tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh

8 373 3
tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 27 Tình hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trò, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp TS. Lê Vũ Anh, Ths. Nguyễn Thuý Quỳnh và cs Nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả thực trạng chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi thuộc các xã ưu tiên thuộc 6 tỉnh nghiên cứu. Các thông tin chi tiết về chấn thương được phân tích từ một mẫu nghiên cứu gồm 8369 hộ gia đình với tổng số 17893 trẻ dưới 18 tuổi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Tỷ suất chấn thương không gây tử vong chung của các xã nghiên cứu thuộc 6 tỉnh là 4.360/100.000. Tỷ suất chấn thương không gây tử vong có sự khác nhau giữa các đòa điểm nghiên cứu. Năm nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương không tử vong cho trẻ dưới 18 tuổi: thứ nhất là ngã (1.559/100.000), thứ nhì là chấn thương do giao thông (822/100.000), thứ 3 là chấn thương do động, súc vật cắn /tấn công (816/100.000), thứ 4 là chấn thương do bò cắt bởi vật sắc nhọn (419/100.000), thứ 5 là chấn thương do bỏng (324/100.000). Nhóm tuổi 1 - 4 có tỷ suất chấn thương cao nhất; thứ 2 nhóm tuổi 5 - 9; thứ 3 nhóm tuổi 10 - 14. Trẻ dưới 5 tuổi chấn thương chủ yếu do bỏng và ngã, các nhóm tuổi khác (5 9; 10 - 14 và 15 18) chấn thương giao thông và ngã là 2 nguyên nhân hàng đầu. Chấn thương do động súc vật cắn cao ở hầu hết các nhóm tuổi (trừ nhóm trẻ dưới 1 tuổi). Tỷ suất tử vong do chấn thương chung là 31,2/100.000, khác nhau ở các tỉnh nghiên cứu. Đuối nước là nguyên nhân tử vong hàng đầu, chấn thương giao thông: là nguyên nhân thứ 2, ngã là nguyên nhân thứ 3. Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây số năm sống bò mất cho trẻ (58%) và thứ nhì là chấn thương giao thông (21%). Chấn thương xảy ra nhiều ở nhà ( 52,3%), trên đường liên thôn /xã (20%) và ở trường (9,4%). A cross-sectional study was conducted with an objective of describing the injury status and related factors among children under 18 years of age in prioritised communes of 6 provinces. Subjects in the study were households with children under 18 years of age and children under 18 years who died during a period of 1 year prior to the survey (from September 2002 to September 2003). Detailed information on non-fatal injury was analyzed from a random sample size of 8,369 studied households with 17,893 children under 18 years of age. Detailed information on the fatal injury was analyzed from all children less than 18 years old died during this period in the studied area. Main findings of the study: the non-fatal injury rate for the studied communes was 4,360/100,000. The non-fatal injury rates varied according to studied sites. Five most common causes of non-fatal injury among children under 18 years of age are: fall (1,559/100,000), road traffic injury (822/100,000), animal bite/attack (816/100,000), sharp objects (419/100,000), and burn (324/100,000). The highest injury rate is seen in the age group of 1-4 years, followed by the age group of 5-9 years, then the age group of 10-14 years. Burns and falls are most common causes of injury among children under five years of age while traffic accidents and falls are the most common causes of injury in the age groups of 5-9, 10-14 and 15-18 years. Injuries due to animal bites are also high in most age groups (except the age group under one year). General injury related mortality rate is 31,2/100.000, and varied according to provinces. 28 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Đặt vấn đề Theo UNICEF, 40% tử vong ở trẻ từ 1-14 tuổi ở các nước đang phát triển là do chấn thương và hàng năm có tới 20.000 trẻ em các nước này bò tử vong do tai nạn giao thông, chết đuối, ngã, bỏng và các loại chấn thương khác. Việt Nam có mô hình dân số trẻ với khoảng 40% dân số dưới 18 tuổi, đây là lực lượng đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý và thể lực, là giai đoạn đang hình thành các kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời. Vì vậy, rất cần có một môi trường sống an toàn lành mạnh để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho đối tượng này. Chấn thương hiện nay đang nổi lên là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật cho trẻ em Việt Nam. Kết quả điều tra cộng đồng năm 2001 của hệ thống nghiên cứu Y tế công cộng Việt Nam dưới sự điều phối của Trường Đại học Y tế Công cộng trên một quy mô lớn về tình hình chấn thương bao gồm cả chấn thương và tử vong do chấn thương tại 8 vùng sinh thái cho thấy: chấn thương đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em Việt Nam. Tử vong do chấn thương ở trẻ em Việt Nam chiếm gần 75%; trong khi đó, tử vong do bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 12% và do bệnh mạn tính chỉ chiếm 13%. Tỷ suất tử vong do chấn thương ở trẻ em là 82,3/100.000 trẻ, điều này có nghóa là cứ khoảng hơn 1000 trẻ thì có 1 trẻ bò tử vong do chấn thương trong năm. Các kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy chấn thương ở trẻ em là một vấn đề rất đáng quan tâm. Để đưa ra chương trình can thiệp phù hợp và hiệu quả, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác đònh tỉ suất chấn thương và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 18 tuổi của 24 xã thuộc 12 huyện nằm trong dự án phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tại 6 tỉnh trong thời gian 1 năm trước cuộc điều tra. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghò phù hợp cho chương trình can thiệp phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) của Bộ Y tế và UNICEF - Việt Nam tại các tỉnh này. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang trước can thiệp, được tiến hành trên 24 xã của 12 huyện thuộc 6 tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng trò, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và Đồng Tháp. Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có trẻ dưới 18 tuổi và các hộ gia đình có trường hợp trẻ dưới 18 tuổi tử vong trước một năm tính từ thời điểm nghiên cứu (từ tháng 11/2002 đến tháng 11/2003). Mẫu nghiên cứu bao gồm 8400 hộ gia đình tại 6 tỉnh (1400 hộ /tỉnh) được UNICEF và Bộ Y tế lựa chọn có chủ đònh vào nghiên cứu. Tổng số hộ gia đình của từng xã và thôn được tính theo phương pháp PPS (phân bổ theo tỷ lệ hộ gia đình có trẻ dưới 18 tuổi tại các xã và thôn). Tại các thôn, các hộ gia đình có trẻ dưới 18 tuổi của thôn sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu theo nguyên tắc nhà liền nhà. Tất cả các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi trong vòng 1 năm trước thời điểm nghiên cứu đều được đưa vào mẫu nghiên cứu. Các số liệu được thu thập và xử lý sử dụng chương trình EpiInfo 6.04, SPSS 11.0 và STATA 8.0. Các phân tích thống kê mô tả và phân tích được sử dụng để đưa ra các tỉ suất tử vong và không tử vong, hoàn cảnh và mức độ trầm trọng của các nguyên nhân chấn thương 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Mô hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng 3.1.1. Chấn thương không gây tử vong Tỷ suất chấn thương chung là 4360/100.000 trẻ/năm. Tỷ suất chấn thương của trẻ dưới 18 tuổi của tỉnh Cần Thơ cao nhất (6350/100.000 trẻ /năm), thứ 2 là tỉnh Hải Phòng (6040/100.000 trẻ /năm). Hai tỉnh miền trung: là Thừa Thiên Huế và Quảng Trò có tỷ suất chấn thương thấp hơn so với các tỉnh miền Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Huế: 2260/100.000 trẻ /năm, và Quảng Trò: 3050 /100.000 trẻ /năm). Drowning is the most common cause of fatal injury, followed by traffic injury, and fall is the third in the rank. Results from analyzing YPLL by cause show that drowing is the most common cause of YPLL in children (58%) while traffic injury ranks the second (21%). Injuries occur more often at home (52.3%), on inter-commune/village roads (20%) and at school (9.4%). | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 29 Bảng 1. Tỷ suất chấn thương ở trẻ em nam và nữ trên 100.000 trẻ/năm Tỷ suất chấn thương chung cho 6 tỉnh ở nam (5444/100.000 trẻ /năm) cao hơn so với nữ (3220/100.000 trẻ /năm), và tỷ suất chấn thương theo giới khi phân tích theo từng tỉnh cũng cho kết quả tương tự. Ở cả 6 tỉnh, tỷ suất chấn thương không gây tử vong ở nam đều cao hơn so với nữ. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu VMIS tại Việt Nam năm 2001 và một số nghiên cứu khác về chấn thương trẻ em tại một số nước trong khu vực. Biểu đồ 1. Tỷ suất chấn thương không gây tử vong theo nhóm tuổi trên 100.000 trẻ/năm. Tỷ suất chấn thương chung của các tỉnh: cao nhất ở nhóm trẻ từ 1- 4 tuổi (với tỷ suất 5625/100.000 trẻ /năm), thứ 2 là nhóm trẻ 5- 9 tuổi (5342/100.000 trẻ /năm), và thứ 3 là nhóm 10-14 tuổi (4033/100.000 trẻ /năm). Tỷ suất chấn thương thấp nhất ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi là: 751/100.000 trẻ/năm. Có sự khác biệt về phân bố chấn thương theo nhóm tuổi tại các tỉnh điều tra. Tỷ suất chấn thương theo nguyên nhân chung của 6 tỉnh: chấn thương do ngã là nguyên nhân hàng đầu (tỷ suất 1559/100.000 trẻ /năm), nguyên nhân thứ 2 là chấn thương giao thông (822/100.000 trẻ /năm), nguyên nhân thứ 3 là chấn thương do động vật cắn (816/100.000 trẻ /năm), nguyên nhân thứ 4 là do vật sắc (419/100.000 trẻ /năm), nguyên nhân thứ 5 là chấn thương do bỏng (324/100.000 trẻ /năm). Đây cũng là 5 nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương cho trẻ được phát hiện trong nghiên cứu VMIS. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu mô hình chấn thương theo nguyên nhân của trẻ em tại các nước lân cận như: Bangladesh, Malaysia. Tỷ suất chấn thương theo nguyên nhân mang tính chất đặc thù riêng của từng tỉnh: Cần Thơ: chấn thương do động vật cắn /tấn công là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương ở trẻ; các tỉnh còn lại: chấn thương do ngã là nguyên nhân hàng đầu. Biểu đồ 3. Tỷ suất chấn thương theo nguyên nhân và nhóm tuổi trên 100.000 trẻ/năm chung 6 tỉnh Phân tích nguyên nhân theo nhóm tuổi cho thấy: Ngã là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương cho trẻ ở tất cả các nhóm tuổi. Nguy cơ chấn thương do ngã tăng dần từ trẻ dưới 1 tuổi, và cao nhất ở nhóm trẻ 5- 9 tuổi, sau đó giảm dần ở trẻ lớn. Không có trường hợp chấn thương giao thông nào ở trẻ dưới 1 tuổi; tỷ suất chấn thương giao thông cao nhất ở nhóm tuổi 1- 4, sau đó giảm dần ở các nhóm tuổi lớn hơn. Chấn thương do vật sắc nhọn thấp ở các nhóm tuổi nhỏ, cao nhất ở nhóm tuổi 10 - 14 và nhóm tuổi 15 - 18. Chấn thương do động vật cắn /tấn công cũng có mô hình như chấn thương giao thông: với tỷ suất tăng dần từ nhóm tuổi 1 - 4, cao nhất ở nhóm tuổi 5 - 9 sau đó giảm dần ở nhóm 10 - 14 và nhóm tuổi 15 - 18. Nam Nữ Chung Giới Đia điểm SL Tỉ suất SL Tỉ suất SL Tỉ suất Hải Dương 79 5861 26 2110 105 4070 Hải Phòng 88 7470 52 4569 140 6048 Quảng Trò 56 3969 27 2059 83 3047 Cần Thơ 107 7714 66 4940 173 6353 Đồng Tháp 112 5996 81 4339 193 5162 Chung 500 5444 280 3220 780 4360 Đơn vò: 100.000 Biểu đồ 2. Tỷ suất chấn thương không gây tử vong theo nguyên nhân trên 100.000 trẻ/năm. 30 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Nhóm trẻ dưới 5 tuổi chấn thương chủ yếu do bỏng và ngã. Kết quả phân tích các chỉ tiêu về ngôi nhà an toàn cho trẻ dưới 5 tuổi cho thấy rằng: 29% số hộ gia đình để phích nước sôi trong tầm với của trẻ, 85% các hộ gia đình không có rào chắn quanh bếp và 65% các hộ gia đình không có cửa ngăn cách bếp và nhà. Các nhóm tuổi còn lại: 5 - 9 tuổi, 10 - 14 tuổi và 15 - 18 tuổi ngoài các hoạt động chủ yếu trong ngôi nhà của mình trẻ bắt đầu có những hoạt động bên ngoài và ở trường học nhiều hơn tăng dần theo nhóm tuổi. Mô hình chấn thương theo nguyên nhân của các nhóm tuổi này cũng có sự thay đổi: Ngã và chấn thương giao thông là 2 nguyên nhân chủ yếu trong các nhóm tuổi này. Kết quả phân tích chấn thương do ngã cho thấy: chủ yếu trẻ bò ngã do trượt vấp và do va đụng xô đẩy dẫn đến ngã. Chấn thương giao thông: chủ yếu xảy ra khi trẻ đang đi bộ trên đường (308/100.000), hoặc đi bằng xe đạp (279/100.000). Tỷ suất chấn thương không tử vong đặc trưng nguyên nhân và giới Bảng 2. Tỷ suất chấn thương không gây tử vong/100.000 trẻ/năm theo nguyên nhân và giới chung cho 6 tỉnh Tỷ suất chấn thương chung: ở nam (5444/100000) cao hơn so với nữ (3220/100000).Năm nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương cho trẻ vẫn là: chấn thương do ngã, do giao thông, do động vật cắn /tấn công, do bò cắt và chấn thương do bỏng. Ở hầu hết các nguyên nhân tỷ suất chấn thương ở nam đều cao hơn so với nữ. Biểu đồ 4. Tỷ lệ chấn thương theo đòa điểm xảy ra chấn thương Chấn thương xảy ra ở nhà chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%); thứ hai là: có 20% các trường hợp chấn thương xảy ra tại các đường liên thôn /xã; thứ 3 là: chấn thương xảy ra tại trường học (có 9,4%). Phân bố chấn thương theo đòa điểm xảy ra chấn thương của từng tỉnh có dạng phân bố giống như của tỷ lệ chung: thứ nhất là ở nhà, thứ 2 là ở đường liên huyện /thôn/xã, và thứ 3 là ở trường. Biểu đồ 5. Nguyên nhân theo đòa điểm xảy ra chấn thương của 6 tỉnh Khi phân tích chấn thương theo đòa điểm xảy ra chấn thương chung cho thấy: các chấn thương xảy ra nhiều ở nhà ( 52,3%), trên đường liên thôn /xã (20%) và ở trường (9,4%). Các chấn thương giao thông xảy ra phổ biến trên đường liên thôn xã (83,7%), chỉ có 13,7% trường hợp xảy ra trên đường cao tốc và đường liên tỉnh. Các chấn thương này thường xảy ra khi trẻ đang đi lại hoặc chơi trên đường. Các chấn thương do ngã cũng xảy ra nhiều nhất là ở nhà, sau đó là ở trường học, và thứ 3 là đường liên thôn xã. Bỏng và chấn thương do vật sắc nhọn chủ yếu xảy ra ở nhà. Chấn thương do động vật cắn xảy ra ở nhà và đường liên thôn xã. Kết quả đó cho thấy có 3 đòa điểm hay xảy ra chấn thương cho trẻ cần lưu ý trong chương trình phòng ngừa là: chấn thương trong gia đình, chấn thương trên đường liên thôn xã và chấn thương trong trường học. Giới Nguyên nhân Nam Nữ Chung Giao thông 936,0 701,4 821,6 Ngã 2144,1 942,9 1559,3 Đánh nhau 119,7 57,5 89,4 Ngạt thở 98,0 69,0 83,8 Ngộ độc 43,5 57,5 50,3 Bỏng 337,4 310,5 324,2 Cắt 576,8 253,0 419,2 Vật cùn 130,6 57,5 95,0 Động vật cắn 925,1 701,4 816,0 Điện giật 21,8 34,5 27,9 Tự tử 10,9 11,5 11,2 Khác 98,0 23,0 61,5 Chung 5444,0 3220,0 4360,0 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 31 Bảng 3. Chấn thương có chủ đònh và chấn thương không chủ đònh Hầu hết các trường hợp chấn thương ở trẻ dưới 18 tuổi là: chấn thương không chủ đònh (chiếm 96,2%). Trong 24 xã có 18 trường hợp chấn thương có chủ đònh (chiếm 2,3%) trong đó có 2 trường hợp tự tử và 16 trường hợp đánh nhau. Còn lại 1,4% là các loại khác. 3.1.2. Chấn thương gây tử vong Bảng 4. Tỷ suất tử vong do chấn thương theo nguyên nhân trên 100.000 trẻ/năm theo tỉnh Tỷ suất tử vong do chấn thương chung: là 31,3/100.000 trẻ /năm. Tỉnh Hải Dương có tỷ suất tử vong do chấn thương cao nhất (96,8/100.000); đứng thứ hai là tỉnh Quảng Trò (87,7/100.000 trẻ); tỉnh Thừa Thiên Huế có tỷ suất tử vong đứng thứ 3 (26,4/100.000 trẻ). Các tỉnh Hải Phòng, Cần Thơ và Đồng Tháp có tỷ suất tử vong do chấn thương thấp hơn. Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Hải Dương có tỷ suất chết đuối cao nhất, thứ hai là tỉnh Cần Thơ, đứng thứ 3 là tỉnh Quảng Trò. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất tử vong do đuối nước ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong vòng một năm từ tháng 11/2002 đến tháng 11/2003 thấp hơn so với 2 tỉnh đồng bằng sông Hồng và 2 tỉnh miền Trung. Điều này trái với kết quả nghiên cứu VMIS: có sự liên quan giữa đòa điểm xảy ra đuối nước và sự có mặt của nguồn nước, tỷ lệ đuối nước cao nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao đuối nước ở đồng bằng sông Cửu Long lại thấp hơn so với các vùng khác? Kết quả thảo luận với các nhà lãnh đạo đòa phương cho thấy phần lớn các trường hợp tử vong do đuối nước ở trẻ em xảy ra vào mùa lũ. Đối với các trẻ lớn đã biết bơi nguy cơ chết đuối thường do bò dòng nước chảy xiết cuốn đi, đối với các cháu nhỏ thường do nhà ở ngay mặt nước, các cháu không được người lớn trong coi cẩn thận nên rơi xuống nước và chết. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây đồng bằng sông Cửu Long không có lũ do đó có thể vì vậy tỷ lệ chết đuối trẻ em ở vùng này giảm, ngoài ra sai số do điều tra chọn mẫu cũng có thể mang đến kết quả ước lượng tỷ lệ thấp hơn so với nghiên cứu khác. Chấn thương giao thông là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2. Tỉnh Hải Dương là nơi có tỷ suất tử vong do chấn thương giao thông; thứ hai là tỉnh Quảng Trò; đứng thứ 3 là tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngã là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 với tỷ suất 4,7/100.000 trẻ /năm. Bảng 5. Tỷ lệ tử vong do chấn thương theo nhóm tuổi Không có trường hợp chấn thương tử vong nào ở trẻ dưới 1 tuổi. Tỷ lệ tử vong chung cao nhất ở nhóm tuổi 1- 4 (chiếm 35%), thứ 2 là ở nhóm tuổi 5 - 9 (chiếm 32,5%), thứ 3 là nhóm tuổi 10 - 14 (chiếm 17,5%), thứ 4 là nhóm tuổi 15 - 18 (tỷ lệ 15%).Tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi khác nhau giữa các tỉnh. Bảng 6. Tỷ lệ tử vong do chấn thương theo giới Trừ tỉnh Hải Dương có tỷ lệ tử vong do chấn thương ở nữ cao hơn so với nam, tất cả các tỉnh còn lại đều tỷ lệ tử vong do chấn thương ở nam cao hơn so với nữ: tỉnh Đồng Tháp 100% các trường hợp tử vong là nam; tỉnh Hải Phòng và Cần Thơ tỷ lệ tử vong do chấn thương ở nam cao gấp 3 - 4 lần so với nữ. H. Dương SL % H. Phòng SL % Qu. Trò SL % Huế SL % Cần Thơ SL % Đ.Tháp SL % Tổng SL % 99 134 81 81 168 188 751 Không chủ đònh 94,3 95,7 97,6 94,1 97,1 97,4 96,2 3 4 2 3 5 1 18 Có chủ đònh 2,8 2,9 2,4 3,5 2,9 0,5 2,3 3 2 0 2 0 4 11 Khác 2,8 1,4 0 2,3 0 2,1 1,4 105 140 83 86 173 193 780 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 Tỉnh N.nhân H.Dương SL TS H. Phòng SL TS Qu. Trò SL TS Huế SL TS Cần Thơ SL TS Đ. Tháp SL TS Chung SL TS 3 1 2 2 0 1 9 TNGT 22,3 4,9 19,5 10,6 0 5,2 7,1 1 1 4 0 0 0 6 Ngã 7,4 7,4 66,7 0 0 0 4,7 0 0 0 1 0 0 1 Đánh nhau 0 0 0 5,3 0 0 0, 8 0 0 0 1 0 0 1 Vật sắc 0 0 0 100 0 0 0,8 0 0 0 0 1 0 1 ĐV cắn 0 0 0 0 100 0 0,8 9 2 3 1 5 2 22 Đuối nước 67 9,1 13,6 4,6 22,7 9,1 17,2 13 4 9 5 6 3 40 Chung 96,8 19,6 87,7 26,4 13,2 15,6 31,3 Tỉnh Nhóm tuổi H. Dương SL % H. Phòng SL % Qu. Trò SL % Huế SL % C. Thơ SL % Đ. Tháp SL % Chung SL % 0 0 0 0 0 0 0 <1 0 0 0 0 0 0 0 5 1 2 0 3 3 14 1 4 38,5 25 22,2 0 50 100 35 4 1 5 0 3 0 13 5 9 30,8 25 55,6 0 50 0 32,5 3 0 0 4 0 0 7 10 - 14 23,1 0 0 80 0 0 17,5 1 2 2 1 0 0 6 15 - 18 7,7 50 22,2 20 0 0 15 13 4 9 5 6 3 40 Chung 100 100 100 100 100 100 100 Tỉnh Giới Hải Dương SL % Hải Phòng SL % Quảng trò SL % Huế SL % Cần Thơ SL % Đ. Tháp SL % Tổng SL % 6 3 6 3 5 3 26 Nam 46,2 75 66,7 60 83,3 100 65 7 1 3 2 1 0 14 Nữ 53,9 25 33,3 40 16,7 0 35 13 4 9 5 6 3 40 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 32 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Bảng 7. Đòa điểm xảy ra tử vong Có 70% các trường hợp trẻ tử vong ngay tại nơi xảy ra chấn thương. Trẻ tử vong tại nhà và tại bệnh viện đều bằng 12,5%. Có 5% các trường hợp trẻ tử vong xảy ra trên đường đi đến cơ sở y tế. Phân tích chấn thương theo từng tỉnh cho thấy: trừ tỉnh Đồng Tháp có tỷ lệ tử vong ở nhà cao nhất, tất cả các tỉnh còn lại tử vong ngay tại nơi xảy ra chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất. Gánh nặng bệnh tật do chấn thương gây ra Trong nghiên cứu này số năm sống tiềm tàng bò mất được tính trong phạm vi chấn thương: số năm sống bò mất phân theo các nguyên nhân gây chấn thương và theo giới để đánh giá tác động của các nguyên nhân tử vong do chấn thương và phân bố theo giới như thế nào đối với xã hội. Số năm sống bò mất được tính theo số năm chết trước tuổi 65 (YPLL65). Biểu đồ 5. Số năm sống bò mất YPLL65 theo nguyên nhân chấn thương Đuối nước: là nguyên nhân hàng đầu của số năm sống bò mất ở trẻ do chấn thương gây nên tỷ lệ chiếm 58% YPLL trong tổng số các nguyên nhân. Chấn thương giao thông: là nguyên nhân thứ 2 chiếm tỷ lệ 21% YPLL. Thứ 3 là do ngã: chiếm 14% YPLL. Các nguyên nhân tử vong do động vật cắn /tấn công, bò cắt bởi các vật sắc nhọn, đánh nhau chiến tỷ lệ thấp hơn. Số năm sống tiềm tàng bò mất theo nguyên nhân và giới chung ở nam cao hơn so với nữ, và cao hơn ở các nguyên nhân chấn thương giao thông, cắt và động vật cắn. YPLL nữ cao hơn nam ở các nguyên nhân ngã, đánh nhau và đuối nước. 3.2. Sơ cứu và điều trò Bảng 8. Chấn thương và sơ cứu ban đầu Trong tổng số 780 trường hợp chấn thương có 447 trường hợp được sơ cứu (chiếm 57,3%); 41,5% các trường hợp không được sơ cứu, và 0,6% các trường hợp trả lời là không cần thiết. Bảng 9. Những người thực hiện sơ cấp cứu cho nạn nhân Hơn 70% các trường hợp chấn thương được người nhà nạn nhân sơ cứu, 14% được cán bộ y tế sơ cứu, 6% tự sơ cứu, và 9,2% được sơ cứu bởi người khác (người đi đường hoặc bạn bè cô giáo ở trường). Sơ cấp cứu là một yếu tố rất quan trọng trong việc cấp cứu nạn nhân chấn thương bởi vì chấn thương thường xảy ra bất ngờ khi nạn nhân là người hoàn toàn khoẻ mạnh. Nếu sơ cứu ban đầu tốt và hiệu quả sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng sức khoẻ của nạn nhân vì vậy cần nâng cao kiến thức cho người dân về những kỹ năng sơ cứu thông thường. Tỉnh Đòa điểm H.Dương SL % H.Phòng SL % Qu. trò SL % Huế SL % C. Thơ SL % Đ. Tháp SL % Chung SL % Tại nơi xảy ra chấn thương 7 53,9 2 50 9 100 4 80 5 83,3 1 33,3 28 70 Tại nhà 2 15,4 0 0 0 0 0 0 1 16,7 2 66,7 5 12,5 Tại bệnh viện, Cơ sở y tế 3 23,1 1 25 0 0 1 20 0 0 0 0 5 12,5 Trên đường đi tới cơ sở y tết 1 7,7 1 25 0 0 0 0 0 0 0 0 2 5 Chung 13 100 4 100 9 100 5 100 6 100 3 100 40 100 Tỉnh Sơ cứu H. Dương SL % H.Phòng SL % Qu. Trò SL % Huế SL % C. Thơ SL % Đ. Tháp SL % Chung SL % Có 78 74,3 90 64,3 43 51,8 40 46,5 102 59 94 48,7 447 57,3 Không 26 24,8 47 33,6 37 44,6 45 52,3 71 41,0 98 50,8 324 41,5 Không biết 0 0 0 0 3 3,61 1 1,16 0 0 0 0 4 0,51 Kh cần thiết 1 1,0 3 2,1 0 0 0 0 0 0 1 0,5 5 0,6 Chung 105 100 140 100 83 100 86 100 173 100 193 100 780 100 Tỉnh Người sơ cứu H.Dương SL % H.Phòng SL % Qu. Trò SL % Huế SL % C. Thơ SL % Đ. Tháp SL % Chung SL % Tự bản thân 3 4 5 5,6 2 4,7 2 5 8 7,8 7 7,5 27 6,1 Cán bộ y tế 11 14,3 11 12,2 13 30,2 5 12,5 8 7,8 15 16,1 63 4,2 Người nhà 59 76,6 71 78,9 22 51,2 25 62,5 72 70,6 65 69,9 314 70,6 Người khác 4 5,2 3 3,3 6 14 8 20 14 13,7 6 6,5 41 9,2 Chung 78 100 90 100 43 100 40 100 102 100 94 1 00 447 100 Biểu đồ 6. Số năm sống bò mất YPLL65 theo nguyên nhân và giới | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 33 Bảng 10. Cơ sở y tế mà nạn nhân đã đến điều trò Gần 70% các trường hợp chấn thương được đưa đến khám và điều trò tại cơ sở y tế nhà nước tại tuyến cơ sở: trung tâm y tế huyện (38,7%) và trạm y tế xã (28,8%), vấn đề nâng cao năng lực và trang bò cấp cứu và điều trò cho tuyến y tế này cũng cần được quan tâm. 19,1 % số trường hợp được đưa đến khám điều trò tại phòng khám tư. 8,6% số trường hợp nạn nhân được khám điều trò tại bệnh viện tỉnh. Chỉ có 3,6% đưa đi điều trò ở tuyến trung ương. 4. Kết luận 4.1. Tỷ suất chấn thương Tỷ suất chấn thương không tử vong chung của các xã nghiên cứu thuộc 6 tỉnh là 4.360/100.000. Tỷ suất chấn thương không tử vong có sự khác nhau giữa các đòa điểm nghiên cứu: các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng tỷ suất chấn thương cao hơn so với hai tỉnh miền Trung. Năm nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương không tử vong cho trẻ dưới 18 tuổi: thứ nhất là ngã, thứ nhì là chấn thương do giao thông, thứ 3 là chấn thương do động, súc vật cắn /tấn công, thứ 4 là chấn thương do bò cắt bởi vật sắc nhọn, thứ 5 là chấn thương do bỏng. Năm nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương không tử vong của các tỉnh không có sự khác biệt lớn. Trẻ dưới 5 tuổi chấn thương chủ yếu do bỏng và ngã. Các nhóm tuổi 5 - 9, 10 - 14 và 15 - 18 chấn thương giao thông và ngã là 2 nguyên nhân hàng đầu. Tỷ suất chấn thương cao nhất trong nhóm tuổi 1 - 4 , thứ 2 nhóm tuổi 5 - 9, thứ 3 nhóm tuổi 10 - 14, thứ 4 ở nhóm tuổi 15 - 18 . Tỷ suất chấn thương ở trẻ dưới 1 tuổi thấp nhất. Tỷ suất chấn thương chung ở nam cao hơn so với nữ và cao hơn ở tất cả các nguyên nhân gây chấn thương. Tỷ suất tử vong do chấn thương chung là 31,2/100.000, khác nhau ở các tỉnh nghiên cứu. Đuối nước là nguyên nhân chấn thương hàng đầu gây tử vong, chấn thương giao thông là nguyên nhân thứ 2, và ngã là nguyên nhân thứ 3. Khi phân tích số năm sống bò mất theo nguyên nhân cũng cho thấy đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây số năm sống bò mất cho trẻ (58%) và thứ nhì là chấn thương giao thông (21%). 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng Chấn thương xảy ra nhiều ở nhà ( 52,3%), trên đường liên thôn /xã (20%) và ở trường (9,4%). Kết quả phân tích ở các tỉnh cũng tương tự như tình hình chung. Các chấn thương giao thông xảy ra phổ biến trên đường liên thôn xã (83,7%) chỉ có 13,7% trường hợp xảy ra trên đường cao tốc và đường liên tỉnh. Các chấn thương này thường xảy ra khi trẻ đang đi lại hoặc chơi trên đường. Các chấn thương do ngã cũng xảy ra nhiều nhất là ở nhà, sau đó là ở trường học, và thứ 3 là đường liên thôn xã. Bỏng và chấn thương do vật sắc nhọn chủ yếu xảy ra ở nhà. Chấn thương do động vật cắn xảy ra ở nhà và đường liên thông xã. 57% các trường hợp chấn thương được sơ cứu ban đầu, trong số đó hơn 70% được sơ cứu do chính người nhà của nạn nhân và 80% được hỏi tự đánh giá là sơ cứu có hiệu quả. Có tới 70% các trường hợp chấn thương được điều trò tại các cơ sở y tế tuyến xã và huyện. Khuyến nghò Các chương trình can thiệp cần phải được thiết kế đặc thù theo mô hình chấn thương trong chương trình phòng ngừa cần phải chú trọng tới các nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương cho trẻ như ngã, chấn thương giao thông, chấn thương do động vật cắn /tấn công, chấn thương do bò cắt bởi vật sắc nhọn, chấn thương do bỏng. Đối với từng nhóm tuổi có những loại chấn thương đặc thù, vì vậy chương trình can thiệp được thiết kế cần lưu ý đưa vào chương trình can thiệp của mình sao cho phù hợp. Chấn thương đối với trẻ chủ yếu xảy ra trong nhà, ở trường học và trên đường liên thôn xã (nơi vừa là đường giao thông lại vừa là nơi vui chơi của trẻ) vì vậy cần đẩy mạnh chương trình ngôi nhà an toàn và trường học an toàn cho trẻ. Ngoài ra, các đòa phương cũng cần đưa kế hoạch xây dựng các khu vui chơi cho trẻ. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần được cung cấp kiến thức về phòng chống chấn Tỉnh Nơi điều trò H.Dương SL % H.Phòng SL % Qu. Trò SL % Huế SL % C. Thơ SL % Đ.Tháp SL % Chung SL % BV TW 0 0 2 2,6 1 1,5 14 23 0 0 2 1,9 19 3,6 BV tỉnh 11 14,9 16 20,5 13 20 0 0 5 3,3 1 1 46 8,6 TTYT huyện 29 39,2 12 15,4 26 40 19 31,2 67 43,5 54 52,4 207 38,7 Trạm y tế 14 18,9 18 23,1 13 20 15 24,6 59 38,3 35 34 154 28,8 Phòng khám tư 16 21,6 27 34,6 12 18,5 13 21,3 23 14,9 11 10,7 102 19,1 Khác 4 5,4 3 3,9 0 0 00 00 0 0 7 1,3 Chung 74 100 78 100 65 100 61 100 154 100 103 100 535 100 34 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | thương cho trẻ để làm cơ sở cho việc thực hành chăm sóc trẻ tốt hơn. Nâng cao năng lực và trang bò cấp cứu và điều trò cho y tế cơ sở. Vấn đề tủ thuốc hộ gia đình và cung cấp thêm những kiến thức có bản về sơ cấp cứu đơn giản cho người dân cần được quan tâm. Một số vấn đề chấn thương khác chưa được giải đáp trong nghiên cứu này cần được nghiên cứu sâu hơn như: bản chất của chấn thương và tử vong do chấn thương; sơ cấp cứu và tử vong do chấn thương; nguy cơ gây chấn thương cho trẻ đối với một số nguyên nhân chấn thương thường gặp như đuối nước, chấn thương giao thông, ngã, động vật cắn, tấn công ở các vùng đòa lý khác nhau, các nghiên cứu về kinh tế y tế trong chấn thương Tác giả: PGS.TS. Lê Vũ Anh - Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. E.mail: lva@hsph.edu.vn Tài liệu tham khảo 1. Lê Vũ Anh và CS, Đánh giá gánh nặng bệnh tật tại huyện An Hải - Hải Phòng, sử dụng số liệu và phương pháp phỏng vấn nguyên nhân tử vong, Đại học Y tế Công cộng. 2000. 2. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Việt Cường, Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam, Hà Nội. 2003. 3. Lê Nhân Phượng và Michael Linnan, Điều tra chấn thương tại 8 tỉnh Việt Nam, Đại học Y tế Công cộng. 2000. 4. Lê Thò Hương Giang, Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chấn thương giao thông tại cộng đồng dân cư huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng. 2002. 5. Nguyễn Thuý Quỳnh và cs, Mô hình chấn thương dựa vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh của Việt Nam. 2001. 6. Ac Nelson, Injury Incidence in Vietnam: A Community- based Survey of Eight Cities, Ministry of Health, Vietnam.1999. 7. Hanoi School of Public Health, Baseline survey in Chilinh district, Haiduong province, Hanoi School of Public Health, Vietnam. 2000. 8. Krug EG. Sharma GK & Lozano R., The Global Burden of Disease, Am J Public Health.4.2000. 9. Le Cu Linh, et al, Assessment of the Burden of Disease for Chi Linh Commune, Hai Duong Province Using Mortality Data from 1997-1998, Hanoi School of Public Health, Hanoi, Vietnam. 10.1999. 10. Ministry of Health, Vietnam health sector review, Ministry of Health, Hanoi, Vietnam. 1999. 11. Ministry of Health, Health statistics yearbook, Health statistics and information division, Ministry of Health, Vietnam.2000. 12. S.K. Lwanga and S. Limeshow, Sample size determina- tion in health studies-a practical manual, World Health Organization, Geneva, Switzerland. 1997. 13. Truong D Kiet, Do V Dung, et al, Burden of Disease Assessment for Selected Areas of the Central Highland, South-central Region, South-eastern Region, Mekong River Delta, and Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh city School of Medicine and Pharmacy, Vietnam.1998. 14. World Health Organization, Global data, Geneva, Switzerland. 1999. 15. World Health Organization, Violence and Injury Prevention: Definitions, Available at http://www.who.int/violence_injury_prevention/defini- tions.htm (Accessed on 15th January, 2002).

Ngày đăng: 07/08/2015, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan