Phương pháp nuôi dạy trẻ phạt bé một mình

58 457 0
Phương pháp nuôi dạy trẻ phạt bé một mình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1-2-3 Magic, Phạt bé 1 mình- phần 1 8 tháng 6 2013 lúc 1:05 Sóc hư, vừa mới bị mẹ phạt time-out vì tội đưa tay lên miệng ngậm cho giống mấy bạn trong lớp. Mẹ nói mãi không nghe, mẹ đếm 1-2-3, xong xách Sóc vào phòng ngủ, vặn đồng hồ kitchen timer. Boong, 2 phút, hết. Sóc ra, mắt rân rấn nước, ngồi vào lòng ba. Mẹ bắt xin lỗi, rồi mẹ thơm. Nói con là mẹ nói phải nghe. Tay dơ đưa vào miệng. Thói quen xấu của bạn, mẹ nói xấu mà bắt chước. Cũng lâu rồi Sóc mới bị time-out. Tổng cộng từ lúc áp dụng lúc 18 tháng đến giờ Sóc bị time-out khoảng 5 lần. 1 lần Sóc bị time-out trong lớp vì đánh bạn, cô giáo méc. Chắc nhớ áp dụng sớm nên không đến nỗi bướng. Kể đi kể lại, mình cũng khẽ tay con những ngày đầu con hư. Bạn nhéo Sóc (khi buồn ngủ, quạu mà), sau 3 ngày không phản kháng, ngày thứ tư, bạn tới gần là Sóc lấy tay đẩy bạn ra, có khi cũng nhéo. Sau đó là đánh bạn. Mẹ khẽ tay, đau thiệt đau mà con vẫn đánh bạn. Sau đó là đánh Kiki. Nhờ mẹ Kiki nói mình mới biết. Sóc thấy mình đánh Sóc được thì Sóc nghĩ là Sóc có quyền đánh bạn. Giống như chị Huyên kể, chị Huyên khẽ tay chị Mimi khi Mimi hư, vậy là lần sau, khi chị Huyên vừa kịp nói "Mimi hư quá" thì em Kiki lại đánh chị "giùm mẹ". Do đó, tuyệt đối không đánh trẻ, dù là khẽ tay, để dạy trẻ. Và nói trước, time-out là phương pháp "ngắt, dừng, can thiệp" hành động xấu của trẻ, lái sự chú ý của trẻ qua một hướng khác mà không đánh, la, hét, kể lể. Phương pháp này của tác giả Thomas W. Phelan, được viết chủ yếu trong quyển sách "1-2-3 Magic Effective Discipline for Chlidren 2-12". Mình vớ được quyển này trong The Salvation Army, giá 75 cent. Thấy "kỷ luật hiệu quả" là mua liền, chứ bình thường toàn mượn sách trong thư viện. Nôm na là "vớ được bí kíp. Nhiều người nghe Time-out thì cũng time-out con nhưng không đúng cách, gây hiệu quả ngược. Con vẫn lờn, mẹ vẫn la hét. Lưu ý là phương pháp này không nói nhiều, chỉ đếm 1-2-3. Sau nhiều lần, trẻ chỉ cần nghe đếm 1 là lập tức ngưng ngay hành động mà bố mẹ không muốn trẻ làm. Do đó, tác giả yêu cầu cha mẹ đọc hết 14 chương mới được áp dụng. Tác giả phân biệt 2 hệ thống hành động của trẻ là "Stop behavior" và "Start Behavior". Hệ thống đầu tiên (Stop behavior) là những hành động cha mẹ không muốn con làm, được coi là xấu, hư như: không lễ phép, khóc ăn vạ, cãi, giành đồ chơi, đánh nhau, la hét, v.v Mỗi hành động này không quá tệ, nhưng khi chúng cứ cộng dồn vào thì cha mẹ dần dần chịu không nổi. Hệ thống hành động tốt (start behavior) gồm những việc như dọn dẹp phòng, làm bài tập về nhà, tập đàn (nhạc cụ), thức dậy buổi sáng, đi ngủ, ăn, đánh răng, v.v Đây là những việc cha mẹ muốn con làm một cách tự giác (không cần cha mẹ la hét, đe dọa). Lý do phải phân biệt hai hệ thống này là vì mỗi hệ thống có cách áp dụng riêng. Đối với STOP behavior, dùng cách đếm 1-2-3. Đối với START behavior, dùng 1 trong 6 cách hoặc kết hợp: Sloppy Positive Verbal Feedback (dùng lời khen), Kitchen Timers (đếm giờ), Docking System (Cắt giảm tiền cho mỗi tuần), Natural Consequences (hậu quả tữ nhiên), Charting (dùng bảng biểu), A variation of 1-2-3 (môt cách dùng khác của cách đếm 1-2-3). Người sử dụng phải xem hành động của trẻ rơi vào hệ thống nào, nếu dùng không phù hợp, vì dụ như đếm 1-2-3 phạt cho việc kêu con làm bài tập thì sẽ dẫn đến hệ quả sai. Trong bài viết này mình nói sơ về cách ứng dụng 1-2-3 trong các hành động gọi là xấu của con (vừa dịch, vừa lựa ra điểm cần thiết). Tác giả nhắc đến 2 lỗi cha mẹ hay mắc phải là NÓI QUÁ NHIỀU và CẢM XÚC QUÁ NHIỀU. Nói nhiều và khi không có kết quả, dẫn đến Hội chứng Nói- thuyết phục- Tranh luận- La hét - Và Đánh con. Còn cảm xúc quá nhiều cũng không tốt. Lý do: Trẻ nhỏ, cảm giác bất lực khi còn nhỏ: không quyền hành, ít kỹ năng, v.v những thứ này làm trẻ khó chịu. Và khi trẻ dù nhỏ có thể làm bạn "lớn" nổi giận, buồn phiền, cảm giác có được chút ít power nhiều khi làm trẻ thích thú. Có một tất yếu quan trọng là "Nếu bạn có con làm một việc bạn không thích, bạn trở nên bực mình thường xuyên thì chắc chắn là con bạn sẽ lặp lại hành động đó với bạn". KIỂM SOÁT HÀNH ĐỘNG XẤU Quy tắc 1: Dùng pp đếm 1-2-3 để giải quyết hành động xấu. Quy tắc 2: Không nói nhiều (kể cả giải thích) và không thể hiện cảm xúc. Một ví dụ khi không áp dụng quy tắc 2 (dù có quy tắc 1): "1. Làm đi con. Mẹ mệt mỏi với con lắm rồi. Mẹ không biết tại sao con không thể làm một việc nhỏ xíu cho mẹ nữa. (hét)- NHÌN MẸ KHI MẸ NÓI CHUYỆN VỚI CON!- trong khi cái gì mẹ cũng làm cho con hết". "OK, 2! Một lần nữa. Con có thích đi vào trong phòng con không hay là con cứ muốn làm mẹ phát điên lên vậy?!" (ngưng để thở) "OK, (hét to) MẸ CHỊU ĐỦ RỒI! 3! BIẾN KHỎI MẮT MẸ! MẸ KHÔNG MUỐN THẤY CON LẦN NỮA." Ví dụ trên không phải là 1-2-3 vì vi phạm quy tắc "KHÔNG NÓI" và "KHÔNG CẢM XÚC". Tác giả giải thích có một chuyện thú vị xảy ra khi bạn cứ tiếp tục như vậy. Khi bạn bắt đầu đếm 1, và sau đó ngưng nói, gánh nặng rơi về đứa trẻ. Nó có trách nhiệm về thay đổi hành vi. Nhưng nếu bạn cứ nói, một chuyện lạ xảy ra là bạn giành lấy trách nhiệm đó và toàn cảnh kỷ luật bị thay đổi. Quy luật là đứa trẻ không phải thay đổi nếu như bạn không cho chúng 3 hoặc 4 lý do tốt để chúng thay đổi. Và chẳng biết đến bao giờ thì đứa trẻ trong tình huống này sẽ hiểu ra và nói "Dạ, con hiểu rồi, trước giờ con chưa nghĩ như vậy". Những vấn đề khác xảy ra khi cha mẹ vi phạm 2 quy tắc trên. Một là trẻ không thể nghe rõ lời cảnh báo của bạn khi bạn đếm. ("1" hoặc "Lần 1") vì lời cảnh báo bị trộn lẫn giữa những lời lẽ khác (tác giả dùng chữ "verbal garbage"- lời lẽ rác rưởi). Nếu bạn có con bị hội chứng mất tập trung (Attention Deficit Disorder), tức là không thể tập trung được lần đầu tiên, thì trẻ khó mà chú ý vào lời cảnh báo của bạn . Một vấn đề khác là khi bạn la hét, rầy la, tranh luận với con, nhiều trẻ coi đó là một cuộc chiến. Có rất nhiều trẻ không hề muốn mình bị thua trong cuộc chiến bằng lời này. Những lời lẽ đầy cảm xúc làm trẻ chuyển sự tập trung của mình vào một cuộc cãi nhau "vui vẻ" với cha mẹ. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu hành động hư, chỉ đếm "1" (rồi ngậm miệng lại), "2" (rồi im lặng) và "3" (để trẻ vào phòng, ghế, góc nhà). Nhớ là lúc này, im lặng có tiếng nói to hơn lời của bạn. Để minh họa, tác giả đưa 3 ví dụ. Cảnh 1: mẹ tin vào khả năng suy nghĩ "người lớn nhỏ": lời lẽ và lý do sẽ làm trẻ thay đổi. Cảnh 2: Mẹ bắt đầu dùng phương pháp đếm nhưng trẻ chưa biết. Cảnh 3: Mẹ dùng pp đếm và trẻ đã biết pp này. Cảnh 1: Mẹ tin vào lời nói và lý do: -Mẹ cho con một viên kẹo nhé? -Không, con yêu. -Tại sao không? -Vì chúng ta sẽ ăn cơm lúc 6 giờ. - Dạ, nhưng con muốn một viên kẹo. - Mẹ vừa nói con là không được. - Mẹ chẳng cho con cái gì cả. -ý con là sao khi mẹ chẳng cho con gì? Con có quần áo mặc không? Có mái nhà trên đầu con không? mẹ sắp chon con ăn trong 2 giây nữa? - Mẹ cho em con 1 cái cách đây nửa giờ. - Nghe này, con có phải là em không? và thêm nữa, em con có ăn cơm. - Con hứa là con sẽ ăn cơm. - Đừng hứa với mẹ nữa, hứa hứa mãi, Heather! Hôm qua, 4 giờ rưỡi chiều, con ăn nửa cái bánh bơ đậu phọng và một cái bánh kẹp jelly và con không ăn gì trong bữa tối. - VẬY THÌ CON SẼ TỰ TỬ VÀ BỎ KHỎI NHÀ. - Ừ, LÀM ĐI. MẸ CHÁN CẢNH NÀY LẮM RỒI!! Nói chuyện không đúng thời điểm dẫn đến cảnh trên. Đây là lúc cảnh báo, không phải lúc giải thích. Cảnh 2: Mẹ bắt đầu dùng pp đếm 1-2-3 -Mẹ cho con một viên kẹo nhé? -Không, con yêu. -Tại sao không? -Vì chúng ta sẽ ăn cơm lúc 6 giờ. - Dạ, nhưng con muốn một viên kẹo. - 1. - Mẹ chẳng cho con cái gì cả. - 2. - VẬY THÌ CON SẼ TỰ TỬ VÀ BỎ KHỎI NHÀ. - 3. Phạt 5 phút. Trong cảnh này, mẹ làm tốt. Trẻ bị "nghỉ" 5 phút và cảnh phim kết thúc. Sẽ như thế nào khi trẻ quen dần với pp đếm và nhận ra rằng "thử và mánh khóe" không còn tác dụng? Cảnh 3: 1-2-3 sau vài ngày: Mẹ cho con một viên kẹo nhé? -Không, con yêu. -Tại sao không? -Vì chúng ta sẽ ăn cơm lúc 6 giờ. - Dạ, nhưng con muốn một viên kẹo. - 1. - (Dừng lại). Không được thì thôi (và quạu quọ rút lui khỏi nhà bếp). Mẹ làm tốt. Mẹ không cần phải đếm cho câu "Không được thì thôi" bởi vì dù sao cũng không quá tệ và trẻ đã ra khỏi phòng. Nhưng nếu trẻ hỗn, nói "mẹ ngốc xít" chẳng hạn thì đếm thẳng tới 3 và phạt trẻ. Điều gì hay ở phương pháp đếm 1-2-3? Phương pháp này làm bạn đỡ tốn hơi. Công việc đưa trẻ vào kỹ luật nhẹ nhàng hơn. Chỉ cần một lời giải thích nếu cần thiết và sau đó là đếm. Không nói thêm, không cảm xúc. Bạn bình tĩnh hơn và cảm giác tốt hơn khi trẻ ngưng hành động sau khi đếm tới 1 hoặc 2. Cũng vậy, quyền của bạn khi đếm 1-2-3 là không thương lượng. Bạn làm chủ. Làm cha mẹ nhưng không phải mọi thứ bạn đều có thể cho con. Nhiều cha mẹ làm cho việc kỷ luật con phức tạp hơn khi đưa cho trẻ 2 mục tiêu. Mục tiêu 1 là kỷ luật, cái này thì được. Nhưng mục tiêu thứ hai là làm cho trẻ thích nó. Giống như người mẹ ở cảnh 1, mẹ cứ nói và nói, giống như chờ đợi con mình sẽ trả lời "Ồ, con chưa bao giờ nghĩ đến. Cám ơn mẹ đã dành thời gian giải thích cho con" và sau đó từ bỏ cuộc khẩu chiến. Việc này không thường xảy ra. Nếu đứa trẻ lắng nghe và giảng giải có hiệu quả thì tốt. Nhưng với đứa trẻ bất đắc chí thì không được, nói quá nhiều dẫn đến cãi vã. Một lý do 1-2-3 có hiệu quả là hình thức phạt ngắn và ngọt ngào: MỘT PHÚT CHO 1 NĂM TUỔI CỦA TRẺ. Trẻ 2 tuổi, phạt 2 phút. Kết quả trước mắt là đứa trẻ sẽ không quá tức tối sau khi bị phạt. Đa số trẻ sau khi bị phạt thì quên. Và nhớ rằng, bạn không được phép nhắc đến nó trừ khi nó hoàn toàn cần thiết. Vậy thì khi nào giải thích hoặc nói nhiều hơn là cần thiết? Trong những trường hợp là trẻ không hoàn toàn không hiểu hành động đang làm, hoặc hành động trẻ đang làm là bất thường và khá nghiêm trọng, hoặc khi bạn cần thêm thông tin từ con về chuyện gì đã xảy ra. Ví dụ, con bạn 7 tuổi, vừa học nhảy trên cái trampoline ở trường. Tan học, về nhà, con cởi giày và bắt đầu nhảy trên ghế sofa ở phòng khách. Bạn đếm "1", con hỏi "Con đã làm gì sai?". Bạn giải thích, cho dù con đã cởi giày nhưng bạn e rằng con có thể té đau hoặc làm hư ghế. Vậy khi nào giải thích không cần thiết? Vài giờ sau, cũng đứa trẻ con bạn 7 tuổi, không lý do gì, đánh em gái ngay trước mặt bạn. Bạn nói "1", con la lên "CON CÓ LÀM GÌ ĐÂU?". Bạn đếm "2". Câu hỏi thừa. Phương pháp đếm dễ đủ cho bạn hướng dẫn người trông trẻ, ông bà và người khác cùng chăm trẻ. Có khi cả nhà có thể đồng lòng đếm. Khi đó, trẻ sẽ biết mọi người cùng phạt 1 cách, không có trường hợp mẹ phạt thì qua ông bà dỗ dành hoặc trẻ biết có 1 kẽ hở nào. Có thể bạn còn muốn hỏi thêm nhiều câu hỏi, vui lòng đợi mình dịch tiếp chương sau. ic, Phạt bé một mình - Phần 2 11 tháng 6 2013 lúc 21:51 Chương 6: NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (Phần này mình dịch theo tác giả, không lược bớt để đảm bảo tính rõ ràng) 1, Thời gian bao lâu giữa các lần đếm? Đủ dài để cho trẻ có thời gian điều chỉnh, hoặc khảng từ 3 đến 5 giây. Bạn không cho trẻ nửa giờ để trẻ tiếp tục cơn của mình trước khi bạn đếm 2. Bạn cũng không nên đếm "1" vào 9 giờ sáng rồi đếm "2" lúc 11 giờ và đếm "3, phạt 5 phút" lúc 3 giờ chiều. Cách nhìn của trẻ dao động trong khoảng 5 phút kế và 5 phút trước đó. Vì vậy chúng ta có luật 20 (hoặc 30) phút: nếu trẻ làm 3 việc xấu trong khoảng thời gian 20 phút, mỗi việc đều đếm vào tới 3. Nhưng nếu trẻ làm một việc gì. bạn đếm 1, rồi 20 phút hoặc hơn trôi qua và sau đó trẻ làm một việc xấu khác, bạn đếm lại 1. Rất ít trẻ trở nên mánh khóe với việc này, làm một việc xấu, chờ 20 phút trôi qua và nhận ra rằng "Bây giờ con thoát 1 chuyện!" Lưu ý: nhiều giáo viên không sử dụng luật 20 phút bởi vì với 25 em học sinh một lớp, luật này sẽ tạo cơ hội cho nhiều hành động xấu diễn ra trong thời gian ngắn. Thay vào đó, luật được dãn ra hết nguyên 1 tiết hoặc nửa ngày, tùy theo độ tuổi của trẻ. 2, Đếm 1-2-3 có làm trẻ ghét phòng mình không? Không nếu bạn thực hiện đúng. Nếu pp đếm được thực hiện đúng, nó đơn giản và hiển nhiên. Thứ làm cho trẻ ghét phòng mình là tất cả những việc như la hét, kêu tên, khinh thường, mỉa mai, hoặc đánh con nếu như bạn không dùng pp này. 3, Căn phòng có cần là môi trường vô trùng không (sterile environement)? Không. Nhiều sách nói với bạn là căn phòng dùng để time-out nên giống như một căn phòng ở trại cải tạo. Điều này không cần thiết. Đứa trẻ có thể vô phòng đọc sách, ngủ, nghe đài, chơi Lego, v.v Trẻ không nhất thiết phải ở trên giường. Tuy nhiên, để an toàn, có 3 thứ bị cấm: không điện thoại, không có bạn, không TV, Nintendo hoặc trò chơi điện tử. (Mình thêm vào là không laptop, ipad). Một số người hỏi: "À vậy thì làm sao pp đếm phạt có hiệu quả được? Con tôi nói là time- out là bình thường với nó nó không quan tâm và nó chỉ cần lên lầu và chơi thôi". Đừng để ý tới trẻ nào nói "Con không quan tâm". Lời nói đó có nghĩa là trẻ có quan tâm. Và nếu như phòng của trẻ là một nơi tốt để chơi thì đáng lẽ nãy giờ trẻ phải lên phòng. Sự thật là, sức mạnh của pp đếm 1-2-3 không đến từ bản thân hình thức phạt, nó đến từ sự ngăn chặn, can thiệp vào hành động của trẻ. Không ai, kể cả bạn, lại thích bị can thiệp. 4, Bạn có thể đếm những hành động xấu khác nhau đến 3 không? Được. Thực tế, bạn cần phải làm như vậy. bạn sẽ phát điên nếu như bạn cứ phải bắt đầu đếm cho mỗi hành động hư. Vì vậy, nếu con bạn đẩy em gái, đếm "1", ném khối gỗ qua phòng, đếm "2", và sau đó (trong vòng 20 phút), hét vào mặt bạn, "3, phạt 5 phút", và đứa trẻ biến lên phòng. Mẹ có thể đếm 1, cha đếm 2 và cha hoặc mẹ đếm 3. Thực tế, chúng tôi khuyến khích bạn cùng đếm. Thật vậy, sẽ tốt hơn nếu cha và mẹ cùng thực hiện pp này, bởi vì trẻ sẽ biết cả hai đề ủng hộ pp này và nghiêm túc thực hiện. Sự tham gia của cả hai người làm trẻ dễ dàng điều chỉnh hành vi. 5, Bạn có thể làm lơ mọi thứ không? Được, nhưng đừng ở lúc bắt đầu. Khi mới bắt đầu, khi không chắc chắn, ĐẾM! Sau một thời gian, khi bạn đã thấy con phản ứng tốt sau lần đếm 1 hoặc 2, bạn có thể thả lỏng một chút ít. Nói cách khác, sau khi quen với chương trình, trẻ có thể vẫn làm hành động xấu trước mặt bạn nhưng bây giờ trẻ có thể cảm giác được là bạn sẽ đếm. Thỉnh thoảng, nếu bạn không nói gì, trẻ vẫn tự giác điều chỉnh và ngưng hành động xấu. Phản ứng này là lý tưởng bởi vì bây giờ đứa trẻ tự tiếp thu được luật. Vậy làm sao biết khi nào thì nên đếm? Điều này không khó. Hầu như lần nào bạn cảm thấy hành động nào ngứa mắt, tức hành động đó là xấu, bạn nên đếm. Để chắc chắn, bạn có thể (hoặc cùng với chồng/ vợ bạn) lập ra một danh sách những hành động có thể bị đếm và cho trẻ biết. Một số bậc cha mẹ và giáo viên còn giúp trẻ lập ra danh sách này. 6, Nếu có người khác đến nhà thì sao? Để tiện thảo luận, chúng tôi chia những người có thể đến nhà bạn thành 3 nhóm: những trẻ khác, những cha mẹ khác (có hoặc không có trẻ con theo cùng), và cuối cùng là ông bà. Những trẻ khác: Nếu con của bạn có bạn đến nhà, cứ đếm con như thể không có ai khác ở đó. Nếu con bạn bị phạt một mình, con sẽ đi vào phòng và nhớ rằng bạn của con không được đi theo. Chỉ giải thích cho đứa trẻ còn lại là bạn đang dùng một hệ thống kỳ lạ và bạn của đứa trẻ sẽ quay trở lại chơi cùng sau 5 phút. Nếu như con bạn nói với bạn rằng, "Cha ơi, thật là xấu hổ khi cha đếm con trước mặt các bạn," thì bạn hãy nói cho con biết 1 lần, "Nếu như con không muốn bị xấu hổ, hãy cư xử đàng hoàng". Một việc khác bạn có thể làm trong tình huống này là đếm luôn bạn của con. Dù sao, đó là nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ của đứa trẻ ở đó, tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến trước khi bạn kỷ luật đứa trẻ. Một chút xíu thay đổi, đặc biệt khi bạn có con cực kỳ khó bảo là "1-2-3, 1-2-3, 1-2-3: ra khỏi nhà mà chơi". Tức là sau khi đã bị time-out 3 lần, thay vì yêu cầu con vào phòng lần nữa, cả hai đứa trẻ có thể phải ra khỏi nhà trong một thời gian nhất định (chú ý là thời tiết không khắc nghiệt) (mình nghĩ là cũng phải an toàn, vì nhà bên Mỹ thường có sân, nếu nhà VN không có sân thì chắc cho ra ban công, nhưng phải có người trông chừng kẻo xe cộ). Hoặc tốt hơn, 1-2-3, 1-2-3, 1-2-3, yêu cầu chúng qua nhà bạn của chúng mà chơi! Những người lớn khác: Nếu như bạn có người khác đến nhà, hãy làm quen với việc đếm con mình trước mặt người khác. Bạn có thể hơi ngượng ngùng lần đầu tiên nhưng làm quen với việc đếm con trong những hoàn cảnh này là một ý tưởng hay. Nếu không, con bạn sẽ "đánh hơi" được bạn dễ dàng hơn khi có những người khác xung quanh. Khi bạn đếm trước mặt một người cha/mẹ khác, một điều ngạc nhiên xảy ra. Bạn đếm "1", và con bạn ngưng ngay hành động xấu. Người khác sẽ nhìn bạn như thể muốn hỏi "Bạn đã làm gì vậy?!" Nói với các bậc cha mẹ đó về pp đếm 1-2-3 và giải thích cách thực hiện. Ông bà: Liên quan đến pp đếm 1-2-3, có 3 dạng ông bà dù là họ đến thăm bạn hay bạn đến thăm họ. Dạng đầu tiên-cũng là dạng hiếm nhất- dạng ông bà hợp tác với cha mẹ (the cooperative grandparent). Họ đếm cùng với bạn. Bạn đếm 1, bà ngoại đếm 2, và cứ thế tiếp tục. Nhưng chuyện này không xảy ra nhiều. [...]... và trẻ khi trẻ bị phạt vì thế trẻ sẽ không lừa hoặc chọc tức được bạn Tuy nhiên, một số cha mẹ đã dùng thành công ghế để phạt trẻ và nhiều báo cáo là trẻ vẫn ngồi trên ghế, không nói nhiều và không liên tục tuột xuống ghế Vậy là tốt Và không có gì phải tránh dùng phòng ngủ của trẻ cả Bạn có thể dùng các căn phòng khác để thay thế phòng ngủ nếu chúng tiện hơn, miễn là các phòng đó an toàn 8, Nếu như trẻ. .. trẻ không những làm con ngượng mà cũng còn là một dạng bắt trẻ nói dối 17, Bạn có bao giờ đánh vào đít trẻ? Có những lần “đánh đít” trẻ là phù hợp Ví dụ như, khi bạn đang “xách” trẻ lên phòng (vì trẻ không tự giác-xem thêm câu hỏi số 7), trẻ phản ứng bằng cách tấn công bạn– đá,đánh, quào, cắn Khi đó, MỘT cái đánh nhẹ vào mông (không dùng hết lực và không lặp lại) sẽ giúp con hợp tác Tuy nhiên, có một. .. bắt đầu sau 2 tiếng Đừng cứ thò đầu vào phòng mỗi 10 phút và bắt trẻ im lặng Cứ để trẻ một mình. Những đứa trẻ duy nhất chúng ta không dùng cách này là những trẻ 2 và 3 tuổi Chúng không hiểu được ý này, vì vậy cứ để chúng phạt vài phút và xem thế nào Nếu như trẻ không lắng giận, lần sau hay để cho trẻ thêm ít thời gian HỜN DỖI Hờn dỗi là một hành động yếm thế làm bạn cảm thấy tội lỗi Nếu như bạn cảm thấy... 1995 1-2-3 Magic, Phạt trẻ một mình - Phần 6 9 tháng 7 2013 lúc 4:20 CHƯƠNG 8: ANH EM GÂY NHAU, THỊNH NỘ VÀ HỜN DỖI PP đếm 1-2-3 được điều chỉnh cho 3 vấn đề mà trẻ hay thể hiện Đó là khi anh em gây nhau, trẻ giận dữ hoặc hờn dỗi ANH EM GÂY NHAU Khi bạn có nhiều hơn 1 trẻ gây sự thì bạn sẽ giải quyết vấn đề này thế nào? Có vài quy tắc mà bạn cần tuân theo như sau: 1.Đếm cả hai trẻ: Khi trẻ gây nhau, 90%... muốn gây sự, nhưng bạn đừng sa vào một cuộc tranh cãi vô ích Đếm trước, còn thảo luận khi con có thiện chí.Nếu như hai đứa trẻ ngủ chung 1 phòng và chúng gây nhau thì sao? Thật không phải là ý kiến hay khi bạn phạt cả hai vào một chỗ Phạt 1 trẻ ỏ 1 phòng và trẻ kia ở phòng khác Lần phạt kế tiếp thì đổi phòng Nếu chúng còn gây nhau trên đường đến phòng, kéo dài thời gian phạt thêm 5 hoặc 10 phút nữa CƠN... thời gian phạt Luôn nhìn đồng hồ, và khi hết thời gian thì nói với trẻ và mở khóa phòng (nếu khóa) Nếu nh7 khi bạn mở cửa, con bạn nói “Con sẽ không bao giờ ra ngoài nữa!” thì đừng sập bẫy Cứ bỏ đi thôi Một số trẻ luôn muốn một cái ôm và an ủi khi hết giờ phạt Vậy thì bạn làm gì? Ôm con! Nhưng cẩn thận với những trẻ muốn ôm Nếu 1 đứa trẻ cứ liên tục đòi bạn ôm, tốt hơn là bạn kiểm tra lại xem mình đã... nhận được là trẻ đổ lỗi cho nhau và la hét rất nhiều Bạn chỉ cần hỏi những câu đó khi có ai đó bị thương mà thôi 3 Đừng mong chờ trẻ lớn hơn thì cư xử người lớn hơn trong cuộc chiến Không có gì khác khi hai đứa trẻ gây nhau, một đứa 11 và đứa kia 4 tuổi Đừng nói với trẻ 11 tuổi rằng, “Em con còn bé lắm, chẳng lẽ con không chịu đưcọ một lần em con chọc hay sao?” Điều này chỉ tạo cơ hội cho trẻ 4 tuổi... bạn lái xe đưa trẻ đi vòng quanh thị trấn Câu hỏi là bạn sẽ làm gì khi đếm đến 3 Một gia đình không cho phép ai được nói chuyện trong vòng 15 phút khi trẻ bị đếm 3- ngay cả cha và mẹ Những gia đình khác dùng tiền phạt (trừ tiền khỏi tiền tuần), thường là ở mức 1 hoặc 2 cent cho một phút trong thời gian phạt bình thường Một cách khác rất hiệu quả là đếm 1,2,3 và dừng xe lại vào vệ đường để phạt Chuyện... đề của cơn thịnh nộ của trẻ rất đơn giản: chuyện gì xảy ra khi đã hết thời gian phạt nhưng trẻ vẫn còn rất tức tối? Câu trả lời cũng rất đơn giản: chỉ khi nào cơn thịnh nộ đi qua thì mới bắt đầu thời gian phạt Tức là nếu đứa trẻ cần 15 phút để nguôi giận thì thời gian phạt bắt đầu sau 15 phút đó Và nếu đứa trẻ cần 2 giờ để qua cơn giận (có thể là kẻ hay phá phòng), thời gian phạt bắt đầu sau 2 tiếng... Phelan Ph.D (printed in 1995 by Child Management, Inc.) 1-2-3 Magic, Phạt trẻ một mình - Phần 5 3 tháng 7 2013 lúc 2:19 Mình đã time-out con ở thư viện 1 lần, khi con đánh bạn vì giành đồ chơi Không cần phòng để time-out, chỉ cần bế con ra một góc, ghế, đứng cách xa con (nhưng trong tầm mắt) và không nói gì với con trong thời gian phạt Chỉ phạt con 1 lần duy nhất nơi công cộng -CHƯƠNG 7: LÀM GÌ NƠI CÔNG . không quá tệ và trẻ đã ra khỏi phòng. Nhưng nếu trẻ hỗn, nói "mẹ ngốc xít" chẳng hạn thì đếm thẳng tới 3 và phạt trẻ. Điều gì hay ở phương pháp đếm 1-2-3? Phương pháp này làm bạn. đó, tuyệt đối không đánh trẻ, dù là khẽ tay, để dạy trẻ. Và nói trước, time-out là phương pháp "ngắt, dừng, can thiệp" hành động xấu của trẻ, lái sự chú ý của trẻ qua một hướng khác. ngọt ngào: MỘT PHÚT CHO 1 NĂM TUỔI CỦA TRẺ. Trẻ 2 tuổi, phạt 2 phút. Kết quả trước mắt là đứa trẻ sẽ không quá tức tối sau khi bị phạt. Đa số trẻ sau khi bị phạt thì quên. Và nhớ rằng, bạn không

Ngày đăng: 01/08/2015, 17:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1-2-3 Magic, Phạt bé 1 mình- phần 1

  • ic, Phạt bé một mình - Phần 2

  • 1-2-3 Magic, Phạt trẻ một mình - phần 3

  • 1-2-3 Magic, Phạt trẻ một mình - Phần 4

  • 1-2-3 Magic, Phạt trẻ một mình - Phần 5

  • 1-2-3 Magic, Phạt trẻ một mình - Phần 6

  • 1-2-3 Magic, Phat tre mot minh - Phan 7

  • 1-2-3 Magic, Phạt trẻ 1 mình- Phần 8

  • 1-2-3 Magic, Phạt trẻ 1 mình - Phần 9

  • 1-2-3 Magic, Phat tre 1 minh-- Phan 10

  • 1-2-3 Magic, Phat tre mot minh- Phan 11

  • 1-2-3 Magic, Phan 12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan