Nghiên cứu một số thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của khương hoạt có trên thị trường việt nam

56 471 0
Nghiên cứu một số thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của khương hoạt có trên thị trường việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VÂN ĐỂ Từ xa xưa tới nay con người đã biết sử dụng cây cỏ trong thiên nhiên để làm thuốc chữa bệnh . Qua tích luỹ kinh nghiệm dân gian đã dần hình thành nên một nền y học cổ truyền dân tộc . Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đ ạ i, ngày nay, việc sử dụng các vị thuốc y học cổ truyền đã có một số cơ sở khoa học nhất định .Việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền đã , đang và sẽ từng bước giúp cho việc sử dụng các vị thuốc này ngày một hợp lý và hiệu quả hơn . Khương hoạt đã được sử dụng từ lâu trong đông y với công năng giải cảm , tán phong khử thấp .Theo một số bài thuốc có vị khương hoạt dùng trong đông y, khương hoạt được dùng theo hai cách chính : dưới dạng nước sắc hoặc tán nhỏ , dùng rượu chiêu thuốc . Hiện nay đây là một trong các vị thuốc chúng ta vẫn phải nhập từ Trung Quốc . Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng dược lý của vị thuốc này . Với mong muốn tìm hiểu vị thuốc khương hoạt có trên thị trường Việt Nam nhằm xác định tên vị thuốc và làm sáng tỏ công dụng của nó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sơ bộ thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của khương hoạt có trên thị trường Việt Nam “ với các mục tiêu sau: Sơ bộ định tên loài khương hoạt có trên thị trường Việt Nam hiện nay . Định tính một số hợp chất tự nhiên trong vị thuốc . Chiết tách , phân lập và nhận dạng chất phân lập được . Thử sơ bộ một số tác dụng sinh học của nước sắc khương h o ạt: tác dụng trên tim , tác dụng trên huyết áp , tác dụng chống viêm , tác dụng giảm đau và tác dụng chống loạn nhịp tim . 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI Họ tên sinh viên : Nguyễn Quỳnh Chi NGHIÊN cứu sơ BỘ THÀNH PHAN h ó a h ọ c VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA KHƯƠNG HOẠT CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM KHÓA LCIỢN TỐT NGHIỆP DƯỢC Sỉ ĐỢI HỌC Khoa 51 (1996 - 2001) Người hướng dẫn : PGS. TS. Mai Tất Tô' : PGS. TS. B ế Thị Thuấn Nơi thực hiện : Bộ môn dược lý : Bộ môn dược liệu Thời gian thực hiện : 2/200 Hà Nội, tháng 5-2001 M Ờ J ( ỉ ớ k í l l Ơ Q i (f uu ầ in /t thiù' /tiền đê tà i jV ỹ/tiân cứu áư ểâ t/iàn/i ỷikun Aoẩ ểtoe 'tm mM áổ ẵíc duny àrnÁ /uie của /cÁưổnỹ /tout m (àền th i tà ưổny í i ê t jVam toi đ ã n/tđn đưổc /t ưổnọ dẫn tan ũ n/t của ỉỹSSP. &ĨP. 'Ẩũu 3ư% &o ỉ ỹ ê ỉ y . P ĩ ỉ j P . S B ế ỉS ìd & ỉ iu ấ n 3 o i xin ểà y ủ ỉ lòn<j é iế t ổn bâu ầắc oảa niìnA tồi títít/y m 7 M ầiàn l/tê cấc títầ/y ỹflẩũ , m ỹiảù , cẩc m /k ỹ ừ ii«u 'ềùên tâtmỹ ểô mon í2Wd? (ỷ , ểô môn (SsiMỉ ửêu càn<j cúc ývỉiòny ếan tfamy tàưổny đ ã ỹkiỷệ đ õ 'IM tao nud đmu / l iên l/tu đn ủỉi đê tôi hoàn 1/iừnÁ tỉiì Á/toẩ ỉuăn n à y .doi xin <Ádn l/tàn /i cảm ổn ỹiiĩỷỉ đ õ (ỊỊuỷ ếãu m à <xíc thư/y , cô đ ã ỹiànÁ c/to lôi . (&UM càrưj ỉôi XỈ/H đtửĩc cảm ổn ỹửíýi- đ õ , đônỹ 'M'ền , /íềt4Mfến ÁAí(Á của ểưn ếè} nỹrừỉi thăn ầ<m <j[ buêt tỉùti yrun tồ i t/uù' /t iền đê tà i na if . Hà nội, ngày 16 tháng 5 năm 2001 Sinh viên Nguyên Quỳnh Chi MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề 1 Phần 1 : Tổng quan tài liệu 2 1.1. Đặc điểm thực vật 2 1.2. Đặc điểm vị thuốc 3 1.3. Thu hái, chế biến 5 1.4. Thành phần hoá học 5 1.5. Tác dụng , công dụng 6 Phần 2 : Nguyên liệu , nội dung, phương pháp nghiên cứu 8 Phần 3 : Thực nghiệm , kết quả và bàn luận 11 3.1. Sơ bộ định tên khoa học vị thuốc 11 3.2. Thành phần hoá học 12 3.2.1 Xác định hàm lượng tinh dầu trong khương hoạt 12 3.2.2 Định tính một số nhóm chất tự nhiên trong dược liệu bằng các phản ứng hoá học 13 3.2.3 Chiết tách , phân lập định tính coumarin trong khương hoạt 20 3.3 Tác dụng dược lý 29 3.3.1 Tác dụng trên tim ếch tại chỗ 29 3.3.2 Tác dụng trên tim ếch cô lập 30 3.3.3 Tác dụng chống viêm cấp 31 3.3.4 Tác dụng chống viêm mãn 32 3.3.5 Tác dụng giảm đau 34 3.3.6 Tác dụng trên huyết áp 36 3.3.7 Tác dụng chống loạn nhịp tim 37 Phần 4 : Kết luận và đề nghị 39 Tài liệu tham khảo Phụ lục ĐẶT VÂN ĐỂ Từ xa xưa tới nay con người đã biết sử dụng cây cỏ trong thiên nhiên để làm thuốc chữa bệnh . Qua tích luỹ kinh nghiệm dân gian đã dần hình thành nên một nền y học cổ truyền dân tộc . Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, ngày nay, việc sử dụng các vị thuốc y học cổ truyền đã có một số cơ sở khoa học nhất định .Việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền đã , đang và sẽ từng bước giúp cho việc sử dụng các vị thuốc này ngày một hợp lý và hiệu quả hơn . Khương hoạt đã được sử dụng từ lâu trong đông y với công năng giải cảm , tán phong khử thấp .Theo một số bài thuốc có vị khương hoạt dùng trong đông y, khương hoạt được dùng theo hai cách chính : dưới dạng nước sắc hoặc tán nhỏ , dùng rượu chiêu thuốc . Hiện nay đây là một trong các vị thuốc chúng ta vẫn phải nhập từ Trung Quốc . Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng dược lý của vị thuốc này . Với mong muốn tìm hiểu vị thuốc khương hoạt có trên thị trường Việt Nam nhằm xác định tên vị thuốc và làm sáng tỏ công dụng của nó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sơ bộ thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của khương hoạt có trên thị trường Việt Nam “ với các mục tiêu sau: - Sơ bộ định tên loài khương hoạt có trên thị trường Việt Nam hiện nay . - Định tính một số hợp chất tự nhiên trong vị thuốc . Chiết tách , phân lập và nhận dạng chất phân lập được . - Thử sơ bộ một số tác dụng sinh học của nước sắc khương hoạt: tác dụng trên tim , tác dụng trên huyết áp , tác dụng chống viêm , tác dụng giảm đau và tác dụng chống loạn nhịp tim . 1 PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm thực vật Theo các tài liệu [8,10,12] vị thuốc khương hoạt được chế biến từ rễ và thân rễ đã phơi khô của hai loài : - Notopterygium incisum Ting ex H.T.Chang ( khương hoạt) - Notopterygium forbesii Boiss .( khương hoạt lá rộng ) Họ Hoa tán Apiaceae Khương hoạt có nguồn gốc chủ yếu từ Tứ Xuyên , Thanh Hải , Cam Túc , Vân Nam (Trang Quốc ), sinh trưởng tại nơi núi cao , rừng sâu ẩm ướt, màu mỡ , có được trồng . Theo Đỗ Tất Lợi [7] khương hoạt là một cây sống lâu năm , toàn cây có mùi thơm đặc biệt, thân rễ to thô , có đốt . Thân cây cao từ 0.5 - 1 m , không phân nhánh , thân phía dưới hơi có màu tím . Lá mọc so le , kép lông chim , phiến lá chia thuỳ , mép có răng cưa tù , mặt trên màu tím nhạt, mặt dưới màu xanh nhạt, phía dưới cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ, màu trắng , họp thành hình tán kép . Quả bế đôi hình thoi dẹp , màu nâu đen , hai mép và ở lưng phát triển thành dìa . Khương hoạt lá rộng có nguồn gốc từ Tứ Xuyên , Thanh Hải , sinh trưởng trong bụi cỏ và bụi cây trên sườn núi , hướng ra mặt trời trên núi cao . Lá to , kép lông chim 2-3 lần , mép có răng cưa nhọn. Cụm hoa hình tán kép, hoa có màu vàng nhạt [8]. 2 1.2 Đặc điểm vị thuốc 1.2.1 Dược điển Trung Quốc - Tập 1 [12] đã mô tả hình thái vị thuốc : - Thân rễ của loài Notopterygium incisum : hình trụ hơi cong, dài 3 -1 4 cm, đường kính 0,6 cm - 2,5 cm . Đoạn đầu còn lưu giữ vết thân, một số ít chia nhánh . Bề ngoài có màu từ nâu đến nâu hơi đen , phần bị tróc vỏ ngoài có màu vàng . Đốt ngắn dày đặc nổi lên kết thành vòng như con tằm hoặc các đốt kéo dài như đốt của cây tre . Chất nhẹ, dễ bẻ, dễ gẫy . vết bẻ không nhẩn , có những đường n ứ t, phần vỏ màu nâu hơi vàng tới nâu sẫm , có dầu với những điểm dầu màu nâu . Phần gỗ màu hơi vàng với các tia rõ ràng , phần lõi màu vàng đến vàng nâu . Mùi thơm , vị hơi đắng và hăng . - Thân rễ và rễ của loài Notopterygium forbesii : thân rễ gần hình trụ mang vết thân và phần còn lại của vỏ lá cây . Rễ gần hình nón , có các vết nhăn theo chiều dọc . Bề ngoài màu nâu với những đốt vòng mau, dài 8cm - 15cm , đường kính lcm - 3cm . Một số thân rễ mập chắc , có các đốt không đều , phần đầu mang vết thân , rễ tương đối nhỏ . Chất xốp , dễ bẻ, dễ gãy . vết bẻ hơi nhẩn , vỏ màu nâu , phần gỗ hơi vàng , mùi thơm . 1.2.2 Theo “ Trang Quốc trung dược tài chân nguỵ kiểm biệt đồ sách” [10] khương hoạt chính phẩm gồm hai loại: 3 - Khương hoạt: nguyên liệu làm thuốc là phần thân rễ và rễ đã phơi khô của khương hoạt Notopterygium incisum Ting ex .T . Chang họ Hoa tán (Ảnh 1). Thành phẩm thường chia làm 3 loại : tàm khương , trúc tiết khương và điều khương . Đặc điểm của vị thuốc được mô tả như trong dược điển Trung Quốc [12] Nọtopterygium incisum Ting ex H.T. Chang ẢNH 1 - Khương hoạt lá rộng : nguyên liệu làm thuốc là phần thân rễ và rễ khô của khương hoạt lá rộng Notopterygium forbesii Boiss (Ảnh 2). Sản phẩm có hình nón dài hoặc hình trụ tròn , một số hơi cong , dài 4-17 cm , đường kính 0,5-1,6 cm . Bề mặt màu nâu đến nâu sẫm , phần đầu thân rễ hơi phình to , trên đầu có vết gốc thân và vết cuộng lá nổi gồ lên . ẢNH 2 Phần trên của rễ có vân tròn ngang ,nhỏ , rãnh dọc , nếp nhăn dọc , nổi gồ dạng cục theo hướng ngang , phần bị tróc vỏ có màu vàng trắng . Chất xốp, dễ gãy , mặt gãy hơi phẳng , có vân hình phóng xạ và vết n ứ t, phần vỏ màu nâu vàng nhạt , phần gỗ màu vàng. Mùi thơm đặc biệt,vị đắng. 1.2.3 Dược điển Việt Nam I tập 2 [6] đã định nghĩa : khương hoạt là thân rễ và rễ đã phơi khô của cây khương hoạt ( Notopterygium sp. ), họ Hoa tán (Umbelliferae = Apiaceae) có đặc điểm bên ngoài : hình trụ tròn, sần sùi hoặc Notopterygium íorbesii Boiss. 4 phân nhánh , dài 3 -1 0 cm , đường kính 0,5 - 1,5 cm , mặt ngoài màu nâu , có nhiều đốt vòng chi chít lồi lên , trên đốt có nhiều vết sần sùi. Chất nhẹ , xốp , dễ bẻ gẫy . Mặt bẻ ngang có màu vàng nhạt, có điểm chấm đỏ . 1.3. Thu hái, chế biến Hai đến ba năm sau khi trồng thì thu hoạch . Thường thu hoạch vào mùa thu : đào về, rửa sạch đất cát , làm mềm cẩn thận , cắt thành miếng dày , phơi hoặc sấy khô [10]. Theo “Trung thảo dược học” [8] thân rễ và rễ được chế biến riêng , thân rễ đốt vòng mau được gọi là “ tàm khương” , đốt thưa gọi là “ trúc tiết khương “ , rễ gọi là “ điều khương “.Trong đó tàm khương là loại có chất lượng tốt nhất [9]. 1.4 Thành phần hoá học Những nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy trong khương hoạt có tinh dầu , các dẫn chất coumarin , dẫn chất acid ferulic , acid amin và một số thành phần khác 1.4.1 Tinh dầu : Các tài liệu [7,8] đều đề cập đến sự có mặt của tinh dầu trong dược liệu . Các tác giả Trung Quốc bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ liên hợp đã xác định được 78 thành phần có trong tinh dầu của loài Notopterygium incisum [21] 1.4.2 Coumarin Theo tài liệu [18,19,20] trong thân rễ Notopterygium incisum có các chất : bergapten , bergaptol , bergamottin , isoimperatorin , notopterol , notoptol nodakenin , demethylfuropinnarin , anhydronotoptol , xanthotoxol , 7- isopentenyloxy- 6- methoxy- coumarin , 7-(3,7- dimethyl- 2,6- octadienyloxy ) - 6 methoxy coumarin , notoptolide , ethylnotopterol , anhydronotoptoloxide , columbianetin . Tài liệu [13] đã nêu phương pháp phân lập notopterol và isoimperatorin. 5 1.4.3 Acid amin Đã phân lập được 3 acid amin lần đầu tiên từ loài Notopterygium incisum vào năm 1994 [18] . Đó là : T- aminobutyric acid , acid aspartic và leucin. 1.4.4 Dân chất acid ferulic Trong thân rễ của khương hoạt có acid ferulic [18] , phenethyl ferulate và (-)- bomyl ferulate. Các tác giả Đức đã nêu phương pháp phân lập các dẫn chất này. 1.4.5 Một số thành phần khác Một số thành phần khác cũng đã được xác định . Đó là falcarindiol , pregnenolone , P- sitosterol, acid oleic , acid linoleic [13,18]. 1.5 Tác dụng, công dụng: Theo quan niệm y học cổ truyền [4] khương hoạt được xếp vào nhóm thuốc tân ôn giải biểu : vị cay , tính ấm , quy kinh bàng quang , can , thận có tác dụng tán hàn giải biểu , dùng khi cảm mạo phong hàn , sốt không có mồ hôi , đau đầu , toàn thân đau mỏi , có tác dụng trừ thấp chỉ thống để điều trị bệnh phong thấp . Đặc biệt khương hoạt có tác dụng tốt trong các chứng thấp đau nhức xương c ố t, thần kinh từ lưng trở lên . Năm 1993 , các tác giả Nhật Bản [16] đã công bố notopterol là thành phần có tác dụng giảm đau của N. incisum bằng thử nghiệm gây quặn đau bởi acid acetic trên chuột . Bằng thử nghiệm trên tính thấm thành mạch các tác giả cũng đã xác định đây là thành phần có tác dụng chống viêm của khương hoạt . Tác dụng ức chế hoạt động của aminopyrin N - demethylase trên microsom gan của notopterol cũng đã được xác nhận [15] Năm 1997 , các tác giả Đức [13] đã công bố tác dụng giảm đau chống viêm của khương hoạt bằng các thử nghiệm trên 5- lypoxygenase ( 5- LO ) và 6 cyclooxygenase( c o x ) - là các enzym xúc tác chuyển acid arachidonic thành leucotrien và prostaglandin , các chất có vai trò quan trọng trong quá trình viêm và đau . Ba họp chất có tác dụng ức chế rõ rệt 5- LO và c o x là : phenethyl femlate , falcarindiol và (-)- bomyl ferulate . Bằng cách so sánh mối tương quan giữa nồng độ các thành phần với tác dụng ức chế 5-LO , c o x các tác giả đã nhận định phenethyl ferulate là chất quyết định tác dụng ức chế của dịch chiết trên c o x và falcarindiol là chất quyết định tác dụng ức chế của dịch chiết trên 5- LO . Đồng thời cũng cho thấy notopterol chỉ có tác dụng ức chế yếu 5-LO và không có tác dụng trên c o x . Theo một số tác giả Trung Quốc [17] khương hoạt còn được sử dụng như một thuốc chống loạn nhịp . Tác dụng ngăn chặn sự hình thành các sản phẩm oxy hoá của dịch chiết methanol thân rễ khương hoạt cũng đã được các tác giả Nhật Bản ghi nhận [14]. 7 [...]... sắc khương hoạt có tác dụng chống viêm sau 24 giờ và tác dụng này còn kéo dài tới 30 giờ sau Kết quả này phù hợp với tác dụng chống thấp khớp của khương hoạt So sánh với tác dụng chống viêm của aspirin chúng tôi nhận thấy nước sắc khương hoạt có tác dụng chống viêm muộn hơn ( aspirin có tác dụng chống viêm ngay từ giờ thứ h a i) Như vậy ,đối với trường hợp viêm cấp tác dụng chống viêm của khương hoạt. .. gãy có vân hình hoa cúc và khe hở, phần vỏ màu nâu hơi vàng với những điểm dầu màu nâu , phẩn lõi màu vàng nâu Vị thuốc có mùi thơm đặc b iệ t ẢNH 3 : Vị thuốc khương hoạt trên thị trường Việt nam Căn cứ vào đặc điểm của vị thuốc đã được mô tả trong các tài liệu [10,12] chúng tôi sơ bộ xác định : vị thuốc khương hoạt có trên thị trường Việt nam hiện nay được chế biến từ rễ và thân rễ của cây khương hoạt. .. 2.3.2 Tác dụng dược lý Chế phẩm thử là cao lỏng 1:1 của khương hoạt chế theo phương pháp sắc đông y Theo phương pháp ghi trong tài liệu [3, 11] chúng tôi đã tiến hành thử một số tác dụng sinh học của nước sắc khương hoạt 2.3.2.1 Tác dung trên tim ếch cỏ lâp Cô lập tim ếch theo phương pháp Straube Xác định biên độ và tần số hoạt động tim khi nuôi bằng dung dịch Ringer tim và dung dịch Ringer tim có thêm... và đóng vòng lacton Phản ứng với thuốc thử Diazo Hiện tượng huỳnh quang tăng lên ở môi trường kiềm : có phản ứng nhưng không rõ ++ : phản ứng lên rõ +++ : phản ứng lên rất rõ 19 Kết quả + - Kết luân Có Không có - - - Không có - - ++ Không có - + + - Có Có Không có - ++ - ++ + ++ Có Không có Có Không có - +++ +++ +++ Có 3.2.3 Chiết tách , phân lập định tính coumarin trong khương hoạt 3.2.3.1 Chiết tách... tán Apiaceae 3.2 Thành phần hoá học 3.2.1 Xác định hàm lượng tinh dầu trong khương hoạt Bằng cảm quan thấy khương hoạt có mùi thơm hắc đặc b iệ t, đổng thời căn cứ vào các tài liệu đã công bố khương hoạt có tinh dầu , do đó chúng tôi đã tiến hành định lượng tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước [2] Các bước tiến hành : ■ Cân 20 g dược liệu , thái lát mỏng ■ Cho vào một bình cầu có sẵn 100 ml nước... giữa nhóm thử và nhóm chứng 10 PHẦN 3 THỰC NGHIỆM - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Sơ bộ định tên khoa học yị thuốc Vị thuốc khương hoạt được thu mua tại phố Lãn Ông - Hà Nội (Ảnh 3) có các đặc điểm bên ngoài như sau : hình trụ hơi cong , dài 4 - 1 0 cm Đoạn đầu còn dấu vết của thân và lá Một số chia nhánh Bề mặt màu nâu đen , phần bị tróc vỏ có màu vàng nâu Đốt ngắn , dày đặc , nổi gồ, kết thành vòng ... tài trường Đại Học Dược cung cấp 2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu : 2.3.1 Nghiên cứu thành phần hoá học : Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp ghi trong tài liệu [1,2,5] 2.3.1.1 Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước 2.3.1.2 Xác định độ ẩm dược liệu trên máy Ưltrax - Germany 2.3.1.3 Định tính một số nhóm chất tự nhiên trong dược liệu bằng phương pháp hoá học. .. hưởng của nước sắc khương hoạt trên âm ếch tại chỗ Nhịp tim ( số nhịp / phút) STT Bình thường Nhỏ dịch chiết 1% 1 26 24 2 31 29 3 26 22 4 29 28 5 33 33 6 36 35 7 28 26 8 31 27 9 31 30 10 36 34 TB 30,7 ± 3,59 28,8 ± 4,29 >0,05 p 29 1 Nhận xét : Từ các kết quả trên chúng tôi nhận thấy nước sắc khương hoạt ở nồng độ 1% có làm giảm nhịp tim song kết quả này không có ý nghĩa thống kê 3.3.2 Tác dụng trên. .. định tính flavonoid và tanin ; với kiềm trong định tính flavonoid đều dương tính , song chúng tôi vẫn sơ bộ kết luận không có những hợp chất này trong dược liệu vì những phản ứng đặc trưng của chúng đều âm tính Như vậy qua kết quả của các phản ứng hoá học trên , chúng tôi sơ bộ kết luận trong mẫu khương hoạt nghiên cứu có Phytosterol, Acid hữu cơ , Chất béo, Đường khử, Acid amin và Coumarin , trong... (phổ IR) của cả ba chất Cj, C2, C3 ( phụ lục 2 , phụ lục 4 , phụ lục 6 ) đều cho một dao động trong vùng 1732 c m _ -1728 cm 1 - là dao động 1 đặc trưng của nhóm carbonyl ( c = 0 ) có trong coumarin [22] Từ những kết quả phân tích về tính chất vật lý và hoá học trên đây , chúng tôi sơ bộ kết luận : các chất Cj, C2 và C3 phân lập được từ dịch chiết khương hoạt mang tính chất của coumarin Chúng có thể . Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI Họ tên sinh viên : Nguyễn Quỳnh Chi NGHIÊN cứu sơ BỘ THÀNH PHAN h ó a h ọ c VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA KHƯƠNG HOẠT CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM KHÓA LCIỢN. khương hoạt có trên thị trường Việt Nam nhằm xác định tên vị thuốc và làm sáng tỏ công dụng của nó, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu sơ bộ thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học. Chiết tách , phân lập và nhận dạng chất phân lập được . - Thử sơ bộ một số tác dụng sinh học của nước sắc khương hoạt: tác dụng trên tim , tác dụng trên huyết áp , tác dụng chống viêm , tác dụng

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan