Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

96 1.3K 14
Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………… i LỜI CẢM ƠN………………… ………………………………………………… ii TÓM TẮT…………………… ………………………………………………… iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………… x DANH MỤC BẢNG.…………………………………………………………… xii DANH MỤC HÌNH.…………………………… ……………………………… xiii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4 1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài 4 1.5. Đối tượng nghiên cứu 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 7 2.1. Khái quát về công nghệ chế biến thủy sản. 7 2.1.1. Hiện trạng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở VIỆT NAM 7 2.1.2. Công nghệ chế biến thủy hải sản 15 2.2. Nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam 18 2.2.1. Đặc điểm của nước thải 18 2.2.2. Tình hình ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản ở Việt Nam 21 2.3. Vấn đề quản lý nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại những quốc gia khác 22 2.4. Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam 29 viii CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC NHÀ MÁY KHẢO SÁT 31 3.1. Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang: 31 3.2. Tình hình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát: 33 3.2.1. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Hùng Vương: 33 3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Đại Thành: 49 3.2.3. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty cổ phần Vinh Quang: 63 3.3. Kết quả nghiên cứu và hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý tại các nhà máy khảo sát: 77 3.3.1. Kết quả các chỉ tiêu chất lượng nước thải sau xử lý tại ba nhà máy khảo sát:…………… 77 3.3.2. Hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý của các nhà máy khảo sát: . 78 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN 84 4.1. Giải pháp về quản lý: 84 4.2. Biện pháp kinh tế: 85 4.3. Biện pháp chế tài pháp luật: 86 4.4. Biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức: 86 4.5. Biện pháp cải tạo, quy hoạch lại cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường: 87 4.6. Biện pháp giám sát môi trường: 87 4.7. Biện pháp SXSH: 88 4.8. Biện pháp kỹ thuật: 89 4.9. Biện pháp khuyến khích: 89 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 5.1. Kết luận: 90 ix 5.2. Kiến nghị: 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường và các vấn đề về môi trường là đề tài được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm bởi vì môi trường và con người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Môi trường ảnh hưởng và chi phối một cách trực tiếp đến đời sống con người và ngược lại con người cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường lại càng được quan tâm sâu sắc bởi những ảnh hưởng của nó đến đời sống con người đang chuyển biến theo chiều hướng xấu đi mà một trong những nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người. Ở nước ta, trong giai đoạn công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đang ở mức báo động. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp có công nghệ sản xuất, trang thiết bị lạc hậu, không đồng đều dẫn đến sự lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu, đồng thời thải ra nhiều phế liệu gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Thêm vào đó là sự phân bố các khu vực sản xuất không hợp lý, nhà máy, xí nghiệp nằm xen lẫn với khu dân cư, bệnh viện, trường học, gây khó khăn cho việc quản lý, giám sát và xử lý các chất thải. Hiện nay việc giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra là nhiệm vụ cấp bách. Trong đó giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải là rất quan trọng, cần phải được nghiên cứu đầu tư một cách nghiêm túc để đưa ra các biện pháp xử lý nước thải phù hợp với điều kiện kinh tế và có hiệu quả cao. Một trong những ngành công nghiệp cần sự quan tâm, đầu tư để xử lý nước thải đó là công nghiệp chế biến thuỷ sản. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động (khoảng 3,4 triệu người) của cả nước. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò, Trong vòng 20 năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng 2 ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009). Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2008 đến 2011được trình bày trong Hình 1.1. Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường có sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất., trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp. Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng đến môi trường có thể kể đến như sau:  Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.  Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá, 4.5 5 4.4 5.2 4 4.2 4.4 4.6 4.8 5 5.2 5.4 Năm 2008 Năm 2010 tháng 9/2011 Năm 2011 Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (tỷ USD) 3  Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt. Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp.[1] 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nông dân nuôi trồng thủy hải sản nói riêng. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại như giảm đói nghèo, tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó cũng để lại những hậu quả thật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta. Hậu quả là các con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Nhìn chung, nước thải chế biến thủy sản thường có các thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải cho phép nhiều lần. Trong khi đó, lưu lượng nước thải tính trên một đơn vị sản phẩm cũng khá lớn, thường từ 30 - 80 m 3 nước thải cho một tấn thành phẩm.[2].Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước thải này thải ra. Đứng trước những đòi hỏi về một môi trường sống trong lành của người dân, cũng như qui định về việc sản xuất đối với các doanh nghiệp khi nước ta gia nhập WTO đòi hỏi mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh phải cần có một hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho bất cứ cơ sở sản xuất hay nhà máy nào đều cũng không đơn giản, đòi hỏi kinh phí thực hiện cũng như diện tích đất xây dựng khá lớn. Điều này chính là rào cản cho việc đầu tư xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản và làm cho vấn đề về môi trường thêm trầm trọng.Vì vậy việc áp dụng, lựa chọn các phương pháp hợp lý để xử lý nguồn nước thải là hết sức quan trọng.Vì vậy mục đích của đề tàinày là “Nghiên cứu quy 4 trìnhxử lý nước thải chế biến thủy sản tại một số công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, từ đó so sánh và đề xuất giải pháp để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả hơn. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài  Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản trên cơ sở hiện trạng sản xuất và chế biến thủy sản tại một số công ty đại diện.  Đề xuất các giải pháp quản lý và giám sát hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường trong ngành chế biến thủy sản đảm bảo an toàn cho cư dân sống xung quanh nhà máy. 1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài Để đạt được các mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau: Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản tại tỉnh Tiền Giang. Nội dung 2: Đánh giá thành phần nước thải và các giải pháp quản lý và xử lý nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản. Nội dung 3: Đánh giá các quy trình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp về quản lý môi trường nhằm giảm thiểu lượng nước thải cũng như mức độ ô nhiễm cho các nhà máy và môi trường xung quanh. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh tập trung nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu lớn, hơn nữa giao thông thuận tiện. Do đó đối tượng nghiên cứu tôi chọn các nhà máy chế biến thủy sản hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trong đó, các đối tượng điển hình được chọn bao gồm ba công ty: i) Công ty Cổ phần Hùng Vương Địa chỉ: Lô 44, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang. ii) Công ty TNHH Đại Thành Địa chỉ: Ấp Đông Hòa, Song Thuận, Châu Thành, Tiền Giang. iii) Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang 5 Địa chỉ: Lô 37-40, KCN Mỹ Tho, Tiền Giang. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản tại tỉnh Tiền Giang.  Phương pháp thu thập thông tin  Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thủy sản và hiện trạng nước thải của ngành chế biến thủy sản.  Thu thập thông tin về các nhà máy chế biến thủy sản như công nghệ sản xuất, năng suất, nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, lượng nước sử dụng, lượng nước thải đầu ra, hiện trạng ô nhiễm do nước thải và tình hình quản lý và xử lý nước thải.  Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản hiện nay cũng như quá trình áp dụng các giải pháp xử lý nước thải vào sản xuất và về định chuẩn cho ngành chế biến thủy sản ở các nước trên thế giới.  Phương pháp điều tra thực địa  Tham quan các nhà máy, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu, và xem xét hoạt động, tìm hiểu quy trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất tại các nhà máy…  Phỏng vấn trực tiếp cán bộ kỹ thuật giám sát hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát. Nội dung 2: Đánh giá thành phần nước thải và các giải pháp quản lý và xử lý nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản.  Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu  Lấy mẫu nước thải tại các nhà máy để phân tích và kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng.  Các chỉ tiêu phân tích: pH, SS, COD, BOD 5 , Coliforms, tổng N, tổng P, dầu mỡ động vật, Chlorine dư, Amoni, …  Phương pháp so sánh 6  Đối chiếu các kết quả phân tích mẫu nước với Quy chuẩn Việt Nam về nước thải (QCVN 11/2008/BTNMT). Nội dung 3: Đánh giá các quy trình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:  Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tình hình sử dụng nước và lượng nước thải ra cùng các chỉ tiêu ô nhiễm. Quá trình này cho phép thống kê được các số liệu từ các nhà máy khảo sát.  So sánh công nghệ, nguyên liệu đầu vào và thành phần, mức độ ô nhiễm của nước thải đầu ra, các giải pháp xử lý ô nhiễm nước thải của các nhà chế biến thủy sản ở Tiền Giang với một số khu vực khác. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp về quản lý môi trường nhằm giảm thiểu lượng nước thải cũng như mức độ ô nhiễm cho các nhà máy và môi trường xung quanh. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các kỹ thuật viên về các vấn đề liên quan đến quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về công nghệ chế biến thủy sản. 2.1.1. Hiện trạng của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở VIỆT NAM Việt Nam có hơn 3000km bờ biển, thềm lục địa kéo dài cùng với hàng ngàn đảo lớn nhỏ. Biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều sông lớn cùng nhiều con sông nhỏ đổ ra biển Đông dồi dào phù sa kết hợp hai dòng hải lưu nóng ấm hình thành biển Việt Nam dồi dào phong phú nguồn lợi thuỷ hải sản, sản lượng đánh bắt mỗi năm có thể lên tới hàng triệu tấn thuỷ hải sản. Bên cạnh đó các đầm phá, rừng ngập mặn ven biển có diện tích gần một triệu hecta, mỗi năm có thể cung cấp gần 3.000.000 tấn tôm nuôi và 40.000.000 tấn thuỷ sản có giá trị thương mại. Dựa trên những đặc điểm địa lý như trên, điều này tạo điều kiện thuận lợi công nghiệp chế biến thủy sản trở thành 1 trong những ngành kinh tế chính của Việt Nam. Các sản phẩm thủy sản là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, thu về nguồn ngoại tệ lớn thứ 3 sau dầu mỏ và gạo. Nhờ vào nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, người Việt Nam thường sử dụng những sản phẩm tươi sống được mua từ thị trường tự do mà không qua sơ chế. Kết quả là, những sản phẩm chế biến thủy sản phần lớn được xuất khẩu sang Singapore, Malaysia, Japan, EU, v.v. Chế biến thủy sản là 1 trong những ngành công nghiệp chính sản xuất thực phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. [6]. Quá trình phát triển và xây dựng tiềm lực CBTS có thể khái quát qua hai thời kỳ sau: * Từ năm 1976 đến năm 1989: Thời kỳ hoạt động sản xuất của ngành CBTS ở trong tình trạng sa sút kéo dài. Dạng công nghệ CBTS chủ yếu là sản xuất nước mắm và sản phẩm khô với trình độ công nghệ lạc hậu, thủ công. * Từ năm 1990 đến nay: công nghiệp CBTS không chỉ phát triển về số lượng mà còn nâng cao về chất lượng với việc tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng các chương trình quản lý sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Từ đó làm cơ sở cho mở [...]... Bể trung hòa Máy tách nước Kiềm Nước rửa Canxi hypoclorit Bể khử trùng Bể chứa bùn sau tách nước Dòng chảy ra Ra bên ngoài Hình 2-6 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tiêu biểu trong chế biến thủy sản trên thế giới- [7] 29 2.4 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam -[1] Khảo sát tại một số nhà máy chế biến thuỷ sản trong cả nước, công nghệ xử lý nước thải đang được... Tình hình ô nhiễm của nước thải chế biến thủy sản ở Việt Nam Theo Viện nghiên cứu hải sản (Viện NCHS), hiện nay cả nước ta có 1.015 cơ sở chế biến (CSCB) thủy sản quy mô lớn nhỏ khác nhau, sản xuất sản phẩm XK và tiêu dùng nội địa Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế biến cũng kéo theo những bất cập trong các lĩnh vực phụ trợ khác, trong đó có quản lý và xử lý chất thải sau chế biến Các thành phần... việc chế biến tập trung, và tối thiểu những chi phí chế biến Trong trường hợp nguồn nước thải là sự kết hợp của nhiều nguồn, cần thiết phải nghiên cứu tỷ lệ ô nhiễm và dòng chảy của những hệ thống kết hợp Dựa trên những dữ liệu về nước thải và việc xử lý nước thải bên trên, những đặc điểm chính và những nhân tố ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản có thể được rút ra Bảng 2-4 Thành phần nước thải chế. .. thường thích hợp với các nhà máy vừa và nhỏ Các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn ở một số công đoạn nhưng nhìn chung vẫn giống nhau về công nghệ sản xuất Một số 16 quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh, tôm và sản phẩm gia tăng được trình bày dưới đây  Quy trình công nghệ chế biến cá tra và fillet đông lạnh Quy trình sản xuất bao gồm nhiều... trồng thủy sản, và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp Khi thiết lập 1 hệ thống 20 xử lý nước thải tại 1 nhà máy hoặc 1 địa điểm, điều quan trọng là phải nghiên cứu công nghệ sản xuất và những nguồn nước thải ô nhiễm từ các quy trình sản xuất Nhờ đó, có thể phân loại rõ các nguồn nước thải và tỷ lệ ô nhiễm của chúng Dựa trên những kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra những phương pháp xử lý khác... loại bỏ như xử lý nước công nghiệp ở dạng rắn sau khi khử nước Bảng sau biểu diễn các kiểu xử lý nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Nhật, được điều tra bởi Tổng cục Môi trường: 47% các nhà máy sử dụng biện pháp xử lý bùn hoạt tính, và 20% các nhà máy cùng sử dụng biện pháp xử lý bùn hoạt tính và những biện pháp xử lý khác Đây cũng là số liệu của cuộc điều tra năm 1990 Hiện tại, tỷ... 2012, một báo cáo về phòng ngừa ô nhiễm và xử lý nước thải trong ngành chế biến cá đóng hộp ởmiền Bắc Bồ Đào Nha khu vực phía bắc sông Douro Các kết quả phân tích cho thấymẫu nước thải có hàm lượng BOD, COD, tổng N, mỡ rất cao, nguồn nước thải từ các nhà máy được xử lý sơ bộ lý trước khi thải vào hệ thống thoát nước và được tiếp tục xử lý tại hệ thốngxử lý nước thải đô thị Tuy nhiên, các biện pháp phòng... kinh tế thuỷ sản phát triển 2.1.2 Công nghệ chế biến thủy hải sản - [1] Công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, tùy theo loại nguyên liệu, mặt hàng sản xuất, và yêu cầu chất lượng của sản phẩm Những nhà máy lớn thường sản xuất một mặt hàng như nhà máy chế biến cá tra, cá basa hay tôm đông lạnh, đa số các nhà máy này đều có nguồn nguyên liệu cố định Các mặt hàng tổng hợp hoặc các sản phẩm giá... năm 1990 Hiện tại, tỷ lệ của bùn hoạt tính đã kết hợp và những biện pháp xử lý khác đang tăng lên, vì việc kiểm soát ni-tơ và photpho đã nghiêm khắc hơn 27 Bảng 2-7.Thống kê các nhà máy sử dụng các phương pháp xử lý nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Nhật Phương pháp xử lý nước thải Số nhà máy Không xử lý nước thải 41 Bùn hoạt tính 196 Các phương pháp sinh học khác 24 Đông tụ-sa... thấy nước thải từ các nhà máy có nồng độ ô nhiễm cao: TSS: 200 – 1700 mg/l, COD: 1200 mg/l – 2200mg/l, dầu mỡ: 800 – 5600 mg/l.[28] Sau đây là kết quả điều tra về chất lượng nước thải chế biến thủy sản ở Nhật Bản: 26 Bảng 2-6 Kết quả khảo sát về chất lượng nước thải của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Nhật Chất lượng nước thải (mg/L) BOD Những sản phẩm thủy sản đóng hộp hoặc đóng chai Pate thủy sản . là Nghiên cứu quy 4 trìnhxử lý nước thải chế biến thủy sản tại một số công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang , từ đó so sánh và đề xuất giải pháp để quá trình xử lý nước. công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam 29 viii CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC NHÀ MÁY KHẢO SÁT 31 3.1. Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang: . quản lý và xử lý nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản. Nội dung 3: Đánh giá các quy trình xử lý nước thải tại các nhà máy khảo sát Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp về quản lý môi

Ngày đăng: 31/07/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan