Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP

101 500 1
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của tổng công ty khí Việt Nam - CTCP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC LI CAM N iv LI CÁM N v  vi ABSTRACT viii  x  xi  xii PHẦN MỞ ĐẦU 1    5 1.1  5 1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp 5 1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 6 1.1.3 Các loại hình tổ chức tài chính doanh nghiệp 7 1.1.4 Môi trường kinh doanh của tài chính doanh nghiệp 8 1.1.5 Các quyết định tài chính của doanh nghiệp 9 1.2  10 1.2.1 Khái niệm cơ chế 10 1.2.2 Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp 12 1.2.3 Quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 13 1.2.3.1 Sử dụng vốn và quỹ của nhà nước do công ty nhà nước quản lý 14 1.2.3.2 Huy động vốn 15 1.2.3.3 Quản lý nợ phải trả 15 1.2.3.4 Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước 16 1.2.4 Quản lý và sử dụng tài sản 18 1.2.5 Quản lý doanh thu 19 1.2.6 Quản lý chi phí và giá thành 22 ii 1.2.6.1 Chi phí hoạt động kinh doanh 22 1.2.6.2 Chi phí hoạt động tài chính 25 1.2.6.3 Chi phí khác 25 1.2.7 Phân phối lợi nhuận 26   - CTCP 29 2.1 - CTCP 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PVGAS 29 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của PVGAS 30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của PVGAS 31 2.1.4 Nguồn nhân lực của PVGAS 33 2.2  35 2.2.1 Tình hình kinh doanh của PVGAS giai đoạn 2002 - 2012 35 2.2.2 Về quản lý và sử dụng vốn 41 2.2.3 Về quản lý và sử dụng tài sản 44 2.2.4 Về quản lý doanh thu 45 2.2.5 Về quản lý chi phí 49 2.2.6 Về phân phối lợi nhuận 51 2.2.7 Về phân cấp tài chính 54 2.3  57   - CTCP 60 3.1 - CTCP 60 3.2  69 3.3  72 3.3.1 Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn 72 3.3.1.1 Xây dựng mô hình tài chính phù hợp 72 3.3.1.2 Đầu tư phát triển vốn, đa dạng hoá nguồn vốn 74 3.3.1.3 Quản lý hiệu quả đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác 79 iii 3.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng tài sản 80 3.3.2.1 Phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư 80 3.3.2.2 Phân cấp trong công tác đấu thầu, mua sắm tài sản 82 3.3.2.3 Phân cấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh 83 3.3.3 Tập trung tăng cường, phát triển doanh thu 84 3.3.3.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 84 3.3.3.2 Tăng cường hoạt động marketing và phát triển thương hiệu 84 3.3.3.3 Tăng cường phát triển các công ty con hoạt động có hiệu quả 85 3.3.3.4 Tăng cường nhập khẩu 85 3.3.3.5 Tăng giá bán sản phẩm theo đúng lộ trình chính phủ phê duyệt 85 3.3.4 Chú trọng quản lý chi phí và giá thành 86 3.3.4.1 Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý, chính xác 86 3.3.4.2 Quản lý hiệu quả dòng tiền 87 3.3.4.3 Tăng cường hệ thống kiểm soát thực sự có hiệu quả 88 3.3.5 Hoàn thiện cơ chế phân phối lợi nhuận 89 3.3.5.1 Hoàn thiện cơ chế phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ 89 3.3.5.2 Hoàn thiện cơ chế lương, thưởng 89 KIẾN NGHỊ 91 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. . Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty cổ phần (Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP), tiền thân là Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm Khí, một doanh nghiệp Nhà nước thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 252/CNNg-TC ngày 20 tháng 9 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp năng lượng, với chức năng nhiệm vụ chính là vận chuyển, tàng trữ, chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí. Với mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh hoàn chỉnh, đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối và thực sự trở thành một tổ hợp lớn bao gồm thăm dò, khai thác, tàng trữ, phân phối, xuất nhập khẩu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, ngày 29/08/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 198/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, trong đó Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm Khí được tổ chức lại thành Tổng công ty Khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Đứng trước bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước, nhiệm vụ và kỳ vọng đặt ra cho ngành Dầu khí Việt Nam nói chung, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP nói riêng là rất lớn, điều đó đòi hỏi nhanh chóng xây dựng và phát triển Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP thành một trong những Tổng công ty mạnh của Tập đoàn. Để làm được việc đó đặt ra hàng loạt vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện, cần có sự cải biến mạnh mẽ về cơ chế và thể chế cho hoạt động của Tổng Công ty, mà cơ chế quản lý tài chính là cốt lõi của vấn đề. Do vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. 2 Là một cán bộ hiện đang làm việc tại Phòng Tài chính - Kế toán ở một công ty thành viên của Tổng Công ty Khí, tác giả có những trăn trở băn khoăn về những bước đi của Tổng công ty theo hướng Công ty mẹ - Công ty con. 2. Ý  Trong những năm qua, các Tổng Công ty lớn (Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91) trong cả nước đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước nói riêng, và trong nền kinh tế nhiều thành phần nói chung. Các cơ chế chính sách dần dần được hoàn thiện, mô hình hoạt động rõ nét hơn, đã xuất hiện một số hình mẫu sơ khai kiểu công ty “Mẹ - Con” trong lòng các Tổng Công ty. Nhiều Tổng công ty thực hiện tốt việc đấu thầu các công trình quy mô lớn, phức tạp cả trong nước và quốc tế; bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên gặp khó khăn theo cơ chế tín dụng nội bộ vv. Tuy nhiên, một thực trạng có thể nhận thấy rằng hiện nay các Tổng công ty có sức cạnh tranh quốc tế chưa cao, quy mô và tiềm lực còn quá nhỏ bé. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các Tổng công ty không có đủ vốn thích hợp để phát triển, đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều Tổng công ty cũng bộc lộ những yếu kém và tồn tại về tổ chức, phân cấp hoạt động, cơ chế và quan hệ tài chính làm chậm quá trình tích tụ vốn, giảm tốc độ tăng trưởng và sức cạnh tranh, đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Tổng Công ty Khí là một trong những doanh nghiệp trong bối cảnh chung đó. Trở thành đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tự thu xếp vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tự hoàn trả vốn vay là một cơ hội mới đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với Tổng Công ty Khí, đòi hỏi phải có sự biến đổi cơ bản về chất trong việc xác lập các quan hệ tài chính, và vì thế cần phải tìm kiếm những giải pháp, bước đi thích hợp để hoàn thiện cơ chế tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngành trong từng giai đoạn phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng 3 hoá quan hệ đối ngoại, dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài.”[9, 84] Việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng Công ty Khí có đóng góp rất to lớn trong việc tổng kết thực tiễn mô hình tổng công ty mạnh ở nước ta hiện nay. Phát triển theo định hướng tập đoàn kinh doanh là những vấn đề đang được xã hội quan tâm, nhất là đối với các tổng công ty mạnh. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong giai đoạn mới - giai đoạn phát triển tăng tốc của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP ở đầu thế kỷ XXI, với nhiệm vụ hoàn chỉnh mô hình Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là mục đích của đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP” 3.  c tài. Trên cơ sở các vấn đề lý thuyết về Tổng công ty và cơ chế tài chính của Tổng công ty, thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, đề xuất các giải pháp xây dựng cơ chế quản lý tài chính, khắc phục những nhược điểm hiện nay nhằm phát triển Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP thành Tổng công ty mạnh là mục đích nghiên cứu của đề tài: “Hoàn thiện Cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP”. 4.  Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP; Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 và 9 tháng đầu năm 2012. 5.   Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo để áp dụng các vấn đề lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp vào thực tế công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP. 4 Dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây và báo cáo chuyên ngành, cũng như của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP. Các dữ liệu được phân tích qua phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa. 6. . Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm có 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP. 5    1.1 Khái quát   1.1.1  Tài chính là một công cụ phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Thông qua quá trình huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính tạo ra trong xã hội, tài chính góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xử lý hàng loạt các vấn đề tài chính như: huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn, vay nợ và trả nợ, phân phối doanh thu và lợi nhuận, hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và phúc lợi tập thể, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với khách hàng và các đối tượng quan hệ khác. Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của kinh tế hàng hoá tiền tệ. Tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển nền kinh tế hàng hoá. Bản chất tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho nhà nước. [1,7] Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước khi nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoặc cho vay, doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước 6 Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường phát sinh thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng góp vốn cổ phần hay hợp tác kinh doanh; giữa doanh nghiệp với khách hàng trong thanh toán mua bán vật tư hàng hóa, dịch vụ ; giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng phát sinh trong quá trình cho vay vốn và hoàn trả vốn, lãi cho ngân hàng Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với các phòng ban trong việc tạm ứng, thanh toán; quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, thưởng, Những quan hệ kinh tế trên một mặt phản ảnh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ảnh rõ nét mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính quốc gia. 1.1.2  Tài chính doanh nghiệp có vai trò đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh và phải tổ chức sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và là công cụ kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ng:  Tạo vốn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp phải tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng vốn đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.  Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được từ thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí 7 bỏ ra trong quá trình sản xuất như mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động, hao mòn máy móc thiết bị, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Phần còn lại doanh nghiệp sử dụng hình thành các quỹ, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần. Qúa trình phân phối này luôn gắn liền với những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu của doanh nghiệp.  Chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể qua tỷ trọng, cơ cấu nguồn huy động, việc sử dụng nguồn vốn huy động, việc tính toán các yếu tố chi phí vào giá thành, thanh toán công nợ với khách hàng, ngân sách, với người lao động và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp cho chủ thể quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, những sơ hở trong công tác điều hành quản lý kinh doanh để có quyết định ngăn chặn kịp thời các khả năng tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. [1,9] 1.1.3  Trong nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần kinh tế có nhiều chủ thể sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy cần phải xác định phạm vi và mục tiêu quản lý Tài chính phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và cơ cấu tổ chức từng loại hình doanh nghiệp để từ đó người quản lý có thể xây dựng các quan hệ tài chính, các phương pháp tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính, quỹ tiền tệ, phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo mối quan hệ xuất vốn với quan hệ trách nhiệm điều hành doanh nghiệp có thể có các hình thái doanh nghiệp sau đây: Doanh nghiệp công là hình thái doanh nghiệp mà người xuất vốn là Nhà nước và các chính quyền địa phương. Việc tồn tại doanh nghiệp công là cần thiết vì [...]... là cơ sở lý luận phục vụ cho việc đánh giá cơ chế quản lý tài chính của PVGAS trong Chương 2 dưới đây 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM - CTCP 2.1 Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PVGAS - Tên gọi đầy đủ tiếng Việt: Tổng Công ty khí Việt Nam - Công ty cổ phần thường viết là Tổng Công ty khí. .. đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ban hành Quyết định số 2232/QĐ-DKVN về việc thành lập Tổng Công ty Khí - Ngày 05/01/2009, Thủ tướng chính phủ tại công văn số 18/TTg-ĐMDN đồng ý cổ phần hóa Tổng công ty Khí Việt Nam Sau đó ngày 20/4/2009, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt nam có quyết định cổ phần hóa Tổng công ty Khí Việt Nam - Ngày 18/8/2010, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt. .. tế 1.2.2 Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống các quy định về quản lý tài chính được thiết kế để thực hiện trong các hoạt động kinh tế, được áp dụng và chế tài đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế cũng như trong mỗi doanh nghiệp Cơ chế quản lý tài chính không chỉ là các qui định, chế độ tài chính, phân cấp quản lý tài chính mà... 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính của Bộ Tài chính Hướng dẫn một số điều tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, quản lý và sử dụng vốn tại công ty gồm các nội dung:  Sử dụng vốn và quỹ của công ty  Huy động vốn  Quản lý nợ phải trả  Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty 1.2.3.1 Sử dụng vốn và quỹ của nhà nước do công ty nhà... Vũng tàu CTy V/C Khí ĐNB Công Ty Khí Cà Mau Công ty Dịch vụ Khí CTy tư vấn QLDA Khí CTy KD Sản phẩm khí CT Đường ống khí NCS CTĐH ĐỐ Khí Lô B ÔMôn BQLDA GPP Càmau BQLDA khí Đ .Nam Bộ Đơn vị thành viên CTCP KD LPG Miền Nam CTCP KD LPG Miền Bắc CTCP Đầu tư Xây lắp Khí CTCP Đầu tư PT Gas Đô thị CTCP P.Phối Khí Thấp Áp CTCP Văn hóa Thể thao DK CTCP Sản xuất ống thép DKVN CTCP Bình Dầu Khí Việt Nam Hình 2.1... nam phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Khí Việt Nam - Ngày 16/5/2011, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP chính thức trở thành công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 3500102710 đăng ký lần đầu ngày 13/7/2007, đăng ký thay đổi lần 7 ngày 16/5/2011 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của PVGAS Tổng Công ty Khí Việt Nam. .. ty khí Việt Nam - CTCP Gọi tắt là Tổng Công ty khí - Tên viết tắt tiếng Việt: KVN - Tên tiếng Anh: PETROVIETNAM GAS CORPORATION - Tên viết tắt tiếng Anh: PVGAS - Vốn điều lệ: 18.950.000.000.000 đồng; tương ứng 1.895.000.000 cổ phiếu - Website: www.pvgas.com.vn - Trụ sở chính: Tòa nhà PVGAS TOWER, 673 Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP được... cứ để xây dựng các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp [2,29] 1.2 Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm cơ chế Từ cơ chế được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý Từ cơ chế là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây Từ điển Le Petit... và 03 thành viên - Ban Tổng giám đốc công ty: gồm Tổng giám đốc công ty và 8 Phó Tổng viên giám đốc điều hành, hỗ trợ Tổng giám đốc trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng, kỹ thuật sản xuất, đầu tư tài chính - Khối điều hành công ty: gồm 13 Ban và Văn phòng là công ty mẹ quản lý 07 công ty trực thuộc, 03 công ty con do PVGAS nắm giữ quyền kiểm soát hoặc chi phối và 11 công ty liên doanh liên... Công ty Khí Việt Nam - CTCP là một đơn vị duy nhất thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc Chức năng nhiệm vụ chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP: - Thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến khí; Tổ chức phân phối, kinh doanh các sản phẩm khí khô, khí LNG, kinh doanh . thuyết về Tổng công ty và cơ chế tài chính của Tổng công ty, thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP, đề xuất các giải pháp xây dựng cơ chế quản lý tài chính, . nhằm phát triển Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP thành Tổng công ty mạnh là mục đích nghiên cứu của đề tài: Hoàn thiện Cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP . 4. . Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP; Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý tài chính của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP giai đoạn từ năm 2001

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan