CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF

102 2.6K 36
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIÁO DC VÀ ÀO TO TRNG I HC KINH T TP.HCM NGUYN TH HNG NHUNG CÁC NHÂN T TÁC NG N HIU QU HOT NG CA NGÂN HÀNG THNG MI C PHN VIT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã s : 60.34.02.01 LUN VN THC S KINH T NGI HNG DN KHOA HC: TS. H TH THIU DAO TP. H CHÍ MINH – NM 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm / nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng năm Người cam đoan Nguyễn Thị Hồng Nhung ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa nghiên cứu 4 Chương 1: 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 5 1.1. Một số khái niệm có liên quan hiệu quả hoạt động của ngân hàng 5 1.1.1. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng 5 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng 7 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng 10 1.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài 10 1.2.1.1. Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước 10 1.2.1.2. Tăng trưởng GDP 11 1.2.1.3. Lạm phát 12 1.2.1.4. Yếu tố pháp luật 13 1.2.2. Nhóm nhân tố bên trong 14 1.2.2.1. Tuổi ngân hàng 14 1.2.2.2. Quy mô ngân hàng 14 1.2.2.3. Cơ cấu tài chính của ngân hàng 15 1.2.2.4. Hiệu quả quản lý của ngân hàng 16 1.2.2.5. Rủi ro 17 1.2.2.6. Kết cấu tài sản của ngân hàng 19 1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 20 1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài 20 iii 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước 25 1.4. Mô hình nghiên cứu 27 1.5. Giả thuyết nghiên cứu 28 1.5.1. Mối quan hệ giữa tuổi của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 28 1.5.2. Mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 29 1.5.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu tài chính của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 30 1.5.4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 30 1.5.5. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 31 1.5.6. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 31 1.5.7. Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 32 1.6. Đo lường các biến 32 1.6.1. Biến phụ thuộc 32 1.6.2. Biến độc lập 33 1.6.2.1. Tuổi ngân hàng (Bank’s age) 33 1.6.2.2. Quy mô ngân hàng (Bank’s size) 33 1.6.2.3. Cơ cấu tài chính ngân hàng (Capital structure) 33 1.6.2.4. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Cost to income ratio) 33 1.6.2.5. Rủi ro thanh khoản (Liquid risk) 34 1.6.2.6. Rủi ro tín dụng (Credit risk) 35 1.6.2.7. Cơ cấu tài sản (Asset structure) 35 1.7. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 35 1.8. Phương pháp ước lượng mô hình 36 iv Tóm lược chương 1 39 CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả của hệ thống NHTMCP Việt Nam 40 2.1.1. Khái quát chung về hệ thống ngân hàng TMCP VN giai đoạn 2002 – 2012: 40 2.1.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam: 46 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP giai đoạn 2006 – 2012 49 2.3 Vận dụng mô hình lý thuyết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012 53 2.3.1 Xác định mối quan hệ tương quan 53 2.3.2 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN 55 2.3.3 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 58 Tóm lược chương 2 60 Chương 3 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 3.1 Kết luận 61 3.2. Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam 61 3.2.1 Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý 61 3.2.2. Kiểm soát tỷ lệ chi phí trên thu nhập cũng như tỷ lệ LDR 64 3.2.3. Đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý 69 3.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 72 Tóm lược chương 3 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1.1: Tóm lược các nghiên cứu liên quan 23 Hình 1.1 Mô hình đề xuất các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam 28 Bảng 2.1: Số lượng Ngân hàng ở Việt Nam (2002-2013) 41 Biểu đồ 2.1: Giá trị huy động vốn của hệ thống ngân hàng từ nền kinh tế 42 Bảng 2.2: Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2002-2012) 43 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế qua các năm 45 Biểu đồ 2.2 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 46 Bảng 2.4: Hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 47 Biểu đồ 2.3 Giá trị ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 49 Bảng 2.5: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCVN giai đoạn 2006 - 2012 50 Bảng 2.6: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 54 Bảng 2.7: Kết quả hồi qui với mô hình tác động cố định 55 Bảng 2.8: Kết quả hồi qui với mô hình tác động ngẫu nhiên 56 Bảng 2.9: Kiểm định để lựa chọn mô hình thích hợp 57 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB (Asian Development Bank) Ngân hàng phát triển Châu Á FEM (Fixed Effects Model) Mô hình hiệu ứng cố định GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm trong nước GLS (Generalized Least Squares) Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát LDR (Loan to Deposit Ratio) Tỷ lệ cho vay trên tiền gởi NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCPVN Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam NIM (Net Interest Margin) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NM (Non interest Margin) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên OLS (Ordinary Least Squares) Phương pháp bình phương nhỏ nhất REM (Random Effects Model) Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên ROA (Return on total assets) Tỷ số thu nhập ròng trên tài sản ROE (Return on common equity) Tỷ số thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu S-C-P Mô hình Cấu trúc – Hành vi – Hiệu năng VNĐ Việt Nam đồng VCSH Vốn chủ sở hữu 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Các ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong môi trường mới này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Mặc dù, quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng từ cuối những năm 1990 đến nay đã tạo ra cho ngành ngân hàng nhiều thay đổi lớn cả về số lượng, quy mô và chất lượng, những tiền đề cơ bản ban đầu đáp ứng những cam kết đã ký trong lộ trình hội nhập của khu vực ngân hàng đã được tạo lập, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn còn có nhiều tồn tại và trở thành các thách thức lớn đối ngành ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Trong môi trường cạnh tranh và đòi hỏi của hội nhập như hiện nay, hệ thống ngân hàng không những phải duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình mà còn phải có khả năng gia tăng cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính khác. Để làm được điều này đòi hỏi các NHTM phải không ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động của mình. Với mục tiêu làm tăng hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính bằng việc đẩy mạnh khả năng cạnh trạnh giữa các ngân hàng, tháo bỏ các rào cản về thị trường, lãi suất, tỷ giá hối đoái Việt Nam còn phải tiếp tục cải cách sâu rộng, toàn diện hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Đây thực sự là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa. 2 Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hoá, xu thế phát triển của nền kinh tế có sự quản lý của chính phủ một cách gián tiếp thông qua các chính sách kinh tế, với mong muốn bổ sung thêm những hiểu biết và ứng dụng đối với việc đưa ra chính sách quản lý hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam’’. Đề tài nghiên cứu tự nó đã hàm chứa ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn đối với Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu thứ 1: Luận văn vận dụng lý thuyết về hiệu quả hoạt động ngân hàng, đồng thời căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước để xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. Mục tiêu thứ 2: Luận văn dựa trên khung lý thuyết về mô hình các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động để xây dựng các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam? 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích: Để phân tích hiệu quả hoạt động và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho các Ngân hàng Việt Nam, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Theo cách tiếp cận này, dựa vào mô hình lý thuyết đã được xây dựng, luận văn thu thập số liệu khảo sát thực tế của 34 NHTMCP Việt Nam, sử dụng công cụ thống kê toán với sự hỗ trợ của các phần mềm EXCEL và STATA, tiến hành chạy và kiểm định mô hình. Các kết quả nghiên cứu theo cách tiếp cận này sẽ trả lời cho câu hỏi số (1), (2). 3 Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu Từ mô hình lý thuyết đã được đặt ra, số liệu phục vụ cho mô hình nghiên cứu đã thu thập cả hai nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp: Luận văn thu thập các dữ liệu như: các báo cáo tài chính được thu thập từ website của các ngân hàng; các báo cáo, sách báo, tạp chí, luận án, tư liệu liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt động của ngân hàng; các trang Web của NHNN, Bộ tài chính, Cục thuế,… Nguồn số liệu sơ cấp: Để phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng, luận văn sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi điều tra trực tiếp đối với các nhân viên Ngân hàng, đồng thời bằng cách thảo luận, phỏng vấn sâu với các cán bộ quản lý của ngân hàng. - Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu + Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó sử dụng mẫu thuận tiện. Cụ thể là điều tra 34 NHTMCP trên 34 NHTMCP chiếm 100%. + Luận văn thu thập và xử lý số liệu của 34 NHTMCP trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2012. Thời kỳ đơn vị để xác định giá trị các biến là năm, tuy nhiên vì các ngân hàng trong mẫu có những ngân hàng được thành lập sau năm 2006 nên bộ mẫu sử dụng là mẫu không cân bằng (unbalanced) với số lượng mẫu thu thập được là: 221 mẫu. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu + Trong nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của NHTMCP, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích. Cụ thể là sử dụng phần mềm Microsoft Excel XP để nhập số liệu và sử dụng thủ tục Summarize trong Stata phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích sẽ cho kết quả các chỉ tiêu phản ánh thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. + Trong nghiên cứu mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, luận văn sử dụng hai mô hình ước lượng: mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM). Hai mô hình này có thể xem xét đến sự khác biệt giữa các đối tượng chéo (ngân hàng) trong phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. [...]... hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng; (2) Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các tổ chức tín dụng làm cơ sở xác định mức độ tối ưu của các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng; (3) Kết quả nghiên cứu của luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên... hình đề xuất các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam 1.5 Giả thuyết nghiên cứu 1.5.1 Mối quan hệ giữa tuổi của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Theo Karim và các cộng sự (2010) thì tuổi của ngân hàng thể hiện kinh nghiệm của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh Các ngân hàng được thành lập càng sớm thì càng có kinh nghiệm và do đó hiệu quả hoạt động càng gia... về hiệu quả hoạt động và các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài và trong nước, các nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP như đã trình bày ở các mục trên Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu các nhân tố vi mô mà không dùng các nhân tố vĩ mô trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt. .. (2005) 1.2.2.4 Hiệu quả quản lý của ngân hàng Hiệu quả quản lý của ngân hàng được thể hiện ở nhiều khía cạnh như quản lý nhân sự, hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý chi phí… Trong các lĩnh vực phải quản lý thì quản lý hiệu quả chi phí là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ lên hiệu quả hoạt động của một ngân hàng Khi đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói riêng cũng như của doanh nghiệp... về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ứng dụng các kết quả này để xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận văn có ý nghĩa thực tiễn trên các mặt sau đây: (1) Giúp cho các nhà quản trị ở các NHTMCP Việt Nam nhìn nhận đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động. .. Yudistira 3 ngân Các yếu tố qui mô ngân hàng, tỷ Hồi giáo hàng lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài (2004) sản, sức mạnh thị trường (market power), vị trí địa lý lên hiệu quả ngân hàng 4 Medhat 5 ngân Các yếu tố quản trị tài sản, hiệu Oman Tarawneh hàng với quả hoạt động và quy mô ngân (2006) hơn 260 hàng tác động lên hiệu suất tài chi nhánh 5 chính của ngân hàng D ngân hàng Các yếu tố qui mô ngân hàng, EU... chính ngân hàng 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 1.1 Một số khái niệm có liên quan hiệu quả hoạt động của ngân hàng 1.1.1 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trong kinh tế học, hiệu quả kinh tế là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn lực để tối đa hóa sản xuất hàng hoá và dịch vụ Một hệ thống kinh tế được cho là hiệu quả hơn (một cách tương đối) nếu nó có thể cung cấp thêm hàng. .. cho ngân hàng phát triển các hoạt động của mình để gia 29 tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động Như vậy với kết quả của các nhà nghiên cứu trước tác giả đưa ra giả thuyết thứ nhất Giả thuyết 1 (H1): Tuổi ngân hàng có quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng 1.5.2 Mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Theo lý thuyết về sự tập trung của thị trường, top đầu những ngân. .. tác động của chính sách cải cách về hiệu suất của các ngân hàng cá nhân bằng cách sử dụng dữ liệu ngân hàng trong giai đoạn 1991 - 2000 Để phục vụ cho mục đích phân tích, các ngân hàng được chia thành ba loại, cụ thể: NHNN, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài Tác giả đo lường hiệu suất bằng chỉ tiêu hiệu quả chi phí của các ngân hàng, sau đó sử dụng phương pháp DEA và tách riêng để xác định tác. .. cứu sự tác động của các yếu tố qui mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, quản lý rủi ro, tổng đầu tư trên GDP, tỷ lệ lãi suất ngắn hạn lên hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Châu Âu Nghiên cứu của Chen (2005) sử dụng mô hình DEA để đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật và nhân tố năng suất tổng hợp; và cũng sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM của Đài . đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng; (2) Kết quả nghiên cứu. VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 5 1.1. Một số khái niệm có liên quan hiệu quả hoạt động của ngân hàng 5 1.1.1. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng 5 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt. liệu. Kết quả phân tích sẽ cho kết quả các chỉ tiêu phản ánh thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. + Trong nghiên cứu mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng,

Ngày đăng: 08/08/2015, 09:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan