SKKN RÈN KỸ NĂNG CHỮA LỖI DẤU CÂU TRONG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 7 – 8.

25 2K 5
SKKN RÈN KỸ NĂNG CHỮA LỖI DẤU CÂU TRONG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 7 – 8.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

RÈN KỸ NĂNG CHỮA LỖI DẤU CÂU TRONG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 7 – 8. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Chữ viết có từ rất lâu, nhưng không phải xuất hiện chữ viết là có ngay hệ thống dấu ngắt câu. Dấu ngắt câu có lịch sử hình thành và phát triển từ Phương Tây. Có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết về các phuơng diện: ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ điệu. Không ai có thể đọc liền hơi môt bài văn hoặc một câu văn dài. khi đọc, nói ta phải dừng lại ngắt hơi để nghỉ, việc ngắt hơi đó phải phù hợp với tình ý câu văn, với thành phần tạo nên câu, không thể ngắt hơi tuỳ tiện được, mặt khác khi dùng từ đặt câu, để truyền đạt một nội dung nào đó- Đây là yêu cầu chủ yếu của việc dùng dấu câu – Các dấu câu phải được sử dụng phù hợp, sao cho đảm bảo lôgíc của câu về cấu tạo ngữ pháp, người đọc hiểu được đúng ý của câu. Do vậy, dùng dấu câu phải trên những quy tắc nhất định được mọi người thừa nhận. Đặc biệt, trong tác phẩm văn học, dấu câu không chỉ đem lại ý nghĩa về ngữ pháp, về ngữ nghĩa, ngữ điệu thông thường mà còn được sử dụng vào mục đích nghệ thuật làm nổi bật những tư tưởng, tình cảm muốn diễn tả, nhấn mạnh. Nó có sắc thái gợi cảm của ngôn ngữ trong một văn bản nào đó. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, trong đó các quan hệ ngữ pháp không được diễn đạt bằng hình thức biến thái của từ. Hệ thống quy tắc dấu câu dùng trong các ngôn ngữ biến hình. Việc nắm vững công dụng, chức năng, cách dùng dấu câu sẽ giúp người viết diễn đạt được tư tưởng, tình cảm của mình một cách đầy đủ rõ ràng, chính xác cũng như giúp người đọc hiểu đầy đủ tư tưởng, tình cảm của người viết. Nghiên cứu về dấu câu góp phần quan trọng vào việc sử dụng đúng, hay câu tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng trong tiếng Việt. 1 Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay là “ Làm cho học sinh dần dần có ý thức, có trình độ, có thói quen nói và viết đúng tiếng Việt “ phải dạy cho học sinh " Cách trình bày một bài văn cho tươm tất : Từ chỗ viết đến chấm câu, bố cục". Thực tế cho thấy khi sử dụng tiếng Việt học sinh còn mắc rất nhiều lỗi, trong đó lỗi về câu là một lỗi lớn. Một trong những loại lỗi về câu thường gặp nhất trong bài viết của học sinh phải kể đến là lỗi dấu câu. Việc dùng sai dấu câu hạn chế rất lớn khả năng diễn đạt trong sáng, chính xác những tư tưởng, tình cảm của người viết. Tìm hiểu lỗi dấu câu của học sinh giúp ta tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục những lỗi sai, làm cho phương thức biểu đạt quan hệ giữa các thành phần câu ý nghĩa câu được hay hơn, phát huy tác dụng của dấu câu. Về việc sử dụng dấu câu hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Lỗi về dấu câu được nói đến nhưng chưă được bàn bạc, quan tâm một cách thoả đáng. Muốn góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ viết, nâng cao tính sáng sủa, chính xác của tiếng Việt, vấn đề dùng dấu câu cần được nghiên cứu một cách toàn diện trên một cơ sở lý luận vững chắc để định ra quy tắc thống nhất khi sử dụng dấu câu. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên của dấu câu, với tư cách là một giáo viên dạy văn, tôi quan niệm đề tài này sẽ giúp tôi dạy tốt hơn chương trình môn văn- Tiếng Việt ở cấp THCS. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1- Phạm vi nghiên cứu : Trong khi sử dụng ngôn ngữ, học sinh có thể mắc rất nhiều lỗi về ngữ pháp câu. Câu thành phần hạt nhân, câu có kết cấu rối nát, câu lỗi về dùng quan hệ từ Với vấn đề này tôi chỉ nghiên cứu lỗi dấu câu. Hơn nữa do điều kiện về tư liệu, thời gian và khả năng có hạn tôi chỉ dừng lại nghiên cứu lỗi của hai loại dấu câu thường dùng 2 nhất trong bài làm của các em : dấu chấm, dấu phẩy, hai loại dấu có tần số xuất hiện cao trong bài làm của học sinh, song cũng là những dấu câu mà các em thường vi phạm nhất. Đối tượng để nghiên cứu, thí nghiệm đề tài là học sinh THCS vì đây là đối tượng mà tôi trực tiếp giảng dạy và đây cũng là lứa tuổi đang học tập, hoàn thiện từng bước trình độ sử dụng ngôn ngữ để chuyển lên cấp học cao hơn. Vì vậy việc uốn nắn kịp thời những lỗi sai là rất cần thiết. 2- Nhiệm vụ cơ bản : Đề tài mà tôi giải quyết có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân loại lỗi. - Chỉ ra nguyên nhân. - Đề ra cách chữa. Nhiệm vụ này được triển khai ở các chương: Chương I: Một số vấn đề chung về dấu câu. Chuơng II: Lỗi về một số dấu câu thường dùng nguyên nhân, cách chữa. Chương III: Thực nghiệm. 3- Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tôi nhận diện và phân loại lỗi về dấu câu dựa trên cơ sở lý thuyết. Trước hết, tôi đi sâu nghiên cứu lý luận về dấu câu có cơ sở sử dụng và vai trò của nó, nghiên cứu những tiêu chuẩn để đánh giá đúng, sai, hay trong việc chấm câu thông qua việc đọc trực tiếp những tài liệu và văn bản khác có liên quan đến vấn đề dặt ra. Một trong những cơ sở để đưa ra các dạng bài tập chữa lỗi dấu câu là dựa vào lý thuyết về dấu câu: Chức năng và vị trí của dấu câu. Đồng thời, khi áp dụng các bài tập này trong phần thực nghiệm tôi cũng lưu ý giảng lý thuyết thêm cho học sinh. Như vậy học sinh sẽ được củng cố tri thức một cách chắc chắn, vừa nắm vững được lý thuyết vừa nắm vững được thực hành để củng cố lý thuyết đó. b) Phương pháp khảo sát thực tế: Tôi áp dụng phương pháp này trong quá trình tìm hiểu một số lỗi về dấu câu thường gặp nhất trong học sinh ( Đặc biệt qua các bài làm văn ). 3 c) Phương pháp phân loại thống kê: Phương pháp này áp dụng sau khi khảo sát rồi quy về các lỗi với những dạng khác nhau. d) Phương pháp thực nghiệm: Tôi thường áp dụng vào các giờ chữa làm văn, tiếng Việt. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẤU CÂU. I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1. Phương Tây - Dấu câu có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. - TKIV- V, khi chữ viết phát triển, người ta đã bắt đầu chú ý đến việc phân đoạn bài viết, tách những câu dài bằng một khoảng và được bắt đầu bằng chữ viết hoa. Đây chính là cơ sở ban đầu để hình thành dấu câu. - Dấu câu xuất hiện trước nhất ở đa số di chỉ văn tự La tinh : Gồm những dấu tương đương với dấu chấm, dấu phẩy của chúng ta hiện nay.( Dấu chấm đặt trên, ngang dưới dòng kẻ) - Ở một số bản chép tay TKV-VI đã tìm thấy dấu ngoặc kép dưới dạng chữ S hoặc chữ W. Đến thế VIII xuất hiện dấu chấm hỏi (?), dấu ba chấm ( ). - Những quyển sách in ra đời đầu tiên ở Pháp, từ xưởng in Sorbone (1970) dấu câu lúc đó chỉ là dấu phẩy và dấu chấm, sau đó không lâu xuất hiện dấu chấm phẩy và dấu hai chấm. - Đầu TK XVI bát đầu dùng dấu nổi và một số dấu khác. Cũng trong trong thế kỷ này, các nghệ nhân ấn loát đã bước đầu thống nhất dấu câu về mặt hình dáng bề ngoài cũng như quy tắc vận dụng chúng trong văn bản. - Hệ thống dấu câu thật sự được ổn định vào thế kỷ XIX. 2. Ở Việt Nam: - Khoảng TK 10 ông cha ta đã mượn chữ Hán để ghi âm Việt- gọi là chữ Nôm. Do mượn chất liệu chữ Hán nên hình thức chữ Nôm giống kiểu chữ Hán; nó được viết thành hàng dọc, hoặc hàng ngang, không viết hoa, không chấm phẩy. - Về ngữ điệu, ngắt hơi, việc đọc chữ Nôm cũng như chữ Hán người đọc phải căn cứ vào ý nghĩa mà tự luận ra đâu là ngừng giọng, đến đâu là hết câu. Cách đọc đó mất rất nhiều công phu. Trước một văn bản, khi đọc thấy hết ý, trọn câu, người đọc phải tự đánh 5 dấu bằng một khuyên nhỏ tròn, ngày nay được gọi là dấu chấm. Hết một ý nhỏ, một vế câu thì hạ một dấu chấm chanh. - TK 19 chữ quốc ngữ được hình thành, chúng ta du nhập luôn cả hệ thống dấu câu của chữ viết phương tây, lúc này dấu đó đã mang tính chất quốc tế, có ký hiệu như ngày nay. - Như vậy, sự ra đời dấu câu đầu tiên ở các nước phương tây. Cùng với chữ viết, chúng ta mựơn dấu câu như một thành phẩm của văn minh nhân loại, biến chúng thành dấu câu tiếng Việt. II. DẤU CÂU VÀ VAI TRÒ CỦA DẤU CÂU: 1) Dấu câu là gi? Dấu câu là ký hiệu trong văn viết, là phương tiện dùng để phân cách, tách biệt những thành phần cấu tạo của câu về ngữ pháp, cũng như về ý nghĩa, giúp cho sự diễn đạt các văn bản viết đựơc minh bạch, rõ ràng; người đọc hiểu được trọn vẹn ý của người viết. 2) Vai trò của dấu câu: Được nói tới ở cả ba phương diện: Ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ điệu: + Có vai trò to lớn tới việc ngắt hơi, dùng từ và đặt câu. Nó có giá trị tu từ học. + Là phương tiện dể phân biệt nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong đoạn văn. ( chúng dùng để chỉ ra danh giới giữa các câu, giữa thành phần trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp trong cụm từ ). Nhờ có dấu câu mà người ta đọc đúng, hiểu đúng bài văn, viết dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. + Dấu câu không những là hình thức ngắt đoạn của lời nói, làm cho lời nói mạch lạc, rõ ràng mà còn là hình thức diễn đạt những trạng thái, tình cảm khác nhau. Sự đánh giá, phê bình chê bai, cổ vũ, khuyến khích Tóm lại tất cả các ý kiến đều thống nhất khẳng định vai trò của dấu câu là rất quan trọng trong việc biểu thị những ngữ điệu, ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu. Ví dụ : Câu văn sau đây: “ Không được đánh thức cụ dậy việc cần” ( Nguyễn Công Hoan ) 6 Tuỳ theo cách đánh dấu phẩy, ta hiểu nghĩa của nó ở từng trường hợp có khác nhau: “Không được, đánh thức cụ dậy, việc cần”. “Không được đánh thức cụ dậy, việc cần”. Rõ ràng, nếu không dùng dấu câu hoặc dùng dấu câu sai quy tắc thì nhiều khi người đọc sẽ hiểu sai ý của người viết, chưa kể màu sắc tu từ, giá trị biể cảm của ngôn ngữ bị mấtđi. Trong câu văn, việc dùng dấu câu ở những vị trí không cần có thường là do dụng ý nghệ thuật riêng của người viết, vì thế nó đem lại cho câu một giá trị mới: Ví dụ 1 : “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” (Chế Lan Viên) Dấu chấm đặt giữa câu thơ, trước liên từ “nhưng”, nó nhấn mạnh vào sự đối lập giữa 2 vế câu. Sự tương phản ấy có tác dụng khẳng định sự lựa chọnđường đi, lựa chọn lý tưởng đúng đắn và dứt khoát của Bác: Ra đi và một ngày mai tươi đẹp của tổ quốc. Ví dụ 2: Trong bài thơ” Quê hương” của Giang Nam có đoạn viết: '' Hoà bình rồi tôi trở lại đây Với mái trường xưa bãi luống cầy Lại gặp em Thẹn thùng nấp sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Chuyện chồng con (khó nói lắm, anh ơi) Theo quy tắc dùng dấu câu, lẽ ra ở câu thơ cuối đoạn này tác giả phải dùng ngoặc kép "Chuyện chồng con'' khó nói lắm anh ơi” Tại sao nhà thơ lại dùng ngoặc đơn. Như vậy có sai quy tắc không? Có được chấp nhận không ? Nếu dùng ngoặc kép người đọc sẽ hiểu đay là lời thoại của cô gái, cô đang hiển hiện và trực diện đối thoại với người con trai, ngược lại nếu dùng dấu ngoặc đơn, người đọc vẫn hiểu đó là lời cô gái nhưng những lời ấy dường như được vọng về từ trong ký ức đau thương của chàng trai, khắc sâu thêm nỗi đau mất mát trước thực tại của chàng trai. 7 Lúc này dấu ngoặc đơn có một ý nghĩa mới, khác với ý nghĩa thông thường của nó là để tách biệt các thành phần phụ chú. Dấu câu giúp cho sự diễn đạt ngôn ngữ được minh bạch. Nó có tác dụng làm cho cấu tạo câu văn và quan hệ ngữ pháp giúp các từ trong câu được rõ ràng; giúp cho việc diễn đạt nội dung được chính xác. Việc dùng dấu câu có sáng tạo đem lại giá trị tu từ cao. Từ đây, việc dùng dấu câu không phải là một việc làm tuỳ tiện, phải dựa vào những căn cứ xác đáng và tuân thủ theo những quy tắc nhất định. 3). Cơ sở sử dụng dấu câu: Trong vấn đề dùng dấu ngắt câu của tiếng Việt hiện nay còn có nhiều điểm khá phức tạp chưa được thảo luận để đề lên quy tắc thành quy tắc. Sau đây là một số cơ sở của việc sử dụng dấu câu. Những cơ sở này hoàn toàn xuất phát từ vai trò dấu câu. Nghĩa là quy tắc dấu câu được giải thích bằng cả 3 tiêu chí: Ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ điệu: - Về mặt ý nghĩa, dấu câu biểu thị những ý nghĩa khái quát trong cấu trúc cú pháp nhất định. Mặt ý nghĩa khồng tồn tại độc lập nếu không có mặt hình thức biểu đạt nó (hình thức đó chính là cấu trúc cú pháp). - Ngữ điệu cũng là phương thức cú pháp quan trọng đẻ biểu đạt tư tưởng, ;là nhân tố bắt buộc phải có của câu. Do đó, nó cũng là cơ sở của dấu câu. - Nghiên cứu dấu câu có liên quan hữu cơ đến nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ điệu. Ví dụ: Cho 2 câu sau đây. “Chúng tôi say nghề. Chúng tôi say nhau” (Nguyễn Thế Phương) Tại sao người ta lại dùng dấu chấm sau chữ nghề? Điều này có thể giải thích bằng những lý do sau đây: + Do đến đó đã hết ý + Do đọc đến đó phải ngừng giọng + Do đến đó cấu tạo ngữ pháp đã hoàn chỉnh Cả 3 lý do này dều nhấn mạnh vào 3 phương diện đã nêu ở trên của việc dùng dấu câu. 8 III. HỆ THỐNG DẤU CÂU VÀ PHÂN LOẠI: 1) Hệ thống dấu câu trong tiếng Việt: - Dấu chấm (.) Dấu chấm phẩy (;) - Dấu hỏi (?) Dấu phẩy (,) - Dấu chấm than (!) Dấu gạch ngang (-) - Dấu ngoặc kép " " - Dấu hai chấm (:) - Dấu chấm lửng ( ) 2) Các cách để phân chia dấu câu a) Lấy sự xuất hiện của dấu câu ở các vị trí trong câu là tiêu chí phân loại. - Dấu đứng ở cuối câu gồm: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Dấu đặt ở giữa câu: Dấu phẩy, dấu chấm phẩy. - Dấu đặt ở đầu, có khi ở giữa, có khi đặt ở cuối câu: chấm lửng, ngoặc đơn ngoặc kép, hai chấm, gạch ngang. b) Căn cứ vào số lượng chức năng của dấu để phân loại gồm: - Nhóm dấu câu nhiều chức năng. - Nhóm dáu cấu chỉ có một chức năng. Có trường hợp: Cùng một dấu trong cùng một cấu tạo có thể đồng thời mang một số chức năng hoặc cùng một chức năng có thể có nhiều dấu khác nhau. c) Căn cứ vào chức năng của dấu câu. - Nhóm dấu câu để phân cách. - Nhóm dáu câu dùng để tách biệt. + Nhóm dấu dùng phân cách: Có chức năng cách câu này với câu khác, phân cách thành phần câu, các bộ phận của câu có quan hẹ đẳng lạp và các bộ phận của câu phức hợp không có liên từ nối. Đặc điểm của nhóm này: Các thành phần câu, các bộ phận câu được dấu câu phân cách không thể nằm bên trong các thành phần câu, các bộ phận câu hoặc câu khác được phân cách. Những dấu này có thể lặp lại nhưng không phải là dấu kép. 9 +Nhóm dấu tách biệt: Dùng để biểu thị những cấu trúc cú pháp đặt vào trong câu với mục đích bổ sung, xác minh, giải thích, mở rộng nội dung của 1 hoặc 1 số thành phần của câu hoặc toàn bộ câu nói chung, cả những cấu trúc cú pháp gọi tên nhân vật hoặc đối tượng mà lời nói hướng tới; hoặc biểu đạt thái dộ chủ quan của người viết với nội dung câu nói của mình. Nhóm dấu này dùng để tách biệt để tách bộ phận của câu, các thành phần thứ yếu tách biệt, hô ngữ, các từ và câu chêm. Trên đây, ta thấy căn cứ vào số lượng một dấu thực hiện một chức năng hoặc một số chức năng để phân loại là hợp lý nhất. Tuy nhiên, dù dựa trên tiêu chí phân loại nào chúng ta cũng nên hiểu đó chỉ là tương đối. Hiện tượng sử dụng dấu câu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như ngữ cảnh, dụng ý nghệ thuật tình cảm của người viết IV. NHỮNG VẤN ĐỀ XUNG QUANH LỖI DẤU CÂU: 1- Quan niệm về lỗi sai: - Lỗi sai là do không thực hiện đúng quy tắc. - Sau này người ta quan niệm: Lỗi dấu câu là không đặt đúng vị trí, vai trò của nó trong câu. - Quan điểm của tôi, những biểu hiện sau được coi là lỗi về dấu câu + Không dùng dấu câu ở những vị trí lẽ ra phải có dấu ngăn cách, tách biệt. + Dùng dấu sai vị trí cần có của nó. + Dùng dấu sai chức năng Có thể dùng dấu ngắt câu có liên quan rất nhiều đến vấn đề ngữ pháp. 2-Tiêu chí về phân loại lỗi: Lỗi về dấu rất phức tạp, các quan niệm về lỗi khác nhau tất yếu dẫn đến cách xác định những tiêu chí phân loại và sự phân loại khác nhau. Từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nói đến lỗi dấu câu tỉ mỉ, có hệ thống. Theo tôi, cần phải căn cứ vào hoạt động của dấu câu trong câu và trong các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn để vạch ra các tieu chí phân loại. Mặt khác, đối với từng loại dấu câu cụ 10 [...]... lý thuyết về dấu câu là cơ sở khoa học để tìm ra nguyên nhân, đề xuất cách sửa chữa, khắc phục lỗi của những dấu câu đó CHƯƠNG II: LỖI VỀ MỘT SỐ DẤU CÂU THƯỜNG DÙNG CỦA HỌC SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA A/ KHẢO SÁT TỔNG QUÁT VỀ LỖI DẤU CÂU TRONG CÁC BÀI LÀM CỦA HỌC SINH: I-NGẮT CÂU SAI QUY TẮC: 1) Không đánh dấu câu khi câu đã kết thúc Đôi khi các em viết một đoạn văn dài mà không dùng 1 dấu chấm nào... những dấu câu các em thường hay dùng và vi phạm Sau đây tôi sẽ đi sâu vào vào lỗi về dấu chấm, dấu phảy của các câu: Nguyên nhân và cách chữa B/ LỖI VỀ MỘT SỐ DẤU CÂU THƯỜNG DÙNG CỦA HỌC SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA: I- LỖI VỀ DẤU CHẤM: 1) Quan niệm về dùng dấu chấm như thế nào cho đúng? - Dùng để kết thúc câu, ngắt 1 câu đã trọn ý - Được đặt ở cuối câu, không đặt ở giữa câu, cũng không dặt vào chỗ câu. .. nhau trong cuộc sống vất vả, sinh hoạt khó khăn* Sửa như sau: Bài tập 1: 17 Câu 1: Bỏ dấu chấm thay bằng dấu phảy Câu 2: Thêm bộ phận vế câu nữa Câu 3: Thay dấu chấm ngắt giữa 2 vế bằng dấu chấm than Bài tập 2: Đặt dấu chấm vào những chỗ đánh dấu sao II LỖI VỀ DẤU PHẨY: 1- Quan niệm dùng dấu phẩy thế nào cho đúng? - Dấu phẩy là loại dấu thường xuất hiện ở giữa câu Nó được dùng rất phổ biến và có chức năng. .. viết một câu phức hợp gồm nhiều vế câu nhưng các em không dùng dấu chắm phẩy để ngắt ra Có khi các em không dùng dấu ngoặc đơn để tách thành phần chú thích, giải thích thêm của câu; không dùng dấu ngoặc kép đối với câu từ trích dẫn 2- Ngắt sai quy tắc bộ phận của câu: Lỗi này thường gặp khi dùng dấu phảy, dấu chấm phảy dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm, dấu gạch ngang Ví dụ: Các em thường dấu phảy... Chính vì vậy, học sinh không thấy hết tầm quan trọng của việc sử dụng dấu câu đúng và hay Để cho việc chữa lỗi dấu câu thực sự có hiệu quả với mục đích hình thành, phát triển năng lực dùng dấu câu thì người giáo viên phải quan tâm đến vấn đề dấu câu trong các bài làm của học sinh Tôi cho rằng: Việc phát hiện lỗi dấu câu và đưa ra cách chữa đạt hiệu quả cao xuất phát từ bài làm cụ thể của học sinh Nếu... câu - Các em không hiểu bản chất giữa những mối quan hệ của các thành phần, các bộ phận, các đoạn câu - Không biết, không thuộc quy tắc dùng dấu phẩy 4- Cách chữa lỗi: - Truờng hợp 1: Không dùng dấu phẩy để ngắt các các bộ phận câu +Các ví dụ 1,2,3: Thêm dấu phẩy vào các chỗ đựoc đánh dấu* - Trường hợp 2: Ngắt sai quy tắc bộ phận, các thành phần của câu + Chữa lỗi ở ví dụ: 5,6 ,7, 8 ,9 bằng cách bỏ dấu. .. phẩy Hiện nay lớp do tôi phụ trách về bộ môn Văn- tiếng Việt các em dùng tuơng đối tốt hai loại dấu câu : dấu chấm và dấu phẩy PHẦN KẾT LUẬN Trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề lỗi về dấu câu chưa được đề cập đến đúng như vai trò quan trọng của nó trong hình thức diễn đạt Đặc biệt, trong các giờ thực 22 hành hoặc trả bài làm văn, giáo viên cũng không có thời gian dành cho các loại lỗi này một... lắm! (Lời nhận xét khách quan - dùng dấu chấm than) 12 Trên thực tế , dấu câu không phải lúc nào cũng được sử dụng đúng với những chức năng vốn có của nó (chẳng hạn: dấu chấm hỏi không phải chỉ dùng trong câu hỏi, dấu chấm không phải chỉ dùng trong câu có mục đích kể ) mà người ta dùng dấu câu theo lối gián tiếp, nghĩa là dùng vào những chức năng không phải vốn có của dấu) Ví dụ: Bà Nghị bĩu môi : - Tiền... ngữ pháp Ví dụ: Trong nền văn học Việt Nam Có rất nhiều tác phẩm nói về sự đau khổ, bi thương mất mát của người dân II-VI PHẠM QUY TẮC NGẮT CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂU: 1- Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu: Đây là lỗi có thể gặp thấy ở các loại dấu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu ngoặc đơn ngoặc kép, dấu gạch ngang Ví dụ: Các em không dùng dấu phẩy để ngắt các thành phần phụ của câu - Không có... đối với câu, cả về ngữ pháp ngữ nghĩa và ngữ điệu Chúng cũng có những vị trí khác nhau ở trong câu, có giá trị tu từ khác nhau (nếu có) Do đó tôi đi vào xem xét cụ thể hoạt động của từng loại dấu câu, vai trò của nó trong câu, trong đoạn văn và chỉ ra những biểu hiện mắc lỗi cụ thể của từng loại dấu ( những dấu thường dùng nhất) Trên đây là những vấn đề chung nhất về cơ sở lý thuyết của dấu câu Nắm . RÈN KỸ NĂNG CHỮA LỖI DẤU CÂU TRONG DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 7 – 8. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Chữ viết có từ rất lâu, nhưng không phải xuất hiện chữ viết là có ngay hệ thống dấu ngắt câu. Dấu. dùng dấu câu. 8 III. HỆ THỐNG DẤU CÂU VÀ PHÂN LOẠI: 1) Hệ thống dấu câu trong tiếng Việt: - Dấu chấm (.) Dấu chấm phẩy (;) - Dấu hỏi (?) Dấu phẩy (,) - Dấu chấm than (!) Dấu gạch ngang (-) - Dấu. nhiều lỗi, trong đó lỗi về câu là một lỗi lớn. Một trong những loại lỗi về câu thường gặp nhất trong bài viết của học sinh phải kể đến là lỗi dấu câu. Việc dùng sai dấu câu hạn chế rất lớn khả năng

Ngày đăng: 06/08/2015, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan