THPT CHÂU THÀNH 1 ĐỒNG THÁP ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 10 MÔN VĂN

2 1.4K 7
THPT CHÂU THÀNH 1 ĐỒNG THÁP ĐỀ THI HỌC KÌ 2  LỚP 10 MÔN VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014-2015 Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 10 Ngày thi: 11/5/2015 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Gà eo óc gáy sương năm trống, Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Hương gượng đốt hồn đà mê mải, Gương gượng soi lệ lại châu chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng. (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn) Câu I. (1,0 điểm) Những thông tin sau đây về đoạn thơ là ĐÚNG hay SAI? (Ví dụ: 1-ĐÚNG; 2-SAI; …) Thông tin Trả lời 1. Đoạn thơ làm theo thể lục bát. ĐÚNG / SAI 2. “Năm trống” trong dòng thơ “Gà eo óc gáy sương năm trống” miêu tả về âm thanh của tiếng trống đêm khuya. ĐÚNG / SAI 3. Nguyên tác của đoạn thơ được viết bằng chữ Hán. ĐÚNG / SAI 4. Bốn dòng thơ đầu có ba từ láy được sử dụng. ĐÚNG / SAI Câu II. (1,5 điểm) Hương gượng đốt hồn đà mê mải, Gương gượng soi lệ lại châu chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng. a. Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ nào? b. Phân tích hiệu quả diễn đạt của phép tu từ đó. Câu III. (0,5 điểm) Các từ “đằng đẵng”, “dằng dặc” có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa tâm trạng người chinh phụ? II. PHẦN RIÊNG - Tự chọn (7,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (7,0 điểm) Vẻ đẹp hình tượng Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (7,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Từ Hải trong đoạn thơ sau: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!”. Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. (Chí khí anh hùng – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). HẾT. . TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2 014 -2 015 Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 10 Ngày thi: 11 /5 /2 015 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I thông tin sau đây về đoạn thơ là ĐÚNG hay SAI? (Ví dụ: 1- ĐÚNG; 2- SAI; …) Thông tin Trả lời 1. Đoạn thơ làm theo thể lục bát. ĐÚNG / SAI 2. “Năm trống” trong dòng thơ “Gà eo óc gáy sương năm trống” miêu. gượng soi lệ lại châu chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng. (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn) Câu I. (1, 0 điểm) Những

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan