SKKN vai trò của quản lý trong trường học

9 243 2
SKKN vai trò của quản lý trong trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ: Daỵ và học là một trong ba hoạt động cơ bản trong nhà trường phổ thông. Nó là một yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm tạo nên một thế hệ học sinh có đấy đủ phẩm chất và năng lực trong giai đoạn mới. Đây là một khâu then chốt nhằm nâng cao đân trí, bồi dưởng nhân lực, đào tạo nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Là một cán bộ quản lý trường học, Triệu Đông- nơi địa bàn bản thân tôi công tác, một địa bàn có truyền thống hiếu học, nơi khởi điểm của phong trào xã hội hóa giáo dục, nơi đây có mồt đội ngũ thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, một cơ sở trường học đã trên mười lăm năm đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh, việc xây dựng nên là một vấn đề khó song việc duy trì và phát triển lại càng khó hơn, nơn nữa nay ì trường đươûc cấp trên chỉ đạo là trường trọng điểm có chất lượng cao của huyện và của tỉnh,và đang phấn đấu xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001-2010, thì vấn đề đặt ra là việc chỉ đạo và quản lý chuyên môn như thế nào đây để đáp ứng với yêu cầu ngày càng được đổi mới. Vì vậy, bản thân tôi đã đề ra một số giãi pháp mà trong quá trình chỉ đạo thấy có hiệu quả tôi xin mạnh dạn nêu ra đây để cùng các đồng nghiệp tham khảo .Phần 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP Một trong những yếu tố cơ bản nhằm xoay chuyển và quyết đinh đến chất lượng giáo dục đó là : cơ sở vật chất - kỷ thuật và con người 1 Ở góc độ xin được phép ở đây, tôi xin không đề cập đến yếu tố cơ sở vật chất trang thiết bị kỷ thuật, mà xin được đề cập đến yếu tố con người - tập thể đội ngũ thâỳ cô giáo trực tiếp đứng lớp - và việc sử dụng đội ngũ đó như thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy. 1/ Trước tiên chúng tôi đề cập đến công tác bố trí đội ngũ: Muốn cho đội ngũ này phát huy hết hiệu suất công tác, trước tiên phải đặt họ đúng vị trí, đúng nằng lực và sở trường. Vì thế trong bố trí tổ chức chúng tôi đã phân thành 4 tổ chuyên môn như sau: tổ toán lý, tổ sinh hóa kỉ, tổ văn học, tổ sư địa- ngoai ngữ. Giao trách nhịệm chính trong tổ cho đồng chí nào có nhiều năng lực,uy tín trong chuyên môn làm tổ trưởng để điều hành mọi công việc của các thành viên trong tổ và làm cầu nối giữa BGH nhà trường với tập thể tổ đó. 2 / Sau khi đã hình thành tổ xong, giao cho tổ mạnh đàm trao đổi một cách dân chủ tùy theo hoàn cảnh, năng lực của từng người mà đăng kí nhận các phần hành trên giao cho tổ. Trên cơ sở yêu cầu chung, chúng tôi tiến hành quyết định phân công chuyên môn cho từng người. Như vậy, tránh được tình trạng ức chế trong chuyên môn,từ đó phấn khởi xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động trên cơ sở một số chỉ tiêu và biện pháp lớn,sau khi đã thống nhất bắt tay vào làm 3 / Cải tiến công tác sinh hoạt tổ chuyên môn: Chúng tôi tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo từng chủ đề tùy theo thực tiển của tổ, trên cơ sở 2 yêu cầu chung và thực tiển giảng dạy của bộ môn để xây dựng môt số yêu cầu cần thống nhất trong tổ khi giảng dạy .Đặc biệt trong năm học này chúng tôi chú trọng phương pháp mới đổi mới chương trình và sacïh giáo khoa lớp 6.,7,8 khuyến khích các khối lớp khác vận dụng một cách sáng tạo trong từng hoàn cảnh cụ thể của bài giáng để lồng vào các phương pháp hiện đại, trong thao giảng và hôi thi bất kỳ khối nào cũng phải soạn và giảng theo phương pháp mới. Tùy theo thực tế của vấn để được đưa ra, giao trách nhiệm cho các đồng chí năng lực và kinh nghiệm trong tổ thể hiện, rồi cả tổ cùng bàn bạc trao đổi để đi đến một thống nhất chung. Đối với các bộ môn KHTN: Lấy phòng thực hành bộ môn làm phương tiện để tiến hành giảng dạy. Nghiêm cấm việc dạy chay, vì thế buộc phải sử dụng các trang thiết bị hiện có trong 2 phòng thực hành sinh hóa và phòng thực hành lý-kỷ thuật, ngoài ra phải tự làm thêm một số đồ dùng khác giảng dạy. Hằng tuần vào sáng thứ 2, giáo viên bộ môn phải đăng ký với người phụ trách phòng thực hành các tiết có sử dụng đến đồ dùng thực hành thí nghiệm để họ chủ động chuẩn bị. Cuối tháng người phụ trách thực hành phải báo cáo tình hình thực hành ở phòng mình như thế nào, những tiết nào không thực hành được, nguyên nhân vì sao? 3 4 / Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp: Đây là một khâu rất quan trọng để cùng đồng nghiệp nâng cao tay nghề chuyên môn, trên cơ sở chỉ tiêu đã giao các tổ tự tiến hành. Một điều nghiêm kỵ trong việc thăm lớp dự giờ ở đây không phải là để đủ số lượng tiết để ban giám hiệu kiểm tra, mà qua thăm lớp dự giờ đã đúc rút được những vấn đề gì hay cho mình và cho đồng nghiệp.Trên cơ sỏ 10 yêu cầu và 4 nội dung đánh giá của Sở mà tiến hành tham gia góp ý xây dựng cho đồng nghiệp. Đánh giá theo thang điểm chứ không đánh giá theo cảm tính. 5 / Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng: 100% giáo viên đứng lớp phải tham gia các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ do Phòng và Sở tổ chức. Cho phép anh chị em giáo viên sưu tầm các loại tài liệu có liên quan đến chuyên môn mình khi trong thư viện chưa có đềì xuất trường giải quyết kinh phí để họ phục vụ kịp thời và có hiệu quả trong giảng dạy.giáo viên phải có đầy đủ SGK và các loại sách tham khảo khác để phục vụ cho giảng dạy. Thường xuyên trao đổi về hướng những tiết day khó,những bài tập khó để thống nhất cách truyền thụ, giãi bài tập cho học sinh .Tạo mọi điều kiện cho anh chị em tham gia học tập để nâng cao trình độ trên 4 chuẩn bằng các hình thức học tại chức và học từ xa. 6 / Chú trọng đầu tư chất lượng đầu vào đầu ra, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém ở tất cả các khối lớp. Trên cơ sở chất lượng năm trước tiến hành giao khoán chất lượng cho từng lớp. Giao trách nhiệm cho các đồng chí có năng lực phụ trách các lóp đầu cấp và lớp cuối cấp. Trên cơ sở chương trình dung lương kiến thức đại trà cần có hướng giảng dạy tinh hơn ,cao hơn để bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi. Ngoài ra cần tăng cường phụ đạo học sinh kém. Như vậy phải tập trung ở 2 đầu vào và ra trong chỉ đạo. 7 / Cải tiến công tác kiểm tra thi cử đánh giá: -Mạnh dạn dưa hình thức trắc nghiệm áp dụng trong tất cả các khối lớp cũng như trong tất cả các bộ môn. -Trong kiểm tra thi cử phải hết sức nghiêm túc vô tư khách quan và có tác dụng tích cực. Về kiểm tra: Vừa sử dụng kiểm tra đột xuất vừa kiểm tra định kì, kiểm tra số lượng với kiểm tra chất lượng. Song vấn đề cần nói ở đây là khơi dậy kiểm tra lòng tự trọng của đồng nghiệp và học sinh. Về đánh giá thi cử: Đảm bảo quy chế, trung thực trong chấm chữa đánh giá học sinh Trong chấm chữa cần phát hiện cái đúng cái sai trong bài của học sinh để có hướng uốn nắn giúp đỡ 5 -Từ khâu ra đề đến khâu tổ chức coi thi, chấm thi lên điểm, đánh giá phải tạo ra một chu trình khép kín liên hoàn tập trung và dứt điểm trong một thời gian nhất định -Trong đánh giá phải lấy hiệu quả chất lượng thực chất làm đầu. Cương quyết sử lý các trường hợp vi phạm quy chế trong thi cử. -Khen thưởng kịp thời đúng người đúng việc tránh cục bộ thành kiến trong thi đua đánh giá,biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 8 / Đánh giá học sinh qua việc ghi điểm trực tiếp ở sổ điểm lớp. Hằng tháng lãnh đạo kiểm tra nhắc nhở việc cho điếm trực tiếp trên lớp từ đó giúp giáo viên khi ghi điểm cho học sinh phải hết sức thận trọng chính xác từ đó loại bỏ tình trạng giáo viên phóng điểm cấy điểm lãnh đạo nắm được tiến độ kiểm tra học sinh để uốn nắn kịp thời PHẦN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua mấy năm thực hiện tôi xin ghi ra đây một số kết quả đã đạt được như sau: * Năm học 2000-2001 : Giỏi: 19,93% Khá: 48% TB: 30,82% Yếu: 1,25% 6 7 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 19 em học sinh cấp huyện 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 5 giáo viên được bảo lưu năm học trước, 2 chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. * Năm học 2001-2002: Giỏi: 19,4% Khá: 44,0% TB: 35,6% Yếu: 1,0% Học sinh giỏi cấp huyện : 26 em Học sinh giỏi cấp tỉnh : 12 em Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 4 đồng chí Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 1 đồng chí 3 đồng chí đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. * Năm học 2002-2003: Giỏi: 24,73% Khá: 40,26% TB: 34,06% Yếu: 0,95% Học sinh giỏi cấp huyện : 26 em Học sinh giỏi cấp tỉnh:13 em,trong đó có 3 giải nhất,2 giải nhì Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 6 đồng chí Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 4 đồng chí 3 đồng chí đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. * Năm học 2003-2004: Giỏi: 19,5% Khá: 36,3% TB: 41,3% 7 Yếu: 3% Học sinh giỏi cấp huyện : 26 em Học sinh giỏi cấp tỉnh : 11 em,trong đó có 1 giải nhất,2 giải nhì,4 giải 3 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 4 đồng chí Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 4 đồng chí 3 đồng chí đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. * Năm học 2004-2005: Giỏi: 17,65% Khá: 37,27% TB: 41,63% Yếu: 3,45% Học sinh giỏi cấp huyện : 26 em Học sinh giỏi cấp tỉnh :7 em,trong đó có 1 giải nhất,6 giải ba Giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 5 đồng chí Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : 2 đồng chí 2 đồng chí đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Có được như vậy là nhờ: - Tập thể sư phạm biết đoàn kết ,tôn trọng và thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn - Biết lắng nghe ý kiến của đồng chí , đồng nghiệp mình - Phải thực sự tạo nên một ý thức tự giác trong công việc, khách quan vô tư trong nhìn nhận đánh giá-Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghềï Trên đây là một số biện pháp lớn mà chúng tôi nhận thấy có hiệu quả trong 8 quá trình chỉ đạo, mong có sự góp ý của đồng nghiệp Người viết 9 . tự trọng của đồng nghiệp và học sinh. Về đánh giá thi cử: Đảm bảo quy chế, trung thực trong chấm chữa đánh giá học sinh Trong chấm chữa cần phát hiện cái đúng cái sai trong bài của học sinh. điểm có chất lượng cao của huyện và của tỉnh,và đang phấn đấu xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001-2010, thì vấn đề đặt ra là việc chỉ đạo và quản lý chuyên môn như thế. thống hiếu học, nơi khởi điểm của phong trào xã hội hóa giáo dục, nơi đây có mồt đội ngũ thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, một cơ sở trường học đã trên

Ngày đăng: 07/08/2015, 17:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • .Phần 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP

    • PHẦN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

      • V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

      • Người viết

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan