SKKN một số phương pháp tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm.

10 2.2K 10
SKKN một số phương pháp tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH THẢO LUẬN NHÓM ĐỐI VỚI BỘ MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS” I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II/THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY - HỌC MÔN TOÁN III/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP: 1/ Phương pháp thảo luận nhóm là gì?. 2/ Nhóm và cách chia nhóm: 3/ Các bước tiến hành thảo luận: IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC V/ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH THẢO LUẬN NHÓM ĐỐI VỚI BỘ MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong xu hướng cải cách và phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là then chốt để nâng cao chất lượng dạy học. Năm học 2010-2011 là năm học tiếp tục hưởng ứng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Do đó đòi hỏi GV phải không ngừng tìm tòi, học hỏi và lựa chọn các phương dạy học phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong giảng dạy có rất nhiều phương pháp mà giáo viên phải thường xuyên sử dụng như; phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp tìm tòi – nghiên cứu, phương pháp thảo luận nhóm…Trong đó phương pháp nào cũng quan trọng, nhưng theo tôi phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp không thể thiếu trong các tiết dạy vì phương pháp này phát huy tính tích cực, tự giác sáng tạo của học sinh còn nâng cao tính tự giác và tinh thần tự học của học sinh. Đồng thời tăng cường hiệu quả giảng dạy góp phần cho sự thành công trong phương pháp dạy học học tích cực. Nhưng làm thế nào để học sinh trao đổi, thảo luận nhóm có hiệu quả là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên khi dạy học có thảo luận nhóm. Vì thế tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài về một số phương pháp tổ chức và tiến hành thảo luận nhóm. II/ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY - HỌC MÔN TOÁN : Chương trình môn toán THCS gồm 2 phân môn là Hình học và Đại số. Với nội dung kiến thức vừa khó và vừa chiếm khối lượng lớn. Trong khi đó học sinh tuổi đang còn nhỏ, nhận thức của các em còn nhiều hạn chế. Đối tượng học sinh lại khác nhau, trình độ không đồng đều, nhiều học sinh có thái độ buông xuôi, lười suy nghĩ và học tập rất thụ động Đặc trưng môn toán ít đồ dùng dạy học, không có những đồ dùng mang tính trực quan để tạo hấp dẫn, hứng thú học tập cho học sinh. Qua điều tra về điểm thi học kì I năm học 2010 – 2011 của học sinh trường THCS Hàm Mỹ tôi thu được kết quả sau: Tổng số đối tượng được điều tra của học sinh khối : 1030 học sinh Trong đó đạt điểm trung bình trở lên là 614 học sinh chiếm tỉ lệ 59,9%. Số học sinh yếu – kém nhiều. Mặt khác, trong quá trình dạy học do cơ sở vật chất bàn ghế ngồi học còn chưa phù hợp cho quá trình tổ chức thảo luận nhóm . Do đó, việc tổ chức thảo luận nhóm ở chưa đồng đều ở các tiết. Hơn nửa, trong mỗi tiết việc tổ chức thảo luận nhóm còn ít và không mang lại hiệu quả cao. Đôi khi tiến hành thảo luận tốt nhưng bước cuối báo cáo kết quả, nhận xét, tổng kết chưa hiệu quả. Điều tra về tiết luyện tập môn toán ở trường THCS Hàm Mỹ tôi thu được kết quả sau: Tổng số lớp điều tra: 10 lớp - Số lớp không có tổ chức thảo luận nhóm : 2 lớp - Số lớp có tổ chức thảo luận nhóm 2 lần /tiết : 1 lớp - Số lớp có tổ chức thảo luận nhóm 1 lần /tiết : 7 lớp - Số lớp có tổ chức thảo luận nhóm 3 lần /tiết : 0 lớp III/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP: 1/ Phương pháp thảo luận nhóm là gì?. Để sử dụng thành công và mang lại hiệu quả cao của phương pháp thảo luận nhóm, trước hết mỗi giáo viên cần phải hiểu rõ phương pháp thảo luận nhóm là gì? Theo tôi phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp chia học sinh ra thành các nhóm để thảo luận một vấn đề, rồi đi đến một kết luận hay giải pháp nào đó. Vậy nhóm được chia ra như thế nào? Và hướng thảo luận ra sao? 2/ Nhóm và cách chia nhóm: a/ Nhóm: Theo quan niệm của tôi nhóm là một tập hợp từ 2 đến 9 học sinh gọi là nhóm, do vậy một nhóm có thể có 2 học sinh, 3 học sinh, 4 học sinh… 9 học sinh. Nhưng khi nào ta mới xếp 2 hoặc 3 học sinh thành một nhóm, 4 đến 6 học sinh thành một nhóm, và 7 đến 9 học sinh thành một nhóm. Đây là câu hỏi mà giáo viên nào cũng có thể trả lời được, đó là dựa và mức độ câu hỏi thảo luận. Đúng như vậy nếu câu hỏi thảo luận ở mức độ khó, cần có sự tham gia của nhiều thành viên, thì ta có thể xếp nhiều học sinh thành một nhóm, để từ đó mỗi nhóm có thể phân chia công việc hợp lí cho từng thành viên, nếu câu hỏi thảo luận ở mức độ thấp ta xếp ít học sinh thành một nhóm… Và để cụ thể hơn về cách sắp xếp số lượng học sinh phù hợp với mức độ thảo luận, theo tôi nhóm được thành lập như sau: - Nhóm từ 2 đến 3 học sinh: Nhóm này giáo viên cho học sinh thảo luận những câu hỏi mang tính trao đổi ngắn gọn về một vấn đề cụ thể ( Có hoặc không, đúng hoặc sai tại sao, chọn đáp án đúng, hoặc những nội dung trả lời ngắn gọn…) Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận nội dung sau: b/ Cách chia nhóm: Qua thời gian giảng dạy và dự giờ một số giáo viên trong tổ, tôi nhận thấy, nhiều giáo viên rất tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm, trong đó các nhóm được chia ra bằng cách; cho 1 đến 3 bạn ở bàn trước quay xuống thảo luận với 1 đến 3 bạn ở bàn sau. Theo tôi cách chia nhóm như trên tương đối hợp lí, bởi lẽ phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất của trường. Ngoài ra cũng điều kiện về cơ sở vật chất như trên chúng ta cũng phải nên căn cứ vào nội dung câu hỏi thảo luận để có phương án chia nhóm cho hợp lí, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Căn cứ vào nội dung thảo luận giáo viên có thể chia nhóm theo nhiều phương án khác nhau. Tuy nhiên, đối với bộ môn toán theo tôi chỉ cần chia theo 2 kiểu nhóm: - Nhóm từ 5  9 HS: ta thảo luận bằng bảng nhóm(bảng con). Nội dung: Bài tập thảo luận ở mức thông hiểu hay vận dụng ở cấp thấp. Hoặc từ ví dụ cụ thể thảo luận tìm hiểu một khái niệm, định lí, dấu hiệu nhận biết. - Nhóm từ 2  4 HS: Thảo luận theo phiếu học tập. Câu hỏi giành cho học sing trung bình – yếu, mục đích chính là để HS khá giúp HS yếu cùng hiểu. 3/ Các bước tiến hành thảo luận: Cũng qua các tiết dự giờ - thăm lớp, tôi thấy có nhiều giáo viên khi cho học sinh thảo luận nhóm thì thường thành lập nhóm trước sau đó mới cho câu hỏi thảo luận, và ngược lại, hoặc có giáo viên khi cho học sinh thảo luận có phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm, có giáo viên thì không hay khi học sinh thảo luận có giáo viên ngồi tại chỗ để quan sát, có giáo viên thì đi xuống quan sát và hướng dẫn từng nhóm, và khi thu hoạch kết quả thảo luận của từng nhóm thì có rất nhiều cách khác nhau, như cho học sinh đứng tại chỗ phát biểu, học sinh của nhóm khác nhận xét, học sinh ghi nội dung thảo luận vào bảng phụ, lên bảng ghi nôi dung hoặc dán nội dung có sẵn vào bảng phụ… Mỗi giáo viên có một phương pháp giảng dạy khác nhau, nhưng theo tôi để tiến hành thảo luận nhóm thì giáo viên cần phải thực hiện các bước sau: Bước 1: Giao nhiệm vụ. - Nêu mục tiêu của hoạt động nhóm. - Tóm tắt khái quát toàn bộ hoạt động. - Nêu câu hỏi, vấn đề. Bước 2: Thành lập nhóm. - Chia nhóm. - Cung cấp thông tin về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nhóm. - Dành thời gian để học sinh hỏi học sinh, kiểm tra lại các em rõ nhiệm vụ chưa. Bước 3: Làm việc theo nhóm. - Bắt đầu làm việc theo nhóm. - Theo dõi tiến độ của nhóm. - Thông báo thời gian. - Hỗ trợ các nhóm làm báo cáo. Bước 4: Các nhóm báo cáo kết qua. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. - Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc. Ở bước này các thầy cô thường gặp rắc rối: + theo tôi nếu thảo luận trên bảng nhóm thì các nhóm treo bảng phụ lên bảng chính. Gióa viên để ý và chọn ra nhóm nào có kết quả đúng nhất nhận xét trước sau đó học sinh đối chiếu nhận xét các nhóm còn lại. + Nếu thảo luận trên phiếu học tập giáo viên thu một vài nhóm lấy điểm và thông báo kết quả trên bảng phụ học sinh tự đối chiếu nhận xét kết quả. Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm. IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Qua nhiều năm dạy học áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy: Lớp học vui vẽ, hào hứng, sôi nổi. Tất cả các thành viên đều hoạt động tích cực,các em mạnh dạn bộc lộ những khả năng của mình. Quan hệ thầy trò thân tình, gần gũi, cởi mở. Học sinh giảm bớt căng thẳng, tự ti, mặc cảm, e thẹn Các em đã tự khám phá được nội dung bài học, thông hiểu nhớ lâu nhờ chính hoạt động của các em. Đặc biệt, các em biết trao đổi học hỏi lẫn nhau tạo tính đoàn kết và vươn lên trong học tập. V/ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN: - Đổi mới phương pháp dạy – học, không phải chỉ là quá trình dạy, truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin, " rót" kiến thức vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, mỗi chương. - Dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kĩ, lựa chọn những nội dung thật sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp học sinh lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. -Tác dụng lớn nhất của dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm là; học sinh sẽ trở nên những thành viên tích cực và có khả năng hợp tác trong công việc và cuộc sống. - Khi áp dụng phương pháp tích cực thì không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc đồng thời phải vận dụng một số phương pháp dạy học mới phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện dạy học cụ thể để từng bước tiến lên vững chắc và phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học của ngành giáo dục. Trong quá trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tôi đã rút ra được một số bài học để làm kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo và đặc biệt là của Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Hàm Mỹ, ngày 20 tháng 01 năm 2011 Người viết Hồ Văn Khánh NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ . lớp - Số lớp không có tổ chức thảo luận nhóm : 2 lớp - Số lớp có tổ chức thảo luận nhóm 2 lần /tiết : 1 lớp - Số lớp có tổ chức thảo luận nhóm 1 lần /tiết : 7 lớp - Số lớp có tổ chức thảo luận nhóm. Phương pháp thảo luận nhóm là gì?. 2/ Nhóm và cách chia nhóm: 3/ Các bước tiến hành thảo luận: IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC V/ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ TIẾN HÀNH THẢO LUẬN. pháp thảo luận nhóm là gì? Theo tôi phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp chia học sinh ra thành các nhóm để thảo luận một vấn đề, rồi đi đến một kết luận hay giải pháp nào đó. Vậy nhóm được

Ngày đăng: 03/08/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan