SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh lớp 5 TIỂU HỌC PHỔ HÒA

23 1.4K 4
SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh lớp 5 TIỂU HỌC PHỔ HÒA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm MỤC LỤC TT PHẦN NỘI DUNG TRANG 1 2 3 4 5 6 7 8 Phần thứ nhất Phần thứ hai Phần thứ ba Lí do chọn đề tài Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lí luận Thực trạng – Nguyên nhân Một số biện pháp đã tiến hành Kết quả đạt được Tiểu kết Kết luận và kiến nghị 1 3 3 4 6 17 20 21 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm PHẦN THỨ NHẤT LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng (Nghe – Nói – Đọc – Viết). Chương trình Tập làm văn ở lớp Năm có những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cao hơn hẳn so với các lớp dưới; cụ thể là trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cơ bản: Nói – Viết, học sinh có được khả năng xây dựng một văn bản hoàn chỉnh (gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài). Bên cạnh đó phân môn Tập làm văn còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Phổ Hòa đã 05 năm liền dạy lớp Năm, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần phải nắm vững tất cả các kiến thức Tiếng Việt tiếp thu được qua việc học: Tập đọc; Chính tả; Luyện từ và câu; Kể chuyện…Trong khi đó, học sinh nhà trường ít có hứng thú với môn Tiếng Việt, phụ huynh cũng không mấy mặn mà với phân môn Tập làm văn (do quan niệm xã hội thích con mình học môn Toán hơn, do cơ chế thị trường và do ảnh hưởng văn hóa đọc thích cho con mình đọc truyện tranh hiện đại nhiều hơn là truyện cổ tích, thần thoại…) nên dẫn đến việc học sinh viết văn rất hạn chế là điều hiển nhiên. Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh là cần thiết. Học tốt môn Tập làm Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 2 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm văn sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. Trước tình trạng đó, tôi luôn trăn trở muốn tìm giải pháp để giúp các em có hứng thú học và học tốt phân môn Tập làm văn nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm.” PHẦN THỨ HAI Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 3 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Căn cứ vào mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Muốn học tốt Tiếng Việt phải biết viết văn. Tôi chọn học sinh lớp Năm để làm đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là trường Tiểu học Phổ Hòa. - Khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này thì tôi đã nắm chắc được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết văn còn nhiều hạn chế. - Phối hợp với phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về cách viết văn cho học sinh. - Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp. - Phát triển ngôn ngữ nói – viết và phát triển tư duy khoa học cho học sinh. Trong quá trình dạy học tôi đã biết được những thực trạng và nguyên nhân mà học sinh viết văn còn hạn chế nên nhiều năm qua tôi đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp này vào việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh đã đem lại kết quả cao. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 4 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Nhìn chung học sinh trường tôi chưa theo kịp học sinh ở các nơi về nhiều phương diện trong đó có khả năng nhận thức, vốn từ Tiếng Việt và năng lực sử dụng Tiếng Việt. - Trong phân môn Tập làm văn hầu như các em còn lúng túng trong cách lập dàn ý cho một bài văn, rút ra dàn ý từ đoạn văn đã cho sẵn, chuyển dàn ý thành đoạn văn, chưa nắm được cấu trúc, kết cấu của một văn bản (câu chuyện). - Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của Tiếng Việt nhất là phân môn Kể chuyện. - Vốn từ của học sinh chưa phong phú, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ láy,… nên việc vận dụng vào làm bài còn nhiều nhầm lẫn, sai sót,… - Vấn đề dùng từ và dạy từ được chú trọng nhiều trong các giờ dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhưng vốn liếng từ vựng và trình độ dùng từ trong khi tạo lập ngôn bản (ở cả hai hình thức nói, viết) của học sinh nói chung vẫn còn yếu, còn nghèo. - Trong các lớp vẫn còn một số học sinh học yếu, cá biệt có học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo, đặt câu văn chưa đúng cấu trúc câu, đặt từng câu văn rời rạc còn khó, nói gì đến việc hướng dẫn các em viết một đoạn văn, bài văn hay kể lại một câu chuyện đã học, đã đọc theo yêu cầu. - Học sinh thiếu vốn sống thực tế nên thường viết những đoạn văn, bài văn mang tính liệt kê, văn kể chuyện không đầy đủ các chuỗi sự việc làm cho bài văn khô cứng, không cảm xúc. - Một số học sinh khá giỏi thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, xào xáo lại thành một bài văn, thậm chí bê y nguyên bài làm của người khác hay cả một câu chuyện quá chi tiết tỉ mỉ, chưa biết mượn lời nhân vật khi kể,…. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 5 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 3.1. Đối với thể loại văn miêu tả: Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 6 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Khi giảng dạy thể loại văn miêu tả với những kiểu bài cụ thể, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu chung (tuân thủ ở tất cả các bài dạy) vừa phải giúp học sinh thấy rõ những đặc điểm riêng (căn cứ vào kiểu bài – đối tượng miêu tả) nhằm từng bước hình thành kiến thức và trau dồi kĩ năng nói – viết đúng thể loại. Các yêu cầu chung cụ thể như sau: 3.1.1. Bài văn miêu tả phải chân thực: Giáo viên cần cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và hướng dẫn chu đáo về cách quan sát, quan sát bằng nhiều giác quan, chọn được từ ngữ thích hợp, diễn tả đúng được đối tượng, không làm cho người đọc hiểu sai hoặc không hình dung được nó. Từ đó học sinh mới có thể làm bài văn miêu tả đúng thực tế và ngày càng chân thực. Khi hướng dẫn học sinh quan sát cần dẫn dắt gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi gợi suy nghĩ cho các em. * Cụ thể như khi dạy kiểu bài văn tả đồ vật: Giáo viên cho học sinh quan sát cần phải xem xét kĩ ở nhiều góc độ, với từng bộ phận cụ thể (dù là đồ vật đơn giản hay phức tạp). Song khi miêu tả, cần phải tránh lối liệt kê thật đầy đủ. Bài văn miêu tả đồ vật cần nêu được những nét riêng vừa khắc họa được hình ảnh đồ vật vừa bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người tả về đồ vật ấy. 3.1.2. Bài văn miêu tả phải có trình tự hợp lí: Bài văn miêu tả phải diễn tả liền mạch suy nghĩ, cảm xúc của người viết, thể hiện sự mạch lạc, trong sáng trong tình cảm; không miêu tả lộn xộn, trùng lặp hay tản mạn, rối rắm, rườm rà…Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát miêu tả theo trình tự hợp lí và phải nắm vững yêu cầu sau: - Tả theo trình tự thời gian: cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước, cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng trong bài tả cảnh vật, hiện tượng tự nhiên (văn tả cảnh). - Tả theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải…hoặc ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả đồ vật, cây cối, loài vật, cảnh vật nói chung. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 7 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm - Tả theo trình tự tâm lí: điều gì chú ý nhiều (gây hứng thú, có tác động mạnh) thì tả trước, điều gì ít gây chú ý, tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi tả người, tả loài vật, đồ vật. * Ví dụ: Tập trung tả mái tóc, tả giọng nói rồi mới đến ánh mắt…của người bà – không nhất thiết phải tả đầy đủ, như nhau, tất cả các đặc điểm của đối tượng. Khi đã nắm được các trình tự trên, học sinh có thể vận dụng linh hoạt trong việc trình bày bài viết (hoặc nói). 3.1.3. Bài văn miêu tả phải có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu. Học sinh phải biết trọng tâm miêu tả phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài. * Ví dụ: Tả vườn rau (vườn hoa) thì trọng tâm phải là các luống rau – cây rau (hoặc luống hoa – cây hoa) với những nét nổi bật, tiêu biểu của nó; cảnh xung quanh có liên quan (cây cối, chim chóc, người…) chỉ là phụ, không cần tả kĩ… Tả có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu sẽ làm cho đối tượng được miêu tả hiện ra sinh động, có những nét riêng độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. 3.1.4. Bài văn miêu tả phải bộc lộ được cảm xúc chân thành của người viết. Ngoài việc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đối tượng, học sinh còn cần phải suy nghĩ, phát hiện ra những nét đẹp, nét đáng yêu của đối tượng; cần có sự liên tưởng, tưởng tượng để bộc lộ cảm xúc của mình, thể hiện rõ mối quan hệ giữa người tả và đối tượng được miêu tả. * Ví dụ: Tả hàng cây quen thuộc bên con đường đi học, học sinh cần nêu được những nét đáng yêu thân thiết với mình ra sao; sự thay đổi của nó so với hôm qua như thế nào… và tương lai, hàng cây ấy sẽ có gì đẹp đẽ hơn, ý nghĩa hơn với bản thân và với mọi người… Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 8 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Giáo viên biết tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc của học sinh và nâng những cảm xúc đó lên một chất lượng cao hơn. 3.1.5. Bài văn miêu tả phải diễn đạt bằng lời văn sinh động, gợi tả - gợi cảm. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ phong phú, rèn luyện cách dùng từ, đặt câu và sử dụng các biện pháp tu từ. Ở dạng bài tả đồ vật thì đồ vật là vật vô tri, vô giác, chưa có những nét về “tính tình” như loài vật hay con người. Vì vậy, để tả cho sinh động và dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người viết, học sinh có thể sử dụng biện pháp nhân hóa (gọi sự vật bằng anh, chị, chú, bác hay anh chàng, cô nàng… hoặc cho đồ vật tự xưng là tớ, tôi, mình khi tự nói về nó). Để làm cho đối tượng được miêu tả hiện lên rõ nét và sinh động, lời văn miêu tả phải cụ thể, từ ngữ miêu tả - gợi cảm, giàu hình ảnh. * Ví dụ: Tả bông hoa màu đỏ, có thể lựa chọn từ ngữ phù hợp (đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ rực…) Giáo viên phải mở rộng phạm vi tiếp xúc và cho học sinh được hội nhập với thế giới bên ngoài để mở rộng vốn từ, đồng thời cũng là vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết, chỉ có như vậy vốn từ của học sinh mới giàu lên và cách dùng từ cũng sẽ chính xác và linh hoạt hơn. Giáo viên cần rèn kĩ năng trên cho học sinh thông qua hệ thống bài tập: Nắm nghĩa từ, phát triển vốn từ, sử dụng từ (điền từ, tạo từ ngữ, tìm từ, đặt câu, viết đoạn…) Câu văn tả thường sử dụng nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh hay từ láy để tăng sức gợi tả, gợi cảm. Đó là những câu văn cấu tạo không chỉ có thành phần chính (chủ ngữ - vị ngữ) mà còn có nhiều thành phần phụ. 3.2. Đối với thể loại văn kể chuyện: Thể loại văn kể chuyên được dạy ở lớp năm rất ít tiết, với những yêu cầu cụ thể khác nhau. Học sinh kể một câu chuyện theo đề tài cho trước (nêu trong đề bài). Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 9 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm 3.2.1. Kể chuyện dựa vào truyện đã nghe, đã đọc: Kể lại truyện đã nghe, đã đọc là dựa vào nội dung truyện có sẵn, dùng lời của mình để trình bày lại từ đầu đến cuối đầy đủ những sự việc chính, có nhấn mạnh ở những đoạn, những chi tiết hấp dẫn nhằm làm cho người đọc, người nghe nhận ra ý nghĩa câu chuyện và cảm thấy thích thú. Muốn đạt kết quả tốt, học sinh cần thực hiện một số yêu cầu sau: 3.2.1.1. Phải trung thành với ý nghĩa của truyện gốc: Sau khi nhớ lại cho đầy đủ nội dung truyện (hoặc đọc kĩ nhiều lượt nếu có điều kiện), học sinh phải nắm vững ý nghĩa của truyện để khi kể lại không bị sai lạc. Cần tìm hiểu để thấy rõ: truyện ca ngợi, phê phán hay muốn nêu lên bài học gì. * Ví dụ: Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” cho thấy ý nghĩa: người chăm chỉ, hiền lành và trung thực sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ giàu có nhưng sống giả dối sẽ bị trừng trị. Từ đó, khi kể lại truyện, học sinh cần tập trung vào nhân vật “anh trai cày” và “tên nhà giàu” để làm rõ tính cách và nổi bật ý nghĩa của truyện gốc. 3.2.1.2. Phải đảm bảo kể đúng và đủ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng: Truyện được kể lại phải đúng và đủ những sự việc chính mới giúp cho người đọc hình dung rõ cốt truyện và nội dunh truyện gốc. Các chi tiết quan trọng của truyện được kể lại đầy đủ và chính xác sẽ góp phần làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn. * Ví dụ: Truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh” có những sự việc chính như: vua Hùng kén rể, Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn, Sơn Tinh đem lễ cưới đến trước được vua Hùng cho rước Mị Nương về làm vợ…; có những chi tiết quan trọng như: vua Hùng yêu cầu lễ vật đến xin cưới con gái là “một trăm ván cơm nếp, hai trăm đệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”… nếu không kể đúng và đủ, sẽ không làm cho người đọc hiểu rõ Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 10 [...]... viết – nói câu văn ngắn gọn rất khó luyện viết văn Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 16 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Qua quá trình dạy học ở tiểu học nhiều năm nói chung và dạy lớp Năm nói riêng, tôi đã khảo sát thực tế ở học sinh lớp Năm, thấy có nhiều học sinh viết văn rất kém nên tôi đã nghiên cứu, tìm ra Một số biện. .. thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh PHẦN THỨ BA Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 20 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận: Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, chịu khó, không được nóng vội, tận tình giảng dạy cho học sinh cách thức quan sát,... dưỡng học sinh giỏi lớp Năm và đạt được kết quả đạt 03 giải: 01 giải ba; 02 giải Khuyến khích CHƯƠNG 5 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 19 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm TIỂU KẾT Tập làm văn là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học Phân môn Tập làm văn dạy cho học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên… qua các bài văn, ... biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm” và đã áp dụng vào quá trình dạy Tập làm văn cho học sinh đạt hiệu quả Kết quả cụ thể như sau: Năm học Lớp chủ Số HS yếu về viết 2010-2011 2011-2012 2012-1013 2013-1014 nhiệm 5A 5B 5A 5B văn ở đầu năm 03 06 04 07 Số HS tiến bộ cuối năm học Số lượng Tỉ lệ 03 05 04 07 100% 90% 100% 100% Năm học này 2014-20 15 điểm khảo sát chất lượng đầu năm của lớp tôi... cao chất lượng giáo dục đúng thực chất II Kiến nghị: Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 21 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Với những kết quả ban đầu thu được sau thời gian khá dài áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm”, tôi đề nghị nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến đóng góp, chỉ đạo để tôi tiếp... học sinh sửa bài để giúp học sinh phát hiện ra những điểm hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của mình Trên cơ sở đó, học sinh phải biết sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 13 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm - Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lợi dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học. .. - Học sinh phải rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề Xác định yêu cầu, giới hạn đề bài Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 15 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm - Có kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý ở mỗi dạng văn miêu tả (miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả cảnh, miêu tả người) để biết triển khai các ý cụ thể một cách lô-gich và sinh. .. Khuyến khích) Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 18 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm * Trong năm học 2012-2013: - Lớp tôi có em Trương Văn Luận viết chính tả sai nhiều và cách diễn đạt lời văn không trôi chảy, thường hay viết câu ngắn, văn kể chuyện thường xuyên kể không đầy đủ các chi tiết làm cho người đọc không hiểu được câu chuyện Nhưng với sự quan... giành thời gian rảnh, nhất là giờ ra chơi hoặc 15 phút đầu giờ tôi rèn Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 17 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm cho em hiểu rõ nghĩa của một số từ như: từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa… mà em hay nhầm lẫn, tôi hướng dẫn cho em cách quan sát đối tượng miêu tả một cách cụ thể là cho em tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và đặt câu... Phổ Hòa - Huyện Đức Phổ 2 Trần Mạnh Hưởng, Trần Thị Minh Phương: Chuyên đề dạy Tập làm văn Lớp 4 – 5 Tài liệu chỉ đạo chuyên môn (Lưu hành nội bộ) – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội năm 1996 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa 22 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm 3 Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Sách lưu hành nội bộ - Trường Đại học Phạm Văn Đồng - Quảng . Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 5 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 3.1. Đối với thể loại văn miêu tả: Giáo. – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 2 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm văn sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. Trước. Trường Tiểu học Phổ Hòa. 4 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Nhìn chung học sinh trường tôi chưa theo kịp học sinh ở các nơi về nhiều phương diện trong đó có khả năng nhận

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan