ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

30 613 4
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN I. LỢI THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN I.1. Lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị I.1.1. Vị trí địa lý Việt Nam nằm ở phía tây biển Đông, có 28 tỉnh thành có biển, với tổng chiều dài bờ biển hơn 3260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Vậy theo ước tính là cứ 100 km 2 là có 1 km bờ biển, gấp 6 lần trung bình của thế giới (600 km 2 có 1 km bờ biển). 1 Đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia. Biển nước ta có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km 2 ( gấp 3 lần diện tích đất liền: 1 triệu km 2 /330 000 km 2 ). Ven bờ có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 1700 km 2 , có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. 2 Biển Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng, ở trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động, có biên giới với 10 nước và vùng lãnh thổ, là con đường giao lưu thương mại quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương - một trong những đường hàng hải quốc tế thuộc loại sôi động nhất thế giới. Cảng nước sâu nổi tiếng : Cam Ranh, Vân Phong, Cái Lân. I.1.2. Kinh tế Kinh tế biển của Việt Nam phát triển với hai lợi thế quan trọng: - Thứ nhất là tiềm năng tự nhiên (lợi thế tĩnh) to lớn (bờ biển dài, diện tích biển thuộc chủ quyền rộng, khả năng tiếp cận dễ dàng đến các đại dương, có các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có như: nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển, các mỏ sa khoáng những nguyên tố hiếm và vật liệu xây dựng, các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa, nhiều bãi biển đẹp…). 2 - Thứ 2 là vị trí kinh tế chiến lược đặc biệt Biển Đông nằm trên các tuyến và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thế giới. Tuy vậy, lâu nay khi bàn đến lợi thế phát triển kinh tế biển của Việt Nam, chủ yếu là ở lợi thế thứ nhất. I.1.3. Chính trị Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Trên Biển Đông, Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ĐNA, là nơi giao thoa lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…bởi vậy vị thế của Việt Nam là có quyền lựa chọn, đa dạng hóa các mối quan hệ có lợi nhất cho kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia. I.2. Tiềm năng phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế biển. I.2.1. Tiềm năng về dầu khí, khoáng sản Khoáng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản có cả trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển. Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta, nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đã được xác định, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi. Cùng với dầu - khí, trong các bể trầm tích ở thềm lục địa nước ta còn có trữ lượng than rất đáng kể. Mỏ dầu khí trữ lượng lớn Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng đã được chú ý nghiên cứu rất sớm. Dầu khí tích tụ trong các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ chu, Tư Chính- Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa. Dầu khí đã được phát hiện và khai thác ở các bể Cửu Long Nam Côn Sơn, Malay - thổ Chu, sông Hồng, bể Cửu Long có 5 mỏ đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen và một số mỏ khác. Bể Cửu Long là bể chứa dầu chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam. Bể Nam Côn Sơn phát hiện cả dầu và khí, có 2 mỏ đang khai thác là Đại Hùng, và mỏ khí Lan Tây- Lan Đỏ… 3 Kết quả phân tích trữ lượng và tiềm năng dầu khí tính đến 31/12/2004 là 4.300 triệu tấn dầu quy đổi, đã phát hiện 1.208,89 triệu tấn dầu quy đổi chiếm 28% tổng tài nguyên dầu khí Việt Nam, trong đó tổng trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu qui đổi, chiếm 67% tổng tài nguyên dầu khí đã phát hiện. Trữ lượng dầu và condensat khoảng 420 triệu tấn (18 triệu tấn condensat), 394,7tỷ m3 khí trong đó khí đồng hành 69,9 tỷ m3 khí không đồng hành 324,8 tỷ m3. I.2.2. Tiềm năng về Du lịch biển và kinh tế đảo Với 3.260km bờ biển, trải dài cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, trên vùng biển có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và khoảng 125 bãi biển Việt Nam là quốc gia có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển cũng như điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển. Cho đến nay, cả nước có trên 30 bãi biển và 10 hòn đảo được đầu tư và khai thác phát triển du lịch, trong đó chủ yếu tập trung vào các khu vực bãi biển có tiềm năng lớn như: vịnh Hạ Long, Cát Bà, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Phan Thiết, Mũi Né Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Du lịch biển và kinh tế đảo đươc dự đoán trong tương lai là một trong 5 đột phá về kinh tế biển, ven biển. Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp của cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 60%); Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng - Quảng Ninh (8,1%). Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư ven biển. Phía bắc là vịnh Vân phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Vân phong là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế và khu kinh tế tổng hợp đa ngành gồm: thương mại, công nghiệp, du lịch… Ở giữa là vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang –Khánh Hoà có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Phú Quốc biển đảo đầy tiềm năng: Diện tích xấp xỉ đảo quốc Singapore, lại có lợi thế hơn là có hồ nước Dương Đông tích nước nên Phú quốc có nước ngọt quanh năm. 4 Toàn đảo chiếm 85% là rừng với 929 loại thực vật, trong đó có những khu rừng nguyên sinh với những động vật hoang dã lớn như trâu rừng, nai, chồn,… Và còn nhiều những tiềm năng du lịch biển và kinh tế đảo đang được đầu tư và quảng bá du lịch để giới thiệu đến bạn bè thế giới, nâng tầm vị thế du lịch biển đảo Việt nam trong tương lai không xa. Với những tiềm năng trên, trong tương lai du lịch biển và kinh tế đảo Việt Nam sẽ có thêm nhiều những bãi biển, vịnh, hải đảo sẽ được thế giới công nhận và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho nhành du lịch việt nam nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung. I.2.3. Tiền năng về Khai thác nuôi trồng và chế biển hải sản Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìncá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 -60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 -70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 - 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Ðông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%) Trong vùng biển có nhiều vịnh, vụng, đầm, phá, cửa sông, chằng hạn vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang, v.v và trên 400 nghìn hécta rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi, trồng thuỷ sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuy ền đánh cá I.2.4. Tiềm năng về Vận tải biển, cảng biển 1.2.4.1 Tiềm năng phát triển trong tương lai 5 Theo dự đoán của các chuyên gia sẽ có 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới phải đi qua vùng biển Đông trong 5-10 năm tới. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá đóng container trong khu vực châu Á có thể tăng lên đáng kể. Biển Đông cũng sẽ thu hút số lượng lớn các nhà kinh doanh và khách du lịch di chuyển bằng tàu biển. Thêm vào đó, vùng trời trên biển Đông cũng có tiềm năng để xây dựng các tuyến đường hàng không. Đó là một cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển vận tải biển đem lại nguồn thu đáng kể phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vị trí địa lý thuận lợi của nước ta như trên trong tương lai có thể phát triển và xây dựng Việt Nam thành một trung tâm chung chuyển và Cảng biển lớn của thế giới, như các cảng biển của Singapore và Hongkong… 1.2.4.2 Tình hình hiện tại của kinh tế vận tải và Cảng biển Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 114 cảng biển. Các cảng lớn tập trung ở Sài Gòn, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các cảng này đảm nhiệm trên 60% tổng lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển cả nước. Ngành vận tải hàng hóa bằng đường biển Việt Nam liên tục tăng trong hơn một thập niên qua. Thành tích này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành vận tải biển của nước ta. Việt Nam vẫn chưa là nước có ngành vận tải biển phát triển cao trong khu vực. Trong 5 năm 2001-2005, đội tàu biển Việt Nam đã tăng thêm 366 tàu với trọng tải 1.269.001T, tăng 50,97% về số lượng và 68,72% về trọng tải. Đến năm 2010 tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam là 3.040.374 DWT và đến năm 2020 sẽ là 4.711.180 DWT. Trong đó, tổng Công ty hàng hải Việt Nam (VinaLines) là doanh nghiệp vận tải biển lớn nhất chiếm tới 60% cả nước. Đội tàu của VinaLines có 151 chiếc với tổng trọng tải 2,68 triệu DWT, đứng thứ 87 trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.600 tàu biển, trọng tải 6,2 triệu tấn, đứng thứ 31 trên thế giới. 1.2.4.3. Chiến lược phát triển Trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển. Để thực hiện được mục đích này, việc xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, kết hợp chở thuê hàng hoá nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa là điều cần phải làm ngay từ bây giờ. Để phát triển bền vững, Việt Nam cũng phải giải quyết nạn ô nhiễm biển do vận tải biển mang lại. Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng. Tỷ lệ ô 6 nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm và 13% do sự cố tràn dầu. Quy trình đóng mới tàu sẽ thải ra những kim loại nặng . Bên cạnh đó, hàng trăm tàu thuyền ra vào cảng mỗi tháng, lượng nước tại các cảng biển Việt Nam bị đục, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật sống gần bờ và cả sức khỏe cho người dân tại khu vực đó. Để thực hiện được chiến lược kinh tế biển năm 2020, đảm bảo kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam phát triển bền vững chúng ta phải có những hành động ngay từ bây giờ. Đây không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà mỗi người dân đặc biệt là cư dân ven biển đều phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường. II THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi , tài nguyên đa dạng và phong phú của biển nước ta sẽ là những tiềm năng và cơ hội quan trọng trước mắt cũng như lâu dài cho phát triển kinh tế biển để làm giàu. Tuy nhiên việc biến tiềm năng , lợi thế thành hiện thực và phát triển kinh tế biển bền vững đang là những cơ hội song cũng đầy thách thức: Một là , quy mô kinh tế biển chua tương xứng với tiềm năng , giá trị tổng sản phẩm hang năm còn bé Hai là , tình hình sử dụng biển và hải đảo còn thiếu bền vững do khai thác tự phát , đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản đang giảm sút khá nghiêm trọng Chỉ hơn 15 năm trở lại đây, diện tích các rạn san hô giảm đến gần 20% , các thảm cỏ biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn lợi hải sản giảm nhanh , nhiều vùng biển ven bờ bị suy kiệt. Chất lượng nước biển cũng đang có xu hướng suy giảm , nhiều vùng ven biển bị ô nhiễm nặng. Trong thời gian tới , khi đẩy mạnh khai thác dầu khí , phát triển kinh tế hang hải , nuôi trồng thủy sản , phát triển du lịch biển , xây dựng các hệ thống cảng vên biển , phat triển nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất , khu đô thị ven biển , tác động của biến đổi khí hậu , mực nước biển dâng cao sẽ gia tăng mạnh áp lực lên các nguồn tài nguyên này, làm suy giảm các hệ sinh thái và tài nguyên ven biển . Những điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh , mất đi lợi thế đầu tư của Việt Nam Ba là, các ngành kinh tế lien quan trực tiếp đến kinh tế biển như chế biến sản phẩm dầu khí , chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp , các dịch vụ kinh tế biển và ven biển ( như thông tin, tìm kiếm cứu nạn hang hải , dịch vụ viễn thong công cộng biển trong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học vv ) , chủ yếu mới ở mức đang bắt đầu xây dựng, hình thành và quy mô còn nhỏ. 7 Bốn là , vấn đề đảm bảo cuộc sống cho cư dân ven biển . Đời sống của một bộ phận dân cư ven biển , hải đảo gặp khó khăn o gặp rủi ro thiên tai, mức độ an sinh thấp . Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quả lý vùng bờ còn thụ động , chưa làm rõ vấn đề sở hữu , sử dụng đất ven biển và mặt nước biển ven bờ cho mọi người dân. Sự cạnh tranh phát triển giữa các địa phương trong vùng và cạnh tranh quốc tế , cạnh tranh trong thu hut đầu tư bằng mọi giá cũng là một thách thức cho sự phát triển bền vững. Năm là , du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn ở nước ta nhưng ngành du lịch biển vẫn chưa có những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế. Sáu là , về cơ sở hạ tầng cho đến nay , Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo bờ biển , nối liền các thành phố , khu kinh tế , khu công nghiệp ven biển thành 1 hệ thống kinh tế biển liên hoàn . Bảy là , thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế biển . Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp về trình độ chuyên môn , trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm quản lý khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN III.1. Quan điểm của Đảng về kinh tế biển III.1.1. Quan điểm của Đảng về kinh tế biển tại Đại hội VII Trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội tại Đại hội VII của Đảng đã xác định “ Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế”. Chủ trương đó đã tạo ra tiền đề quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, tăng cường quốc phòng và an ninh trên các vùng biển, đảo nước ta. Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 05/6/1993 về nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó chỉ rõ: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tang cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển” III.1.2. Quan điểm của Đảng về kinh tế biển tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII 8 Những quyết sách lớn, quan trọng của Đảng ta về phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh Trước thềm thế kỷ XXI, nhân loại xác định, thế kỷ XXI là “Thế kỷ của đại dương”. Và sự thật, trong sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của thế giới, trước hết tại các quốc gia có biển và hướng ra biển, hơn một thập niên vừa qua, đã chứng minh rất sinh động và đầy thuyết phục điều dự báo ấy. Đối với Việt Nam, nếu nhìn gần nhất, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, nghĩa là khoảng hơn hai mươi năm trước, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng biển và kinh tế biển, đảo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), xác định: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế – xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”. Đảng ta chủ trương: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu ki-lô-mét vuông thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”. Tiềm năng, cơ hội cho phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam Nước ta có bờ biển trải dài 3.260km dọc Bắc – Trung – Nam, chủ quyền bao quát hơn một triệu ki-lô-mét vuông trên vùng Biển Đông (gấp ba lần diện tích đất liền), trên biển có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, với trữ lượng hải sản lớn và phong phú, trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch gắn với biển và trên biển dồi dào… Điểm nổi bật là, trong số mười tuyến đường biển lớn nhất hành tinh, có năm tuyến đi qua Biển Đông – một hướng chính chúng ta đang đi ra thế giới, đã và tiếp tục tạo động lực mạnh mẽ mở rộng thông thương, thắt chặt và tăng cường các mối bang giao quốc tế, nhằm phát triển theo phương châm “tăng trưởng xanh” một cách chiến lược và đáng ghi nhận. Dọc bờ biển và trên biển Việt Nam có 29 tỉnh, thành phố, với 12 thành phố lớn, 125 huyện, thị xã ven biển, 100 cảng biển, khoảng 238.000 cụm công nghiệp và gần 1.000 bến cá… Năm 2007, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm khoảng 22%; 9 các ngành kinh tế biển quan trọng như dầu khí, hàng hải, thủy sản, du lịch biển đều tăng trưởng với nhịp độ cao… Quốc phòng, an ninh trên biển, đảo được bảo đảm; các lực lượng bảo vệ biển đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tạo điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trên biển, đảo; ý thức của nhân dân bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển được nâng lên. Tiềm năng và thực tế đó đã và đang tạo nền tảng và cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát triển và phát huy toàn diện các ngành nghề biển một cách phù hợp, với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển theo hướng nhanh, bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên, những nỗ lực của chúng ta vừa qua chưa thật sự ngang tầm với các tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh đó về biển, đảo và kinh tế biển, đảo; tình hình an ninh, quốc phòng ở một số khu vực biển, đảo của chúng vẫn tiềm ẩn sự phức tạp, thậm chí có nơi, có lúc rất phức tạp, khó lường, ở chừng mực nào đó, khiến cho lộ trình phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được như mong muốn. Tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh Phát triển của kinh tế biển, đảo và những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Phải tiếp tục làm gì và làm như thế nào nhằm chủ động khai thác tiềm năng biển, đảo để xứng đáng là một quốc gia mạnh về biển, giàu lên nhờ biển, đảo…, thực sự vẫn là vấn đề nan giải, cáp bách cần lời giải đáp một cách toàn diện, có tính hệ thống, phù hợp và đạt hiệu quả cao. Thứ nhất, về tư duy và nhận thức. Có tình trạng khiếm khuyết, hạn chế, thậm chí có phần lệch lạc trong tư duy, trong nhận thức đối với kinh tế biển, đảo và việc phát triển kinh tế biển, đảo gắn liền với an ninh, quốc phòng ở mức độ này hay ở mức khác không? Nếu không thì tại sao không ít người vẫn đang suy nghĩ và cho rằng, phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ chỉ của các tỉnh, thành phố, huyện thị có biển hoặc của riêng các ngành như tài nguyên và môi trường, thủy hải sản, công thương, du lịch, dầu khí…? Và, có không sự tách rời kinh tế biển, đảo với kinh tế duyên hải, hoặc chỉ chú trọng mục tiêu phát triển kinh tế mà buông lơi công tác an ninh, quốc phòng? Việc tiếp tục đổi mới tư duy về biển, đảo và kinh tế biển, đảo, gắn kinh tế với quốc phòng bao gồm những vấn đề gì, chúng như thế nào, để từ đó xác lập và thống nhất một tầm nhìn xa trông rộng, vững vàng tư tưởng vươn ra biển lớn, gắn kết đất liền với đại dương, để xây dựng và phát triển văn hóa biển, đảo – văn hóa hướng ra đại dương trong cả cộng đồng và mỗi con người nhằm phát triển một cách bền vững và ổn định. 10 Thứ hai, về quy hoạch. Muốn phát triển toàn diện, đồng thời có chiều sâu và hiệu quả, bền vững, nhất thiết phải làm tốt công tác quy hoạch bảo đảm cho sự phát triển một cách chủ động. Nhưng tại sao vẫn còn tình trạng phân tán, thậm chí khép kín, biệt lập giữa các ngành trong tỉnh, các địa phương, dù hầu như tỉnh ven biển nào cũng định hướng, quy hoạch, phác thảo chương trình, mô hình riêng của mình về xây dựng cảng nước sâu, về nhà máy lọc dầu, về khu công nghiệp, về cầu cảng hàng không…, trong khi rất cần một “nhạc trưởng” hay một trung tâm điều phối chung một cách tổng thể về năng lượng, về đất đai, về dân số, về môi trường, về đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng… Và, để điều này không cản trở sức sáng tạo, phát huy năng lực, lợi thế của mỗi ngành, mỗi địa phương… thì cần phải làm gì và làm như thế nào? Phát triển toàn diện, thống nhất nhưng có trọng tâm, trọng điểm là như thế nào? Những câu hỏi này rất cần có lời giải một cách khoa học, cụ thể. Thứ ba, về cơ chế phối hợp. Theo lẽ tự nhiên, sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh, thành phố có biển, đảo trong cả nước bằng những chương trình hành động cụ thể dựa trên từng lợi thế so sánh, trong tất cả các hướng chiến lược và kế hoạch của từng bước đi là việc tất yếu, là sự sống còn. Nhưng, vì sao lúc này, lúc khác các địa phương, các ngành vẫn hành động cục bộ, khép kín, mạnh ai nấy làm, thậm chí chưa thật sự bắt tay nhau để cùng tiến ra biển lớn? Vì sao như vậy và cần tiếp tục làm gì để dỡ bỏ những rào cản tâm lý địa phương và địa giới hành chính nhằm tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực từ Trung ương tới địa phương và sự ủng hộ của mỗi cộng đồng, của từng người dân? Ở tầm vĩ mô, đã tới lúc cần ban hành Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên và Môi trường biển, hải đảo chưa? Thứ tư, về cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của việc phát triển các ngành kinh tế biển, đảo. Thực tế triển khai Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 cho thấy, chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong những ngành mũi nhọn: công nghiệp, tàu thủy, khai thác dầu khí trên biển, công nghệ lọc hóa dầu, kinh tế hải đảo, thông tin liên lạc biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển…, trong khi quy mô đào tạo, các ngành nghề liên quan tới kinh tế biển còn rất hạn chế. Phải chăng việc cấp bách trước mắt là tập trung rà soát, dự báo dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực; tổ chức đào tạo những ngành mới có nhu cầu cao trên cơ sở cân đối tỷ lệ đào tạo theo bậc và ngành nghề; đa dạng hóa phương thức và quy mô đào tạo, …? [...]... biến hải sản 5./ Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển 6./ Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển − 05 nhóm khu kinh tế ven biển: 1./ Nhóm Khu kinh tế Chu Lai - Dung Quất 2./ Khu kinh tế Đình Vũ 3./ Khu kinh tế nghi Sơn 4./ Khu kinh tế Vũng Áng 5./ Khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới 2.2 Ưu tiên phát triển các ngành... 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển − Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển. .. quá trình phát triển kinh tế biển Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa củng cố quốc phòng an ninh: Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai... LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1 Phát triển kinh tế biển dựa vào vị trí địa lý Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển 1.1 Phát. .. ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước 1.2 Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng − Kết hợp kinh tế với quốc phòng là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Một nền kinh tế phát triển. .. khai thác biển, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển Mở rộng quy mô và nâng cao hơn tỷ trọng GDP của kinh tế biển và ven biển, qua đó đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế vững mạnh về biển với tỷ trọng kinh tế biển đạt từ 53%-55% GDP Xây dựng cơ cấu ngành nghề hiện đại, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển và vùng... Phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng biển − Khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của vùng biển, ven biển, phát triển mạnh kinh tế biển, tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1km2 thềm lục địa − Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996) chủ trương : vùng biển, ... về tự nhiên, lao động tiềm năng phát triển Gắn với các mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch biển Xây dựng và phát triển kinh tế biển phải gắn chặt với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ biển; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế biển Mục tiêu kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh... ra biển khơi Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển III.1.4 Quan điểm của Đảng về kinh tế biển tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X Nếu ở Đại hội IX, Đảng ta đề ra nhiệm vụ chủ yếu là điều tra cơ bản, tạo cơ sở đề phát triển tổng hợp kinh tế biển, bao gồm nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; ... trình hướng ra biển lớn hiệu quả và gìn giữ sự bình yên của đại dương theo hướng kết hợp hữu cơ kinh tế biển, đảo với kinh tế duyên hải; phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh Việc có thể làm ngay là, phát triển mạnh khai thác thủy hải sản với hướng ưu tiên tập trung khai thác vùng biển khơi vừa phát triển kinh tế biển, đảo vừa tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh trên vùng biển, trong . 1 ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN I. LỢI THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN I.1. Lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị I.1.1. Vị trí địa lý Việt Nam nằm ở phía tây biển Đông, có 28. định trọng tâm trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế biển. Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa củng cố quốc phòng an ninh: Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm,. biển. 1.1. Phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng biển − Khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của vùng biển, ven biển, phát triển mạnh kinh tế biển, tương xứng với vị thế và tiềm năng biển

Ngày đăng: 06/08/2015, 23:50

Mục lục

  •   Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng.

  • Trên Biển Đông, Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ĐNA, là nơi giao thoa lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…bởi vậy vị thế của Việt Nam là có quyền lựa chọn, đa dạng hóa các mối quan hệ có lợi nhất cho kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan