KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF

65 2.2K 9
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** HOÀNG THỌ MẪN TRINH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** HOÀNG THỌ MẪN TRINH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ DẠNG YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, các cơ quan tổ chức, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tác giả Hoàng Thọ Mẫn Trinh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT 1 GIỚI THIỆU 2 CHƯƠNG 1: GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 5 1.1 Giả thuyết thị trường hiệu quả 5 1.1.1 Điều kiện để có một thị trường hiệu quả 5 1.1.2 Các cấp độ của thị trường hiệu quả 8 1.1.3 Các mô hình kiểm định cho EMH 9 1.1.3.1 Mô hình Trò chơi công bằng 9 1.1.3.2 Mô hình Trò chơi công bằng có điều chỉnh 11 1.1.3.3 Mô hình Bước đi ngẫu nhiên 11 1.1.4 Ý nghĩa việc nghiên cứu giả thuyết thị trường hiệu quả 12 1.1.4.1 Trong phân tích kỹ thuật 12 1.1.4.2 Trong phân tích cơ bản 13 1.1.4.3 Trong việc hoạch định chiến lược đầu tư 14 1.2 Các nghiên cứu trước đây 16 1.2.1 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng yếu 16 1.2.2 Bằng chứng về sự bất thường của thị trường 20 1.2.2.1 Hiệu ứng theo tuần 20 1.2.2.2 Hiệu ứng theo tháng 20 1.2.3 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng trung bình 21 CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1 Phương pháp kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu 23 2.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 27 2.1.2 Kiểm định phương sai 28 2.1.3 Kiểm định tự tương quan 29 2.1.4 Kiểm định chuỗi 31 2.1.5 Mô hình ARIMA 34 2.2 Dữ liệu nghiên cứu 36 2.3 Phương pháp nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1 Thống kê mô tả: 38 3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị: 38 3.3 Kiểm định tự tương quan: 40 3.4 Mô hình dự báo ARIMA 41 3.5 Kết luận 43 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 44 4.1 Tăng cường độ minh bạch của thông tin chứng khoán 44 4.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý công bố thông tin chứng khoán 44 4.1.2 Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ và đi đầu trong việc chấp hành việc công bố thông tin 46 4.1.3 Hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán 47 4.2 Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cho nhà đầu tư 48 4.3 Tăng tính thanh khoản cho thị trường 49 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EMH : Giả thuyết thị trường hiệu quả HaSTC : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IPO : Phát hành lần đầu ra công chúng OTC : Thị trường chứng khoán phi tập trung Tssl : Tỷ suất sinh lợi TTCK : Thị trường chứng khoán TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu ở một số thị trường mới nổi và Việt Nam 24 Bảng 3.1: Kiểm định nghiệm đơn vị cho tỷ suất sinh lợi 39 Bảng 3.2: Kiểm định tự tương quan cho chuỗi tỷ suất sinh lợi 40 Bảng 3.3 Kết quả thông số kiểm định 42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Thống kê mô tả tỷ suất sinh lợi 38 Biểu đồ 3.2: Đồ thị tính dừng của chuỗi tỷ suất sinh lợi 39 1 TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm định tính hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam với đối tượng nghiên cứu là chỉ số VN Index trong giai đoạn từ 17/10/2008 đến 20/09/2013. Để kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu, tác giả sử dụng hai phương pháp là kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định tự tương quan. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ suất sinh lợi của thị trường không theo bước ngẫu nhiên mà có sự tương quan lẫn nhau giữa tỷ suất sinh lợi trong quá khứ và hiện tại, do đó TTCK Việt Nam không phải là một thị trường hiệu quả dạng yếu. Tác giả sử dụng mô hình dự báo ARIMA để dự báo VN Index cho một kì quan sát kế tiếp. Kết quả dự báo nằm trong khoảng tin cậy và sai số dự báo so với giá trị thực là rất nhỏ. Từ khóa: thị trường hiệu quả dạng yếu, kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định tự tương quan, mô hình ARIMA. 2 GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Nếu so với các nước phát triển trên thế giới, TTCK Việt Nam còn rất non trẻ. Ở những phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên, ngày 28/07/2000, TTCK Việt Nam mới chỉ có 2 Công ty cổ phần niêm yết. Đến năm 2005, số lượng các công ty cổ phần niêm yết lên đến 27 doanh nghiệp. Từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, với sự tham gia đông đảo của các tổ chức niêm yết và nhà đầu tư. Hàng hóa trên thị trường và các công ty môi giới ngày càng tăng. Đến nay, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và Hà Nội vào khoảng 600 doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của TTCK Việt Nam, yêu cầu về công khai minh bạch trong việc công bố thông tin trên phạm vi rộng và kịp thời đã trở thành bắt buộc đối với các công ty niêm yết. Tuy nhiên, các thông tin công bố của các công ty niêm yết Việt Nam còn thiếu tính minh bạch, các báo cáo thu nhập của các công ty niêm yết còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu thống nhất và chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin. Các công ty niêm yết khi tham gia TTCK mục tiêu cuối cùng chính là tối đa hóa giá trị của công ty. Còn các nhà đầu tư khi tham gia TTCK, mục đích cuối cùng là lợi nhuận mà họ thu được từ những cổ phiếu mà họ đầu tư. Cả hai đối tượng trên đều có mối quan hệ mật thiết với giá trị cổ phiếu. Trong đó, thông tin lại ảnh hưởng trực tiếp lên giá cổ phiếu. Thông tin là trung tâm đánh giá mức độ hiệu quả một thị trường. Vệc sử dụng thông tin và phản ánh nó trung thực, nhanh chóng vào giá và tỷ suất sinh lợi của một cổ phiếu thì đó được xem là một thị trường có hiệu quả về mặt thông tin. 3 Lý thuyết quan trọng về thông tin đã được nhà khoa học Mỹ Eugene F.Fama đề xuất năm 1960 có tên là EMH (Efficient Market Hypothesis): giả thuyết Thị trường hiệu quả và được xem là nền tảng lý thuyết của tài chính hiện đại. Lý thuyết EMH là mối quan tâm chung của những ai tham gia vào TTCK và của rất nhiều nhà khoa học. Những nghiên cứu nhằm phân tích mức độ hiệu quả của các TTCK đã được tiến hành trong suốt hơn 40 năm qua. Nó cũng là vấn đề gây tranh cãi trong các nghiên cứu bởi có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Liệu có hay không những TTCK hiệu quả? Nghiên cứu có tính chất mở rộng này rất quan trọng vì những kết quả của nó về thế giới thực hết sức có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư và các nhà quản lý danh mục đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây tuy đã có sự phát triển, nhưng nhìn chung còn khá non trẻ. Việc công bố thông tin và giám sát quá trình công bố thông tin trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư. Để có thể khẳng định TTCK Việt Nam có hiệu quả về mặt thông tin hay không, chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là một thị trường hiệu quả về mặt thông tin, phải thực hiện những kiểm định bằng các số liệu thực mới có thể đưa ra kết luận. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “ Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu, nhằm có cái nhìn bao quát hơn về TTCK Việt Nam, kết luận được TTCK Việt Nam có hiệu quả về mặt thông tin, từ đó đưa ra những giải pháp để TTCK Viêt Nam ngày càng phát triển. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: luận văn thực hiện kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả của TTCK Việt Nam, đối tượng nghiên cứu trong bài là chỉ số VN- Index. [...]... sau: - Lý thuyết thị trường hiệu quả là gì? Thế nào là một thị trường hiệu quả dạng yếu? - Thị trường chứng khoán Việt Nam có phải là một thị trường hiệu quả dạng yếu không? - Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam chưa hiệu quả dạng yếu, có thể làm cho thị trường trở nên hiệu quả hơn hay không? 4 Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 4 phần chính sau: - Chương 1: Giả thuyết thị trường hiệu quả và các nghiên... giá chứng khoán thay đổi theo thông tin một cách ngẫu nhiên và độc lập và 8 lợi nhuận của mỗi chứng khoán trên thị trường cũng sẽ phản ánh đúng rủi ro của bản thân chứng khoán đó 1.1.2Các cấp độ của thị trường hiệu quả Hiệu quả của thị trường chia thành ba cấp độ: - Thị trường hiệu quả dạng yếu: Giả thuyết thị trường hiệu quả yếu cho rằng giá chứng khoán hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả thông tin của thị. .. kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu tiếp cận theo nhiều cách khác nhau Để rút ra được phương pháp luận cho việc kiểm định dạng yếu của TTCK Việt Nam, tác giả giới thiệu một số nghiên cứu điển hình tại các TTCK mới nổi tương tự như của Việt Nam và những nghiên cứu về kiểm định dạng yếu của các tác giả Việt Nam về TTCK Việt Nam 24 Bảng 2.1 Các kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu ở một số thị trường. .. chỉ xem xét các bằng chứng về dạng yếu và vừa, vì để thị trường hiệu quả dạng mạnh, nó phải thoả mãn các tính chất của thị trường hiệu quả dạng yếu và vừa, do đó nếu không thỏa mãn được hai yếu tố đầu tiên này, ta không cần xem xét liệu thị trường có hiệu quả dạng mạnh hay không 1.2.1Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng yếu Đầu tiên là những bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng yếu: - Ở Châu Mỹ, Ojah... đây về thị trường hiệu quả - Chương 2: Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu - Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả cho TTCK Việt Nam 5 CHƯƠNG 1: GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 1.1 Giả thuyết thị trường hiệu quả Giả thuyết thị trường hiệu quả (efficient market hypothesis- EMH) là một giả thuyết của lý thuyết. .. cứu, tác giả sử dụng các kiểm định khác nhau để kiểm tra dạng yếu của giả thuyết thị trường hiệu quả tại bốn thị trường chứng khoán châu Phi là Ghana, Mauritius, Ai Cập và Nam Phi Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tuần và hàng tháng giai đoạn 1990-2003 của 4 quốc gia Kết quả của cả hai kiểm định tham số và kiểm định phi tham số cho thấy thị trường chứng khoán Nam Phi là thị trường hiệu quả dạng yếu, trong... quan đến việc định giá Do đó, sẽ không ai thu được lợi nhuận vượt trội Giả thuyết thị trường hiệu quả mạnh là sự tổng hợp của cả giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu và giả thuyết thị trườnghiệu quả dạng trung bình Trong thị trường có hiệu quả hoàn hảo tất cả các thông tin đều miễn phí và sẵn có đối với mọi người ở cùng một thời điểm 1.1.3Các mô hình kiểm định cho EMH EMH là một lý thuyết tài chính... quan trọng của việc nghiên cứu và hiểu rõ về lý thuyết của thị trường hiệu quả để vận dụng chúng trên thị trường chứng khoán Mọi cố gắng của người đầu tư cũng như người phân tích nên theo hướng nào phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của thị trường Tóm lại, tác giả đã tập trung giới thiệu về những nền tảng lý thuyết của giả thuyết thị trường hiệu quả EMH vẫn là lý thuyết nền tảng và chính thống của nền tài... thuyết tài chính khẳng định rằng các thị trường tài chính là hiệu quả, rằng giá của chứng khoán trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết Tính hiệu quả của thị trường được đo lường bằng khả năng và tốc độ mà tổng thể các thông tin trên thị trường ảnh hưởng tới giá chứng khoán Một thị trường được coi là hiệu quả khi nó đạt hiệu quả về mặt thông tin,... nay thì sao? Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm cung cấp các bằng chứng về sự hiệu quả của thị trường ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải thích cho sự không hiệu quả này nếu có 23 CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu Thị trường hiệu quả dạng yếu là mức độ thấp nhất về khả năng khai thác và sử dụng thông tin của thị trường Ở mức độ này . Lý thuyết thị trường hiệu quả là gì? Thế nào là một thị trường hiệu quả dạng yếu? - Thị trường chứng khoán Việt Nam có phải là một thị trường hiệu quả dạng yếu không? - Nếu thị trường chứng. hiệu quả cho TTCK Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1: GIẢ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 1.1 Giả thuyết thị trường hiệu quả Giả thuyết thị trường hiệu quả. 1.1.2Các cấp độ của thị trường hiệu quả Hiệu quả của thị trường chia thành ba cấp độ: - Thị trường hiệu quả dạng yếu: Giả thuyết thị trường hiệu quả yếu cho rằng giá chứng khoán hiện tại phản

Ngày đăng: 08/08/2015, 10:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

  • TÓM TẮT

  • GIỚI THIỆU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3. Mục tiêu nghiên cứu

    • 4. Kết cấu của luận văn

    • CHƯƠNG 1: GIẢ THUYẾ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ

      • 1.1 Giả thuyết thị trường hiệu quả

        • 1.1.1 Điều kiện để có một thị trương hiệu quả

        • 1.1.2 Các cấp độ của thị trường hiệu quả

        • 1.1.3 Các mô hình kiểm định cho EMH

          • 1.1.3.1 Mô hình trò chơi công bằng

          • 1.1.3.2 Mô hình trò chơi công bằng có điều chỉnh

          • 1.1.3.3 Mô hình bước đi ngẫu nhiên

          • 1.1.4 Ý nghĩa việc nghiên cứu giả thuyết thị trường hiệu quả

            • 1.1.4.1 Trong phân tích kỹ thuật

            • 1.1.4.2 Trong phân tích cơ bản

            • 1.1.4.3 Trong việc hoạch định chiến lược đầu tư

            • 1.2 Các nghiên cứu trước đây

              • 1.2.1 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng yếu

              • 1.2.2 Bằng chứng về sự bất thường của thị trường

                • 1.2.2.1 Hiệu ứng theo tuần

                • 1.2.2.2 Hiệu ứng theo tháng

                • 1.2.3 Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng trung bình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan