BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

12 509 0
BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÓM 11: LÊ THỊ DIỄM HẰNG TRẦN THỊ MỸ LAN NGUYỄN HOÀNG LÂM THÁI BẢO THANH NGUYÊN ĐẶNG VŨ MI TRÚC A) Phân tích nguồn vốn Đơn vị: VN Đồng Chỉ tiêu 2014 2013 So sánh 2014 và 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối A - NỢ PHẢI TRẢ 4,586,436,348 5.10% 2,639,965,525 3.02% 1,946,470,823 173.73% I - Nợ ngắn hạn 4,586,436,348 5.10% 2,639,965,525 3.02% 1,946,470,823 173.73% 2. Phải trả người bán 3,553,240,190 3.95% 1,780,107,522 2.03% 1,773,132,668 199.61% 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 1,033,196,158 1.15% 859,858,003 0.98% 173,338,155 120.16% B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 85,331,790,122 94.90% 84,886,063,436 96.98% 445,726,686 100.53% I - Vốn chủ sở hữu 85,331,790,122 94.90% 84,886,063,436 96.98% 445,726,686 100.53% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 82,675,000,000 91.94% 82,675,000,000 94.46% - 100.00% 10. Lợi nhuận sau 2,656,790,122 2.95% 2,211,063,436 2.53% 445,726,686 120.16% thuế chưa phân phối TỔNG NGUỒN VỐN 89,918,226,470 100% 87,526,028,961 100% 2,392,197,509 102.73% Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu, so sánh giữa năm 2014 và 2013, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty đã tăng 2,392,197,509 đồng, tương ứng với tỷ lệ 102.73%. Cụ thể: năm 2013, tổng nguồn vốn là 87,526,028,961 đồng, năm 2014, tổng nguồn vốn đã tăng lên 89,918,226,470 đồng. Trong đó, các khoản mục vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng. Cụ thể: - Năm 2013, Vốn CSH của công ty là 84,886,063,436 đồng, chiếm tỷ trọng 96.98%, năm 2014 đã tăng lên 445,726,686 đồng, chiếm tỷ trọng 94.90%. Tỷ lệ tăng tương ứng là 100.53%. Điều này cho thấy lãi kinh doanh vẫn thu được, năng lực kinh doanh tăng. Vốn chủ sở hữu tăng về mặt tuyệt đối, nhưng giảm về mặt tỷ trọng, trong đó vốn đầu tư chủ sở hữu giảm, cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ổn định. Sở dĩ, vốn CSH của công ty tăng chủ yếu là do khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 445,726,686 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 120.16%, trong khi đó, vốn đầu tư của CSH năm 2014 không tăng không giảm so với 2013, giữ nguyên giá trị là 82,675,000,000 đồng. Vốn đầu tư của CSH chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả hai năm, điều này cho thấy công ty có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty, giảm bớt hiện tượng phải đối đầu với công nợ. Tuy giá trị vốn đầu tư CSH không biến động nhưng tỷ trọng Vốn đầu tư CSH năm 2014 chiếm 94.90% đã giảm so với 2013 là 96.98%, nguyên nhân là do tốc độ gia tăng mạnh của khoản mục phải trả người bán trong mục nợ phải trả 199.61% đã tác động đến cơ cấu NV, làm cho tỷ trọng vốn đầu tư CSH giảm xuống. Tỷ trọng của nguồn vốn CSH giảm cho thấy tuy mức độ phụ thuộc về tài chính có tăng song trong năm 2014, khó khăn của công ty về tài chính là giảm. - Nợ phải trả có xu hướng tăng 1,946,470,823 đồng, tương ứng với tỷ lệ 173.73%. Cụ thể, nợ phải trả đã tăng lên từ 2,639,965,525 đồng trong năm 2013 lên 4,586,436,348 đồng trong năm 2014, tương ứng với tỷ trọng nợ phải trả năm 2013 là 3.02% đã tăng lên 5.10% trong năm 2014. Điều này cho thấy độ phụ thuộc về tài chính là tăng, song nợ phải trả tăng chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn tăng với giá trị và tỷ lệ tương ứng. Trong đó cụ thể, khoản mục phải trả người bán tăng mạnh 1,773,132,668 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 199.61%, khoản mục thuế và các khoản phải nộp NN tăng 173,338,155 tương ứng với tỷ lệ 120.16%. Điều này cho thấy nợ ngắn hạn chủ yếu là vốn chiếm dụng từ người bán, do công ty không đủ khả năng trả nợ cho người bán nên kéo dài thời gian trả nợ, hoặc cũng có thể do công ty trì hoãn các khoản thanh toán phải trả cho NN. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm giảm uy tín của công ty, ảnh hưởng tới mối quan hệ của công ty với bạn hàng, công ty có khả năng gặp rủi ro trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính không ổn định do nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào các món nợ. Phân tích nhân tố tác động : a) Nhóm nhân tố khách quan: - Sự thay đổi về cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phí, đã làm cho khoản mục thuế và các khoản phải nộp NN của công ty tăng lên trong năm 2014. - Nền kinh tế thị trường nhiều biến động, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, tỷ giá đồng ngoại tệ tăng giảm bất thường gây khó khăn cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, vì thế khoản mục phải trả người bán tăng lên trong năm 2014. - Việc điều chỉnh lại lãi suất ngân hàng cũng đem đến nhiều cơ hội đầu tư cho công ty, tuy tỷ trọng giảm nhưng giá trị tuyệt đối về vốn đầu tư CSH tăng lên trong năm 2014. b) Nhóm nhân tố chủ quan: - Công ty có tiềm lực vốn mạnh vì nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Năng lực kinh doanh của công ty khá tốt vẫn thu được lãi, và lãi tăng lên trong năm 2014. - Nguồn vốn công ty cũng phụ thuộc nhiều vào các món nợ ngắn hạn do công ty kéo dài hoặc trì hoãn thời gian trả nợ cho người bán, hoặc công ty gặp rủi ro trong thanh toán nợ nên đã làm khoản mục này có xu hướng tăng nhanh hơn trong năm 2014. B) Phân tích chi phí Đơn vị: VN đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 So sánh 2014 và 2013 GT Tỷ trọng GT Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Chi phí tài chính 339,773,956 6.76 467,681,653 5.54 (127,907,697) 72.65 Chi phí lãi vay - - - 0.00 Chi phí bán hàng 472,797,442 9.40 1,675,395,31 5 19.85 (1,202,597,873 ) 28.22 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,504,709,51 7 69.69 5,831,822,26 9 69.08 (2,327,112,752 ) 60.10 Chi phí khác 711,657,993 14.15 467,104,656 5.53 244,553,337 152.36 5,028,938,90 100 100 (3,413,064,985 59.57 Tổng cộng 8 8,442,003,89 3 ) Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng chi phí kinh doanh của công ty trong năm 2013 là 8,442,003,893 đồng, năm 2014 là 5,028,938,908 đồng. Theo đó tổng chi phí kinh doanh năm 2014 giảm 3,413,064,985 đồng so với năm 2013. Trong đó: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 là 5,931,822,269 đồng chiếm tỷ trọng 69.08% trong tổng chi phí kinh doanh, năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,327,112,752 đồng tương ứng xuống còn 3,504,70,517 tuy nhiên vẫn chiếm 69.69% trong tổng chi phí kinh doanh. Chi phí bán hàng năm giảm từ 1,675,395,315 đồng (chiếm tỷ trọng 19.85%) trong năm 2013 xuống còn 472,797,442 đồng (chiếm tỷ trọng 9.40%) trong năm 2014 với mức giảm là 1,202,597,873 đồng. Chi phí tài chính năm 2014 giảm so với 2013 là 127,907,697 đồng. Tương ứng, năm 2013 là 467,681,653 đồng, chiếm tỷ trọng 5.54% trong tổng chi phí kinh doanh. Và năm 2014 là 339,776,956, chiếm tỷ trọng 6.67% trong tổng chi phí kinh doanh. Các khoản mục chi phí trên trong năm 2014 đều giảm so với 2013. Tuy nhiên chi phí khác lại tăng, cụ thể: năm 2013 chi phí khác là 467,104,656 chiếm tỷ trọng 5.53% trong tổng chi phí nhưng trong năm 2014 chi phí này tăng thêm 244,553,337 đồng thành 711,657,993 đồng với tỷ trọng 14.15% trong tổng chi phí kinh doanh của công ty. Nhìn chung, tổng chi phí kinh doanh của công ty năm 2014 giảm nhiều so với 2013 thông thường sẽ là tốt. Tuy nhiên, trong năm 2014 không chỉ chi phí của công ty giảm mà doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm khá nhiều so với năm 2013. Vì vậy có thể thấy rằng năm 2014 công ty hoạt động ít hơn, bán hàng ít hơn và giảm hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không đủ cơ sở để kết luận công ty có giảm quy mô hay không. Bên cạnh đó, việc các khoản mục chi phí đều giảm mà chi phí khác lại tăng có thể là do việc hoạt động kinh doanh không có kết quả tốt nên công ty đầu tư thêm cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng sản phẩm, thể hiện ở việc tài sản cố định hữu hình tăng từ 15,041,880,000 đồng trong năm 2013 lên 36,057,550,000 đồng trong năm 2014 dẫn đến việc phát sinh chi phí khác, làm cho chi phí khác trong năm 2014 tăng khá nhiều so với năm 2013. Chi phí lãi vay của công ty không có chứng tỏ công ty có khả năng vốn mạnh, nguồn vốn chủ sở hữu lớn. Phân tích các nhân tố tác động đến tổng chi phí kinh doanh của công ty: a) Nhân tố khách quan: - Tình hình kinh tế biến động, bất ổn định dẫn đến việc tìm kiếm đầu ra khó khăn làm cho hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm sút. - Do nhu cầu của khách hàng ngày càng giảm do kinh tế ngày càng khó khăn cũng là nguyên nhân làm cho công ty cắt giảm bán hàng. - Việc gia nhập các tổ chức thương mại trên thế giới khiến cho yêu cầu về hàng hóa cũng ngày càng gắt gao hơn, các rào cản về kỹ thuật, chất lượng hàng hóa khiến cho doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. - Chịu sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. - Không tiếp cận được nguồn cung ứng làm cho thiếu hụt nguồn cung ứng, không đủ để sản xuất hàng hóa nên không có hàng để bán ra. b) Nhân tố chủ quan: - Công ty có tiềm lực vốn tốt tuy nhiên khả năng khai thác vốn chưa tốt làm cho hoạt động kinh doanh chưa đạt kết quả tốt. - Khả năng xúc tiến thương mại và tiếp thị của công ty không tốt làm cho không bán được hàng. Hoặc có thể có thực hiện nhưng không có hiệu quả. - Yếu kém trong khâu đàm phán tìm đầu ra. - Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý bán hàng đều giảm nhưng doanh thu và lợi nhuận cũng giảm có thể là do năng lực tổ chức thực hiện các khâu trong hoạt động bán hàng chưa tốt làm cho hoạt động kinh doanh bị giảm sút. - Không có kế hoạch sử dụng tài chính một cách hiệu quả, điển hình là việc mua thêm tài sản trong khi kết quả kinh doanh giảm sút. - Trình độ quản lý của lãnh đạo, năng lực của nhân viên, công nhân còn yếu kém cũng là yếu tố khiến hoạt động kinh doanh bị trì trệ. Giải pháp: - Do các nhân tố khách quan doanh nghiệp không thể kiểm soát được nên chỉ có thể giảm thiểu và phòng ngừa các rủi ro bằng cách nghiên cứu và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đất nước gia nhập các tổ chức thương mại thế giới về các yếu tố kỹ thuật cũng như yêu cầu về hàng hóa của các thị trường chủ lực của công ty. Bên cạnh đó tận dụng các ưu đãi về thuế, các chính sách của nhà nước cũng như của thế giới khi tham gia để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty. - Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để tăng khả năng đàm phán về nguồn cung ứng cũng như đầu ra cho hàng hóa. - Xem xét lại khả năng khai thác vốn để có kế hoạch sử dụng một cách hiệu quả nhất. C) Doanh thu và Lợi nhuận 1) Doanh thu Bảng số liệu: Đơn vị tiền: VN đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 So sánh 2014 với 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối 1 2 3 4 5=1-3 6=1-3/3*100 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 67,324,252,50 9 100 83,769,765,72 7 100 (16,445,514,218 ) (19,63 %) Các khoảng giảm trừ doanh thu - - - - - - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 67,324,252,50 9 100 83,769,765,72 7 100 (16,445,514,218 ) (19,63%) Nhận xét về Doanh thu: - Dựa vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2014 giảm so với năm 2013. Cụ thể mức giảm là 16,445,514,218 VN đồng, chiếm tỉ lệ là 19,63%. Có thể nói đây là một mức giảm doanh thu khá cao. - Các khoảng giảm trừ doanh thu trong cả hai năm 2014 và 2013 giá trị đều bằng 0. Điều này cho thấy được chất lượng dịch vụ (sản phẩm) của công ty là khá tốt. - Vì các khoảng giảm trừ doanh thu trong cả hai năm đều có giá trị bằng 0, nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là không thay đổi trong từng năm cụ thể. Tuy nhiên doanh thu thuần của năm 2014 giảm xuống so với năm 2013. Cụ thể giảm 16,445,514,218 VN đồng, chiếm tỉ lệ 19,63 %. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014 là không hiệu quả. 2) Lợi nhuận Đơn vị: VN đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận 2014 Lợi nhuận 2013 So sánh 2014 và 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối % 1 2 3 4 5=1-3 6=1-3/3*100 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 67,324,251,50 9 100 83,769,765,72 7 100 (16,445,514,218 ) (19.63) Giá vốn hàng bán 59,918,583,84 3 89 71,104,300,86 8 85 (11,185,717,025 ) (15.73) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,405,667,666 11 12,665,464,85 9 15 (5,259,797,193) (41.53) Chi phí bán hàng 472,797,442 1 1,675,395,315 2 (1,202,597,873) (71.78) Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,504,709,517 5 5,831,822,269 7 (2,327,112,752) (39.90) Lợi nhuận từ họat động kinh doanh 3,613,281,984 5 5,267,950,378 6 (1,654,668,394) (31.41) Lợi nhuận chung Đơn vị: VN đồng Kết cấu LN Lợi nhuận 2014 Lợi nhuận 2013 So sánh 2014 và 2013 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối % 1 2 3 4 5=1-3 6=1-3/3*100 I.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dich vụ 2,394,964,59 4 90 4,298,389,27 2 95 (1,903,424,678 ) (44) 2. LN từ hoạt động tài chính 185,121,277 7 109,703,103 2 75,418,174 69 II. LN khác 76,704,296 3 124,167,061 3 (47,462,765) (38) Tổng Lợi Nhuận 2,656,790,16 7 100 4,532,259,43 6 100 (1,875,469,269 ) (41) Nhận xét về lợi nhuận: - Qua bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua hai năm đã giảm 1,654,668,394 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 31.41% đây chính là một biểu hiện tiêu cực cho thấy công ty đang hoạt động không hiệu quả. + Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với năm 2013 giảm 16,445,514,218 đồng, đạt tỷ lệgiảm 19.63%. + Giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013 giảm 11,185,717,025 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 15.73%, ở năm 2013 giá vốn hàng bán là 71,104,300,868 đồng thì năm 2014 là 59,918,583,843 đồng. Tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2013 là 85% còn năm 2014 là 89% như vậy tỷ trọng của giá vốn hàng bán qua hai năm tăng lên và chính điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. + Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có giá trị giảm lớn hơn giá trị giảm của giá vốn hàng bán làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm . Tuy nhiên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đi. - Chi phí bán hàng giảm 1,202,597,873 đồng tương ứng với tỷ lệ là 71.78%, năm 2013 1,675,395,315 là đồng thì năm 2014 là 472,797,442 đồng. Chi phí bán hàng lại giảm xuống từ 2% năm 2013 lên 1% năm 2014. + Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 2,327,112,752 đồng và tăng với một tỷ trọng là 66%. chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên từ 5% năm 2013 lên 7% năm 2014. + Cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm xuống nhiều nhưng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm nhanh hơn kéo theo lợi nhuận từ họat động kinh doanh của công ty cũng giảm xuống 1,654,668,394 đồng và giảm với tỷ lệ 31.41% , năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là 5,267,950,378 đồng thì đến năm 2014 lợi nhuận từ họat ộng kinh doanh là 3,613,281,984 đồng. Các số liệu trên cho thấy doanh nghiệp chưa hoạt động tốt, chưa có sự quản lý chăt chẽ giữa các khoản mục chi phí, doanh thu và giá vốn. Điều đó là cho tốc độ tăng của lợi nhuận giảm mạnh, cụ thể lợi nhuận từ họat động kinh doanh của doanh nghiệp giảm từ 6% năm 2013 lên 5% năm 2014. Công ty cũng nên xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động của doanh thu, giá vốn của doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa giá trị của lợi nhuận từ họat động kinh doanh. -Qua bảng phân tích chung về LN của năm 2014 giảm so với năm 2013, năm 2013 LN của công ty là 4,532,259,436 đồng và đến năm 2014 LN của công ty chỉ còn : 2,656,790,167 đồng , ứng với tỷ lệ giảm 41% so với năm 2013 . - Trong các khoản mục LN, chiếm tỷ trọng cao nhất là LN từ hoạt động tài chính đạt tỷ trọng 2% năm 2013 và tăng lên 7% năm 2010, chiếm 69% tỷ trọng. Chiếm tỷ trọng tiếp theo là LN khác , giảm 38%. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là LN từ hoạt động kinh doanh, giảm đến 44 %. - Như vậy qua hai năm tổng lợi nhuận giảm, đây là tín hiệu rất đáng lo về sự tăng trưởng của công ty cho thấy công ty đang làm ăn không tốt trong việc quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy công ty cần xem xét và điều chỉnh việc kinh doanh của công ty. Nhân tố tác động của doanh thu và lợi nhuận a) Nhân tố khách quan : - Ảnh hưởng từ các chính sách thuế của nhà nước cũng đã làm doanh thu và lợi nhuận của công ty có sự thay đổi rõ rệt từ năm 2013 đến 2014, đơn giá thuê đất tăng cao, chính sách thuế không ổn định (như thuế TTĐB), thủ tục chuyển đổi ngành nghề kinh doanh rườm rà… - Kinh tế thế giới có phần ổn định nhưng chưa thật sự đồng đều và vẫn còn nhiều thách thức. Kinh tế Mỹ dần phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm. Khu vực Châu âu bắt đầu có sự tăng trưởng về cầu, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn là mối lo ngại lớn đối với các quốc gia. Kinh tế Trung Quốc diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đầu tư công, tăng trưởng tín dụng nóng trong khi lạm phát tăng liên tục. Kinh tế trong nước ghi nhận những chuyển biến tích cực: môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát đã được kiểm soát, nguồn vốn FDI tăng mạnh, xuất nhập khẩu tương đối tốt. Tuy nhiên, sản xuất trong nước nhìn chung chưa lấy lại được đà tăng trưởng. - Trong lĩnh vực ngân hàng, từ năm 2013 đến 2014, toàn ngành đã nỗ lực trong việc hạ lãi suất, ổn định tỷ giá, kiểm soát thị trường vàng, xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, tỷ giá ngân hàng luôn bất ổn tạo khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xuất và nhập khẩu. - Giá xăng dầu, điện nước tăng cao trong hai năm từ năm 2013 và 2014, đã làm giá nguyên vật liệu tăng làm cho chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm. Để giảm chi phí doanh nghiệp đã cắt giảm chất lượng nguyên vật liệu làm cho chất lượng sản phẩm giảm sút, mất tích cạnh tranh trên thị trường, mất khách hàng, dẫn đến doanh thu giảm. - Thương mại thế giới hiện nay vận động trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra rất nhanh chóng và sâu sắc, khái niệm, ranh giới giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài đã bị thu hẹp. Các chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu không còn giữ nguyên ý nghĩa cổ điển của nó nữa, bởi vì thị trường của mỗi quốc gia đều phải “mở cửa” thông qua việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Cuộc chiến giành giật thị trường giữa hàng nội và hàng ngoại trở nên quyết liệt. b) Nhân tố chủ quan: - Công ty đang đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất làm cho tài sản cố định tăng lên nhiều, thêm vào đó là hàng tồn kho tăng, lợi nhuận giảm. Ngoài ra nợ phải trả tăng mạnh từ năm 2013 đến năm 2014, công ty phải chi ra nhiều cho khoản này làm doanh thu giảm, lợi nhuận giảm sút theo. - Mức lưu chuyển hàng hóa: giảm doanh số bán ra đã làm cho công ty giảm lợi nhuận. D) Phân tích tài sản Chỉ tiêu 2014 2013 So sánh 2014 và 2013 GT TT GT TT Tuyệt đối Tương đối A-tài sản ngắn hạn 53,860,676,470 60% 72,484,148,961 83% (18,623,472,491 ) 74% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 31,678,649,967 35% 46,416,369,451 53% (14,737,719,484 ) 68% 1. Tiền 31,678,649,967 35% 46,416,369,451 53% (14,737,719,484 ) 68% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 19,455,181,227 22% 25,130,929,718 29% (5,675,748,491) 77% 1. Phải thu khách hàng 19,455,181,227 22% 25,130,929,718 29% (5,675,748,491) 77% III. Hàng tồn kho 713,704,824 1% 700,099,590 1% 13,605,234 102% 1. Hàng tồn kho 713,704,824 1% 700,099,590 1% 13,605,234 102% IV. Tài sản ngắn hạn khác 2,013,140,452 2% 236,750,202 0% 1,776,390,250 850% [...]... (7,737,320,000) -9% (1,934,330,000) 125% 89,918,226,470 100% 87,526,028,961 100% 2,392,197,509 103% 1 Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế TỔNG CỘNG TÀI SẢN Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: Tổng tài sản năm 2014 đạt 89,92 tỷ tăng 2,39 tỷ với năm 2013, bằng 103% so với năm 2013 Tài sản ngắn hạn: giảm 18,6 tỷ; chỉ bằng 74% so với năm 2013 Tài khoản dài hạn tăng... khoản bị chiếm dụng giảm là 1 điều rất mừng của cty bởi vì cty thu hồi đc vốn bỏ ra và có thể đầu tư dễ dàng hơn và hơn nữa không phải lo lắng vì có quá nhiều các khoản nợ phải thu khó đòi… Khoản mục hàng tồn kho của cty tăng không đáng kể, chỉ tăng 13,6 triệu Tình hình cho thấy công không để hàng tồn kho quá nhiều, có thể dễ dàng phân phối cho các đại lý rộng khắp cả nước Tỷ trọng của khoản mục tài sản . BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÓM 11: LÊ THỊ DIỄM HẰNG TRẦN THỊ MỸ LAN NGUYỄN HOÀNG LÂM THÁI BẢO THANH NGUYÊN ĐẶNG VŨ MI TRÚC A) Phân tích nguồn vốn Đơn vị: VN Đồng Chỉ. công ty có khả năng vốn mạnh, nguồn vốn chủ sở hữu lớn. Phân tích các nhân tố tác động đến tổng chi phí kinh doanh của công ty: a) Nhân tố khách quan: - Tình hình kinh tế biến động, bất ổn định. nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty là 5,267,950,378 đồng thì đến năm 2014 lợi nhuận từ họat ộng kinh doanh là 3,613,281,984 đồng. Các số liệu trên cho thấy doanh nghiệp chưa hoạt động tốt,

Ngày đăng: 03/08/2015, 19:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan