Luận văn thạc sĩ 2014 Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa TPHCM theo bài học kinh nghiệm thế giới

45 659 1
Luận văn thạc sĩ 2014 Mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa TPHCM theo bài học kinh nghiệm thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG NGUYỄN KHANG VY MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO BÀI HỌC KINH NGHIỆM THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG NGUYỄN KHANG VY MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO BÀI HỌC KINH NGHIỆM THẾ GIỚI Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Tất cả những ý tưởng không phải của tôi và những số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Trương Nguyễn Khang Vy ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Thị Quế Giang, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Cô Giang đã có những góp ý quý giá cho tôi để hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Giảng viên, nhân viên của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là các bạn học viên trong khóa học MPP5, cảm ơn các bạn đã cùng đồng hành với tôi trong suốt quá trình học tập trong hai năm qua. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến với gia đình tôi, đặc biệt là người chồng và đứa con thân yêu sắp chào đời, chính họ đã luôn bên cạnh cổ vũ và động viên tôi để hoàn thành khóa học và luận văn thạc sĩ này. Trân trọng cảm ơn iii TÓM TẮT Luận văn phân tích mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM thông qua tham khảo, đối chiếu so sánh và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình bảo lãnh tín dụng khác nhau trên thế giới. Bằng phương pháp phân tích định tính, thu thập thông tin từ công trình nghiên cứu của nhiều tổ chức, tác giả khác nhau như: BIS, Cowling, Green A, KPMG, Levitsky, OECD….luận văn đã rút ra được những kinh nghiệm về nguyên nhân thành công và thất bại khi vận hành mô hình bảo lãnh tín dụng để mô hình này trở thành một kênh giúp các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay khi thiếu tài sản thế chấp. Thành công của mô hình đến từ việc vận hành hệ thống quản lý và giám sát mang tính minh bạch và công bằng, hệ thống quản lý rủi ro phù hợp trong đánh giá hồ sơ thẩm định, phạm vi hoạt động thu hẹp theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và theo nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp. Thất bại của mô hình đến từ điểm yếu trong cấu trúc tổ chức, không xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, duy trì tỷ lệ thanh toán cho các ngân hàng quá cao do sử dụng đòn bẩy tài chính không phù hợp, chưa có sự phối hợp đồng bộ và minh bạch với các ngân hàng, hoạt động với nguyên tắc quá thận trọng nên chưa đạt hiệu quả đặt ra. Mô hình bảo lãnh tín dụng áp dụng cho Việt Nam mà tiêu biểu trong phân tích tại TP.HCM là cần thiết, với bối cảnh số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Từ những phân tích đánh giá, luận văn đưa đến kiến nghị chính sách cho mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM, theo đó mô hình này nên: thu hẹp phạm vi trong hoạt động cấp bảo lãnh cho khách hàng bằng cách giới hạn ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh, phạm vi nhỏ sẽ giúp cho mô hình tập trung hơn và chuyên môn hơn trong phê duyệt hồ sơ tín dụng, mô hình nên được thành lập với sự tham gia của các tác nhân có liên quan như ngân hàng nhằm tăng tính trách nhiệm và giám sát cho hệ thống, thị trường tín dụng cần xây dựng hệ thống công cụ tính điểm tín dụng chung cho toàn hệ thống để xác định khách hàng đủ điều kiện được cấp bảo lãnh, tăng cường phối hợp với các ngân hàng và thực hiện tốt vai trò quản lý rủi ro đảm bảo quá trình thẩm định chọn được những phương án kinh doanh tốt, tránh hình thức bảo lãnh chỉ định từ đó có thể giảm tỷ lệ thanh toán sau bảo lãnh cho các ngân hàng. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH vii CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1 1.1. Bối cảnh chính sách 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 5 1.6. Cấu trúc luận văn 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI – NHỮNG THÀNH CÔNG, THẤT BẠI CỦA MÔ HÌNH 6 2.1. Tổng quan các mô hình QBLTD trên thế giới 6 2.1.1. Sự ra đời của mô hình QBLTD 6 2.1.2. Các hình thức tổ chức và tiêu chí phân loại QBLTD 7 2.1.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của QBLTDTD 11 2.2. Những thành công và thất bại của QBLTD theo kinh nghiệm thế giới 13 2.2.1. Những thành công của QBLTDTD 13 2.2.2. Những thất bại và hạn chế của QBLTD 16 v CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG TP.HCM 19 3.1. Tổng quan về QBLTD cho DNNVV TP.HCM (HCGF) 19 3.2. Hiện trạng hoạt động của QBLTD TP.HCM 22 3.2.1. Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động của HCGF 22 3.2.2. Vận hành hệ thống của HCGF 24 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 31 4.1. Kết luận 31 4.2. Khuyến nghị chính sách 32 4.3. Hạn chế của đề tài 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN Doanh nghiệp HCGF Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QBLTD Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TCTD Tổ chức tín dụng UBND Ủy ban Nhân dân vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Số bảo lãnh so với nhu cầu vốn tín dụng của các DNNVV 3 Bảng 3.1 Tổng hợp các DN nhận được bảo lãnh theo ngành kinh tế 23 Bảng 3.2 Tỷ lệ số dư bảo lãnh tín dụng so với GDP của TP.HCM 24 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát DN được cấp bảo lãnh 25 Bảng 3.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của HCGF 26 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1Cơ cấu sở hữu của các QBLTD trên thế giới 11 Hình 3.1 Quan hệ bảo lãnh tín dụng tại HCGF 20 Hình 3.2 Quy trình cấp hạn mức bảo lãnh cho khách hàng tại HCGF 21 1 CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1.1. Bối cảnh chính sách Theo báo cáo của OECD 1 và các nghiên cứu trên thế giới thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là thành phần quan trọng có nhiều đóng góp vào nền kinh tế. DNNVV ở Việt Nam chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp (DN) trong cả nước, hằng năm tạo ra 45% đến 50% khối lượng hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đóng góp 20% cho ngân sách nhà nước, thu hút 56% số lao động 2 . TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam và có số lượng DNNVV khá cao. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Tổng cục thống kê tính đến hết 31/12/2011 thì TP.HCM có 104.299 DN đang hoạt động (trong tổng số 324.691 DN trên cả nước, chiếm tỷ lệ 32%) trong đó có 99.509 DNNVV chiếm hơn 95% số lượng DN trên toàn địa bàn thành phố 3 . Cũng dựa trên số liệu theo điều tra sơ bộ của Tổng cục thống kê tính đến 31/12/2012 cả nước có 377.128 DN đang hoạt động, tỷ lệ DN của TP.HCM chiếm 32% với con số khoảng hơn 120.000 DN, trong đó chiếm tỷ phần cao nhất vẫn là các DNNVV. Số lượng nhiều và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng đa số các DNNVV hiện đang gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà cản trở lớn nhất đến từ việc tiếp cận vốn vay chính thức từ các Tổ chức tín dụng (TCTD). Theo báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam – Điều tra DNNVV 2011” 4 qua khảo sát 2.500 DN thì có 752 DN (31% số DN được khảo sát) gặp khó khăn tín dụng. Nguyên nhân tại sao các TCTD, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quan ngại trong việc cấp tín dụng cho các DNNVV thường thấy gồm: không có hệ thống kế toán chi tiết rõ ràng dẫn đến khó chứng minh được tình trạng tài chính thực của DN, không có kế hoạch cũng như phương án kinh doanh hợp lý chứng minh nguồn tài chính trả nợ, năng lực điều hành của chủ DN chưa thật sự chuyên nghiệp, chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hợp lý, thiếu tài sản thế chấp cho ngân hàng… Theo nghiên cứu của Green A (2003) các ngân hàng thường từ chối cho các DNNVV vay vốn vì những lý do như sau: 1 OECD (2005). 2 Giang Hồng, Đức Long và Tân Hùng (2012). 3 Sự phát triển của DN Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NXBTK(2013), trang 10. 4 Báo cáo do CIEM, MPI, ILSSA, MOLISA, UNU-WIDER thực hiện năm 2012. . tích mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM thông qua tham khảo, đối chiếu so sánh và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình bảo lãnh tín dụng khác nhau trên thế giới. . TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG NGUYỄN KHANG VY MÔ HÌNH QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO BÀI HỌC KINH NGHIỆM THẾ GIỚI Ngành:. lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Từ những phân tích đánh giá, luận văn đưa đến kiến nghị chính sách cho mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng TP.HCM, theo đó mô hình

Ngày đăng: 07/08/2015, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan