếu tố kinh tế: đặc điểm cá nhân người lao động như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân ; b) các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp, khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực chính thức, trình độ giáo dục, nhóm ngành nghề. d. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) của Tổng cục Thống kê. Ngoài phương pháp mô tả thống kê, diễn dịch so sánh, nghiên cứu này dựa vào phương pháp định lượng bằng mô hình kinh tế lượng - hồi qui hàm thu nhập Mincer và kết hợp phương pháp phân tích của Oaxaca (1973), đồng thời kết quả này được đối chiếu với phương pháp tách biệt theo đề xuất của Neumark (1988). Mục tiêu của phương pháp nhằm tách biệt khoảng cách thu nhập giữa hai giới thành hai phần: phần có thể giải thích được dựa trên các đặc tính như trình độ giáo dục hay thâm niên lao động, và cấu phần “không thể giải thích được”, hay là sự phân biệt đối xử giới trên thị trường lao động. 4. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu trình bày bối cảnh và tính cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cũng như phương hướng, cách thức và các bước thực hiện để tìm ra kết quả và các kết luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở khu vực đô thị Việt Nam. Chương 1 trình bày tổng quan lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới và những tác động của bất bình đẳng giới đến kinh tế xã hội đồng thời trình bày sơ lược những phương pháp tính toán, phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong thu nhập. Chương 2 trình bày diễn dịch toán học mô hình hồi quy hàm thu nhập Mincer và phương pháp phân tách Oaxaca đồng thời trình bày phương pháp chọn mẫu và cách thức tính toán các biến giải thích. Chương 3 sẽ đưa ra những đánh giá tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam nói chung và ở khu vực đô thị Việt Nam nói riêng thông [...]... TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng suất sinh lợi của người lao động Việt Nam nói chung và người lao động khu vực Đô thị nói riêng Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) cấu trúc thu nhập của người lao động theo giới, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và thành phần kinh tế (ii) kiểm định sự khác biệt trong thu nhập. .. 1.1: Các nghiên cứu thực nghiệm về bất bình đẳng giới theo thu nhập Tác giả Nội dung Kết quả Nguyễn Bất bình đẳng giới trong Thu nhập của phụ nữ bằng 92,4% thu nhập Huy Toàn thu nhập của người lao nam giới năm 2006 và khoảng cách thu (2010) động Việt Nam sử dụng bộ nhập là 0.140 Khoảng cách thu nhập giữa VHLSS 2006 2004, VHLSS lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam năm 2006 có -22.5% là do khác biệt các... nam và lao động nữ Đề tài này tập trung nghiên cứu và đi sâu vào vấn đề bất bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội kinh tế, cụ thể ở đây là bất bình đẳng giới trong thu nhập Nó đề cập tới mối quan hệ phân phối thu nhập và giới Theo đó sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là phân biệt trong thu nhập được hưởng của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động. .. nhập của người lao động ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn (Phụ lục 3.4) Cơ cấu thu nhập của người lao động theo nhóm tuổi ở khu vực thành thị và cả nước cho thấy ở nhóm tuổi 26-35 và 36-45 là hai nhóm có thu nhập cao nhất (hình 3.2 và phụ lục 3.5) Đồng thời, thu nhập của lao động nam ở cả 4 nhóm tuổi đều cao hơn tương đối so với lao động nữ Ngoài ra, thu nhập của người lao động có xu hướng... hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào 6 Bất bình đẳng giới trong thu nhập: xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc và nghề nghiệp cũng như sự phân biệt trong việc thừa hưởng các thành quả lao động giữa lao động nam. .. mục đích của đề tài nghiên cứu Đề tài này tập trung ở mức đánh giá, kiểm định sự bất bình đẳng trong thu nhập theo giới, không tập trung đi sâu vào phân tích các yếu tố tác động đến việc nâng cao thu nhập của người lao động Do vậy, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy hai bước để đánh giá đúng đắn hơn về thực trạng bất bình đẳng ở Việt Nam Theo đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được... thế hơn so với lao động nữ Tuy nhiên có sự đảo ngược vị trí trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Ở khu vực này, số lao động nữ tập trung nhiều gấp hơn 2 lần lao động nam Tại khu vực thành thị, kinh tế hộ sản xuất cá thể, kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước là những khu vực thu hút nhiều lao động làm việc nhất Tỷ trọng lao động làm việc ở 3 khu vực này chiếm trên 82% tổng số lao động làm việc... độ từ cao đẳng, đại học trở lên ở khu vực này chiếm tỷ lệ khá cao (17% ở lao động nữ và 14% ở lao động nam) Điểm đặc biệt là các lao động nữ có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới ở cùng một cấp học Lao động nữ ở khu vực thành thị có xu hướng học cao hơn các lao động nam Bảng 3.2: Phân bố lao động theo trình độ Phân theo trình độ Cả nước Thành thị Nữ Nam Nữ Nam 849 1.017 152 165 Cấp 1... động như nhau 1.1.2 Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đối với sự phát triển kinh tế xã hội Theo Ngân hàng Thế Giới (2001), bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với phát triển kinh tế Tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập dẫn đến người phụ nữ bị hạn chế khả năng tái tạo sức lao động, hạn chế cơ hội tiếp... dụng phương pháp Thu nhập của lao động nữ ở Ý bằng 93,9% PenaBoquete Oaxaca để nghiên cứu về thu nhập của nam, phần trăm khoảng cách bất bình đẳng giới trong lương do khác biệt các đặc tính năng suất và cộng sự thu nhập của Ý và Tây Ban của người lao động là -57,90% và do sự (2007) Nha năm 2007 phân biệt đối xử là 157,9% Ngan Sử dụng mô hình Oaxaca Thu nhập của lao động nữ Trung Quốc ở Dinh (2002) để . TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 25 3.1 Tổng quan về bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam 25 3.2 Cấu trúc thu nhập của người lao động cả nước và ở khu vực. trong khoảng cách thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị Việt Nam hay không? Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng có ý nghĩa đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ở khu vực đô thị Việt Nam? . các kết luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở khu vực đô thị Việt Nam. Chương 1 trình bày tổng quan lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới và những tác động của bất bình đẳng giới đến

Ngày đăng: 08/08/2015, 12:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan