Bước đầu tìm hiểu về danh tính người thợ đá An Hoạch (Thanh Hóa)

6 245 0
Bước đầu tìm hiểu về danh tính người thợ đá An Hoạch (Thanh Hóa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mặc dù việc tìm hiểu danh tính của người nghệ nhân nói chung và người thợ đá nói riêng gặp nhiều khó khăn do trong thời phong kiến vị thế của người thợ không được coi trọng, nhưng làng nghề chạm khắc đá An Hoạch lại có những người thợ đá được lưu danh cùng nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc trong nước, trong đó có những công trình mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Điều này có được từ lịch sử lâu đời, sự nổi tiếng của làng nghề và sự tài hoa của bàn tay người thợ đá. Để làng nghề tiếp tục phát triển trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tiếp nối và phát huy những giá trị mà những người thợ đá An Hoạch trong lịch sử đã tạo nên là vấn đề cần được coi trọng. Làng An Hoạch (làng Nhồi hay còn gọn là Nhuệ thôn) nay thuộc phường An Hoạch, TP. Thanh Hóa là một trong những làng nghề thủ công nổi tiếng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, phát triển liên tục, không đứt quãng đến ngày nay vẫn được duy trì. Người thợ đá An Hoạch, không chỉ sản xuất công cụ lao động, đồ gia dụng, mĩ nghệ bằng đá, mà còn là nghệ sĩ tài ba tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc đá nổi tiếng: chùa thời Lý Trần, thành Thăng Long, thành nhà Hồ, khu điện miếu Lam Kinh, kinh thành Huế, nhà thờ Phát Diệm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, ghi chép về danh tính những người thợ đá tạo tác các công trình nổi tiếng trên rất hiếm hoi. Qua chất liệu đá đặc biệt người ta có thể nhận ra đá núi Nhồi nhưng chưa thể hiện được sự tham gia của người thợ đá An Hoạch.

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ DANH TÍNH NGƯỜI THỢ ĐÁ LÀNG AN HOẠCH (THANH HÓA) ThS.Lê Thị Thảo Mặc dù việc tìm hiểu danh tính của người nghệ nhân nói chung và người thợ đá nói riêng gặp nhiều khó khăn do trong thời phong kiến vị thế của người thợ không được coi trọng, nhưng làng nghề chạm khắc đá An Hoạch lại có những người thợ đá được lưu danh cùng nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc trong nước, trong đó có những công trình mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Điều này có được từ lịch sử lâu đời, sự nổi tiếng của làng nghề và sự tài hoa của bàn tay người thợ đá. Để làng nghề tiếp tục phát triển trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tiếp nối và phát huy những giá trị mà những người thợ đá An Hoạch trong lịch sử đã tạo nên là vấn đề cần được coi trọng. Làng An Hoạch (làng Nhồi hay còn gọn là Nhuệ thôn) nay thuộc phường An Hoạch, TP. Thanh Hóa là một trong những làng nghề thủ công nổi tiếng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, phát triển liên tục, không đứt quãng đến ngày nay vẫn được duy trì. Người thợ đá An Hoạch, không chỉ sản xuất công cụ lao động, đồ gia dụng, mĩ nghệ bằng đá, mà còn là nghệ sĩ tài ba tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc đá nổi tiếng: chùa thời Lý - Trần, thành Thăng Long, thành nhà Hồ, khu điện miếu Lam Kinh, kinh thành Huế, nhà thờ Phát Diệm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tuy nhiên, ghi chép về danh tính những người thợ đá tạo tác các công trình nổi tiếng trên rất hiếm hoi. Qua chất liệu đá đặc biệt người ta có thể nhận ra đá núi Nhồi nhưng chưa thể hiện được sự tham gia của người thợ đá An Hoạch. Trong một số tài liệu lịch sử, địa lý văn hóa của các triều đình phong kiến hay văn bia có nhắc đến làng nghề này. Đại Nam nhất thống chí chép "Đời Tấn (265–420), Phạm Ninh là Thái thú Dự Chương thường sai người lấy đá nơi đây để làm khánh" [5;252]. Chính quyền đô hộ nước ta thời Tùy - Đường cũng thường sai quân dân lấy đá này dùng vào việc xây thành. Văn bia chùa Báo Ân núi An Hoạch cho biết đến thế kỷ XI, Lý Thường Kiệt đã sai người tìm và khai thác đá ở An Hoạch xây dựng chùa thờ Phật [9;130]. Thời Trần, nghề chế tác đá ở đây đã nổi tiếng đến mức triều đình "sai thợ đá An Hoạch mở cửa hang núi Thiên Kiện và hang núi Khuẩn Mai để lấy tiền của chôn ở đó khi trước"[2;181]. Cuối thời Nguyễn, theo Robequain, ở An Hoạch có tới 300 hộ làm nghề đục đá, triều đình nhà Nguyễn phải ghi nhận thợ đá ở làng Nhồi "là sở trường hơn cả"[5; 252]. Nghề này đã đem lại cho các thợ đá làng An Hoạch một khoản thu nhập đáng kể, đến nỗi 1 nhà Nguyễn có quy định riêng một mức thuế mà người thợ nơi đây phải đóng góp[3;396]. Đại Nam nhất thống chí cũng cho biết "ấp đó (An Hoạch) còn có dòng họ Bạt Thạch (làm nghề chạm đá)"[4; 53]. Có lẽ đây là những đội làm nghề chạm khắc đá nổi tiếng lấy dòng họ làm cơ sở. Tuy nhiên, việc xác định danh tính của những người thợ đá gặp nhiều khó khăn. Điều này xuất phát từ quan niệm về trật tự Sĩ - Nông - Công - Thương trong xã hội phong kiến khiến người nghệ nhân thường không được coi trọng, họ chỉ tham gia làm công tượng cho triều đình hoặc làm thuê cho những gia đình quyền thế, giàu có. Họ không được phép hoặc không nghĩ đến việc lưu lại danh tính trên sản phẩm do chính mình làm ra. Riêng đối với loại hình bia ký có một số điểm đáng lưu ý. Bia ký được dùng để khắc ghi văn tự, đường nét, hình vẽ, vừa là vật thiêng để thờ, vừa là phương tiện chứa đựng và truyền tải thông tin cho muôn đời, được lưu lại tên tuổi trong văn bia chính là đã để lại dấu vết trong lịch sử, văn hóa dân tộc. Những người được lưu tên tuổi trong bia ký hầu hết là những nhà khoa bảng, những người giết giặc lập công, quan lại. Ở cuối bia thường có thêm danh tính của người soạn bia, viết chữ. Người thợ tạo tác nên những công trình lưu danh muôn thuở đó trái lại rất ít xuất hiện, chủ yếu là các bia ở địa phương, bia hàng xã. Tên người thợ đá lại chỉ xuất hiện nhiều từ thời Lê Trung hưng đến thời Nguyễn, có lẽ do lúc này kinh tế hàng hóa phát triển cùng với sự suy thoái địa vị của Nho giáo, những người thợ thủ công dần được coi trọng. Ở Thanh Hóa, khi khảo sát 180 bia ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) niên đại từ Đại Nghiệp thứ 14 (618) đời nhà Tuỳ đến Việt Nam dân quốc năm Bính Tuất thứ 2 (1946), có 41 bia (chiếm 22,7%) lưu lại danh tính người thợ đá. 41 bia này có niên đại từ Thái Hoà thứ 8 (1450) đời vua Lê Nhân Tông đến Bảo Đại thứ 13 (1938) nhà Nguyễn, trong đó chỉ có 01 bia thời Lê sơ, 10 bia thời Lê Trung Hưng, còn lại 30 bia thời Nguyễn. Tất cả đều là người thôn An Hoạch. Trong đó xuất hiện nhiều thợ đá cùng họ: Lê (16 người), Nguyễn (18 người), Lỗi (06 người), Mai (02 người). Điều này cho phép chúng ta hình dung đến các dòng họ làm nghề đá ở An Hoạch. Một số thợ được nhắc lại nhiều lần: Nguyễn Thế Trọng, Lê Thọ Trọng, Nguyễn Viết Phú, Nguyễn Viết Quý Hẳn đây là những người thợ lành nghề chuyên khắc bia, đục đá. Trong các loại bia ký, được lưu lại tên tuổi trên bia đề danh Tiến sĩ là danh giá nhất. Bia tiến sĩ Văn Miếu ở Hà Nội gồm 82 tấm bia đá, được dựng từ năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức thứ 15) đến năm 1780 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41), khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình từ năm 1442 (niên hiêu Đại Bảo thứ 3) đến năm 1779 (niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40). Việc tổ chức dựng bia, khắc đá, đề danh được tiến hành khá cẩn thận và chu đáo, 2 từ việc chọn đá, tuyển người soạn bài văn bia, người nhuận sắc, người khắc, hình thức trang trí 82 văn bia đề danh Tiến sĩ ở Văn miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đều khắc hoa văn trang trí rất cầu kì, mang tính cách điệu cao, là những tư liệu có giá trị khi nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc nước ta từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII. Bên cạnh tên tuổi 1304 vị tiến sĩ Nho học, các vị chức sắc cao trong triều còn có tên của những người viết chữ, khắc chữ, dựng bia. Hầu hết tên người soạn văn bia, viết chữ "chân", chữ "triện" được ghi tên ở cuối các văn bia, họ đều là những người đỗ đạt làm quan trong triều đình. Chỉ có 5 người được lưu lại tên tuổi với tư cách là người thợ đá, trong đó có 2 người được xác định là người An Hoạch. Người thứ nhất là Lê Nguyễn Diệu, sinh đồ xã An Hoạch huyện Đông Sơn lưu danh trên tấm bia tiến sỹ khoa thi Kỷ Mùi niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 5 (1739), bia khoa thi Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4 (1743). Bia dựng năm 1744 (Cảnh Hưng thứ 5), ghi là "Sinh đồ xã An Hoạch huyện Đông Sơn là Lê Nguyễn Diệu vâng khắc chữ". Người thứ hai là Lê Văn Lộc, thợ đá người thôn Nhuệ, xã An Hoạch, huyện Đông Sơn, lưu danh trên tấm bia tiến sỹ khoa thi Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763). Bia dựng năm 1763 (Cảnh Hưng thứ 24), ghi là "Lê Văn Lộc thợ đá người thôn Nhuệ xã An Hoạch huyện Đông Sơn vâng mệnh khắc chữ". Lê Văn Lộc là trường hợp thứ hai được ghi tên trên bia Tiến sĩ với chức danh "thợ đá" (sau Phạm Thọ Ích) và được ghi chính thức vào phần thân bia. Ngoài ra có trường hợp trên văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) ghi danh hai đội lấy đá xã An Hoạch, huyện Đông Sơn. Điều đáng chú ý là trong số các làng đá nổi tiếng ở Việt Nam hiện còn, chỉ duy nhất người thợ đá An Hoạch được vinh danh trên bia đề danh tiến sĩ. Từ đó có thể thấy vị thế của làng nghề này trong lịch sử văn hóa dân tộc, đồng thời cũng thể hiện ý thức tự hào về nghề nghiệp rất mạnh mẽ của người thợ đá. Chính vì vậy, ở nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, bia ký có ở các địa phương khác trong cả nước có ghi dấu ấn của người thợ đá An Hoạch. Bia Tiền Đinh Tiên Hoàng đế tăng tu điện miếu công đức bi ký năm Chính Hòa 17 (1696) thời Lê Trung hưng và bia Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế miếu công đức bi ký tạo năm Thiệu Trị 3 (1853) nhà Nguyễn ở đền vua Đinh (Hoa Lư, Ninh Bình) đã ghi lại tên hai người thợ đá là Lê Nhân Phú và Nguyễn Nhữ Lâm người làng An Hoạch (Thanh Hóa) [6]. Cả hai chiếc bia này đều đạt đến trình độ mĩ thuật tinh xảo chứng tỏ sự tài hoa của những người thợ đá. Một minh chứng cho sự ảnh hưởng của nghệ thuật chạm khắc đá núi Nhồi đến các địa phương khác là trường hợp hai lăng mộ của Quận công Võ Hồng Lượng ở huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và lăng mộ của Thiều quận công Phạm 3 Huy Đĩnh ở làng Cao Mỗ, xã Chương Dương, huyện Đông Hưng - Thái Bình. Theo gia phả của dòng họ Võ ở Ân Thi, Hưng Yên thì Quận Công Võ Hồng Lượng là bậc hiền tài ở thế kỷ XVII, là một quận công danh tiếng được chúa Trịnh tin dùng Chúa Trịnh đã cho thợ vùng An Hoạch chạm khắc bia đá, sập thờ đá đưa về xây dựng điện thờ tổ tiên. Theo truyền tụng của dân trong vùng, con kênh đào nay vẫn còn đi qua các cánh đồng ở Ân Thi, chính là con mương đào để các thuyền đá chở vật liệu từ Thanh Hoá ra xây lăng mộ tổ tiên họ Võ Trường hợp thứ hai là lăng mộ của Thiều quận công Phạm Huy Đĩnh dựng trên một khu đất ngay rìa làng Cao Mỗ, xã Chương Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Thiều quận công Phạm Huy Đĩnh (1726 - 1775) là một tướng văn võ song toàn, tính tình đôn hậu thuộc bậc huân thần cố cựu nơi “Tiềm Đế” được chúa yêu tặng “Giản sách” và thưởng nhiều bổng lộc. Theo gia phả họ Phạm (ông Phạm Huy Trâm cung cấp năm 2004), thì năm Cảnh Hưng thứ 33 (1772) khi ông mất, triều đình phong thưởng chức “Thứ phủ sự”, chúa Trịnh Sâm cho ban tạc tượng võ sĩ, tượng ngựa, voi với vật thiêng, bia ký từ vùng Thanh Hóa chở ra xây lắp lăng mộ, chính là khu lăng mộ của họ Phạm ở Đông Hưng ngày nay. Ở Từ vũ họ Đặng (huyện Quế Võ – Bắc Ninh), có bộ cửa và nhang án đều bằng đá, được chạm khá tinh xảo (niên đại 1675), có thể là “chị em sinh đôi” và cùng một hiệp thợ thi công cùng với nhang án Trịnh Thị Ngọc Lung (Thọ Xuân- Thanh Hoá)? Năm 1831 vua Minh Mạng đã giao bộ công vẽ mẫu tượng đá quan văn, quan võ, lính thị vệ, voi đá, ngựa đá, để tư đưa cho Quảng Nam, Thanh Hoá tạc [8;129]. Ngay cả việc xây dựng nhà thờ Phát Diệm cuối thế kỷ XIX cũng liên quan đến nguồn nhân lực và các di vật chạm khắc đá ở Thanh Hoá: Cha Sáu vốn gốc người Nga Sơn Thanh Hoá đã đưa thợ đá vùng núi Nhồi tham gia xây dựng và đưa chiếc sập đá to lớn về đặt ở toà Phương Đình, đây là chiếc sập đá của vua Hồ ở thành Tây Giai được đưa về đầu thế kỉ XIX [7;23]. Đặt trong bối cảnh khi đó nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân (Ninh Bình), Kính Chủ (Hải Dương), Non Nước (Đà Nẵng) đã rất phát triển và trở nên nổi tiếng mới thấy được vị thế quan trọng của nghề đá An Hoạch trong hệ thống làng nghề chạm khắc đá Việt Nam. Một chi tiết đáng lưu ý nữa là, so với An Hoạch, đó là những làng đá ra đời muộn, một số có tổ nghề hoặc đội ngũ thợ lành nghề có nguồn gốc từ làng An Hoạch. Làng Xuân Vũ thuộc xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là làng nghề chạm khắc đá nổi tiếng cả nước từ khi mới lập làng nghề đến ngày nay. Tay nghề điêu luyện của người thợ Ninh Vân đã tạo nên các tác phẩm tạc rồng bằng đá, hay những phù điêu, hoa văn bằng đá sinh động, công phu ở đền thờ vua Đinh, vua Lê, đền Thái Vi , ngôi đền đá làng Hệ (xã Ninh Vân), đền Trình (Chùa 4 Hương - Hà Tây), Phủ Dày (Nam Ðịnh), Nghinh Phong Các (trên đỉnh núi Non Nước - Ninh Bình) và nhiều công trình đá ở các địa phương trong toàn quốc. Theo những người già trong làng kể lại, chừng 300 năm trước, người dân Ninh Vân vào núi Nhồi, một địa danh thuộc xứ Thanh (tỉnh Thanh Hóa hiện nay) mời thầy Hoàng Sùng ra dạy nghề. Bắt đầu từ đó, Ninh Vân có thêm nghề chạm khắc đá mĩ nghệ. Tấm bia dựng trong làng ghi lại: Ông tổ nghề đá là cụ Hoàng Sùng, ngày giỗ vào tháng tám âm lịch hằng năm. Đối với làng nghề chạm khắc đá ở Non Nước (Đà Nẵng) hiện vẫn còn tranh luận xung quanh việc xác định tổ nghề đá ở đây. Tuy nhiên, tư liệu thuyết phục nhất hiện có là bia mộ tiền hiền tộc Huỳnh Bá (lập vào thời Bảo Đại), được chép lại từ nội dung của sắc phong có ghi “Thạch tượng Quán Khái xã, Huỳnh Bá Tộc Thủy khai” (nghề đá xã Quán Khái do ông Huỳnh Bá khai sinh đầu tiên), “Bổn xã Huỳnh Bá Tộc phụng lập”. Văn bia này phù hợp với lời kể của các bậc cao niên của làng Quán Khái Đông ngày nay, xác định rõ người có công đem nghề đá cổ truyền từ Thanh Hóa vào vùng đất Quán Khái là cụ Huỳnh Bá Quát, đồng thời cũng là vị tiền hiền lập ra làng Quán Khái, mà hiện nay bia và mộ cụ vẫn còn tại làng Quán Khái Đông [10]. Ban đầu, nghề đá ở đây chỉ là một nghề phụ và tạo ra những vật dụng đơn giản, thô sơ như: chày, cối, bia mộ với kỹ thuật chế tác đơn giản. Dần dần nghề đá phát triển, tận dụng nguồn nguyên liệu đá quý ở Ngũ Hành Sơn, người thợ đá ở đây đã tạo nên những sản phẩm mĩ thuật, đồ thờ tinh xảo: tượng Phật, linh thú, đồ trang sức, đồ dùng cao cấp, tượng nghệ thuật hiện đại, tạo nên thương hiệu rất riêng của làng nghề. Charles Robequain - một học giả người Pháp trong tác phẩm Le Thanh Hoa (Tỉnh Thanh Hóa) đã ghi chép về làng An Hoạch: "ở trong làng có khoảng hai chục thợ khéo tiếng tăm của thợ đá Nhuệ thôn khá lớn. Họ được giao đục voi, ngựa và bia đá cho các lăng tẩm mới đây ở Huế, như lăng tẩm vua Khải Định. Từ lâu, thợ đá Nhuệ thôn là những người cung cấp đá cho triều đình Huế và kênh đào từ Ninh Bình đi Vinh có lẽ đã được đào theo đường cái quan để tiện việc chuyên chở các sản phẩm của họ". Robequain cũng khẳng định lúc bấy giờ ở Nam Bắc Kỳ (tỉnh Ninh Bình) cũng có chuyện đẽo đá nhưng không nổi tiếng bằng Nhuệ thôn[1;471]. Là một nghề thủ công có lịch sử lâu đời với đội ngũ thợ đá tài hoa, cái tên An Hoạch đã ghi không ít dấu ấn trong lịch sử văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay, sự tồn tại và phát triển của làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kiểu tổ chức cũ, tận dụng sự khéo léo của đôi bàn tay lao động nhàn rỗi tỏ ra kém cạnh tranh so với các dây chuyền sản xuất hiện đại. Những kỹ 5 thuật tiên tiến: cưa máy, khoan máy, xẻ đá bằng máy, kỹ thuật mài nhẵn, đánh bóng là thách thức với cách làm thủ công. Những làng đá xuất hiện sau như Ngũ Hành Sơn, Ninh Vân hiện đang hoạt động khá hiệu quả và nổi tiếng trong nước trong khi cả chất đá và tay nghề của thợ đá trong lịch sử đều không sánh được với An Hoạch. Để bảo tồn và phát huy giá trị nghề chạm khắc đá An Hoạch cần chú ý đến nhiều phương diện, trong đó việc đào tạo đội ngũ thợ đá kế cận, có tay nghề và yêu nghề hết sức quan trọng. Lớp nghệ nhân có tay nghề cao ở An Hoạch hiện nay không nhiều, nhiều kỹ thuật bị thất truyền chỉ còn được nhắc đến qua lời kể của các nghệ nhân. Việc đào tạo lớp thợ kế cận cũng cần sự tham gia của các nhà nghiên cứu cùng với các nghệ nhân phục dựng lại các kỹ thuật tinh vi để tạo nên giá trị cao của sản phẩm. Đồng thời việc tiếp thu các kỹ thuật mới cũng rất quan trọng. Việc bảo tồn và phát triển nghề chạm khắc đá nơi đây rất cần sự quan tâm, phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp của các cấp, các ngành, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Thanh Hóa. L.T.T Tài liệu tham khảo [1]. Charles Robequain (2012), Tỉnh Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa. [2]. Ngô Sĩ Liên (1985), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3]. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế. [4]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1960), Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Thanh Hóa, quyển thượng, Bộ Quốc gia Giáo dục. [5]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1970), Đại Nam nhất thống chí, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội. [6]. Trần Hậu Yên Thế (2009), Dấu ấn mỹ thuật làng trong di tích đền vua Đinh, vua Lê (Website của Hội Mỹ thuật Việt Nam: http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Tapchimythuat/mythuattruyenthong/2 009/9/2205.html). [7]. Tòa Giám mục Phát Diệm (1998), Lịch sử nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình. [8]. Chu Quang Trứ (2002), Tượng cổ Việt Nam và truyền thống dân tộc, Viện Mỹ thuật. [9]. Viện văn học (1997), Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [10]. http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=469&so=26. 6 . BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ DANH TÍNH NGƯỜI THỢ ĐÁ LÀNG AN HOẠCH (THANH HÓA) ThS.Lê Thị Thảo Mặc dù việc tìm hiểu danh tính của người nghệ nhân nói chung và người thợ. khoa bảng, những người giết giặc lập công, quan lại. Ở cuối bia thường có thêm danh tính của người soạn bia, viết chữ. Người thợ tạo tác nên những công trình lưu danh muôn thuở đó trái lại rất ít xuất. người nhuận sắc, người khắc, hình thức trang trí 82 văn bia đề danh Tiến sĩ ở Văn miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đều khắc hoa văn trang trí rất cầu kì, mang tính cách điệu cao, là những tư liệu có giá

Ngày đăng: 04/08/2015, 21:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan