Phương pháp sa thải phụ tải dựa vào độ nhạy điện áp và thuật toán AHP

67 772 3
Phương pháp sa thải phụ tải dựa vào độ nhạy điện áp và thuật toán AHP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM LÊ THANH PHONG PHƯƠNG PHÁP SA THẢI PHỤ TẢI DỰA VÀO ĐỘ NHẠY ĐIỆN ÁP VÀ THUẬT TOÁN AHP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Mã số ngành: 60520202 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM LÊ THANH PHONG PHƯƠNG PHÁP SA THẢI PHỤ TẢI DỰA VÀO ĐỘ NHẠY ĐIỆN ÁP VÀ THUẬT TOÁN AHP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Mã số ngành: 60520202 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS QUYỀN HUY ÁNH TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS QUYỀN HUY ÁNH (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh hội đồng 1 Chủ tịch 2 Phản biện 1 3 Phản biện 2 4 Ủy viên 5 Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày … tháng… năm 20 … NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: LÊ THANH PHONG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 01/10/1982 Nơi sinh: Bến Tre Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện MSHV: 1241830022 I- Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP SA THẢI PHỤ TẢI DỰA VÀO ĐỘ NHẠY ĐIỆN ÁP VÀ THUẬT TOÁN AHP II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:  Nghiên cứu tổng quan các phương pháp sa thải phụ tải.  Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sa thải phụ.  Xây dựng chương trình sa thải phụ tải.  Tính toán thử nghiệm trên hệ thống. III- Ngày giao nhiệm vụ: 12- 06 - 2013 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29 – 12 - 2014 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS QUYỀN HUY ÁNH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu. Hiện nay các ngành công nghiệp đang phát triển đã tạo sức ép lên ngành công nghiệp năng lượng phải cung cấp đủ công suất điện. Khả năng phát điện sẽ tăng theo tỷ lệ gia tăng số lượng của tải. Việc truyền tải công suất lớn thông qua lưới điện dẫn đến điều kiện vận hành của các đường dây truyền tải gần với giới hạn của nó. Ngoài ra, nguồn dự trữ phát điện thường rất nhỏ và thường là công suất phản kháng, nhưng cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Vì những lý do này, các hệ thống điện trở nên dễ bị nhiễu loạn và mất điện gây thiệt hại nặng nề cho các quốc gia. Ví dụ, Mất điện tại Ấn Độ tháng 7 năm 2012. Một sự cố mất điện tại miền Bắc Ấn Độ xảy ra vào ngày 30 tháng 7 năm 2012 ảnh hưởng 14 bang. Sự cố này kéo dài trong hai ngày, ngày thứ hai khiến 20 trong tổng số 28 bang trong đó có cả thủ đô New Delhi khoảng hơn 600 triệu dân chịu ảnh hưởng. Ít nhất 300 chuyến tàu lửa đã bị hoãn. Hệ thống đèn điều khiển giao thông không hoạt động khiến tình trạng ùn tắc xảy ra vào giờ cao điểm. Các nhà máy xử lý nước cũng phải ngừng hoạt động khiến người dân không có nước để sinh hoạt, 150 thợ mỏ bị kẹt dưới hầm khi đang làm việc ở công trường tại huyện Burdwan, bang Tây Bengal, vì bị cắt thang do mất điện. Chính quyền đã huy động đội cứu hộ với nguồn điện dự phòng để chạy thang máy giải cứu các thợ mỏ và 60% số công nhân đã được đưa lên mặt đất an toàn. Các công ty điện lực Ấn Độ thông báo trên trang mạng của họ rằng hệ thống điện lưới bị quá tải. “Góc tối châu Âu”, tối thứ bảy ngày 4 tháng11 năm 2006, vầng hào quang rực rỡ thường thấy của tháp Effel vụt tắt cùng với toàn bộ hệ thống chiếu sáng ở thủ đô Paris. Không phải chỉ có thành phố hoa lệ của nước Pháp bị mất điện mà còn một số vùng lân cận của 4 nước láng giềng khác thuộc châu Âu cũng chịu cảnh “tắt lửa tối đèn có nhau”. Hàng triệu người lâm vào cảnh khó chịu vì bị “cúp điện” bất ngờ. Hàng nghìn người mắc kẹt trong thang máy hay trong các toa tàu điện ngầm 2 chưa về đến ga. Nguyên nhân mất điện hoá ra là do trời đột ngột trở lạnh ở nước Đức, các máy sưởi đột ngột đồng loạt được sử dụng. Lưới điện bị mất cân đối và trên hai tuyến đường dây dẫn điện bị quá tải. Tiếp đó là aptômat của hệ thống năng lượng châu Âu tự ngắt để bảo vệ an toàn cho các thiết bị truyền tải và thế là một góc châu Âu gặp sự cố hy hữu. Ở Indonesia, sáng ngày 17 tháng 8 năm 2005, sự cố kỹ thuật tại một loạt các nhà máy điện trên đảo Java (Indonesia) đã gây cúp điện trên diện rộng tại ít nhất 2 tỉnh là Tây Java, Banten, một phần đảo du lịch Bali và thủ đô Jakarta, ảnh hưởng đến hơn 120 triệu người sinh sống tại các khu vực trên. Các hộ gia đình cùng nhiều ngành kinh doanh đã phải chuyển sang dùng máy phát điện. Tại Jakarta, điện bị mất hoàn toàn khiến giao thông trên đường phố bị tắc nghẽn nghiêm trọng trong khi các dịch vụ giao thông khác như xe lửa phải tạm ngưng và một số chuyến bay nội địa bị hủy. Cháy nổ xảy ra trên khắp thủ đô Indonesia khi người dân quay sang dùng nến để thắp sáng. Chính quyền thủ đô đã phải triển khai hàng ngàn cảnh sát để đối phó với tình hình. Tại Mỹ, số người bị ảnh hưởng lên tới 50 triệu người ở New York, Michigan, Ohio của Mỹ và Toronto, Ottawa của Canada. Đợt mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ ngày 24 tháng 8 năm 2003 đã gây thiệt hại ước tính khoảng 6 tỷ USD. Đáng chú ý, sự cố này bắt nguồn khi một đường điện cao thế tại Northern Ohio chạm phải những cây mọc quá cao. Brazil sống trong bóng tối. Sự cố mất điện hàng loạt ở hai thành phố lớn nhất Brazil là Sao Paulo và Rio de Janeiro khiến hàng chục triệu người chìm trong đêm tối. Điện bị cúp đột ngột vào khoảng 22h ngày 10 tháng11 năm 2009 (giờ địa phương). Nguyên nhân bước đầu được xác định sấm sét có thể đã đánh trúng một trong năm đường dây điện cao thế. Đài phát thanh Bandnews ước tính 50 triệu người ở chín bang, tức hơn một phần tư dân số Brazil, đã phải sống trong bóng tối. Sự cố điện tồi tệ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và thông tin liên lạc Brazil. Ở Sao Paulo và Rio de Janeiro, đèn tín hiệu giao thông bị tắt gây tắc nghẽn giao thông, các hệ thống tàu điện ngầm cũng đã bị gián đoạn khiến hàng chục 3 triệu người dân mắc kẹt dưới lòng đất, trên đường phố, trong thang máy, nhà hàng, sân bay. Gần đây nhất, tại miền Nam Việt Nam, lúc 14 giờ 15 ngày 22 tháng 5 năm 2013, đồng loạt nhiều tỉnh thành tại miền Nam bị mất điện. Ngay sau khi xảy ra sự cố đường dây 500 kV (điện siêu cao áp) tuyến Di Linh - Tân Định gây mất điện tại các tỉnh phía Nam. Đến 15 giờ 54, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa vào vận hành trở lại đường dây 500 kV Bắc - Nam. Đến 22 giờ 40, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khôi phục lại toàn bộ hệ thống điện của miền Nam. Đến đêm cùng ngày, EVN đã khôi phục lại toàn bộ phụ tải hệ thống điện miền Nam. Đến thời điểm 16 giờ 00 ngày 23 tháng 5, tổng công suất nguồn điện khu vực phía Nam chưa khôi phục được là 1,100 MW gồm: GT1 Nhà máy điện Phú Mỹ 1, toàn bộ Nhà máy điện Phú Mỹ 3. Lúc 22 giờ 40 cùng ngày, Tập đoàn điện lực Việt Nam thông báo: toàn bộ hệ thống điện miền Nam đã được khôi phục và hoạt động trở lại. Nguyên nhân của sự cố được cho là do một chiếc xe cẩu chở cây gỗ (dài 10m) vướng vào đường dây tải điện 500kV làm gây đoản mạch trên hệ thống. Sự đoản mạch này đã kích hoạt hệ thống ngắt mạch tự động để bảo vệ các tổ máy nguồn phát điện, dẫn tới hệ thống điện miền Nam mất toàn bộ (với tổng công suất khoảng 9.400 MW). EVN cho biết, khi sự cố xảy ra vào chiều ngày 22, đã có 15 nhà máy điện với 43 tổ máy phát điện phải tách ra khỏi lưới điện. Việc tái lập lại hệ thống này mất nhiều thao tác khiến tổng thời gian khôi phục lại mạng lưới kéo dài 8 tiếng. Hậu quả của vụ việc được đánh giá là rất nghiêm trọng, gây tác động không nhỏ đến đời sống của người dân, doanh nghiệp lẫn thiệt hại về phía EVN do khắc phục sự cố. Sự cố cũng khiến hàng loạt nhà máy nước tại miền Nam ngưng hoạt động sản xuất và cung cấp nước nhiều giờ liền. Thiệt hại chỉ đối với ngành điện ước tính ban đầu là 14 tỉ đồng. Tính đến ngày 25 tháng 5, có tổng cộng 8 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự cố, trong đó tại thành phố Hồ Chí Minh có 1,8 triệu hộ dân và khách hàng điện. Tại Campuchia, điện bị mất lúc 14 giờ 15 ngày 22 tháng 5 năm 2013 ở phần lớn Phnôm Pênh, đến tối, trung tâm Phnôm Pênh mới có điện trở lại. Campuchia chỉ 4 tự cung cấp được 30% lượng điện cho nước này, trong khi đó 40% nguồn điện khác của nước này được cung cấp từ Việt Nam. 1.2 Các yếu tố gây nhiễu loạn hệ thống điện. Các nhiễu loạn của các hệ thống điện, thường là các sự cố một máy phát điện, hoặc bất ngờ thay đổi tải. Những nhiễu loạn thay đổi về cường độ của nó, tại thời điểm này những nhiễu loạn có thể gây ra mất ổn định hệ thống. Ví dụ, khi một phụ tải công nghiệp lớn đột ngột được đóng, hệ thống có thể trở nên mất ổn định. Điều này dẫn đến cần thiết đễ nghiên cứu hệ thống và theo dõi nó để ngăn chặn hệ thống trở nên mất ổn định. Hai thông số quan trọng nhất để theo dõi là điện áp và tần số hệ thống. Điện áp và tần số tại tất cả các thanh góp, cả hai đều phải được duy trì trong giới hạn quy định được thiết lập. Tần số chủ yếu bị ảnh hưởng bởi công suất tác dụng, trong khi điện áp chủ yếu bị ảnh hưởng bởi công suất phản kháng. Cụ thể, tần số bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch giữa công suất phát và nhu cầu phụ tải. Sự chênh lệch này được gây ra do nhiễu loạn, nó làm giảm khả năng phát điện của hệ thống. Ví dụ, do sự cố mất một máy phát điện, khả năng phát điện giảm trong khi nhu cầu phụ tải còn lại không đổi hoặc gia tăng. Nếu có máy phát điện khác trong hệ thống không thể cung cấp đủ công suất cần thiết, thì tần số hệ thống bắt đầu giảm. Để phục hồi lại tần số trong giới hạn định mức, một chương trình sa thải tải cần được áp dụng cho hệ thống. Ngoài ra nhu cầu công suất phản kháng của phụ tải ảnh hưởng đến biên độ điện áp tại thanh góp. Khi hệ thống điện không thể đáp ứng nhu cầu công suất phản kháng của các phụ tải, điện áp trở nên mất ổn định. Trong tình huống như vậy, các bộ tụ bù được đóng vào các lưới nhằm cung cấp công suất phản kháng cho các phụ tải. Tuy nhiên, khi các bộ tụ bù này không thể khôi phục lại các cấp điện áp trong giới hạn của nó, hệ thống phải sa thải tải. Sau sự nhiễu loạn, hệ thống phải trở về trạng thái ban đầu của nó, có nghĩa phụ tải đã bị sa thải được phục hồi một cách có hệ thống mà không gây ra sự sụp đổ 5 hệ thống. Trong trường hợp sự cố lâu dài, hệ thống điện không thể đáp ứng nhu cầu công suất trong thời gian dài, việc sa thải phụ tải tối ưu cần xem xét đến các chỉ tiêu kinh tế và tầm quan trọng của phụ tải. Điều này thì quan trọng trong việc duy trì ổn định hệ thống điện, sa thải tải trở thành một đề tài quan trọng trong nghiên cứu. 1.3. Mục tiêu của Luận văn. Nghiên cứu phương pháp sa thải phụ tải hợp lý, dựa trên cơ sở xem xét tốc độ thay đổi tần số và độ nhạy điện áp tại các thanh góp tải của hệ thống trong lưới điện. đồng thời xem xét đến tầm quan trọng của tải, chi phí tải, sự thay đổi của tải theo giờ trong ngày và các điều kiện ràng buộc về sa thải phụ tải. 1.4 Cấu trúc của luận văn.  Chương 1: Giới thiệu.  Chương 2: Nghiên cứu sa thải phụ tải.  Chương 3: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.  Chương 4: Xây dựng chương trình sa thải phụ tải.  Chương 5: Tính toán thử nghiệm.  Chương 6: Kết luận và hướng phát triển. 6 Chương 2 NGHIÊN CỨU SA THẢI PHỤ TẢI 2.1 Tổng quan. Có nhiều phương pháp khác nhau để sa thải phụ tải và phục hồi hệ thống đã được phát triển bởi các nhà nghiên cứu và đã được sử dụng trong ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới. Hầu hết trong số này là dựa trên sự suy giảm tần số trong hệ thống. Bằng cách xem xét một yếu tố đó là tần số, trong các trường hợp này thường kém chính xác. Việc sa thải quá mức đã không được ưa chuộng vì nó gây ra sự bất tiện cho khách hàng. Các cải tiến về các phương pháp truyền thống này đã dẫn đến sự phát triển của kỹ thuật sa thải phụ tải dựa trên tần số cũng như tốc độ thay đổi của tần số. Điều này dẫn đến dự đoán tốt hơn của phụ tải sẽ phải sa thải, và nâng cao độ chính xác. Gần đây, việc mất điện đã mang lại sự chú ý tới các vấn đề của sự ổn định điện áp trong hệ thống. Giảm điện áp có thể là một kết quả của một sự nhiễu loạn. Đó là nguyên nhân chính, tuy nhiên, còn có thể do cung cấp không đủ công suất phản kháng. Điều này dẫn đến các nhà nghiên cứu tập trung vào kỹ thuật để duy trì sự ổn định điện áp. Mất điện của một máy phát điện gây ra mất cân bằng giữa công suất phát điện và nhu cầu phụ tải, điều này ảnh hưởng đến tần số và điện áp. Kế hoạch sa thải tải phải xem xét cả hai thông số này khi sa thải phụ tải. Bằng cách sa thải đúng số lượng tải từ những thanh góp, biên độ điện áp tại một số thanh góp chắc chắn được cải thiện. Sau khi xem xét các thông số cho sa thải tải, cần thiết phải có các thiết bị phù hợp cho việc thu thập dữ liệu hệ thống để các dữ liệu đưa vào cho chương trình sa thải được chính xác như các giá trị thực tế. Thông thường, các bộ phận đo lường pha được sử dụng để đo dữ liệu thời gian thực. Sa thải tải được dựa trên một chuẩn ưu tiên, có nghĩa sa thải những phụ tải quan trọng là ít nhất, các tải công nghiệp đắt tiền vẫn còn được duy trì. Vì vậy, [...]... chương trình sử dụng sa thải phụ tải là áp dụng hai phương pháp đó là: sa thải tải dưới tần số và sa thải tải dưới điện áp 2.3 Tóm lược một số bài báo nghiên cứu dựa trên sa thải tải dưới tần số Sa thải phụ tải dưới tần số chủ yếu cài đặt các rơle để phát hiện những thay đổi tần số trong hệ thống điện Khi tần số giảm xuống dưới một giá trị nhất định một số lượng nhất định của phụ tải điện sẽ cắt giảm,... toán sa thải phụ tải thông minh ILS để cập nhật các kiểu sa thải phụ tải Vì vậy, nó đảm bảo rằng sa thải tải luôn luôn là nhỏ nhất và tối ưu khi một nhiễu loạn xuất hiện Các kiểu sa thải phụ tải được truyền xuống các bộ điều khiển phân phối đã được định vị kết nối tới mỗi phụ tải có thể sa thải Khi một nhiễu loạn xảy ra, hành động sa thải phụ tải nhanh có thể được thực hiện 3.4 Tối ưu hóa sa thải phụ. .. nhu cầu tải không được thỏa mãn, sa thải phụ tải thực hiện tại vị trí phụ tải thứ j ở thời gian i Có nhiều loại phụ tải khác nhau trong một hệ thống điện, như là phụ tải có tính quyết định, phụ tải quan trọng và phụ tải không quan trọng,…, và wij có thể đại diện cho tầm quan trọng của các loại phụ tải khác nhau Phụ tải vị trí quan trọng hơn (ví dụ như phụ tải quan trọng nhất) thì wij của phụ tải sẽ... khiển điện áp hệ thống và công suất phản kháng máy phát Mạch thứ hai là mạch động lực sơ cấp (bộ điều tốc), mạch sẽ khiển công suất tác dụng của máy phát và tần số hệ thống 3.2 Sa thải phụ tải truyền thống Sa thải phụ tải bằng rơle tần số là phương pháp chung nhất cho việc điều khiển tần số của lưới điện và duy trì tính ổn định của lưới trong các điều kiện cần thiết Trong các phương pháp sa thải phụ tải. .. hệ thống và lưới điện kể cả trước và sau nhiễu loạn  Khả năng phát điện trước và sau nhiễu loạn  Động học của máy phát điện tại chỗ  Tải thực tế và các tình trạng được cập nhật của mỗi phụ tải có thể sa thải  Đặc điểm động học các phụ tải của hệ thống Đặc điểm này bao gồm các máy điện quay, các tải trở kháng không đổi, các tải dòng điện không đổi, các 28 tải năng lượng không đổi, các tải phụ thuộc... điện áp và lỗi gây ra điện áp thấp Sự sụp đổ điện áp là một hiện tượng cân bằng, do kết quả trong một sự giảm điện áp trên tất cả ba pha, điện áp thứ tự thuận là bằng với điện áp ba pha Trong trường hợp của một tình trạng sự cố, điện áp thứ tự nghịch được sử dụng cho rơle ngăn chặn Căn cứ vào sự cố mất điện năm 2004, và hệ thống đánh giá điện áp cho sự bất ổn định điện áp vận hành hệ thống truyền tải. .. các mô hình tải khác nhau tùy thuộc vào tần số và điện áp của tải Chương trình sa thải tải dựa trên thuật toán di truyền, gọi là Iterative Deepening Genetic Algorithm (IDGA), sa thải tải phù hợp tại mỗi phạm vi lấy mẫu và giảm thiểu tổng các thiệt hại của hệ thống do không cần thiết sa thải tải Một chương trình sa thải tải thông minh được giới thiệu bởi Shokooh và những cộng sự Chương trình này đã... định và sự sụp đổ có thể rất nhanh Những điều kiện điện áp thấp này có thể được sửa chữa bằng cách sa thải số lượng thích hợp của tải từ các thanh góp với sự giúp đỡ của chương trình sa thải tải dưới điện áp hiệu quả Lopes và các cộng sự đề suất một phương pháp mà thực hiện sa thải tải trong trường hợp hai điều kiện Thứ nhất là nơi sa thải tải phải xảy ra do một vị trí nhiễu loạn điều kiện điện áp thấp,... thống Hệ thống sa thải phụ tải hiện đại sử dụng thu thập dữ liệu rộng lớn, cập nhật liên tục mô hình hệ thống thời gian thực bằng máy tính Giải pháp tối ưu này cho sự duy trì hệ thống bằng cách sa thải chỉ với lượng phụ tải cần thiết và được gọi là sa thải phụ tải thông minh (ILS) Đó là phương pháp kích hoạt những rơle dưới tần số dựa trên một chương trình sa thải tải thông minh thay đổi động Các thành... Theo phương trình (3.1), các thông số và yếu tố chính điều khiển trạng thái của tần số và sự quá tải là lượng quá tải và các thông số H và D Ảnh hưởng của 2 thông số này sẽ được tính toán kỹ trong bất kỳ sự kết hợp sa thải phụ tải nào Hệ thống cản dịu phụ tải (D) là một thông số thực biểu diễn mối quan hệ giữa tải và tần số Nó không bị bỏ qua trong kế hoạch kết hợp sa thải phụ tải Trong kế hoạch sa thải . Kỹ Thuật Điện MSHV: 1241830022 I- Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP SA THẢI PHỤ TẢI DỰA VÀO ĐỘ NHẠY ĐIỆN ÁP VÀ THUẬT TOÁN AHP II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:  Nghiên cứu tổng quan các phương pháp sa thải. dụng sa thải phụ tải là áp dụng hai phương pháp đó là: sa thải tải dưới tần số và sa thải tải dưới điện áp. 2.3 Tóm lược một số bài báo nghiên cứu dựa trên sa thải tải dưới tần số. Sa thải phụ. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM LÊ THANH PHONG PHƯƠNG PHÁP SA THẢI PHỤ TẢI DỰA VÀO ĐỘ NHẠY ĐIỆN ÁP VÀ THUẬT TOÁN AHP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ Thuật

Ngày đăng: 31/07/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan